Người giáo viên sẽ gặp nhìêu khó khăn nếu kết quả học sinh mà họ dạy không đạt tới các chì tiêu ảo tửơng - chỉ vì họ trung thực! Họ sẽ bị đem ra so sánh , kỉểm đỉểm , rồi thanh tra ...Theo cái nếp quản lý như vậy, căn bệnh thành tích trong giáo dục ngày càng phát triển và không thúôc chữa
Bạn đọc Hoang Thien:
Nói riêng về trình độ công nghệ thông tin (CNTT), có những giáo viên còn thua cả học sinh lớp 1. Có phải đây là một trong những lý do khiến cho giáo viên ngại sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và ngụy biện rằng việc áp dụng CNTT vào giảng dạy chỉ thêm phức tạp và không đem lại lợi ích thiết thực. Thật ra, CNTT không có tội, tội là ở anh giáo viên lười biếng không tự học, tự hoàn thiện mình.
Bạn đọc Ngo Thanh Huong:
Hiện nay, để hòa mình với xu thế phát triển của xã hội, ngành giáo dục cần phải có sự đổi mới. Có rất nhiều vấn đề cần phải đổi mới ở đây từ cách quản lý, tổ chức, chương trình đào tạo, giáo trình, sách giáo khoa... Và một trong những vấn đề chủ chốt là thay đổi phương pháp giảng dạy thì chất lượng giáo dục mới tăng lên được. Tôi là một giáo viên và có thể khẳng định rằng với một bài giảng nếu giảng theo cách truyền thống đọc-chép, thay vào đó là một phương pháp giảng dạy khoa học hơn, chất lượng bài giảng có thể tăng từ 30% đến 60%. Vấn đề đặt ra ở đây là để làm được một bài giảng chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất nhiều và học sinh cũng phải có sự chuẩn bị các nội dung giáo viên yêu cầu cho bài học mới.
Phương pháp dạy học mới rất nhiều, chung lại đó là phương pháp "lấy người học làm trung tâm'. Về mặt lý thuyết là rất tốt. Tuy nhiên khi thực hiện có một số điểm không phù hợp, ví dụ như phương pháp thảo luận nhóm mà tác giả đã đưa ra. Theo tôi, nguyên nhân là các em chưa làm quen với phương pháp này từ bé nên ý thức thực hiện, tổ chức, kỷ luật còn kém và một trong những nguyên nhân chủ yếu là các em chưa chuẩn bị bài ở nhà và có thể là các vấn đề mà giáo viên đưa ra là chưa hay, chưa hấp dẫn đươc các em tham gia.
Để thực hiện được một bài giảng hay là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Với đồng lương ít ỏi của mình, thật khó có thể thực hiện được một bài giảng hay mà là giáo viên ai cũng mong muốn mang lại cho học sinh của mình.
Tôi đưa ra một sáng kiến để thực hiện tốt công cuộc cải cách phương pháp giảng dạy với các trường phổ thông là Bộ giáo dục tổ chức một cuộc thi SÁNG TÁC CÁC BÀI GIẢNG HAY cho các bài học điển hình của các môn học. Thiết nghĩ sẽ có rất nhiều giáo viên tham gia, ban tổ chức sẽ lựa chọn các bài giảng hay làm bài giảng mẫu cho các giáo viên tham khảo và thực hiện phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
"Không có phương pháp hay hoặc dỡ , vấn đề là áp dụng như thế nào " , nhu tác giã đã viết , thật ra chĩ đúng 50 % , vì phương pháp hay cũng chỉ đúng 50 % . Không có gì tuyệt đối hay 100% mẫu mực cã trong cách thức giãng dạy . Tôi cũng đã dạy về môn viễn thông tại Trường Kỹ sư và trường đại học chuyên nghiệp trung cấp ỡ Saigon trước năm 1975 vài năm và 18 năm dạy điện tữ ỡ Mỹ ; từ Lesson Plan đến Teaching Method , tôi linh động theo trình đô chung cũa sinh viên trong lớp , nhưng tôi vẫn bám sát chương trình học cũa nhà trường cũa Bộ Giáo duc . Tôi luôn luôn cố gắng thực hiện cái nguyên tắc tôi đặt ra cho tôi là " dạy sao cho SV sau khi bước khõi lớp học thì không ai hiểu lơ mơ về những kiến thức được học hoặc còn thắc mắc mà chưa được giải đáp " ! Khi tôi làm việc ỡ các công ty điện tữ ỡ Mỹ , tôi vẫn vừa là một chuyên viên vừa là một thầy giáo cho những chuyên viên trẽ mới vào làm việc trong công ty , việc này là do Head Of Department cũa công ty giao phó . Chính những kinh nghiệm làm việc và huấn luyện như thế đã giúp tôi thành công trong việc dạy học 18 năm ỡ Mỹ.
Theo tôi suy nghĩ, nên đổi mới PPDH từng bước một, chúng ta không nên quá kỳ vọng vào việc đổi mới toàn diện. Việc này đã đưa ra bàn thảo nhiều lắm rồi, cũng có thực hiện rồi nhưng kết quả là gì?! Con cháu chúng ta “được” mang thêm nhiều sách vở hơn, thời gian học thì nhiều hơn, kiến thức thì mỏng đi, đạo đức thì xuống cấp ....
Hãy nhìn thẳng vào thực tế, trình độ giáo viên đa số là cực thấp (thấp từ đầu vào sư phạm) thì làm sao có đủ trình độ mà đổi mới chứ? PPDH thì khô cứng, nội dung bài học thì nhàm chán.
Hãy xem những bài văn đưa vào sách giáo khoa như Chí Phèo, chị Dậu... thực sự đã không còn phù hợp nữa, chỉ nên đọc thêm để biết thôi. Hãy mạnh dạn đưa những tác phẩm mới, cả văn học nước ngoài vào chương trình đổi mới.
Hãy dạy những gì thực sự cần thiết cho hiện tại và tương lai của các cháu, đó là : đạo đức, tình người, bản lĩnh, tầm nhìn .... Những gì đã qua thì ta chỉ nhắc lại vừa đủ thôi, đừng bắt con cháu phải sống mãi với thời chiến tranh, thời bao cấp, thời nô lệ… Thử hỏi tính cách Chí Phèo có còn phù hợp không? nhưng nó ảnh hưởng ghê gớm, cho nên bây giờ vẫn còn xuất hiện nhiều “chí phèo” trong xã hội!
LTS Dân trí - Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đúng là phải có giải pháp đồng bộ nhiều mặt, từ việc nâng cao trình độ, phẩm chất của đội ngũ giáo viên, đến việc đổi mới nội dung chương trình đi đôi với cải tiến phương pháp giảng dạy cũng như cách thức kiểm tra, thi cử và tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học.
Nói riêng về đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều ý kiến tham gia thảo luận cho rằng không nên áp dụng đồng loạt phương pháp mới cho mọi đối tượng học sinh và mặt khác nội dung chương trình cần tinh giản hơn mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp mới.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa đành chịu giẫm chân tại chỗ với cách giảng dạy cũ, nặng về truyền đạt một chiều, không coi trọng đúng mức việc phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong những hoàn cảnh giống nhau, vẫn có những thầy giáo giỏi biết làm cho giờ học trở nên sinh động nhờ thực hiện tốt “Văn hóa Hỏi-Đáp” trong giờ học.
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét