Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Cần làm rõ thêm một số điều về phương pháp dạy học

Không có một phương pháp giáo dục chung cho tất cả các đối tượng, cũng như một bài học không chỉ áp dụng một phương pháp là thành công. Phương pháp giáo dục cũng không phải là những nguyên lý bất biến mà là kết quả của sự sáng tạo không ngừng.
Cần làm rõ thêm một số điều về phương pháp dạy học

Cần làm rõ thêm một số điều về phương pháp dạy học

Trước hết, khi nói về phương pháp dạy học, mọi người đang nói về những đối tượng lý tưởng, là những giáo viên (GV) có tâm huyết với sự nghiệp trồng người; những học sinh, sinh viên (HSSV) có khát vọng chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện nhân cách. Không có phương pháp nào có thể phát huy hiệu quả đối với những giáo viên thiếu tâm huyết, và đối với những HSSV không có ý chí học tập. 

Vì vậy, nói về trách nhiệm của các nhà quản lý đất nước nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, một công việc hết sức quan trọng,  có ý nghĩa tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển giáo dục là làm sao để mục tiêu giáo dục thấm nhuần trong mỗi cán bộ, giáo viên, HSSV. Điều này không phải thể hiện ở những khẩu hiệu ồn ào mà được cụ thể hoá bằng những chế độ, chính sách, thành những quy chế và cuối cùng trở thành hành động tự giác của thầy và trò trong quá trình dạy và học. Vấn đề này đang là một mục tiêu phấn đấu của đất nước ta và cần bắt đầu từ tầm quản lý vĩ mô.

     Thứ hai, tôi đồng ý với ý kiến của thầy Hồ Hoàng Khải là không có một phương pháp giáo dục chung cho tất cả các đối tượng, cũng như một bài học không chỉ áp dụng một phương pháp là thành công. Xin nói thêm, phương pháp giáo dục cũng không phải là những nguyên lý có sẵn, có tính chất kinh điển, bất biến mà là kết quả của sự sáng tạo, thay đổi không ngừng.

   Thứ ba, khi nói về phương pháp giáo dục, chúng tôi cho rằng vẫn còn một số quan niệm chưa đúng về mục tiêu, phương pháp giáo dục, rất cần được trao đổi để làm sáng tỏ thêm.

     Nhiều người vẫn cho rằng sở dĩ giáo dục chúng ta tụt hậu vì đó là một nền giáo dục ứng thí (học để thi). Thực ra, học để thi là một điểm chung của tất cả các nền giáo dục trên thế giới, ở những mức độ khác nhau. Học để thi là bình thường, vấn đề là chúng ta tổ chức thi, đánh giá như thế nào để đạt được những mục tiêu giáo dục.

     Nền giáo dục phong kiến để phục vụ thi cử, nhưng vẫn đào tạo ra những bậc trí thức, văn nghệ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho đất nước. Nền giáo dục của thực dân Pháp ở nước ta cũng vậy, mục đích là để đào tạo (thông qua thi cử) một đội ngũ công chức phục vụ cho mục tiêu cai trị của họ, nhưng vẫn đào tạo ra một đội ngũ trí thức xuất sắc. Chế độ thi cử của nền giáo dục phong kiến và thời thuộc Pháp hết sức khắt khe, đòi hỏi người học phải nỗ lực rất cao, vì vậy mới tích luỹ được khối lượng tri thức lớn, có tư duy sắc sảo, kĩ năng thành thục.

    Hạn chế (hay thất bại) của nền giáo dục phong kiến và thời thuộc Pháp là thiếu tính phổ thông, không dành cho tất cả mọi người.

      Hiện nay, đa số HSSV đều có tâm lý đối phó với các bài kiểm tra, bài tập, thi cử. Các em đều có tâm “ngán, sợ”, căng thẳng, muốn được “cho qua”. Do đó, thiết nghĩ các thầy cô nên giải thích cho các em hiểu thi không phải là để lấy điểm, lấy bằng, mà quan trọng là các em có dịp thử thách, rèn luyện, khẳng định mình để từ đó trưởng thành.

Hình ảnh “cá chép vượt Vũ Môn” để “hoá rồng” là một ví dụ tiêu biểu cho cái đẹp, sự cao thượng trong thi cử. Vì vậy, nếu gian lận, thì thi cử sẽ trở nên vô nghĩa, và những con điểm “ảo” sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với bản thân các em, và với cả xã hội.

    Một GV coi thi, thấy HS chép tài liệu liền nói: “Các em chép bài như vậy để làm gì, vừa mệt mỏi, vừa tốn giấy mực, vừa làm mất công giám khảo. Cả bài vay mượn không quí bằng một chữ do các em tự viết ra. Nếu các em chỉ cần điểm, thầy cô chỉ cần vẫy bút một cái là có”. 

     Hiện nay tâm lý học đối phó đang rất phổ biến, từ phổ thông lên đến sau đại học. Nguyên nhân có thể như tác giả Quang Minh nói là do chương trình không hợp lý, quá tải và nặng về lý thuyết. Đây là một lực cản rất lớn của tiến trình đổi mới phương pháp giáo dục.

   Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chấp nhận những cách thức giáo dục lạc hậu. Có ý kiến cho rằng cách dạy học đọc - chép vẫn còn khả dụng trong hoàn cảnh hiện tại, đối với những bài học có tri thức thuần tuý thông tin, hay đối với đối tượng HS yếu kém, thiếu tự giác.

    Bản thân cách diễn đạt “đọc – chép” đã cho thấy sự truyền thụ một chiều, sự tiếp thu thụ động, máy móc, tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. Đây là một cách thức dạy học ra đời từ nền giáo dục phong kiến.

  Nguyên lý của nền giáo dục này là “thuật nhi bất tác”, nghĩa là người dạy, người học chỉ việc kể lại, không được sáng tạo thêm. Lúc ấy chỉ có thầy mới có tri thức, sách vở, trò hoàn toàn lệ thuộc vào thầy. Thầy là hiện thân của đạo lý Thánh Hiền, trò chỉ việc học thuộc kinh điển do thầy dạy bảo là đạt yêu cầu.

   Một thời gian trước đây, sách vở, tài liệu thiếu thốn, chỉ có thầy mới có, thậm chí sách cũng không đủ, do thầy tự viết lấy. Cách dạy học “đọc - chép” sinh ra từ đó.

    Bây giờ thời đại bùng nổ thông tin, quan niệm về giáo dục đã khác trước, cách dạy học “đọc - chép” không còn chỗ đứng trong giáo dục. Nếu tri thức đã có trong sách vở, mạng internet… trò có thể tự đọc. Thầy hướng dẫn HS học, có giảng giải gì thêm chứ nếu đọc lại tài liệu thì chỉ mất thì giờ. Nếu thầy muốn chốt lại điều gì, cũng chỉ nên nêu ý chính, trò có thể tự ghi theo cách hiểu của mình. Còn thầy cứ nhẩn nha đọc, đọc luôn cả dấu chấm câu, rồi trò chép lại y nguyên, thì sẽ lợi bất cập hại. Hoặc thầy chép lên bảng, hay chiếu lên màn hình, rồi trò chép lại cũng thế. Làm thế, học trò sẽ thui chột về tư duy, không hình thành được kĩ năng trình bày, diễn đạt, may ra có được một tấm bằng vô giá trị.

   Thế giới đang ở thời xử lý thông tin, thế mà chúng ta lại cứ cổ vũ cho phương pháp cung cấp, truyền thụ thông tin hết sức lạc hậu. Nếu chúng ta còn “lưu luyến” với cách dạy học “đọc - chép”, nền giáo dục sẽ không tránh khỏi tụt hậu.

   Chúng tôi đồng ý với tác giả Minh Thư trong bài “Văn hoá hỏi đáp trong giáo dục”. Vì sao giáo dục ở nước ngoài có “văn hoá hỏi đáp”, mà chúng ta chưa có? Chúng tôi cho rằng văn hoá hỏi đáp này xuất phát từ quan niệm tương tác trong giáo dục, từ nguyên lý chiếm lĩnh tri thức thông qua tư duy phản biện của người phương Tây.

   Hiện nay giáo dục chúng ta vẫn chưa thực sự khuyến khích tư duy phản biện của người học. Ngay cả một số GV tư duy phản biện cũng còn yếu. Thầy chưa có tư duy phản biện thì không thể khuyến khích điều ấy ở trò. Vẫn có quan niệm cho rằng những HS hay hỏi, hay thắc mắc, hay cãi là “cứng đầu”, “ngang bướng”…

    Một thầy giáo trước khi vào bài mới, hỏi HS: “Các em đã đọc bài rồi, có hiểu gì bài này không?”. HS trả lời: “Chúng em không hiểu gì cả”. Thầy nói: “Thế là tốt”. HS cười ồ, ngạc nhiên: “Tại sao thế ạ?”. Thầy cười: “Như vậy có hai tín hiệu tốt. Thứ nhất là các em thật thà. Thứ hai là các em có mong muốn hiểu bài học. Không có gì là không hiểu cả. Chưa hiểu rồi sẽ hiểu. Bây giờ thầy trò ta sẽ tìm hiểu về vấn đề”. Kết thúc buổi học, thầy hỏi lại: “Bây giờ thế nào?”. “Dạ có cái hiểu, có cái chưa”. Thầy cười: “Thế là tốt, đừng hi vọng sẽ hiểu ngay mọi chuyện. Có những cái cần phải có độ lùi thời gian chiêm nghiệm mới hiểu được. Hồi thầy đi học, có rất nhiều cái không hiểu, đến giờ mới vỡ vạc đôi điều. Cái quan trọng là phải cố gắng suy nghĩ”.

    Thiết nghĩ, cách tiếp cận, triển khai vấn đề của thầy giáo kia thể hiện xu hướng mở, tương tác trong giáo dục. Đối với nhà giáo dục giỏi, có kinh nghiệm, mỗi câu hỏi, mỗi tín hiệu phản hồi của người học luôn có ý nghĩa giúp điều chỉnh, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.

    Như vậy, muốn đổi mới phương pháp giáo dục, chúng ta cần đổi mới tư duy, quan niệm, triết lý giáo dục.                        

                                                     Trần Quang Đại

                                                          (Hà Tĩnh)

Hiện trạng giáo dục Việt Nam nhìn từ quan điểm phê phán của triết học Nietzsche

Trong tâm thức người Việt Nam, “tranh luận” dễ bị đồng nhất với “tranh cãi” hay “tranh chấp”, phê phán thường bị hiểu ngầm là “chê bai, coi thường”. Thêm vào đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”: thầy gần như cha hoặc thậm chí còn hơn cha, mà cha thì chỉ “dạy từ trên xuống”. Những lề lối tư duy và hành động ấy đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, quy định cách thức mà hệ thống giáo dục của chúng ta đang vận hành.

Theo Chỉ số phát triển giáo dục (EDI) năm 2008 do UNESCO công bố, Việt Nam đứng thứ 79/129 nước, tức là tụt 9 bậc so với năm 2004 dù đầu tư của Chính phủ cho giáo dục không ngừng tăng lên. Kết quả này khiến chúng ta phải “giật mình” về chất lượng của nền giáo dục [1]. Một trong những lý do khiến đại học Việt Nam nói riêng, giáo dục Việt Nam nói chung vẫn ở trong tình trạng yếu kém, thiết nghĩ chính là do sự thiếu vắng nghiêm trọng của tinh thần phê phán. Đây cũng chính là vấn đề mà chúng tôi muốn soi chiếu từ quan niệm về phê phán của triết học Nietzsche, trong bài viết này.

“Tranh luận” không phải là “tranh cãi” hay “tranh chấp”

Ngay từ những trang đầu tiên của cuốn Nietzsche và triết học [2], Deleuze xác định rõ quan niệm của Nietzsche về sự phê phán: Phê phán không phải là một phản ứng của sự phẫn hận, mà là biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng không trả thù: tính xâm hấn tự nhiên của một phương thức tồn tại, sự độc ác thần thánh mà không có nó ta không thể hình dung được sự hoàn thiện (tr. 3-4).

Deleuze sau đó còn nhiều lần nhắc lại tư tưởng đó của Nietzsche, chẳng hạn: [...] sự phê phán là sự phủ định dưới hình thức mới này: sự phá hủy trở thành hoạt năng, thành tính xâm hấn hết sức gắn bó với khẳng định. Phê phán là phá hủy trong tư cách là niềm vui , là sự xâm hấn của kẻ sáng tạo. Kẻ sáng tạo các giá trị không tách biệt với kẻ hủy diệt, không tách biệt với một tội đồ hay một người phê phán: phê phán các giá trị đã được thiết lập, phê phán các giá trị phản ứng, phê phán sự hèn hạ (trang 121).

Nếu ứng dụng tinh thần này vào giáo dục, ta sẽ thấy, ngay từ những cấp lớp đầu tiên, học sinh cần được rèn luyện tư duy phê phán một cách khoa học. Cụ thể, học sinh được rèn luyện vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc… từ khả năng quan sát và kinh nghiệm, từ việc thu thập chứng cứ, thông tin, lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mình. Tư duy phê phán do đó trở thành nền tảng để phát triển tư duy độc lập - yếu tố không thể thiếu khi con người phải thường xuyên đối diện với những vấn đề đa dạng trong cuộc sống. Phê phán tích cực giúp học sinh, sinh viên tránh được cái sai, xấu, lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn thiện hơn trên con đường sáng tạo không ngừng.

Đáng tiếc là tinh thần phê phán đó vẫn chưa phát triển trong xã hội Việt Nam hiện nay nói chung, và trong trường học Việt Nam nói riêng.

Một trong những đặc điểm văn hóa và tư duy của người Việt là đề cao quan hệ xã hội theo hướng “dĩ hoà vi quý”. Khác với phương Tây, ý thức cá nhân trong xã hội truyền thống Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu. Do đặc điểm này, “tranh luận” sẽ dễ dàng bị đồng nhất với “tranh cãi” hay “tranh chấp”, nghĩa là những thái độ tiêu cực mang tính cá nhân, cục bộ, địa phương hay gây mất đoàn kết. Vì vậy, trong tâm thức người Việt Nam, phê phán thường bị hiểu ngầm là “chê bai, coi thường”. Thêm vào đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”: thầy gần như cha hoặc thậm chí còn hơn cha, mà cha thì chỉ “dạy từ trên xuống”. Những lề lối tư duy và hành động ấy đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, quy định cách thức mà hệ thống giáo dục của chúng ta đang vận hành.

Cụ thể, cách thức giáo dục nặng về truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và có phần áp đặt, theo mẫu, thiếu phát huy suy nghĩ độc lập vẫn đang tồn tại phổ biến ở nước ta hiện nay. Thật khó có thể đào tạo nên những con người năng động sáng tạo một khi học sinh, sinh viên luôn chịu áp lực rất lớn không những vì chương trình quá tải mà còn vì phải làm theo những bài mẫu, đáp án mẫu, phải ghi nhớ những kiến thức và lý lẽ có sẵn trong bài giảng, bất chấp nó có còn phù hợp với thực tế cuộc sống và kiến thức của nhân loại hay không. Không những thế, cách thức giáo dục này còn làm mai một dần tính năng động và năng lực tư duy của học sinh, sinh viên và tạo ra những con người giỏi bắt chước hơn sáng tạo, nhìn sự việc bằng con mắt của người khác, suy nghĩ và hành động bằng cái đầu của người khác.

Khác biệt không có nghĩa là lập dị, không biết không có nghĩa là kém hiểu biết

Vừa qua, báo chí đã dành sự quan tâm đáng kể cho sự kiện một sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM, sau khi “cãi” một giáo sư người Mỹ đã được ông tài trợ chi phí để sang Mỹ tham quan và học tập [3]. Việc một sinh viên “dám” phản biện giáo sư – vốn rất bình thường trong các trường học ở phương Tây - lại được công luận trong nước chú ý như thế, chứng tỏ tinh thần phê phán trong học tập của sinh viên Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Sản phẩm của cách thức giáo dục này khó có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng gay gắt của thời đại toàn cầu hóa. Bảng xếp hạng 100 trường Đại học hàng đầu Đông Nam Á năm 2010 của Webometrics đã minh chứng cho điều đó: Việt Nam chỉ có 6 trường lọt vào danh sách với các thứ hạng lần lượt là 41, 46, 58, 61, 66 và 85; hiện chưa đại học nào của Việt Nam có vị trí trong bảng xếp hạng các đại học hàng đầu châu Á cũng như thế giới [4].

Nền giáo dục của chúng ta đang nợ người dân một lời thừa nhận thẳng thắn, trung thực về sự thật và cội nguồn của tình trạng yếu kém đó.

Nietzsche nói: Tư duy có nghĩa là: khám phá, sáng tạo những khả năng mới của đời sống (tr. 139). Hệ thống giáo dục của chúng ta cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên thói quen không bao giờ mặc nhiên công nhận điều gì mà chưa có cơ sở chắc chắn và luôn ý thức rằng: không có gì là tuyệt đối; ai cũng có thể sai, sách cũng có thể sai; chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về đa số. Nghĩa là, học sinh, sinh viên cần được giáo dục để biết “cười” khi nghe sự khẳng định về một sự thật, một chân lý duy nhất, giống như “[...]Các thần linh đã chết, nhưng họ chết vì cười, khi nghe một Đức Chúa nói rằng mình là Đức Chúa duy nhất.” (tr. 5)

Ngoài ra, nền giáo dục cũng cần rèn luyện cho học sinh bản lĩnh ứng xử với những trở ngại có thể có từ cộng đồng mà tinh thần phê phán và tư duy phản biện còn chưa cao. Đó là khi ý kiến của bản thân mâu thuẫn với ý kiến lãnh đạo thì dễ bị cho là sai, không trung thành; ý kiến khác biệt với suy nghĩ của đa số thì dễ bị quy chụp là lập dị; khi mạnh dạn nói “điều đó tôi không biết, không thể” thì dễ bị cho là kém hiểu biết; thay đổi ý kiến khi phát hiện mình sai dễ bị cho là không có lập trường kiên định… Nghĩa là, cần giúp học sinh nuôi dưỡng “bản năng hướng về tri thức bị buộc không ngừng phải từ bỏ mảnh đất nơi con người quen sống và lao vào cái không chắc chắn” để “tư duy vượt lên trên những giới hạn mà đời sống ấn định cho nó”. Khi đó, “tư duy không còn là một hệ số, đời sống không còn là một phản ứng” (tr. 140).

Thực tế cho thấy bộ máy Nhà nước với việc đề cao tinh thần phê phán và tinh thần phản biện của mọi tầng lớp trong xã hội chính là nền tảng cho sự phát triển của các quốc gia. Ngược lại, một xã hội với số đông những người thụ động trong tư duy và hành động là một xã hội trì trệ, việc phát huy nguồn lực trí tuệ sẽ bị kìm hãm, nhất là khi những người đó lại giữ vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo. Tình trạng đó sẽ tạo nên một trở lực đáng kể đối với sự phát triển của bất kì quốc gia nào.

Không có phát minh mới nào, chủ trương, chiến lược hợp lý nào, giải pháp đúng đắn nào lại không dựa trên cơ sở tư duy phân tích, phê phán để phủ định cái sai, cái dở, tiếp thu và phát huy cái đúng, cái hay trên tinh thần sáng tạo, từ đó tìm ra cái mới. Chính vì thế, kỹ năng phê phán phải là chiếc chìa khóa mà hệ thống giáo dục nước ta cần trao cho học sinh, sinh viên để mở ra cánh cửa tư duy độc lập, sáng tạo nhằm phát huy trí tuệ của dân tộc.

Bài tiểu luận này được thực hiện trong khuôn khổ chuyên đề hướng dẫn cách đọc một tác phẩm triết học tại Khoa Văn học và Ngôn Ngữ, ĐHKHXHNV TP HCM.

---
[1] Xem thêm tại http://vovnews.vn/Home/Viet-Nam-dung-thu-79-ve-Chi-so-phat-trien-Giao-duc-cho-moi-nguoi/200811/98735.vov
[2] Nietzsche và triết học, Gilles Deleuze, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb. Tri thức, 2010. Các trích dẫn từ đây về sau đều lấy từ công trình này.
[3] Xem thêm tại http://tuoitre.vn/nhip-song-tre/415241/anh-sinh-vien-%E2%80%9Cngo-nguoc%E2%80%9D-duoc-moi-di-my.html
[4] Xem thêm tại www.webometrics.info
---
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Gilles Deleuze, Nietzsche và triết học, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb. Tri thức, 2010.
2.    Dương Ngọc Dũng, Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ, 09/02/2003:
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/DeXuat-GiaiPhap-GD/Tu_duy_sang_tao_va_phe_phan_trong_giao_duc_My/
http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1546:phe-phan-va-sieu-nhan-nietzsche-qua-din-gii-ca-deleuze&catid=100:vn-hoa-lch-s-trit-hc-giao-dc&Itemid=161
3. Nguyễn Thị Từ Huy, Phê phán và siêu nhân (Nietzsche qua diễn giải của Deleuze), 10/10/2010:
4.    Trần Ngọc Thêm (2010), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5.    Trần Thượng Tuấn , Tư duy phê phán, 09/10/2010:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/41544/Tu-duy-phe-phan.html

Theo Nghề giáo

Từ khái niệm “siêu nhân” của Nietzsche, nghĩ về người thầy

Xã hội ta vốn rất coi trọng người thầy. Không có vấn đề gì khi sự đề cao mang nghĩa ghi nhận đóng góp của người thầy đối với cộng đồng, như ghi nhận đóng góp của các ngành nghề, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, sự đề cao đó phần nào xuất phát từ ý nghĩ cố hữu là thầy luôn luôn đúng. Điều đó cản trở quá trình phê phán của người thầy.

Từ khái niệm “siêu nhân” của Nietzsche, nghĩ về người thầy 

Từ khái niệm “siêu nhân” của Nietzsche, nghĩ về người thầy

Ai cũng có thể trở thành siêu nhân...

Khái niệm siêu nhân trong triết học Nietzsche, theo cách hiểu của Deleuze, là rất khác so với quan niệm thông thường. Sự phát triển của điện ảnh, nhất là thể loại khoa học giả tưởng đã tạo nên một hình ảnh đậm nét trong trường liên tưởng của chúng ta. Siêu nhân – đó là những người có năng lực siêu nhiên, phi thường, thường xuất hiện với sứ mệnh thiêng liêng là chống lại thế lực phi nghĩa nào đó; siêu nhân bao giờ cũng chiến thắng, anh ta là kẻ mạnh và luôn đóng vai chính. Nietzsche quan niệm: “siêu nhân, con người bị vượt qua, bị vượt lên” (1). Có nghĩa là với Nietzsche, siêu nhân không phải là kẻ mang sức mạnh siêu nhiên, mà siêu nhân xuất hiện khi con người bị vượt qua. Sức mạnh của siêu nhân là ở chỗ có khả năng phê phán và chấp nhận sự phê phán, sự phê phán nhằm vào những mặt cần phê phán và có tác dụng hoàn thiện con người.


Điều này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi chấp nhận sự phê phán tức là chấp nhận rằng bản thân có những khuyết điểm, những sai lầm cần phải sửa chữa. Thái độ này đòi hỏi một sự dũng cảm đặc biệt mà không phải ai cũng có. Deleuze viết: “Đừng nghĩ rằng siêu nhân của Nietzsche là một sự đấu giá cao hơn: về bản chất, nó khác con người, khác với cái tôi” (2). Con người có bản năng tự bảo vệ, đối với ý thức của mình cũng vậy, thật khó để con người phủ định bản thân, thật khó để cho cái tôi tự lên án chính nó.

Khái niệm siêu nhân của Nietzsche mở ra một khả năng của con người. Với quan niệm của Nietzsche, siêu nhân là một sự trở thành của con người, bất kỳ ai cũng có thể là siêu nhân nếu họ tiến hành phê phán, và ngược lại, biết chấp nhận sự phê phán. Làm được điều đó có nghĩa là họ đã tạo điều kiện cho sự hình thành của siêu nhân. Quyền lựa chọn giờ đây được chuyển vào tay con người chứ không phải Chúa, đó là nỗ lực sống chứ không phải là định mệnh.

...nhưng người thầy phải sáng suốt gấp đôi

Xã hội ta vốn rất coi trọng người thầy. Trong chế độ phong kiến, quan hệ thầy – trò là một trong ba quan hệ trụ cột của xã hội, cùng với quan hệ vua – tôi và cha – con. Cho đến ngày nay, vị trí của người thầy luôn được đề cao. Không có vấn đề gì khi sự đề cao đó mang nghĩa ghi nhận đóng góp của người thầy đối với cộng đồng, như ghi nhận đóng góp của các ngành nghề, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, sự tôn vinh hiện nay phần nào xuất phát từ ý nghĩ cố hữu là thầy luôn luôn đúng. Điều đó cản trở quá trình phê phán, cũng là cản trở quá trình đến với siêu nhân của người thầy. Mọi người xung quanh nghĩ rằng thầy luôn đúng, như thế thật khó để chính ông nghĩ rằng mình đã sai.


Khi một đứa trẻ bị la mắng, người ta nói với nó rằng đó là để nó tiến bộ hơn; nhưng khi đứa trẻ lên tiếng về cái sai của người lớn, người ta sẽ nghĩ nó hư. Những đóng góp hay nhận xét của học sinh đối với thầy giáo bị xem là vô lễ và xúc phạm. Gần đây, Bộ Giáo dục đưa ra ý kiến về việc tiến hành nhận xét giáo viên trong trường phổ thông, và người nhận xét là học sinh. Dư luận nảy sinh hai luồng quan điểm: 1. cho rằng đó là tiến bộ, phù hợp với xu thế của thời hiện đại; 2. phản đối vì việc đó làm ảnh hưởng đến quan hệ thầy – trò truyền thống, làm giảm uy tín người thầy và “làm hư” học sinh. Cuối cùng, việc học sinh nhận xét giáo viên chỉ được một số trường tư thực hiện và vẫn không áp dụng một cách đại trà.

Người thầy ở xã hội ta thật khó có thể thực hiện quá trình vươn tới siêu nhân – khái niệm mà chúng ta đang nói đến. Tâm lý xã hội đã ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân. Người thầy một mặt bị kìm nén bởi đặc tính cố hữu của con người là bảo thủ, một mặt được xã hội vỗ về rằng ông luôn đúng. Để nhận ra khuyết điểm của mình, ông phải sáng suốt gấp đôi.

Người thầy - người đồng hành

Mối quan hệ thầy – trò vốn được xác định trong thế đối xứng cao – thấp cần phải được điều chỉnh. Người thầy ngày nay không đứng cao hơn học sinh trong quá trình khám phá tri thức. Vai trò người truyền thụ nên được thay đổi thành người đồng hành, người trao đổi. Có như vậy thì những ý kiến đóng góp của học sinh về mặt chưa tốt, chưa đúng của thầy mới được coi là bình thường. Thầy phê trò thì cũng nên có chiều ngược lại. “Siêu nhân là sản phẩm tích cực của bản thân sự phê phán” (3). Từ câu này có thể hiểu rằng người phê phán và kẻ bị phê phán ngang hàng với nhau, bởi trong quá trình trở thành siêu nhân thì hai vai trò đó có thể được hoán đổi: lúc này anh là kẻ bị phê phán, nhưng lúc khác anh là người phê phán, dù ở trường hợp nào thì anh cũng đang góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện của con người. Nói “siêu nhân là sản phẩm tích cực” bởi vì sau phê phán cái xấu bị bóc trần và tiêu diệt đi, con người sau phê phán thay đổi theo hướng tốt lên. Hơn thế nữa, sự phê phán ở đây không chỉ là “phê bình” mà còn là “tự phê bình”.

Ý nghĩa triệt để nhất của khái niệm phê phán là ở sự tự phê bình này. “…một ‘kiểu người tương đối có tính siêu nhân’: kiểu người phê phán, con người với tư cách là kẻ muốn bị vượt qua, bị vượt lên”. Cái “muốn” đó biểu hiện sốt sắng nhất ở việc tự tiến hành phê phán. Thực tế cho thấy, phê phán người khác luôn dễ hơn phê phán chính mình, con người thường nghĩ rằng nhận ra cái sai của người khác tức là chứng tỏ mình giỏi hơn họ. Đầu mũi tên phê phán phải hướng vào bên trong trước khi vươn ra bên ngoài để đảm bảo tính trong sáng và bình đẳng của nó.

Siêu nhân trong cách hiểu thông thường là nhân vật dùng sức mạnh của mình để chống lại một lực lượng phi nghĩa. Đối tượng nó hướng đến là lực lượng phi nghĩa đó. Trong triết học Nietzsche, vì siêu nhân là sản phẩm của phê phán nên nó lấy chính mình làm đối tượng “tấn công”. Siêu nhân loại trừ cái cần bị phê phán trong chính nó. Với Nietzsche, cái cần phê phán tồn tại trong mỗi con người và phải được loại trừ trước hết bởi chính người đó. Cái cần phê phán không phải được tập trung hoàn toàn trong một thế lực đại diện nào để con người ta chỉ chăm chú vào đó để tấn công. Siêu nhân trong cách hiểu thông thường hóa ra rất đơn giản: anh ta chỉ việc phát hiện ra mục tiêu ở - bên – ngoài mình và sử dụng những năng lực siêu nhiên trời phú (mang tính bản năng, có sẵn) để hoàn thành sứ mệnh là tiêu diệt mục tiêu ấy.

Ngược lại, quá trình trở thành siêu nhân theo quan niệm của Nietzsche thật khó khăn khi chúng ta – với tư cách là những con người thiếu sót – phải phát hiện ra cái thiếu sót của mình. Siêu nhân sẽ ra đời khi con người không hoàn hảo phê phán cái không hoàn hảo của anh ta. Cũng như khi nói “Chúa đã chết”, Nietzsche một lần nữa nhấn mạnh việc tự chịu trách nhiệm với bản thân của con người thông qua quan niệm về siêu nhân.

Làm việc với thế hệ trẻ, đó là niềm vui của người thầy mà cũng là trách nhiệm. Người thầy buộc phải tự hoàn thiện mình, trước hết như một nhu cầu tự thân của con người, sau đó là để tương xứng với sự học của học sinh. Học sinh là người lĩnh hội kiến thức, tức là người tìm cách phủ nhận cái mình chưa biết bằng cái mình sẽ biết. Người thầy, bởi vì là một người bạn đường, cũng cần phải khắc phục cái mình còn thiếu sót. Quá trình tự phê phán diễn ra một cách tự nhiên nếu người thầy nhận thức được việc ông đang làm là đi cùng với thế hệ trẻ trên con đường trưởng thành của họ - đó cũng là quá trình trở thành siêu nhân của chính ông.

Bài tiểu luận này được thực hiện trong khuôn khổ chuyên đề hướng dẫn cách đọc một tác phẩm triết học tại Khoa Văn học và Ngôn Ngữ, ĐHKHXHNV TP HCM.
(1) Gilles Deleuze, Nietzsche và triết học (Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính), NXB Tri thức, H, 2010, tr. 131

(2) Sđd, tr. 232

(3) Sđd, tr. 130
Theo Nghề giáo

5 nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2010-2011

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, học kỳ II năm học 2010-2011, ngành GD sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đó là tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; triển khai công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất và đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế.

5 nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2010-2011

5 nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2010-2011

Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục

Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, ngành giáo dục sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Cùng với đó, triển khai thực hiện Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; tiếp tục tham mưu và ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành Giáo dục; Tập trung xây dựng dự án Luật Giáo dục Đại học để trình Quốc hội vào cuối năm 2011. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 50/2010/NQ-QH12 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học”, trong đó xây dựng các tiêu chí xác định mức tương quan giữa đầu tư, học phí và chất lượng đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông, đào tạo liên kết. Xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm sắp tới; Hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy chế tuyển sinh. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, TCCN phù hợp với yêu cầu đào tạo.
Trình phê duyệt Đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”; Đề án quy hoạch nhân lực của ngành giai đoạn 2011-2020; xây dựng và triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020” và Đề án Xoá mù chữ giai đoạn 2011-2020; đề án củng cố trường PTDT nội trú, phổ thông DT bán trú giai đoạn 2011-2015.
Hoàn thiện và trình phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020;  chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.  Xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 về trách nhiệm quản lý giáo dục của các ngành, các địa phương, trọng tâm là các thông tư  về phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng; về chức năng nhiệm vụ của các phòng Giáo dục đào tạo. Tổ chức hội nghị về chế độ chính sách giáo viên vùng khó khăn (về luân chuyển và các chế độ đãi ngộ hướng tới nâng cao chất lượng đội ngũ).
Tiếp tục thực hiện và chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng việc thực hiện các cam kết của các nhà đầu tư, các cơ quan chủ quản trong đề án thành lập trường về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình nhằm bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời tiếp tục triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp và phục vụ phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Tổ chức hội nghị lần 2 các trường sư phạm, nội dung trọng tâm là đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và đề án ngoại ngữ 2020.
Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền để cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình của ngành cho nhân dân; nắm bắt tổng hợp thông tin từ các kênh khác nhau để giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành.  
Tiếp tục triển khai và tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg và Chương trình hành động của Bộ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.
Tiếp tục triển khai chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở mầm non và tiểu học; đào tạo giáo viên là người dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy ở vùng đông đồng bào dân tộc; triển khai đề án phát triển giáo dục ở 62 huyện nghèo.
Tiếp tục triển khai các đề án phát triển giáo dục và đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên; Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo; Đề án đào tạo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học giai đoạn 2008-2015; Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường THPT, TCCN và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016; Đề án phát triển trường chuyên giai đoạn 2010-2020; Đề án đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020; Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người; Dự án xây dựng các trường đại học xuất sắc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục và đào tạo theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả tránh hình thức.
Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, cùng với các nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học, ngành giáo dục sẽ thực hiện các giải pháp chung, đó là: Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, ngăn chặn bạo lực trong học sinh, sinh viên; Tăng cường tuyên truyền, định hướng cho học sinh, sinh viên để nhận thức được mặt trái của trò chơi điện tử trực tuyến (game online) và các loại phim, ảnh có nội dung xấu; Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng sinh viên nhằm đảm bảo sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học.
Tăng cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi trong đó chú trọng đến học sinh đầu cấp, cuối cấp, nhất là học sinh lớp 12. Tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011.
Chỉ đạo thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011 ổn định theo giải pháp ba chung; Tổ chức hội thảo chuyên đề về tuyển sinh và tham khảo ý kiến rộng rãi các cơ sở giáo dục đại học, các Sở Giáo dục và Đào tạo và trong toàn xã hội để xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm sắp tới.
Nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh ở vùng dân tộc; củng cố, phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú. Tiếp tục các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở mầm non, tiểu học; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên vùng dân tộc.
Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục
Thực hiện nhiệm vụ này, ngành giáo dục sẽ hoàn thiện và triển khai Đề án quy hoạch nguồn nhân lực của ngành Giáo dục. Tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non, phổ thông về chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp. Tổng kết công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo đề án liên kết Việt Nam - Singapore. Triển khai đề án đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh.
Tiếp tục triển khai Đề án đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng từ nay đến năm 2020. Xây dựng và triển khai Đề án thu hút các giáo sư, tiến sĩ Việt kiều để tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu sinh Việt Nam. Triển khai thực hiện đại trà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học; tập huấn đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng trường trung học; chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Ban hành chương trình và quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông, GDTX; chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng mầm non, phổ thông của học viện quản lý giáo dục.
Triển khai công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất
Triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục. Các trường và các cơ quan liên quan thực hiện công bố công khai và thực hiện tốt các chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên.
Triển khai rà soát điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất nước; Xây dựng Đề án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh; Xây dựng các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm đối với các trường đại học, cao đẳng, TCCN năm 2011 và định hướng đến năm 2015. Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai thực hiện đề án xây dựng kí túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng, đến năm 2011 giải quyết được khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên.
Tổng kết 5 năm thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015 cho các vùng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Đề án phát triển giáo dục ở 62 huyện nghèo; đề án phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chế tài liên quan đến mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em; đẩy mạnh phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tổng kết công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2006-2010.
Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế
Triển khai rà soát, kiểm tra các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài giúp các cơ sở đào tạo Việt Nam thực hiện đúng quy định và đảm bảo chất lượng. Tiếp tục thực hiện cử lưu học sinh đi học nước ngoài. Tập trung triển khai tốt việc đầu tư xây dựng Trường đại học Việt Đức sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới và xây dựng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sử dụng vốn vay của Ngân hàng châu Á. Tiếp tục thực hiện xây dựng các trường đại học xuất sắc: Xem xét, lập kế hoạch hợp tác với các Dự án về Đại học Việt Anh, Đại học Việt Nga... trên tinh thần yêu cầu các nước giúp Việt Nam vốn xây dựng cơ bản cho các trường.

Hiếu Nguyễn - Nghề giáo

Chuẩn đoán và tìm lỗi trong Windows 7

Windows 7 và Windows Server 2008 R2 có rất nhiều tính năng khắc phục sự cố mới so với các phiên bản trước đó. Trong bài này chúng ta hãy cùng nhau đi xem xét cách chuẩn đoán và tìm lỗi nhằm khắc phục sự cố các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Microsoft có nhiều thay đổi đáng kể đối với các giao diện mạng và đáng kể nhất là trong các phát hành Windows gần đây. Tuy người dùng vẫn có thể sử dụng các công cụ như ipconfig, ping, nslookup,… nhưng cần phải biết rằng Windows 7 và Windows Server 2008 R2 được Microsoft bổ sung cho rất nhiều tính năng và công cụ khắc phục sự cố mới cho người dùng lẫn các quản trị viên.

Bắt đầu từ Windows Vista, Microsoft đã đưa vào Network Diagnostics Framework (NDF). Đây là công cụ cung cấp khả năng chuẩn đoán nâng cao so với các phiên bản Windows trước đó. Nó cũng có các công cụ tự động hóa việc khắc phục sự cố một số vấn đề kết nối mạng thường gặp. Trong phiên bản này người dùng cũng có các công cụ khắc phục sự cố và ngoài ra cũng có thể sử dụng nhiều ứng dụng khác của các nhóm thứ ba.

Trong Windows 7 và Windows Server 2008 R2, Microsoft đã tích hợp một cách tốt hơn NDF vào Windows. Người dùng có thể truy cập nhanh thông qua vùng thông báo hay nhắc lệnh sau khi hệ thống phát hiện ra vấn đề nào đó. Thêm vào đó còn có các vùng Troubleshooting mới nằm bên trong Control Panel và vùng tìm kiếm vấn đề kết nối mạng thông qua Event Tracing for Windows (ETW).

Khắc phục sự cố mạng nói chung

Nếu Windows không tự động phát hiện được vấn đề nào đó, khi đó bạn có thể tự truy cập vào wizard khắc phục sự cố các vấn đề tổng quan bằng cách:

Kích phải vào biểu tượng mạng trong vùng thông báo và chọn Troubleshoot problems, như trong hình 1.


Hình 1: Truy cập vào wizard khắc phục sự cố thông qua khay hệ thống

Kích nút Diagnose Connection Problems (xem hình 2) trong Internet Explorer, nút sẽ xuất hiện khi có các vấn đề kết nối Internet.

 Hình 2: Truy cập vào wizard khắc phục sự cố thông qua Internet Explorer

Bằng cách này hay cách kia, bạn cũng sẽ khởi chạy được wizard Windows Network Diagnostics, chương trình này sẽ thực hiện kiểm tra để phát hiện xem có vấn đề gì xảy ra với hệ thống của bạn. Nó sẽ kiểm tra những thứ như kết nối web, phân giải tên, cấu hình cổng, host từ xa và adapter mạng. Sau đó chương trình sẽ tự động sửa hay cung cấp cho bạn một số lời khuyên.

Nếu không phát hiện ra vấn đề cụ thể, bạn sẽ thấy một hiển thị giống như trong hình 3, cho biết rằng chương trình không thể phát hiện được vấn đề.


Hình 3: Khi wizard khắc phục sự cố không chỉ ra được vấn đề.

Bạn nên sử dụng liên kết View detailed information để tìm kiếm thêm các thông tin bổ sung và có được file bản ghi Event Tracing Log (ETL), đây là file có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong quá trình khắc phục. Hình 4 thể hiện một ví dụ người dùng đã kết nối thành công với mạng nhưng không thể truy cập Internet – để thấy điều đó bạn chỉ cần ngắt kết nối giữa router và modem.


Hình 4: Một báo cáo chi tiết về sự cố

Trong tình huống này, báo cáo sẽ cho bạn biết rằng có một vấn đề kết nối giữa điểm truy cập, router hoặc modem. Sau đó chương trình sẽ gợi ý cho bạn kiểm tra các kết nối vật lý và trạng thái kết nối Internet. Một gợi ý khác lúc này là bạn có thể khởi động lại modem.

Kích Next bạn sẽ trở về cửa sổ trước đó, nơi có thể kích Explore additional options để thấy được danh sách các shortcut, xem thể hiện trong hình 5, từ đây bạn sẽ có thêm một số trợ giúp.

 Hình 5: Một số thông tin khác sau khắc phục

Khắc phục một số vấn đề cụ thể

Windows cũng cung cấp các wizard khắc phục được thiết kế cho các vấn đề cụ thể:

  • Internet Connections: Kiểm tra trên microsoft.com hoặc site mà bạn lựa chọn
  • Shared Folders: Kiểm tra kết nối đối với một chia sẻ mạng cụ thể.
  • HomeGroup: Trợ giúp bạn tạo, join và chia sẻ trong HomeGroup.
  • Network Adapter: Trợ giúp phát hiện các vấn đề về adapter mạng.
  • Incoming Connections: Khắc phục một số vấn đề có liên quan đến Firewall và các kết nối gửi đến.

Bạn có thể truy cập vào các wizard bằng cách:

Kích liên kết Troubleshoot problems (xem trong hình 6) trong Network and Sharing Center.

 

Hình 6: Truy cập vào trung tâm khắc phục thông qua Network and Sharing Center.

Kích Start > Control Panel > Find and fix problems (xem hình 7) > Network and Internet.


Hình 7: Truy cập trung tâm khắc phục thông qua Control Panel.

Các wizard này yêu cầu một số vấn đề như chỉ định một site, thư mục chia sẻ,… Khi đã hoàn tất các điều kiện này, bạn sẽ thấy các kết quả như trong wizard tổng quan: các vấn đề có thể được sửa một cách tự động, có thể nhận được các gợi ý bổ sung hoặc tình trạng chương trình không phát hiện được vấn đề gì và cũng có thể xem các thông tin chi tiết cũng như có thể truy cập vào các file bản ghi Event Tracing Log (ETL).

Xem hồ sơ khắc phục

Mỗi một phiên khắc phục sự cố đều được ghi lại và lưu trữ cẩn thận. Để xem lại hồ sơ khắc phục, bạn có thể kích Start > Control Panel > Find and fix problems, sau đó kích liên kết View history phía bên trái cửa sổ chính.

Bạn sẽ thấy một entry cho mỗi một phiên khắc phục, như trong hình 8.


Hình 8: Xem hồ sơ khắc phục

Khi mở một session bạn sẽ thấy các thông tin tương tự như khi kích liên kết View detailed information sau khi chạy wizard. Ngoài ra cũng có thể truy cập các file bản ghi Event Tracing Log (ETL) và chuyển tiếp đến trung tâm CNTT.

Export file bản ghi Event Tracing Log (ETL) và các thông tin chi tiết về việc khắc phục

Có thể xem và phân tích các file bản ghi ETL bằng Network Monitor hay bạn cũng có thể xem các file này bằng Event Viewer cũng như công cụ Tracerpt.exe. Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển đổi chúng sang các file XML hoặc các file văn bản bằng lệnh netsh trace convert.

Có thể lưu các thông tin và các file ETL của các quá trình khắc phục trước đó thành các file CAB bằng cách kích vào session trong cửa sổ Troubleshooting History sau đó chọn Save As. Sau đó nó có thể được gửi đến trung tâm CNTT để phân tích.

Thực hiện lần vết (Tracing) và chuẩn đoán

Windows 7 và Windows Server 2008 R2 còn có một số lệnh Netsh mới hỗ trợ cho việc phát hiện các vấn đề mạng cũng như chuẩn đoán. Bạn có thể sử dụng tính năng tracing để tìm và tạo một báo cáo một cách chi tiết về các thành phần mạng cũng như lưu lượng tại thời điểm kiểm tra. Cũng có thể sử dụng tính năng chuẩn đoán để xem Windows có thể phát hiện và sửa vấn đề, hay gợi ý cho bạn các thông tin bổ sung có ích.

Việc tracing (tìm vết) có thể được thực thi bằng cách sử dụng các nhà cung cấp như Winsock, TCP/IP, các dịch vụ LAN không dây hoặc NDIS để capture và hiển thị các thông tin về mỗi thành phần. Ngoài ra bạn có thể chọn kịch bản khác, chẳng hạn như File Sharing, DirectAccess, hoặc Network Connections mà bạn đang cố gắng khắc phục và nó sẽ sử dụng một tập các nhà cung cấp được đặt trước, sau đó đưa ra cho bạn các thông tin cần thiết.

Để bắt đầu, triệu gọi nhắc lệnh, sau đó xem danh sách tất cả các nhà cung cấp bằng lệnh sau:

netsh trace show providers

Để xem danh sách các kịch bản có liên quan đến mạng:

netsh trace show scenarios

Để xem các thông tin chi tiết của mỗi kịch bản, gồm có danh sách các nhà cung cấp được sử dụng và các thuộc tính được sử dụng cho mỗi lệnh chuẩn đoán:

netsh trace show scenario scenario_name

Bắt đầu lần vết cho một kịch bản cụ thể:

netsh trace start scenario= scenario_name

Thực hiện lần vết trên nhiều kịch bản:

netsh trace start scenario= scenario_name scenario= scenario_name scenario= scenario_name

Còn đây là một số tham số cần định nghĩa khi bắt đầu một quá trình tìm vết:

  • capture = { yes | no }: Khi thiết lập “no” hoặc chưa được định nghĩa, các gói mạng lúc này sẽ chưa có thông tin gì hết. Để capture các gói mạng, hãy đặt lệnh capture = yes.
  • Report = { yes | no }: Chỉ định xem liệu báo cáo có cần được biên dịch cùng với thông tin tìm vết.
  • persistent = { yes | no }: Khi thiết lập “no” hoặc chưa định nghĩa, việc tìm vết sẽ ngừng lại sau khi máy tính được khởi động lại. Để giữ cho phiên lần vết vẫn được tích cực sau khi khởi động lại và hoạt động cho tới khi bạn stop nó, hãy sử dụng lệnh persistent = yes.
  • Overwrite = { yes | no }: Chỉ định xem liệu có ghi đè nên các file lần vết trước đó hay không. Thiết lập mặc định sẽ cho phép ghi đè, do đó bạn có thể đặt overwrite=no để tránh ghi đè. Sau thiết lập này hệ thống thông báo có file với tên như vậy tồn tại trước, khi đó bạn có thể chỉ định địa điểm khác bằng tham số sau.
  • traceFile = “path\NetTrace.etl”: Chỉ định nơi lưu các file đầu ra. Mặc định là C:\Users\username\AppData\Local\Temp\NetTraces.


Hình 9: Ví dụ về một phiên tìm kiếm để khắc phục các vấn đề đối với LAN không dây, đang capture dữ liệu và báo cáo và hiển thị đầu ra đối với desktop.

Để stop quá trình tìm vết, hãy nhập:

netsh trace stop

Để bổ sung thêm nhà cung cấp vào kịch bản:

netsh trace start scenario= scenario_name provider= provider_name

Để xem tất cả các tùy chọn và bộ lọc có sẵn bạn có thể đánh:

netsh trace start /?

Đây là lệnh và các tham số dùng để chuẩn đoán:

netsh trace diagnose

  • scenario = ScenarioName (Yêu cầu)
  • namedAttribute = AttributeValue (Yêu cầu)
  • saveSessionTrace = { yes | no }
  • report = { yes | no }
  • capture = { yes | no }


Hình 10: Ví dụ về việc chạy chuẩn đoán FileSharing để phát hiện xem laptop tại sao lại không thể truy cập

Văn Linh - Quản trị mạng

Thủ thuật yêu cầu - Tạo logo liên kết chạy ngang

Đối với các blog riêng tư, không muốn chia sẽ cùng mọi người thì việc liên kết không đáng quan tâm. Tuy nhiên đối với các blog phục vụ công chúng thì việc muốn được nhiều người biết đến blog mình là điều rất quan trọng. Một trong những cách làm cho đọc giả tìm đến blog là liên kết với các blog khác có cùng chủ đê. Khi liên kết của bạn quá nhiều nó sẽ chiếm một không gian đáng kể trên nền blog của bạn, để giảm thiểu việc này bạn có thể cho nó chạy ngang hoặc dọc trên blog của bạn. bạn có thể tham khảo cách tạo logo liên kết chạy ngang từ trái sang phải bên dưới (Theo yêu cầu của bạn Libra)

DEMO

1. Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Blogspot
2. Tiếp đến vào bố cục (Thiết kế)
3. Tạo 1 phần tử HTML/Javascript
4. Thêm code bên dưới vào phần tử vừa tạo trên

<div style="background:#ddd url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEZTZoGlczv6wAGCaulSN5f4cIxDF1s7C7ymOsbGB5HK8rf3FM_mLN4pYi-6Y6R8Eta1Ayf3fOsd5N0Q-x-z4PT7bOuLFPT546RkV2tZr6QyzPeafhy5uOVam9oT-zTYstnXoCZF-yE43K/) no-repeat left; border-top:#999 1px solid; border-bottom:#999 1px solid; padding-left:19px;padding-right:2px;width:100%;">
<marquee onmouseout="this.start()" direction="left" behavior="50" scrollamount="5" height="60" onmouseover="this.stop()" scrolldelay="50" width="511">
<a href="URL liên kết 1" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 1"/> </a>
<a href="URL liên kết 2" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 2"/> </a>
<a href="URL liên kết 3" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 3"/> </a>
<a href="URL liên kết 4" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 4"/> </a>
<a href="UR Lliên kế 5" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 5"/> </a>
</marquee></div>

Tùy chỉnh: Bạn hãy thay các dòng text màu đỏ trong code thành địa chỉ blog bạn liên kết và các dòng màu xanh thành địa chỉ logo tương ứng.
Ở đây mình chỉ cho 5 logo chạy ngang từ trái sang phải nếu muốn thêm nhiều hơn bạn chỉ việc thêm code bên dưới vào sau các logo trên và sửa lại cho phù hợp.

<a href="UR Lliên kế 6" target="blank" ><img style="width: 220px; height: 60px;" src="Link logo 6"/> </a>

5. Việc cuối cùng là bạn tìm vị trí thích hợp để đặt nó là xong.

Theo traidatmui.com

Trẻ “tụt dốc” vì suốt ngày bị bố mẹ chê

Từ một học sinh khá, nhanh nhẹn, cháu Trà - con trai vợ chồng chị Hoài ngày càng trở nên ít nói, ít phát biểu và lực học ngày càng kém đi. Chẳng tìm hiểu nguyên nhân, anh chị lại được đà “đay nghiến” con.

Kiệm lời khen con

Vợ chồng chị Hoài (ngụ ở P.8, Q.5, TP.HCM) thống nhất được tiếng nói chung trong cách giáo dục là không bao giờ khen con. Họ lo lắng rằng khi khen sẽ làm con tự mãn nên bất cứ lúc nào vợ chồng cũng chỉ dành cho con lời chê. Tất cả những việc con làm từ học hành, ăn uống, ứng xử… dù hoàn toàn bình thường hoặc có hoàn thành tốt, họ vẫn tìm cho bằng được mặt chưa được để chê.

Bị chê bai quá nhiều trẻ sẽ dần đánh mất sự tự tin ở bản thân. (Ảnh minh họa)

Cò lần, thấy con đưa tập khoe được điểm 10 môn Toán, chị Hoài định khen con giỏi nhưng chị  ngăn mình lại, chuyển giọng: “Chắc là cô thương cho điểm 10 chứ bài làm còn dở quá, chữ lại xấu”. Đang cười vui, nghe chị nói vậy, cháu Trà mặt tiu ngỉu.

Làm gì cũng bị cha mẹ chê bai, càng ngày cháu Trà càng thay đổi tính cách. Đến lớp cháu ngại nói chuyện, không hào hứng phát biểu trong học tập. Lực học của cháu ngày càng kém thấy rõ. Không những vậy, cháu ngày càng mất tự tin, thụ động trong mọi việc vì cho rằng mình làm gì cũng hỏng. Vợ chồng chị Hoài không biết nguyên nhân, thấy con kém lại càng hay mắng con.
 
“Ngấm” lời chê của bố mẹ nên từ một học sinh giỏi, Ng.T., học sinh lớp 11, ngày càng tuột dốc. Khi học lớp 9, T. đạt học sinh giỏi môn Anh văn, sang lớp 10, thầy cô động viên T. tiếp tục tham gia các cuộc thi nhưng cậu học trò từ chối, khẳng định là mình không xứng đáng và cũng chỉ sợ làm mọi người thất vọng.
 
Chẳng ai hiểu được lý do, chỉ T. biết cảm nhận được nếu cậu thi đỗ cũng sẽ chẳng làm bố mẹ vừa lòng mà nếu trượt, cậu sẽ không chịu nổi những lời bới móc, dè bỉu của họ. Năm trước, T. đạt học sinh giỏi bố mẹ T. không động viên lấy một câu, bố T. còn không tiếng lời chê: “Mày đừng tưởng vậy là giỏi rồi. Có mà đi xách dép cho anh Thắng con nhà bác Tiến” (anh họ T. là sinh viên trường đại học Y).

Hàng ngày, cứ ngồi vào bàn học là T. nghe bố mẹ “ca” điệp khúc dạy con bằng những bài chê bai rất nặng nề: “Mày kém như vậy không chịu học hành cho tử tế sau này chỉ có nước đi ăn mày” hoặc “Học hành kiểu gì, chờ xem có đỗ nổi đại học không rồi mới biết?”.

Chị Hoa, mẹ cháu T., còn khoe với đồng nghiệp: “Muốn con cố gắng thì phải chê thật nhiều” mà không nhận ra con mình đang yếu đi, lại thêm tâm lý chán nản, không còn muốn phát huy năng lực vì biết rằng mình cố gắng đến mấy đến mấy cũng sẽ bị óố mẹ chê.

Chê bai làm con kém đi

Quan niệm “thương cho roi cho vọt...” nên không ít ông bố mà mẹ cho rằng cứ phải thật khắt khe, chê bai thì con mới cố gắng, đạt được những thành tích tốt. Họ không nhìn vào điểm tốt để động viên con phát huy mà chỉ “săm soi” vào điểm yếu của con để bắt bẻ, chê bai với suy nghĩ như vậy điểm yếu của con sẽ được khắc phụ. Kèm theo đó nhiều ông bố bà thường đưa ra những tấm gương xuất sắc để dè bỉu, chê con kém mà không biết như vậy đang làm tổn thương con.

Thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng không ít ông bố bà mẹ rất kiệm lời khen mà thường chỉ nhìn vào điểm yếu của con với mục đích để mong con tốt hơn.

Tuy nhiên nếu các ông bố bà mẹ quá lạm dụng việc bai con thì đã vô tình gây ra tác dụng ngược. “Bị chê quá nhiều sẽ làm cho trẻ sẽ buồn chán và có suy nghĩ về bản thân rằng mình cái gì cũng yếu kém, chẳng làm được gì tốt. Nếu chê bai trẻ quá nhiều sẽ làm trẻ đánh mất dần sự tự tin ở bản thân, không còn muốn cố gắng”, ThS. Vy nhấn mạnh.

Chính vì thế, các ông bố mà mẹ phải cân nhắc mỗi khi lên tiếng chê bai con cái vì có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Khi con sai, cần phải nhẹ nhàng phân tích những điểm con chưa hoàn thành tốt và cùng tìm hướng khắc phục cho con. Bên cạnh đó, cũng cần biết tuyên dương, khen ngợi khi con đạt được một kết quả trong học tập hay một việc làm tốt nào đó theo hướng tạo động lực để con không ngừng cố gắng.
 
Hoài Nam (Dân Trí)

Bộ 60 đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2011 có đáp số

Bộ 60 đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2011 có đáp số, được biên soạn và chia sẻ bởi thầy Trần Sĩ Tùng, THPT Trưng Vương - Qui Nhơn - Bình Định. Thầy Tùng là người đã biên soạn nhiều tài liệu quý cho giáo viên và học sinh tham khảo.

(Click Fullscreen để xem toàn màn hình)

Bộ đề này theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ, tất cả đều có đáp số.

Click http://www.mediafire.com/?165yl74jc24cs1b để tải tài liệu.

Bộ 60 đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2011 có đáp số

Bộ 60 đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2011 có đáp số, được biên soạn và chia sẻ bởi thầy Trần Sĩ Tùng, THPT Trưng Vương - Qui Nhơn - Bình Định. Thầy Tùng là người đã biên soạn nhiều tài liệu quý cho giáo viên và học sinh tham khảo.
60 de on thi tot nghiep THPT 2011 co dap so, de thi thu tot nghiep 2011
Bộ đề này theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ, tất cả đều có đáp số. Tải file PDF ở đây: Download Bo 60 de on thi tot nghiep THPT 2011.

Đã đăng: 100 đề ôn thi tốt nghiệp THPT / 72 đề thi thử tốt nghiệp THPT / Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2010

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

33 dạng Toán khảo sát hàm số (phương pháp giải và bài tập)

33 dạng Toán khảo sát hàm số (phương pháp giải và bài tập). Một tập tài liệu bổ ích cho các thí sinh chuẩn bị thi Đại học 2011. Các dạng toán đều có phương pháp giải chi tiết. Hệ thống bài tập phong phú đa dạng.
33 dạng Toán khảo sát hàm số, luyện thi đại học 2011
Tải file PDF ở đây: 33 dang Toan khao sat ham so luyen thi Dai hoc 2011

Xem thêm: Các dạng Toán liên quan khảo sát hàm số Phần 1/ Bài toán liên quan khảo sát hàm số Phần 2

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Bộ đề trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 ôn thi Đại học 2011

Bộ đề trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 ôn thi Đại học 2011 gồm 3 phần:
Bộ đề trắc nghiệm môn Sinh ôn thi Đại học 2011
  1. Bộ 140 câu trắc nghiệm phần Tiến hóa ôn thi Đại học 2011: Download
  2. 191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12: Download
  3. 250 câu trắc nghiệm chương 3, 4, 5 môn Sinh lớp 12: Download
Xem thêm: Chuyên đề LTĐH môn Sinh / Đề thi thử môn Toán 2011 / Đề thi thử Đại học môn Hóa 2011

Gmail ra chức năng rút lại email đã gửi

Google ngày càng tỏ ra “tâm lý” khi liên tục tích hợp thêm những tính năng độc đáo trên các dịch vụ của họ. Lần này là rút lại một email đã gửi trên Gmail.

Gmail ra chức năng rút lại email đã gửi shopping entertainments
ảnh minh họa

“Đại gia’ tìm kiếm Google chuẩn gây thêm một sự ngạc nhiên cho thế giới công nghệ bằng việc tung ra “liều thuốc đặc trị” cho những người nghiện email. Các chuyên gia của trung tâm thí nghiệm Gmail (Gmail Labs) đang thử nghiệm một phương thức bắt buộc người dùng Gmail phải đứng dậy nghỉ ngơi 15’ bằng cách tạm khóa hoàn toàn đường truyền.

Trước đó, người dùng dịch vụ thư điện tử của hãng này đã có cơ hội thưởng thức tính năng “chống gửi email trong lúc say xỉn” bằng cách buộc người dùng phải giải một số phép toán đơn giản.

Với những người hay đãng trí, Gmail Labs cũng đưa ra dịch vụ “chống quên gửi file đính kèm” có tên là Forgotten Attachment Detector. Phương thức hoạt động của dịch vụ này khá đơn giản: một phần mềm được tích hợp sẵn trên Gmail sẽ tự động  quét qua toàn bộ nội dung bức email để ghi nhận có từ “attachment” (đính kèm) nào xuất hiện hay không. Nếu có và khi người dùng nhấn nút Send (gửi) mà không có file đính kèm, một hộp thoại tự động sẽ xuất hiện để hỏi lại người dùng có muốn đính kèm file hay không.

Ngày 19/3, các chuyên gia của Gmail Labs cũng vừa thông báo ra mắt tính năng rút lại thư đã gửi có tên là “Undo Send”. Trong khoảng thời gian 5 giây kể từ khi nhấn nút Send, chủ nhân của bức email có thể rút lại quyết định bằng việc bấm lại vào nút Undo Send.

Để sử dụng Undo Send, người dùng cần phải bật tính năng này lên trong phần Setting (Cài đặt) và khi nhấn vào nút Undo, bức email sẽ được thu hồi trở lại và đưa người dùng trở về với cửa sổ soạn thảo như ban đầu.

Michael Leggett – chuyên gia thiết kế và trải nghiệm người dùng của Gmail Labs cũng nhắc nhở rằng đó là cách duy nhất để lấy lại một bức thư điện tử nên người dùng phải suy nghĩ thật nhanh. Còn khi bức thư đã được gửi đi thành công, không còn cách nào để lấy lại.

Google đã phải đưa thêm tính năng này vào dịch vụ thư điện tử rất phổ biến của mình bởi một công trình nghiên cứu gần đây của hãng cho thấy có đến 87% các nhà quản lý hoặc lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng  họ gửi lầm email hoặc một dạng tin nhắn điện tử nào đó.

Ngoài tính năng lấy lại thư, trong ngày 19/3, Google cũng ra mắt một số dịch vụ khác đi kèm với Gmail như khả năng xem trước các đoạn video hay các bức ảnh trên YouTube, Picasa hay Flickr ngay bên trong bức thư.

Theo Xã luận

Tự động post bài viết từ blog của bạn lên Facebook, Twitter và Digg

Bạn thường làm thế nào khi muốn share 1 bài viết trên blog của bạn lên Facebook, twitter? Nếu bạn đang sử dụng cách copy paste hoặc sử dụng các plugin share thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian
1. Đối với FaceBook
Các bạn click
vào đây để và phần Editnotes của Facebook .
Phần nhập địa chỉ , bạn điền vào địa chỉ feed của mình , ví dụ như feed của tôi là:
http://toanhiephoa.blogspot.com/feeds/posts/default
Nhấn Start Importing để nhập dữ liệu từ blog của bạn thông qua feed sang Facebook .

Sau đó , Nhấn Continue để tiếp tục . Từ giờ Facebook sẽ tự động cập nhật bài viết của bạn .

2. Đối với Twitter
Sử dụng Feedburner của Google. Trong danh sách các Feed site mà bạn đã đăng kí , click chọn một feed của bạn -> chọn Publicize >> Socialize .

Tại đây , Bạn chọn Add Twitter Account , Sau đó nhập Username và Pass của tài khoản Twitter của bạn, nhấn Allow

Ở phần Formatting Options thì các bạn có thể để theo mặc định hoặc là chỉnh lại theo ý muốn của mình . sau cùng , bạn nhấn nút Active , tiếp đó nhấn Save.
3. Đối với Digg.com
Để tự động share bài lên digg.com bạn đăng nhập vào tài khoản -> chọn Import Feeds
Nhập feeds blog của bạn

Nhập feed của bạn -> chọn add feed, trong quá trình add feed digg.com sẽ yêu cầu bạn verify mã code có dạng
6ca1386293854e5d835d3f430df34700

<!––6ca1386293854e5d835d3f430df34700––>
Bạn chọn cái thứ 2 -> đăng nhập blog, tạo mới hoặc sửa bài viết nào đó gần đây nhất, và thêm code đó vào .
Lưu ý bài viết bạn sửa hoặc tạo mới phải sử dụng dưới dạng html, nếu là blog wordpress

Chọn done, vậy là xong.

Thủ thuật duyệt web với Firefox

Firefox hiện là trình duyệt được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, ngay từ lần đầu ra mắt nó đã chiếm được cảm tình của hầu hết người dùng internet. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến những thủ thuật có thể giúp nâng cao kinh nghiệm duyệt web của trình duyệt này. Trong bài viết sau chúng tôi sẽ trình bày tới các bạn một số phím tắt và thủ thuật ẩn trong firefox.

Thủ thuật duyệt web với Firefox

1. Thêm không gian cho màn hình

Bằng việc sử dụng các biểu tượng nhỏ sẽ giúp cho màn hình trong trình duyệt có thêm nhiều không gian hơn. Để làm điều này bạn vào View > Toolbars > Customize > Use small icons.

2. Sử dụng từ khóa

Bạn có thể thực hiện việc tìm kiếm được nhanh hơn bằng cách tùy chỉnh thanh tìm kiếm của firefox, nên áp dụng đối với những website mà bạn thường xuyên truy cập, chẳng hạn như quantrimang.com:

Mở website quantrimang.com, sau đó kích chuột phải vào khung tìm kiếm trên trang, chọn “Add a keyword for this search” trong danh sách các tùy chọn hiện ra và nhập một từ khóa bất kỳ vào đó (ví dụ: “QTM”). Vậy là từ lần sau mỗi khi bạn muốn truy cập vào trang quantrimang.com bạn chỉ cần gõ từ khóa “QTM” vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Bạn có thể thực hiện điều này tại hộp tìm kiếm của bất kỳ trang web nào bạn thích.

3. Các phím tắt

Trong firefox hỗ trợ một số phím tắt mà bạn có thể sử dụng để việc duyệt web được tiện lợi hơn:

* Spacebar: cuộn trang web xuống dưới.

* Shift + Spacebar: cuộn trang lên trên.

* Ctrl + F: tìm kiếm từ khóa trên trang đang xem.

* Alt + N: tìm từ tiếp theo.

* Ctrl + D: đánh dấu trang đang xem (bookmark).

* Ctrl + T: mở thêm thẻ mới trong trình duyệt.

* Ctrl + K: chuyển tới thanh công cụ tìm kiếm.

* Ctrl + L: chuyển tới thanh địa chỉ.

* Ctrl + =: tăng kích thước văn bản.

* Ctrl + –: giảm kích thước văn bản.

* Ctrl + W: đóng thẻ hiện hành.

* F5: làm tươi, tải lại trang.

* Alt + Home: vào trang chủ (đã được thiết lập cho trình duyệt).

4. Tính năng AutoComplete

Bạn có thể truy cập vào các website mà chỉ cần nhập tên của website đó mà không cần nhập “www” và phần tên miền vào thanh địa chỉ, để làm điều này bạn nhập tên của trang web và làm theo cách sau:

Để thêm phần “.net” ấn Shift + Enter, thêm “.com” ấn Ctrl + Enter và thêm “.org” ấn Ctrl + Shift+ Enter.

Ví dụ: để vào trang quantrimang.com, tại thanh địa chỉ của trình duyệt firefox bạn nhập quantrimang sau đó ấn Ctrl + Enter.

5. Di chuyển giữa các tab

Bạn cũng có thể sử dụng bàn phím để di chuyển giữa các tab.

* Ctrl + Tab: chuyển tới tab kế tiếp.

* Ctrl + Shift + Tab: lùi lại tab bên trái.

* Ctrl +1-9: chọn nhanh tab thứ 1-9.

6. Sử dụng phím chuột giữa (nút cuộn chuột)

* Kích vào 1 liên kết bất kỳ để mở trong tab mới.

* Giữ Shift và cuộn chuột lên để chuyển tới trang tiếp theo.

* Giữ Shift và cuộn chuột xuống để chuyển tới trang trước đó.

Chú ý: hai chế độ này chỉ có tác dụng đối với những trang đã được mở trong cùng tab.

* Giữ Ctrl và cuộn chuột lên để tăng kích thước văn bản.

* Giữ Ctrl và cuộn chuột xuống để giảm kích thước văn bản.

* Kích vào một tab bất kỳ để đóng tab đó lại.

7. Xoá lịch sử các trang đã xem

Bạn có thể xem lịch sử những trang web đã xem bằng cách ấn Ctrl + Shift + H, sau đó chọn trang bạn muốn xóa và ấn nút Delete.

Đ.Hải - Quản trị mạng (nguồn Tipsotricks)

Thiết lập thời gian Shutdown hoặc Hibernate cho máy tính

Đối với nhiều người dùng máy tính chắc hẳn rất quan tâm và muốn biết làm thế nào để máy tính có thể tự tắt nguồn (shutdown) hay chuyển sang chế độ ngủ đông (hibernate) theo khoảng thời gian được định sẵn. Cách đơn giản nhất để làm điều này là thiết lập cho các cửa sổ ứng dụng đang mở sẽ tự động đóng lại và máy tính sẽ shut-down hoặc chuyển sang chế độ hibernate sau một thời gian xác định thông qua việc cài đặt trong Power Option.

Sở dĩ chúng tôi đưa ra lựa chọn Power Option bởi giải pháp này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn Windows sẽ tự shut-down vào thời gian cụ thể mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào, chẳng hạn như 3 giờ sáng – khi mà bạn có thể ngủ quên trên bàn phím.

Các bước thực hiện:

1. Khởi động Windows Task Scheduler bằng cách kích vào Start và nhập từ khóa Task hoặc Schedule vào khung tìm kiếm Search programs and files.

2. Trong menu Action chọn Create Basic Task để mở Task Wizard.

3. Nhập tên của công việc bạn sẽ làm (VD: Auto shutdown) và ấn Next.

4. Chọn thời điểm tiến hành công việc. Ở đây chúng tôi chọn Daily, sau đó ấn Next.

5. Tiếp theo bạn chọn thời gian muốn máy tính sẽ shut-down. Ví dụ 2 giờ sáng rồi ấn Next.

6. Tại đây Windows sẽ yêu cầu chọn một công việc sẽ chạy, bạn ấn Start a Program sau đó ấn Next.

7. Trong mục program nhập shutdown.

8. Trong mục Add argument nhập: -h t 60 f (hoặc -s t 60 f ). Phần đối số này có ý nghĩa là sau 60 giây mọi hoạt động sẽ dừng lại, các ứng dụng đang chạy sẽ được tắt và máy tính chuyển sang chế độ ngủ đông (hibernate).

9. Ấn tiếp Next

10. Cuối cùng chọn Finish.

Các tùy chọn Shutdown

s = shutdown

h = hibernate

l = logoff

t xxx – với xxx là khoảng thời gian còn lại (trước khi thực hiện lệnh nào đó).

f – tắt các ứng dụng đang chạy.

p – Thực thi lệnh mà không có thời gian chờ hay cảnh báo.

Sửa các danh mục đã thiết lập

Nếu bạn muốn sửa hoặc xóa các mục đã tạo, chỉ cần mở cửa sổ task scheduler và kích vào phần “task scheduler library” ở thanh bên trái. Tại đây sẽ liệt kê danh sách những lịch trình mà bạn đã tạo như “Auto shutdown”. Chúc các bạn thành công!

Đ.Hải - Quản trị mạng (nguồn MintyWhite)

Lưu ý khi viết hồ sơ đăng kí dự thi Đại học Cao Đẳng năm 2011

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011 bắt đầu từ ngày 14/3 đến 14/4. Các thí sinh tự do nộp tại các địa điểm sở GD-ĐT qui định từ 15/4 đến 21/4. Để tránh thiếu sót trong khai hồ sơ, thí sinh lưu ý những điểm sau đây:
huong dan viet ho so dang ki du thi dai hoc 2011, phieu du thi Dai hoc 2011

Mỗi thí sinh có 3 nguyện vọng


Thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ ĐKDT vào trường đó; Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng 1 vào trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

5 yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ ĐKDT, ĐKXT


Bộ GD-ĐT quy định Hồ sơ ĐKDT đầy đủ gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2; Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường); Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các sở GD&ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) gồm có: Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp (có đóng dấu đỏ của trường). Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, hồ sơ ĐKXT và lệ phí tuyển sinh

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của Sở GD-ĐT. Các Sở GD-ĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT cho các trường.

Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.

Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung.

Những thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT; đạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.
Về thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT: Theo đúng thời hạn quy định trong lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh,…

Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của lịch công tác tuyển sinh, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
MathVn.Com (Dân Trí)

Bài đăng phổ biến