Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Thông tin Toán học 3/2011 của Hội Toán học Việt Nam (Tập 15 số 1)

Thong tin toan hoc, hoi toan hoc viet nam, thang 3/2011
Thông tin Toán học tháng 3/2011 (Tập 15 số 1) của Hội Toán học Việt Nam (vms.org.vn) gồm các bài viết sau:
1. Phỏng vấn Terence Tao
2. Phỏng vấn Srinivasa Varadhan (tiếp)
3. Thống kê trích dẫn (phần cuối)
4. Nguyễn Duy Tiến: Giáo sư Hoàng Hữu Như (1932 - 2009)
5. Nguyễn Chu Gia Vượng: Các số nguyên Gauss
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
7. Tin tức hội viên và hoạt động toán học
8. Thông báo Geometry conference: Geometrical methods in Dynamics and Topology.

Tải file PDF (32 trang): Download Thong tin Toan hoc 3/2011.

Giúp con thoải mái mùa thi

Những kỳ thi đang gần kề, đặc biệt với các học sinh lớp 12 là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học - cao đẳng vô cùng căng thẳng. Không chỉ các sĩ tử học ngày luyện đêm, mà các bậc cha mẹ cũng lo lắng bội phần. Nên chuẩn bị cùng con như thế nào để con có một mùa thi hiệu quả?



Sau những giờ học căng thẳng, không gì bằng những bữa ăn hấp dẫn (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Quân Nam

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ảnh) - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM - đã chia sẻ:

- Phụ huynh nào cũng kỳ vọng con mình học tốt, thi tốt. Sự kỳ vọng đó như ngọn lửa bấy lâu âm ỉ chỉ đợi mùa thi đến là bùng lên. Các bậc cha mẹ hãy lưu ý đừng để độ nóng kỳ vọng ấy bộc lộ đến mức có thể thiêu rụi cả tâm trí con cái, và vì thế cần tránh một số hành vi sau:

* Có nên treo thưởng cho con trước mỗi kỳ thi?

- Tất nhiên, cha mẹ có thể treo thưởng cho con để khuyến khích tinh thần con cái. Nhưng phần thưởng lớn nhất dành cho con trong giai đoạn này là giúp con nhận ra rằng cha mẹ rất yêu thương, luôn bên cạnh mình. Hãy biến mùa thi thành cơ hội để thắp lên ngọn lửa gia đình.

1. “Hăm he” gây áp lực cho con, vì nghĩ rằng làm thế là tạo cho con động lực học hành. Nhưng kết quả nhiều học sinh đã căng thẳng vì luôn ám ảnh những lời đe nẹt của cha mẹ, kiểu như: “Lo cho ăn học 12 năm trời, kỳ này mà thi rớt thì đừng có trách!”. Gánh nặng kỳ vọng của cha mẹ có thể làm bạn trẻ mất khả năng tập trung, dễ bị lo âu trầm cảm.

2. Có thái độ thờ ơ cho trẻ “tự bơi”, với suy nghĩ sẽ giúp con tự lập, không bị áp lực. Điều này làm nhiều học sinh cảm thấy bơ vơ và cảm giác cha mẹ không quan tâm mình. Hãy nhớ lúc con cái căng thẳng là lúc con cần sự chia sẻ, động viên để vơi đi áp lực.

3. Quan tâm quá sát sao bằng cách chăm chút con từng li từng tí, hỏi han từng chuyện một, đồng hành “mọi lúc mọi nơi”. Điều đó nhiều khi sẽ khiến các sĩ tử cảm thấy... phiền phức và vô tình bị ám thị rằng kỳ thi này rất ghê gớm.

Đặc biệt, với các cha mẹ có con đang học lớp 12 cần hiểu rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là kiểm tra kiến thức, nên đề thi vừa phải, học sinh trung bình cũng có thể “dễ thở” khi làm bài, vì vậy không cần áp lực quá. Riêng kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng thì đặc thù mang tính chọn lọc nên có tính cạnh tranh khốc liệt.

Hãy biết sức học con mình đến đâu để kỳ vọng đúng mức. Nếu con không đạt nguyện vọng 1 còn có nguyện vọng 2, 3. Ngay cả trường hợp điểm quá thấp không đạt cả ba nguyện vọng, hãy hiểu con đường vào đại học - cao đẳng không phù hợp với con mình, từ đó hoặc động viên con cố gắng trong năm sau hoặc giúp con chọn đường khác. Có nhiều con đường đi đến thành công, đại học - cao đẳng chỉ là một trong số đó.

Ảnh: HÒA AN

* Từ chỗ tạo động lực, cha mẹ nên làm gì để con thoải mái, tự tin trước kỳ thi?

- Các bậc cha mẹ có thể làm những điều sau đây: Đả thông tư tưởng cho con với những câu nói như: “Cha mẹ yêu con chứ không phải yêu điểm của con, vì vậy việc quan trọng nhất là con hãy cố gắng hết mình”.

Động viên con bằng những việc đơn giản như: dậy sớm cùng con, nấu bữa ăn sáng cho con; sửa lại đèn học của con cho đủ sáng; giữ yên lặng cho con học bài; để trên bàn học của con bình hoa thơm/đĩa trái cây nhỏ; thỉnh thoảng thăm hỏi: “Mệt không con? Nhớ uống ly sinh tố mẹ đã làm nhé!”... Những hành động này sẽ làm con xúc động và đó là cách “bơm vitamin” rất tốt cho tinh thần của con.

Cha mẹ cũng nên nấu những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của con, cho con chọn thực đơn yêu thích. Giúp con chia nhỏ áp lực bằng cách chủ động tạo các cơ hội nghỉ ngơi để con “sạc pin” sau từng chặng ôn luyện, như rủ cả nhà cùng đi bơi hay thỉnh thoảng ăn tối bên ngoài. Sự vận động sẽ giúp cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, tỉnh táo. Đừng để con rơi vào tình trạng học hành căng thẳng kéo dài.

* Cha mẹ nên làm gì nếu con có những biểu hiện tâm lý bất thường trước mùa thi?

- Cha mẹ hãy khéo léo giám sát từ xa để kịp thời phát hiện những biểu hiện tâm lý khác lạ. Con bạn đang cảm thấy quá tải và cần được hỗ trợ nhiều hơn nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu như: tự nhốt mình quá lâu trong phòng, khóc rấm rứt một mình, trằn trọc khó ngủ, tính tình trở nên cáu kỉnh hay ủ rũ bất thường. Cha mẹ nên kịp thời hỏi han để con chia sẻ những bức bối trong lòng. Nếu thấy triệu chứng nặng nên đưa con đi kiểm tra tâm thần ngay.

Cha mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề như: sử dụng trí não quá sức trong thời tiết nóng có thể làm con bị suy kiệt thể chất; đừng để con phá vỡ lối sinh hoạt thường ngày như thức quá khuya dậy quá trễ, ăn uống thất thường, quá lo lắng... Tuyệt đối không để con có tư tưởng “hi sinh tất cả cho kỳ thi!”. Tự vắt kiệt sức mình trước ngày thi cũng có nghĩa là “tự nguyện rớt”.

TRUNG UYÊN thực hiện

Ăn, ngủ thế nào trong mùa thi?

Trong mùa thi, ngoài ba bữa ăn chính, phụ huynh nên cho con em ăn thêm các bữa phụ cách bữa chính 2-3 giờ. Các bữa ăn phụ nên có đủ chất bột đường (khoai, bún, phở, nui...), các loại vitamin tan trong nước và vi khoáng có nhiều trong trái cây, rau xanh, sữa... Nên hạn chế các chất béo (các loại xốt, món chiên, thức ăn chế biến sẵn...) vì sẽ làm cơ thể nặng nề hơn và không cần thiết cho hoạt động của não.

Thời gian thi rơi đúng vào mùa hè nóng bức nên phụ huynh cần chú ý cung cấp đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, có thể gồm 6-7 ly nước lọc, hai ly sữa, hai ly nước trái cây và phần nước hấp thụ từ trái cây, cháo, xúp...

Cũng cần tránh cho con thói quen uống trà đặc hay cà phê để thức khuya học bài. Não có thể tăng hoạt động trong một thời gian ngắn, nhưng khi não đã thật sự mệt mỏi thì khả năng ghi nhớ sẽ giảm đi. Hơn nữa, việc học khuya sẽ dẫn đến mệt mỏi vào sáng hôm sau, kéo theo tình trạng ngày ngủ - đêm thức, đồng hồ sinh lý bị thay đổi. Tốt nhất là nên có giấc ngủ ngắn khoảng một giờ ban ngày và 4-5 giờ ban đêm khi cảm thấy mệt mỏi hoặc sau khi học nhiều giờ liên tục.

ThS.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI
(trưởng bộ môn dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM)

Nguồn: tuoitre.vn

Giáo viên chủ nhiệm: khổ hơn chăm con mọn

Các vụ bạo lực học đường được phát tán rộng rãi và gần như trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối. Khi xem những đoạn phim hay bức ảnh đó, sự chú ý của mọi người sẽ dồn vào bộ đồng phục các em đang mang và bảng tên, phù hiệu được khâu trên áo. Dư luận xã hội đương nhiên sẽ đặt câu hỏi: các trường học đã giáo dục đạo đức cho học sinh thế nào mà để xảy ra nông nỗi này?

Tại trường học, những giáo viên chủ nhiệm “kém may mắn” cũng được hỏi câu tương tự: các thầy cô đã quản lý thế nào mà để học sinh làm ảnh hưởng đến hình ảnh nhà trường thế kia?

Ở nhà, bố mẹ các em cũng sẽ tuyệt vọng: tốn cơm cho ăn học nhưng chỉ học được những điều làm xấu mặt cha mẹ vậy hả?

Có thể nói không ngoa rằng gánh nặng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh đang đè ngày một nặng trên vai giáo viên chủ nhiệm. Bộ môn giáo dục công dân cung cấp cho các em những kiến thức và chuẩn mực đạo đức. Còn việc hướng dẫn các em thực hành, biến những kiến thức chuẩn mực đó thành kỹ năng, phong cách sống lại thuộc về giáo viên chủ nhiệm.

Nói như vậy không phải để phủ nhận vai trò kết hợp của các giáo viên bộ môn. Nhưng việc giáo viên bộ môn có thể phối hợp chỉ là ghi tên những em học sinh vi phạm vào sổ đầu bài hay “méc lại” để giáo viên chủ nhiệm giải quyết.

Chúng tôi thường ví von với nhau rằng làm chủ nhiệm vất vả như nuôi con mọn. Hết giờ dạy, xách cặp về phòng hội đồng nghỉ 5 phút thể nào cũng có đồng nghiệp “kể tội” học sinh lớp chủ nhiệm. Giờ chào cờ, tên các lớp bị phê bình luôn được xướng lên kèm với sở hữu cách “của cô A (thầy B)”.

Về đến nhà vẫn chưa yên bởi thỉnh thoảng sẽ có phụ huynh gọi điện hoặc hớt hải chạy đến “không biết con tui đi đâu giờ chưa thấy về”. Lúc nào cũng thấy có em tóc dài cần phải nhắc chiều đi học về nhớ cắt, có đứa ngồi học lơ đãng cần hỏi han. Nhìn thấy chỗ trống trong lớp là tưởng tượng coi giờ này trò không đi học thì đang ở đâu. Thấy tờ giấy xin phép kẹp trong sổ đầu bài cũng kiểm tra xem chữ ký có thật của phụ huynh không, rồi tìm số phụ huynh mà hỏi lại coi có thật vậy không.

Có thể làm giáo viên chủ nhiệm còn cực hơn nuôi con mọn nữa. Quản lý và giáo dục gần 50 học sinh đang trong độ tuổi “tâm lý ẩm ương” quả là một việc “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Con cái được gắn kết với cha mẹ bằng sợi dây tình cảm, phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế, nên cha mẹ có nhiều lợi thế, có nhiều thứ để phạt hoặc thưởng hơn. Giận quá, cha mẹ có thể phết vào mông con vài roi cho “nhớ đời, lần sau chừa nghe con”. Nhiều vũ khí lợi hại vậy mà nhiều bậc phụ huynh còn bó tay, phó thác cho những người “tay không lâm trận”: Trăm sự nhờ cô thầy, tui nói nó không thèm nghe. Nó hư, thầy cô cứ thoải mái đánh mắng.

Giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh theo kinh nghiệm (nếu có), trách nhiệm và tình thương là chính. Việc giáo dục đạo đức học sinh cực kỳ quan trọng nhưng nghiệp vụ chủ nhiệm lại được trang bị rất ít ỏi, hiếm khi được tập huấn thêm các kỹ năng (trong 12 năm đi dạy của tôi thì chưa bao giờ). Tài liệu về công tác chủ nhiệm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chế độ đãi ngộ thê thảm: 4 tiết/tuần (trong đó: 1 tiết sinh hoạt, 6 buổi 15 phút đầu giờ, 1 buổi lao động, hoàn thành sổ sách, cộng điểm, thu tất tật các loại tiền, cùng tham gia chào cờ và các dịp sinh hoạt khác...). Tiền điện thoại liên hệ phụ huynh (tháng nào ít cũng hơn trăm ngàn), tiền xăng xe đến thăm nhà học sinh không hề mảy may được xem xét đến. Nhưng trách nhiệm thì nặng nề, công việc vụn vặt nhiều vô kể, áp lực không nhỏ.

Đúng là chủ nhiệm chẳng khác nào có thêm đàn con mọn - không có thì trống trải vô vị, mà có thì chẳng lúc nào yên.

LÊ THÚY HẰNG - tuoitre.vn

Giáo viên THPT không dám dạy con học lớp 1

Tuy là giáo viên THPT nhưng tôi cũng không dám dạy con trai đang học lớp 1 vì sợ sai phương pháp. Không riêng gì tôi, các đồng nghiệp khác cũng rất bối rối trước những bài tập của con. Giải pháp mà không ít người chọn là đành gửi con đến nhà cô giáo, nhờ cô kèm cặp thêm kẻo sợ con không hiểu bài lại tụt hậu. Mình dạy con người ta, nhờ người dạy con mình cũng là hợp lẽ.



Không thể chối cãi được rằng chương trình tiểu học hiện nay rất khác. Quá khó đối với trẻ, nan giải cho phụ huynh, nhất là chương trình lớp 1. Bài tập tiếng Việt lớp 1 cô ra về nhà “Hãy tìm ba từ có vần UYCH”. Ngoài từ “huỳnh huỵch” ra, con trai tôi cắn nát bút rồi cầu cứu mẹ. Sau một hồi vừa suy nghĩ vừa tra Google, tôi đành cầu cứu người bạn là giáo viên dạy văn một trường THPT nổi tiếng. Bạn tôi cũng bó tay.

Với bài toán lớp 1: tìm một số biết rằng lấy số đó trừ 26 rồi trừ 24 thì được kết quả bằng 20 cộng 1, tôi cảm thấy “choáng váng”. Đặt ra phép toán đã không dễ dàng gì, tìm cho ra đáp án lại càng nan giải. Không lẽ dạy cu con lớp 1 đặt phương trình bậc nhất? Sau khi gọi điện hỏi cô giáo của con xong, tôi càng hoảng hồn hơn khi cô hướng dẫn “chuyển vế đổi dấu” (nên nhớ đây là một bài toán thường chứ toán nâng cao còn “kinh khủng” hơn).

Đến đây tôi cảm thấy thật may mắn vì đã không cố chen chân cậy cục để gửi con vào trường điểm. Con bạn tôi học trường điểm thì tối tăm mặt mũi với bài tập. Bố mẹ nó cũng “chăm chỉ đèn sách” cùng con, lắm khi mất hòa khí vì bất đồng quan điểm. Rồi còn tăng cường tiếng Anh, kỹ năng này nọ. Tội nghiệp những đứa trẻ vừa qua tuổi mẫu giáo đã rơi tõm vào mớ kiến thức nặng nề và đầy bất cập. Không vùng vẫy ắt sẽ chìm!

Nhưng đâu phải ai cũng may mắn được như tôi và đồng nghiệp, chí ít cũng có chút kiến thức và thời gian để kèm cặp con học. Cô công nhân quét rác trước nhà tôi cũng phải cắn răng bỏ ra mấy trăm ngàn đồng mỗi tháng cho con đi học thêm, sợ đứa em đi theo vết xe đổ của thằng anh: học đến lớp 6 nhưng cộng trừ nhân chia còn chưa vững. Chị bán rau phía cuối hẻm cũng hăm hở “cho con đi học thêm chứ mình đâu đủ sức dạy con nữa”.

Thế là những lớp học thêm ra đời. Ngoại trừ vài trường hợp cá biệt (ngành nào chẳng có), còn lại giáo viên dạy thêm cũng là việc “chẳng đặng đừng”. Không dạy thì trò không nắm được bài, kết quả thấp ắt ảnh hưởng đến thi đua và phân loại giáo viên. Phụ huynh thì “yếu bóng vía” cứ năn nỉ nhờ kèm cặp, không lẽ từ chối mãi.

Lên mạng tìm bài tập toán cho con học thêm, với từ khóa “math for elementary school students” (toán dành cho học sinh tiểu học), tôi đã tải về những bài toán của Mỹ rất thú vị, rất sáng tạo. Và hơn tất cả là rất dễ so với những bài toán mà hằng đêm con tôi cắn bút.

Đáng khâm phục hơn là chương trình dù khó như thế nhưng có đến hơn 80% học sinh lớp con tôi là học sinh giỏi (ở trường điểm tỉ lệ này xấp xỉ 100%). Cũng không biết “những thiên tài nhỏ tuổi” đó biến đi đâu mà lên đến lớp 10 chúng tôi lại phải tiếp nhận nhiều em còn chưa rành tiếng Việt, cộng phân số thì hồn nhiên lấy tử cộng tử, mẫu cộng mẫu - u u mê mê như vừa qua một giấc ngủ dài lắm mộng mị.

Mỗi đứa trẻ có đến hơn mười năm ăn học, không thể hiểu nổi người ta làm gì mà “thiếu kiên nhẫn” đến độ nhồi cho trẻ lắm thứ kiến thức đến thế. Cứ cố hết sức mà thổi phồng cho thật to thì quả bóng ấy nếu không nổ tung lập tức cũng im lìm mà xì hơi xẹp lép.

MINH THƯ - tuoitre.vn

Chống phân mảnh ổ đĩa nhanh chóng trong Windows 7

- Mỗi khi bạn cài đặt hay xóa một phần mềm nào đó, ổ đĩa của bạn sẽ bị phân mảnh. Phân mảnh ổ đĩa có thể làm máy tính của bạn chạy chậm đi. Để chống phân mảnh ổ đĩa, trong phạm vi bài báo này, tôi xin giới thiệu 2 phương pháp.

Cách 1: Sử dụng công cụ Built-In Defrag trong Windows 7

Công cụ có sẵn trong Windows 7 này tiện ích hơn hẳn so với trong Windows Vista. Tuy nhiên, nó thiếu một số lựa chọn cho người dùng. Đây là lý do tại sao cách 2 được đưa ra sau đó.

Để chạy chống phân mảnh trong Windows 7, thực hiện các bước sau:

Trên thẻ Tools, chọn Defragment Now

Bên cạnh đó, bạn có thể mở công cụ chống phân mảnh bằng cách gõ “dfrgui” ở menu Start.

Công cụ chống phân mảnh ổ đĩa gồm 3 chức năng:

- Phân tích một hoặc nhiều phân vùng.

- Thực hiện chống phân mảnh trên một hay nhiều phân vùng.

- Lên lịch thực hiện chống phân mảnh

Để phân tích, chọn phân vùng rồi kích “Analyze”. Thông tin sẽ được hiển thị sau khoảng vài giây.

Để thực hiện chống phân mảnh, chọn phân vùng cần phân tích và kích “Defragment disk”. Quá trình sẽ mất khoảng vài phút tùy thuộc vào dung lượng ỗ đĩa và dung lượng được sử dụng trong phân vùng. Không giống Windows Vista, Windows 7 bao gồm một quá trình cập nhật tình trạng của quá trình, giúp bạn biết rõ thời gian còn lại cũng như bao nhiêu phần trăm công việc đã được thực hiện.

Khi kết thúc, tỉ lệ ổ đĩa được chống phân mảnh sẽ được hiển thị.

Để đặt lịch thực hiện chống phân mảnh, kích “Configure schedule

Trong Windows 7,có một câu lệnh chống phân mảnh là DEFRAG.exe, được sử dụng để đặt lịch thực hiện chống phân mảnh cùng với một số chức năng khác.

Cách 2: Sử dụng Auslogic Disk Defrag

Những ai cảm thấy không hài lòng về công cụ chống phân mảnh trong Windows 7 thì có thể sử dụng một số phần mềm khác tốt hơn, ví dụ như Auslogic Disk Defrag. Phần mềm này miễn phí, cài đặt dễ dàng chỉ với vài lần kích chuột.

Sau khi cài đặt, chạy Disk Defrag trong menu Start. Sẽ có một tin nhắn cảm ơn của phần mềm, kích “Yes

Auslogic Disk Defrag có rất nhiều tính năng hữu dụng. Một trong số đó là khả năng phân tích phân vùng, hiển thị tình trạng phân mảnh. Chọn phân vùng cần chống phân mảnh, chọn Defrag > Analyze.

Với phần mềm Auslogic Disk Defrag, bạn có thể đặt lịch chống phân mảnh, loại các file hay tệp tin.

Chương trình này còn có phương thức “Defrag & Optimize” để tối ưu hóa các phương pháp như tập hợp các vùng trống, sắp xếp một cách thông minh các file hệ thống, di chuyển các file từ khu vực lưu trữ MFT tới các phần còn lại của ổ đĩa.

Quá trình chống phân mảnh diễn ra rất nhanh.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong chống phân vùng ổ cứng.

Lamle (Theo Petri)

Nguồn: quantrimang.com

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Cậu học trò nghèo vươn tới đấu trường quốc tế

Nhà nghèo nhưng Võ Văn Huy - học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong (Phú Yên) đã vượt khó vươn lên, đạt nhiều thành tích đáng cảm phục. Vinh dự hơn, sắp tới Huy sẽ là 1 trong 6 gương mặt tiêu biểu trong đội tuyển thi toán Olympic quốc tế diễn ra tại Hà Lan.

Vóc dáng nhỏ bé, da dẻ rám nắng, gương mặt đậm nét chân quê hơn vẻ thư sinh, cậu học trò nghèo Võ Văn Huy không chỉ vượt khó, học giỏi với nhiều thành tích nổi bật đáng cảm phục, mà còn là niềm tự hào của giới giáo viên và học sinh ở Phú Yên, khi trở thành người đầu tiên ở tỉnh này xuất sắc vượt qua cuộc thi sát hạch quốc gia tổ chức vào trung tuần tháng 4 tại Hà Nội. Võ Văn Huy đã trở thành một trong sáu gương mặt tiêu biểu đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi toán Olympic quốc tế tại Hà Lan sắp tới.

Vượt khó học tập

Tôi tìm đến ngôi trường ở vùng quê Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên một sáng cuối tháng tư. Sau một hồi len lỏi trên con đường đất vòng vèo ra phía hữu ngạn sông Ba ở thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, tôi bước vào căn nhà nhỏ, mái tôn, vách xây nằm khuất sau xóm nhỏ mướt mát màu xanh của lũy tre, bãi mướp, soi dưa.

Bên cạnh chiếc máy tính đã già cỗi đặt ở một góc phòng là "bộ sưu tập" giấy khen, bằng khen, huy chương từ cấp trường đến huyện, tỉnh và quốc gia ghi nhận thành tích học tập của Võ Văn Huy.

Bằng chất giọng xứ "nẫu" rất mộc mạc, chân tình, anh Võ Văn Mười - ba của Huy tâm sự: "Vợ chồng tui đều sinh trưởng từ gia đình nông dân. Đời sống thường nhật khó khăn, vất vả đã khiến cho tui và bà xã đều dừng lại ở lớp 9, đến khi lập gia đình, vợ chồng tui tâm nguyện dù có khó khăn đến mấy cũng phải chắt chiu dành dụm để nuôi con học tập, chí ít cũng phải hết phổ thông".

Cậu học trò nghèo Võ Văn Huy (bên phải) và thầy Lê Xuân Quang - hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phong (Phú Yên).

Điều đáng mừng là Võ Văn Huy không chỉ chăm học, hiếu thảo với cha mẹ, mà còn biết lo toan, phụ giúp nhiều công việc của gia đình. Anh Mười nhớ lại: "Lúc Huy đang học lớp 8, vợ tui lâm bệnh sỏi mật, tui tất tả ngược xuôi vay mượn tiền đưa bà xã vô Sài Gòn mổ, rồi điều trị suốt hai tháng trời. Xa nhà trong hoàn cảnh đó, tui thấp thỏm nỗi lo đứa con trai bỏ dở việc học, vậy mà Huy không chỉ lo chu toàn cơm nước, đưa đón, chỉ bảo hai đứa em học tập ngoan hiền, mà còn chăm nuôi hai con bò và hai sào ruộng…".

Nhắc tới những ngày gian khó đó, Huy tâm sự: "Trong hai người em gái, đứa út mắc bệnh bướu chân bẩm sinh phải cõng đến trường, nhưng nghĩ tới má đang điều trị bệnh, em phải cố gắng lo toan, miễn sao má mau lành bệnh thì vất vả mấy em cũng vui".

Vươn ra "đấu trường" quốc tế

Do cuộc sống gia đình đầy ắp khó khăn, ngổn ngang vất vả nên tuổi thơ ba anh em Huy chưa bao giờ dám mơ tới những tập truyện tranh, sách tham khảo và đồ chơi như một số bạn bè, thậm chí ngay cả chuyện học thêm cũng đành phải gác lại. Ba làm thợ hồ, má suy giảm sức khỏe nhưng vẫn phải chăm lo ruộng vườn, nên khẩu phần buổi sáng của Huy thường là cơm nguội, mì tôm trước khi cọc cạch xe đạp đến trường, nửa ngày còn lại phụ giúp gia đình cắt cỏ, chăn bò, vệ sinh vườn nhà và tranh thủ… tự học.

Giữa năm lớp 9, mấy lần tình cờ thấy Huy đứng nhìn chiếc máy tính của bạn học ở cùng xóm bằng ánh mắt khao khát, vợ chồng anh Mười bán con bò vừa đủ tiền mua máy tính cho con với giá rất khiêm tốn. Có thêm phương tiện học tập, Huy tranh thủ ra cửa hiệu Internet truy cập nhiều chương trình mở rộng và nâng cao kiến thức nhiều môn học đưa vào "kho dữ liệu" để lần lượt thử sức mình qua những bài tập khó. Với lợi thế học sinh giỏi xuyên suốt từ lớp 1 đến 9, kết hợp với sự đam mê tìm tòi đã giúp Huy khẳng định năng lực của mình bằng hệ số điểm các môn học tự nhiên đều đạt 9,8 và 9,9 và là học sinh giỏi cấp tỉnh.

Thầy giáo Huỳnh Ngọc Thoại cho biết, năm ngoái, lần đầu tiên đến với "đấu trường" quốc gia tại kỳ thi Olympic truyền thống 30-4 tại TP HCM, Huy đã mang về tấm huy chương bạc; giải ba cuộc thi toán máy tính Casio khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Năm học này, Huy không chỉ đoạt giải nhất cuộc thi toán và cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay tỉnh Phú Yên, mà còn đoạt giải nhì cuộc thi toán máy tính Casio khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giải nhì cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán. Với thành tích này, Huy là một trong 42 học sinh được Bộ GD-ĐT ghi danh trong kỳ thi sát hạch tuyển chọn 6 gương mặt tiêu biểu tham dự đội tuyển dự thi toán Olympic quốc tế tổ chức tại Hà Lan.

Ông Nguyễn Văn Tá - Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Yên tâm sự: "Có thể nói, niềm vui đó không chỉ của riêng Huy, mà là niềm vinh hạnh của gia đình, thầy cô, bạn bè và của ngành GD-ĐT Phú Yên. Kỳ tích của Võ Văn Huy lập nên sẽ là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ học sinh học tập".

Được biết, ngày 4/5, Võ Văn Huy sẽ có mặt tại Hà Nội để ôn luyện chuẩn bị cho cuộc thi ở đấu trường quốc tế. Xin chúc cậu học trò nghèo ở miệt vườn quê sẽ tỏa sáng ở đấu trường quốc tế!

Theo Phan Thế Hữu Toàn

CAND

10 cách truy cập các Website bị chặn

Trong các trường học và văn phòng làm việc, một số trang web đặc biệt được nhiều người ưa thích như trang mạng xã hội MySpace hay Facebook thường bị ngăn chặn truy cập. Khi ghé thăm các trang web đã bị chặn trên internet, địa chỉ IP của bạn sẽ được lưu lại với mỗi tập tin bạn tải về từ trình duyệt.

Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 10 cách cơ bản để bạn có thể mở khóa và truy cập được những trang web này bằng cách bỏ qua các bộ lọc, đồng thời giữ cho danh tính của mình được an toàn không bị trình duyệt lưu lại.

1. Web proxy

Nhiều dịch vụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn truy cập vào các trang web bị chặn thông qua một máy chủ proxy. Bạn sẽ giống như một người năc danh hoặc một proxy giấu tên sẽ hoạt động trên internet mà không bị phát hiện. Nó sẽ thay người dùng truy cập vào internet, bảo vệ thông tin cá nhân bằng cách ẩn đi sự nhận dạng thông tin từ nguồn của máy tính. Có nghĩa là sẽ có hàng ngàn máy chủ proxy ở trong đó, ví dụ như Proxy.org,HideMyAss.com, Vtunnel.com, Anonymouse.org. Bạn có thể xem toàn bộ danh sách máy chủ web proxy tại đây.

2. Các kết nối VPN

VPN (Virtual Private Network) là công nghệ mạng riêng ảo, nó giống như một đường ống trong hệ thống mạng công cộng. Lợi thế của việc sử dụng mạng riêng ảo trên web proxy là khả năng an toàn hơn bởi nó được tích hợp công nghệ mã hóa tiên tiến, cho phép bạn truy cập vào tất cả các ứng dụng như email, chat, trình duyệt... một cách ẩn danh tuyệt đối không chỉ riêng đối với trên các trang web. Hai giải pháp VPN miễn phí nổi tiếng nhất được biết đến là UltraVNPProXPN.

3. Phần mềm ẩn địa chỉ IP

Đây là những tiện ích dễ sử dụng, thậm chí ngoài chức năng giúp bạn che giấu địa chỉ IP và mở khóa các trang web bị chặn, chúng còn cung cấp cho bạn nhiều ứng dụng hơn thế như: dọn dẹp các bài nhạc trực tuyến, kiểm tra proxy, cho phép thêm proxy thủ công... Thông thường, nếu bạn chọn một phần mềm miễn phí, thì nó chỉ cung cấp cho bạn một số ít proxy và không có nhiều tính năng khác ngoài việc giúp ẩn địa chỉ IP. Trong số các phần mềm che giấu IP, phổ biến nhất là UltraSurf, NotMyIP, IPHider.

4. Các tiện ích Firefox

FoxyProxy là một tiện ích nhỏ dành cho Firefox, cho phép người dùng truy cập vào những website bị chặn. Tuy các phần mềm ẩn IP bạn thường sử dụng có thể giúp truy cập vào các trang web bị chặn nhưng khi ở trong môi trường văn phòng hay trường học, nơi bạn bị hạn chế cài đặt các phần mềm lên máy tính, thì cách này không khả dụng, và việc sử dụng tiện ích này là một cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả để có thể vào được trang web bạn muốn.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thử các add-on khác trên Firefox như SwitchProxy hoặc AutoProxy.

5. Dịch vụ Translation

Bạn có thể sử dụng dịch vụ Google Translation – dịch các trang web để mở khóa website bị chặn. Đầu tiên bạn điền link trang web bị khóa vào trường translation và chọn một ngôn ngữ (khác ngôn ngữ tiếng Anh) trong phần “Translate from” ở trình đơn thả xuống, sau đó chọn English trong hộp “Translate into”. Việc này không phải lúc nào cũng làm việc nhưng đôi khi nó vẫn hoạt động tốt.

6. Google cache

Google có một ảnh chụp nhanh của từng trang web (được đánh theo chỉ số), nó thu thập thông tin và lưu trữ lại như một bản sao để phòng trường hợp các trang gốc không hoạt động. Nếu bạn tìm kiếm bất cứ điều gì trên Google và kích vào liên kết “Cached” (dưới mỗi kết quả tìm kiếm) trên trang hiển thị kết quả, bạn sẽ thấy trang web đó giống như khi Google đã index nó. Vì vậy bạn có thể sử dụng các trang được lưu trong bộ nhớ cached nếu nó bị chặn.

7. Kho lưu trữ internet

Kho lưu trữ Internet (Internet Archive) cho phép bạn xem các trang web bị chặn thông qua Wayback Machine. Việc này sẽ lấy tất cả các trang của các website khác nhau nếu nó bị chặn. Chỉ cần mở Wayback Machine, đưa địa chỉ bạn muốn để xem các trang cũ và đánh chỉ số cho website đó.

8. Dịch vụ Web2Mail

Web2Mail là một dịch vụ email miễn phí có thể gửi tới địa chỉ emai cụ thể của bạn. Bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản và thiết lập để nhận được đầy đủ các trang web HTML (bao gồm hình ảnh và đồ họa) bằng email.

9. Thay đổi địa chỉ URL từ http thành https

Đây có lẽ là cách dễ nhất để bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn. Tuy điều này không hoạt động tốt mọi lúc nhưng đây vẫn một cách hay và nhanh nhất bạn nên thử. Chỉ cần thay địa chỉ của trang web bị chặn từhttp://www.yourdomain.com thành https://www.yourdomain.com.

10. Sử dụng địa chỉ IP của trang web thay cho URL

Để có thể sử dụng địa chỉ IP của một trang web thay cho URL, bạn phải tìm đúng IP của nó. Để làm điều này bạn mở cửa sổ lệnh command lên (Start > Run > cmd > Enter hoặc windows + R rồi gõ cmd > Enter), sau đó gõ lệnh “ping domain.com” trong đó domain.com là tên trang web cần xem. Khi biết được địa chỉ IP rồi bạn hãy nhập nó vào thanh địa chỉ của trình duyệt như tên trang web thông thường. Phương pháp này có cơ hội tương đối cao hơn so với việc truy cập bằng domain của các trang web bị chặn.

Đ.Hải (Nguồn TipsoTricks)

Nguồn: quantrimang.com

6 dịch vụ chia sẻ trực tuyến đơn giản và dễ sử dụng

Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn 5 dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến không yêu cầu tạo tài khoản, rất tiện lợi và hữu ích khi bạn muốn chia sẻ thông tin với những người khác. Và trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu 6 công cụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến hoàn toàn miễn phí khác.

FilesOverMiles:

Tất cả những gì bạn phải làm là trỏ đường dẫn tới file cần lưu trữ, chia sẻ đường dẫn, đặt mật khẩu bảo vệ... Nhưng FilesOverMiles lại có 1 quy luật khá kỳ lạ, đó là file bạn upload sẽ không được tải lên bât kỳ server lưu trữ nào, mà chỉ chuyển đổi qua lại giữa người gửi và nhận. Hình dung theo cách đơn giản thế này, nếu người gửi đóng cửa sổ hoạt động sau khi chia sẻ đường dẫn tới cho người nhận thì sẽ không thể nhận được file. Do vậy, người gửi phải giữ nguyên tab hoặc cửa sổ đó, cho tới khi người nhận hoàn thành.

Pipebytes:

Cũng tương tự như trên, dịch vụ này yêu cầu người sử dụng không được tắt cửa sổ trong quá trình làm việc và chia sẻ cho người nhận, chức năng chính của Pipebytes tại đây là kết nối trực tiếp máy tính của người gửi – nhận với nhau.

Jetbytes:

Không có gì khác so với các công cụ đã giới thiệu ở trên, Jetbytes sẽ làm nhiệm vụ “cầu nối” giữa bạn và các máy tính được chia sẻ khác. Giao diện điều khiển chính đơn giản, dễ sử dụng, nhưng bạn cần lưu ý 1 điều rằng đường link được tạo ra chỉ được sử dụng 1 lần, hoặc hình dung đơn giản là 1 người gửi – 1 người nhận mà thôi.

Dropdo:

Với Dropdo, bạn sẽ không còn phải giữ nguyên cửa sổ làm việc nữa, vì file sau khi upload sẽ được lưu trữ trên server.

Bên cạnh đó, Dropdo còn hỗ trợ tính năng xem trước – Preview một số định dạng tài liệu, văn bản phổ biến hiện nay.

Senduit:

Tuy dịch vụ này có giới hạn dung lượng tối đa là 100 MB, nhưng Senduit vẫn còn một vài tính năng khá tiện dụng khác. Chẳng hạn như, thiết lập thời gian tự hủy của file sau khi upload:

Trên thực tế, điều này khá quan trọng, nhất là trong công việc. Tất cả những gì bạn cần làm là lưu trữ dữ liệu, chia sẻ đường dẫn, đặt thời gian tự hủy của file đó. Cũng giống như Dropdo, người sử dụng không cần phải đóng cửa sổ hoặc tab làm việc trong khi chia sẻ cho người nhận.

LargeDocument:

Toàn bộ phần cửa sổ làm việc chính được làm bằng Flash, do vậy những người dùng hệ điều hành Mac và Linux sẽ gặp 1 số vấn đề, còn với Windows thì hoàn toàn ổn định:

1 điểm khá hay của Large Document là cung cấp khả năng tích hợp với ứng dụng Gmail, do vậy sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều dành cho những ai dùng dịch vụ email của Google.

Trên đây là 6 công cụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trực tuyến với những nét riêng biệt, nhưng tất cả đều miễn phí. Hy vọng rằng mọi người sẽ có thêm nhiều sự hỗ trợ đắc lực khác trong cuộc sống cũng như công việc. Chúc các bạn thành công!

T.Anh (theo Make Use Of)

Nguồn: quantrimang.com

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Đề thi học kì 2 Toán 12 tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010 - 2011

Đề thi học kì 2 Toán 12 tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010 - 2011. Thi sáng 29/4/2011. Đã có đáp án chính thức từ Sở Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên Huế.
Tải đề thi + đáp án môn Toán HK2 năm học 2010-2011: Download

de thi hoc ki 2, toan 12, thua thien hue, 2010-2011

Kết quả kỳ thi IOE toàn quốc năm học 2010-2011 khối lớp 9 và khối lớp 5

Kết quả kỳ thi IOE toàn quốc năm học 2010-2011 khối lớp 9 và khối lớp 5 (gồm điểm, thời gian thi, số lần thi của từng thí sinh): Download
ket qua ky thi ioe 2011, lop 5, lop 9, ket qua thi tieng anh tren mang ioe 2011
Kỳ thi IOE dành cho khối lớp 5 và khối lớp 9 cấp toàn quốc đã thành công tốt đẹp ở 55 tỉnh thành trên cả nước. Các Hội đồng thi cấp toàn quốc tại địa phương đã gửi tất cả các văn bản kỳ thi về BTC cấp toàn quốc.
Tổ Thư ký sẽ xem xét tất cả các biên bản phòng thi và các biên bản xử lý sự cố để xác định công nhận hay không công nhận kết quả điểm của các học sinh dự thi.
Các danh sách sắp thứ tự học sinh trên trang ioe.vn chỉ dựa vào các con số về điểm, thời gian thi của 30 vòng, chưa phải là thứ tự xếp hạng của kỳ thi cấp toàn quốc.
Kết quả thi toàn quốc sẽ chỉ dựa vào kết quả vòng 30 và biên bản xác nhận kết quả là hợp lệ.
BTC cấp toàn quốc sẽ họp và trình Bộ trưởng kết quả kỳ thi. Bộ trưởng sẽ quyết định về các giải thưởng tập thể và cá nhân của kỳ thi. Theo kế hoạch, kết quả sẽ có trước ngày 15/5/2011.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Các bước của một hoạt động nhóm trong dạy và học

1) Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức;

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm;

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

2) Làm việc theo nhóm

- Phân công trong nhóm. Từng cá nhân làm việc độc lập;

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm;

- Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.

3) Thảo luận tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả;

- Thảo luận chung;

- Gv tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

Ảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

cool babes

Flickr Tags:

Bài đăng phổ biến