Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 trường PT Năng khiếu Tp HCM năm học 2011-2012

Năm học 2011-2012 có tổng cộng 3.729 thí sinh thi vào trường THPT Năng Khiếu Tp HCM. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển vào là 450 học sinh.
Trường đã công bố điểm thi và điểm chuẩn vào các lớp chuyên năm học 2011-2012 (điểm chuẩn xem ảnh dưới đây, điểm thi download theo link ở cuối bài viết):
Diem chuan PTNK 2011
Để biết mình có đỗ vào lớp 10 của trường PTNK năm nay hay không, các thí sinh hãy tra điểm thi của mình tại đây: Download diem thi PTNK 2011

Tuyển sinh lớp 10 Huế 2011: Đáp án, thang điểm môn Toán

Kỳ thi vào lớp 10 ở Huế được tổ chức vào 24,25/6/2011. Hiện nay, Sở GD-ĐT đang tiến hành chấm thi và ngày mai sẽ hoàn tất công việc này. Dự kiến, mùng 3 tháng 7 năm 2011, Sở GD-ĐT sẽ công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10.
Bài viết này sẽ giới thiệu đáp án, thang điểm môn Toán để các thí sinh có thể kiểm tra xem mình được bao nhiêu điểm.
Tải đề thi, đáp án, biểu điểm ở đây: Download.

Riêng đề thi, các bạn có thể xem trực tiếp dưới đây:
Dap an mon Toan tuyen sinh 10 thanh pho Hue

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Giáo sư Ngô Bảo Châu đến HUẾ

Giao su Ngo Bao Chau den Hue
Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ đến HUẾ vào ngày 1/7/2011
Hội Toán học Huế xin thông báo
GS. Ngô Bảo Châu, nhà Toán học Việt Nam đầu tiên nhận huy chương Fields, một trong các huy chương danh giá nhất của Toán học, sẽ đến thăm, làm việc với Đại Học Huế, trường Đại Học Sư Phạm Huế và có buổi nói chuyện, giao lưu với sinh viên khoa toán, cán bộ giảng dạy toán của Đại học Huế, học sinh chuyên toán cũng như giáo viên Toán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Buổi nói chuyện và giao lưu của giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ được tổ chức tại Phòng hội tầng 3, khu nhà hiệu bộ, trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Huế, 32 Lê Lợi Huế, vào lúc 15g00 ngày 01/07/2011.
Chuyến viếng thăm và làm việc của GS. Ngô Bảo Châu là cơ hội quý giá của những người nghiên cứu và giảng dạy Toán trên địa bàn Tỉnh. Buổi nói chuyện và giao lưu là dịp cho cán bộ trẻ, sinh viên, học sinh PTTH có cơ hôi giao lưu và và học hỏi kinh nghiệm học tập và nghiên cứu Toán từ nhà Toán học Ngô Bảo Châu.

Kính mời tất cả quý đồng nghiệp, sinh viên toán và học sinh chuyên toán tham dự.

Thông báo này thay cho giấy mời.
Huế ngày 27 tháng 06 năm 2011
Tổng Thư ký HTH Huế
PGS.TS. Đoàn Thế Hiếu

Liên hệ: Đoàn Thế Hiếu, Khoa Toán, ĐHSP Huế, email: dthehieu@yahoo.com.

Cập nhật ngày 2/7/2011:
“Muốn giỏi chúng ta phải có niềm đam mê. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2004, tôi đã từng gặp những khó khăn thậm chí có thể bỏ dở công việc nghiên cứu toán học… Niềm đam mê cùng với sự kiên trì, tự tin trước mọi vấn đề sẽ giúp bạn thành công”.

Đó là lời khuyên của GS Ngô Bảo Châu - chủ nhân giải thưởng toán học Fields danh giá dành cho sinh viên ĐH Sư phạm Huế trong buổi giao lưu chiều hôm qua 1/7.



Buổi giao lưu nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của GS Toán học Ngô Bảo Châu tại ĐH Huế ngày 1/7. Tại buổi làm việc, sau khi nghe giám đốc ĐH Huế - PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn giới thiệu khái quát về ĐH Huế, GS Ngô Bảo Châu khẳng định cần có các bước để xây dựng ĐH Huế lớn mạnh xứng đáng là trung tâm đào tạo nhân lực cho miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, nên tập trung đầu tư cho các dự án, đề án nghiên cứu khoa học; quan tâm chú ý đến giáo dục người trẻ và tiếp nhận người trẻ.
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn bày tỏ mong muốn GS Ngô Bảo Châu sẽ tạo điều kiện để những người nghiên cứu, giảng dạy môn Toán trên địa bàn tỉnh và sinh viên ĐH Huế có nhiều cơ hội tiếp cận với toán học hiện đại. Và hỗ trợ để các giảng viên tại Huế có điều kiện tham dự những hội nghị toán học trong nước và quốc tế, được đi đào tạo ở các trung tâm toán học lớn trên thế giới nhằm giúp ngành Toán học ở Huế phát triển.

Chiều cùng ngày, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện về toán học và giao lưu với đông đảo HS, SV tại Trường ĐH Sư phạm Huế. Tại buổi nói chuyện, GS Ngô Bảo Châu đã trình bày bài giảng về chủ đề “Dựng hình bằng thước kẻ và compa”.

Trong phần giao lưu, các HS, SV và nhiều giảng viên trẻ Trường ĐH Sư phạm Huế đã đặt nhiều câu hỏi với GS Ngô Bảo Châu về những khó khăn trong việc chứng minh Bổ đề cơ bản; những yếu tố dẫn đến niềm đam mê của GS đối với toán học; kinh nghiệm giải những bài toán khó, cách học toán hiệu quả...

GS Ngô Bảo Châu đã trả lời những câu hỏi và đã có nhiều chia sẻ về việc học tập, nghiên cứu toán học và những ước mơ, quan điểm sống của mình. GS Ngô Bảo Châu cũng cho biết về những hoạt động sắp tới của Viện nghiên cứu cao cấp về toán mà GS vừa được bổ nhiệm làm giám đốc khoa học…

Trong buổi chiều giao lưu với SV, có nhiều ý kiến hỏi của các bạn HS, SV về việc làm thế nào để học tốt môn Toán cũng như bí quyết của GS trong việc giải mã những vấn đề lớn của toán học. GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Muốn giỏi chúng ta phải có niềm đam mê. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2004, tôi đã từng gặp những khó khăn thậm chí là có thể bỏ dở công việc nghiên cứu toán học, Tuy nhiên khi được các thầy giáo của mình ở Pháp cho những lời khuyên bổ ích, tôi đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với toán học. Niềm đam mê cùng với sự kiên trì, tự tin trước mọi vấn đề sẽ giúp bạn thành công”.

Theo GS Châu, hiện nay nhiều gia đình hay áp đặt các em học sinh từ lúc học cấp 3 thường định hướng thi vào những ngành mà khi ra trường công việc được dễ dàng thuận lợi. Đó là một trong những nguyên nhân đẫn đến tỷ lệ sinh viên đăng ký thi tuyển vào ngành Toán và Toán - Tin trong những năm gần đây tại các trường đại học ở nước ta có xu hướng giảm nhiều. Cũng có rất ít cán bộ trẻ được đào tạo tu nghiệp ngành Toán ở nước ngoài khi ra trường lại không muốn về nước làm việc vì điều kiện học nước ngoài thường khác hơn so với điều kiện nghiên cứu trong nước.

Về sự phát triển của ngành Toán, GS cho biết “Trong thời gian tới, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán Việt Nam sẽ tập hợp các giáo sư Toán tại trường đại học lớn ở TPHCM, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Hà Nội cùng nhau ngồi lại bàn luận, nhìn nhận các vấn đề khó khăn đang đặt ra cho việc nghiên cứu toán học tại Việt Nam để tháo gỡ nhằm tiến tới phát triển ngành Toán lên một tầm vóc mới”.

Ảnh: Lao Động, Bài: Dân Trí

Đáp án đề thi TOÁN khối A năm 2011 - XEM và DOWNLOAD

Tags: Dap an de thi Dai hoc mon Toan khoi A 2011, De thi mon Toan khoi A nam 2011

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN KHỐI A 2011 CỦA BỘ GD-ĐT: DOWNLOAD
de thi dai hoc mon toan khoi a 2011
Đề thi chính thức môn Toán khối A năm 2011 (Bộ GD-ĐT)

XEM THÊM: Đáp án đề thi ĐH môn VẬT LÝ khối A năm 2011 / Thi Đại học khối A 2011: Đáp án môn HÓA tất cả mã đề.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Tài liệu ôn thi CÂU IV môn Toán khối A, B, D

Tiếp tục các bài viết tổng hợp chuyên đề luyện thi Đại học câu I, câu II, câu III là bài viết tuyển tập các tài liệu ôn thi CÂU IV môn Toán khối A, B, D năm 2011.
on thi cau iv mon toan, tai lieu luyen thi dh mon toan
Câu IV (1 điểm): Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Theo cấu trúc đề thi, câu IV là một bài toán về hình học không gian thuần túy, nội dung chủ yếu nằm ở nửa sau chương trình lớp 11 và nửa đầu chương trình hình học 12. Đây là một câu "khó xơi" theo cách nghĩ của nhiều thí sinh. Vì vậy, để nắm chắc kiến thức phần này, các em cần ôn tập lại các kiến thức cơ bản về HHKG, sau đó làm các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Sau đây là các chuyên đề giúp thí sinh ôn thi câu IV:
  1. Hình học 10, 11, 12 toàn tập (Chuyên đề Luyện thi Đại học 2011)
  2. Giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ
  3. Kinh nghiệm giải toán Hình học không gian lớp 11
  4. Chuyên đề thể tích khối đa diện - khối tròn xoay và 260 bài tập
  5. Chuyên đề THỂ TÍCH (Lý thuyết, ví dụ và bài tập) - HAY
  6. 200 bài toán thể tích (Hình học 12)
  7. Bài tập Hình học không gian 11
  8. Bài toán xác định thiết diện hình chóp (Hình học 11)
  9. Chuyên đề Quan hệ vuông góc trong không gian
  10. Chuyên đề Thể tích khối đa diện - LTĐH
  11. Tuyển tập các bài toán Hình học trong đề thi Đại học 2002-2010
XEM THÊM: Luyện thi CÂU I trong đề thi Đại học khối A, B, D / Ôn thi CÂU II đề thi Đại học môn TOÁN khối A, B, D / Luyện thi CÂU III (giới hạn, tích phân) trong cấu trúc đề thi.

Luyện thi CÂU III (giới hạn, tích phân) trong cấu trúc đề thi

Trong hai bài viết trước, chúng tôi đã tổng hợp các chuyên đề giúp học sinh 12 luyện thi câu I và ôn thi câu II trong cấu trúc đề thi Đại học môn Toán khối A, B, D (cấu trúc này được áp dụng từ năm 2009 đến nay).
Bài viết này sẽ tiếp tục cung cấp đến các thí sinh các chuyên đề phục vụ cho việc luyện thi câu III.
luyen thi cau iii mon toan
Câu III trong đề thi môn Toán khối A năm 2010
Câu III trong cấu trúc đề thi ĐH gồm có các phần sau:
Câu III (1 điểm):
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Phần này chiếm 1 điểm và từ trước tới nay, chưa ra phần "Giới hạn". Tất cả các đề thi ĐH môn Toán đều xoay quanh vấn đề tích phân. Tuy nhiên có thể một ngày đẹp trời nào đó ý tưởng về một bài toán giới hạn lại lóe lên trong đầu các vị ra đề! Vì vậy, các sĩ tử không nên bỏ sót một phần nào trong các nội dung trên.
Để ôn tập tốt phần này, các bạn dùng các tài liệu sau đây (click vào các link để download):
  1. Phương pháp khử dạng vô định trong giới hạn hàm số (Lý thuyết, ví dụ, bài tập có lời giải)
  2. Bài tập GIỚI HẠN dãy số - Giới hạn hàm số - Hàm số liên tục (kiến thức cơ bản)
  3. Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng - Trần Sĩ Tùng
  4. Bài giảng Tích phân của thầy Phạm Kim Chung - Nghệ An
  5. Các phương pháp tính tích phân điển hình - Nguyễn Văn Cường
  6. Vài mẹo nhỏ khi tính Tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần
  7. Các phương pháp tính Tích phân - Vũ Sỹ Minh
  8. Chuyên đề Tích phân hàm lượng giác - Nguyễn Thành Long
  9. Tích phân hàm "nhị phân thức" - Nguyễn Thành Long
  10. Giải toán Tích phân bằng nhiều cách - Nguyễn Thành Long
  11. Tích phân từng phần trong đề thi tuyển sinh Đại học
  12. 400 bài toán Tích phân hàm lượng giác có lời giải
  13. Một số kinh nghiệm về cách tính tích phân - Nguyễn Hữu Thanh
  14. Tuyển tập các bài toán TÍCH PHÂN trong đề thi Đại học 2002-2010

Đã đăng: Luyện thi CÂU I trong đề thi Đại học khối A, B, D / Ôn thi CÂU II đề thi Đại học môn TOÁN khối A, B, D

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Ôn thi CÂU II đề thi Đại học môn TOÁN khối A, B, D

Trước đây, chúng tôi có tổng hợp một số tài liệu luyện thi câu II (câu 2) trong đề thi Đại học môn Toán. Hôm nay mathvn.com sẽ bổ sung thêm một số chuyên đề hữu ích cho việc ôn thi câu II đề thi ĐH môn Toán khối A, B, D.
on thi cau ii mon toan, luyen thi cau ii mon toan khoi a b d
Nội dung câu II trong đề thi ĐH khối A năm 2010
Theo cấu trúc đề thi Đại học môn Toán, câu II sẽ chiếm 2 điểm:
Câu II (2 điểm):
- Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Để ôn tập tốt các nội dung trên, thí sinh cần có các tài liệu sau đây:
  1. Kỹ thuật giải nhanh phương trình lượng giác ôn thi ĐH - Nguyễn Thành Long
  2. Phương trình lượng giác trong đề thi Đại học 2002-2010
  3. Phương trình, bpt, hpt vô tỉ luyện thi ĐH - Cao Hoàng Nam
  4. Sử dụng lượng liên hiệp để giải phương trình vô tỉ - Nguyễn Văn Cường
  5. Phương pháp giải hệ phương trình không mẫu mực - Hồ Đình Sinh
  6. Giải phương trình, hệ pt bằng phương pháp đồ thị
  7. Chuyên đề HỆ PHƯƠNG TRÌNH bồi dưỡng học sinh giỏi - Phạm Kim Chung
  8. Các chủ đề luyện thi câu II (khá đầy đủ)
  9. Tài liệu ôn thi câu II đề thi ĐH môn Toán khối A, B, D - Nguyễn Tất Thu
Liên quan đến phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, chúng ta còn một lớp nữa là mũ, logarit. Các năm trước, mũ và logarit không ra ở câu II mà ở câu VIIb. Bạn đọc có thể tìm và download hàng ngàn bài toán mũ và logarit (có lời giải) ở đây.

Xem thêm: Luyện thi CÂU I trong đề thi Đại học khối A, B, D / Tài liệu ôn thi Đại học môn Toán khối A, B, D năm 2010 (theo cấu trúc đề thi).

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Thi thử môn Toán khối A - THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình (có đáp án, biểu điểm)

Bài viết này sẽ giới thiệu đề thi thử môn Toán khối A trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình. Đề được soạn thảo bởi thầy Dương Văn Thanh vào tháng 6/2011, có đáp án và biểu điểm chi tiết.
Kì thi đại học 2011 đang cận kề, các thí sinh có thể thử sức mình với đề thi này trong vòng 180 phút, sau đó hãy dò đáp án xem mình được bao nhiêu điểm.
Tải đề thi thử + đáp án, biểu điểm: Download.

Riêng đề thi, các bạn có thể xem trực tiếp dưới đây:
de thi thu mon toan khoi a, nguyen duc canh thai binh, dap an de thi dai hoc mon toan khoi a

PT, BPT, Hệ phương trình Vô tỉ Luyện thi Đại học

PT, BPT, Hệ phương trình vô tỉ luyện thi Đại học. Một chuyên đề tổng hợp của Cao Hoàng Nam, tác giả chia sẻ trên thư viện bài giảng điện tử. Đây là một tập tài liệu hữu ích cho các thí sinh đang ôn thi ĐH môn Toán với một lượng bài tập (có lời giải) phong phú.
pt, bpt, he pt vo ti, luyen thi dai hoc mon toan 2011

Tải file pt, bpt, he phuong trinh vo ti luyen thi DH 2011: Download.

Xem thêm: Luyện thi CÂU I trong đề thi Đại học khối A, B, D / Ôn thi CÂU II đề thi Đại học môn TOÁN khối A, B, D / Luyện thi theo cấu trúc môn Toán A, B, D

Luyện thi CÂU I trong đề thi Đại học khối A, B, D

Chỉ còn một tuần nữa là các thí sinh sẽ bước vào đợt thi đầu tiên (dành cho khối A, V) của kì thi tuyển sinh Đại học năm 2011.
Tài liệu luyện thi Đại học môn Toán được Mathvn.com cung cấp khá đầy đủ, tuy nhiên nhiều bạn chưa biết cách tìm kiếm tài liệu trên website này. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu giúp học sinh ôn thi câu I trong cấu trúc đề thi Đại học khối A, B, D.
Câu I (2 điểm):
- Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)...
Để ôn thi phần này, các thí sinh cần có các tài liệu sau đây (click vào các link màu xanh để download):
  1. 33 dạng toán liên quan khỏa sát hàm số (phân dạng và cách giải)
  2. Bộ 50 câu hỏi phụ trong khảo sát hàm số với lời giải chi tiết
  3. Bài toán liên quan khảo sát hàm số (phần I)
  4. Bài toán liên quan khảo sát hàm số (phần II)
  5. Tuyển tập các bài toán khảo sát hàm số trong đề thi ĐH 2002-2010
  6. Đề thi và đáp án môn Toán khối A, B, D từ 2002-2010
  7. Bài tập KHẢO SÁT HÀM SỐ luyện thi Đại học 2012 (mới bổ sung)
  8. Bài toán liên quan khảo sát hàm số ôn thi Đại học 2012 (HAY) (mới bổ sung)

Xem thêm:
Ôn thi CÂU II đề thi Đại học môn TOÁN khối A, B, D / Tài liệu ôn thi ĐH môn Toán theo cấu trúc đề thi.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Tra điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2011 ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh

Theo dự kiến, điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2011 tại Tp. HCM sẽ được công bố vào ngày 3/7/2011. Ngày 4.7, Sở GD-ĐT Tp Hồ Chí Minh sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường chuyên. Đến 17.7, công bố toàn bộ điểm chuẩn vào các trường THPT trên địa bàn thành phố.
Vào nửa đầu tháng 7, hầu hết các Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2011-2012. Đối với Hà Nội, điểm thi lớp 10 sẽ công bố muộn nhất vào ngày 10/7/2011. Xem điểm thi ở các link ở cuối bài viết!
tra diem thi tuyen sinh lop 10 nam 2011, xem diem thi vao lop 10 nam hoc 2011-2012, ha noi, tp hcm
Đến 2/7/2011, đã có Sở GD-ĐT TpHCM công bố điểm thi vào lớp 10. Xem điểm thi ở các bài dưới đây:
Ngày 7/7/2011, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2011-2012: Download

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Phá sản “hai không”?

"Chúng ta đang chống lại bệnh thành tích nhưng cách đánh giá hiện nay (qua thi cử, qua các chỉ tiêu, tỉ lệ) khiến các địa phương phải chạy theo thành tích", ông Hồ việt Hiệp, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, nhận định.

Hơn 50 tỉnh thành có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp trên 90%. Dẫn đầu là Nam Định với tỉ lệ 99,89%. Cũng ở tỉnh này, 100% học sinh hệ giáo dục thường xuyên đậu tốt nghiệp. Nhiều chuyên gia giáo dục đặt vấn đề có cần phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp như hiện nay.

Học sinh Trường Marie Curie, TP.HCM chúc mừng nhau sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp - Ảnh: Như Hùng

Theo số liệu Tuổi Trẻ thu nhận được, khoảng 37 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 95%, trong đó có 12 tỉnh thành tốt nghiệp đạt trên 99%. Dẫn đầu là Nam Định 99,89%, kế tiếp là Ninh Bình 99,78%.

Vụ "bắt tay" nới lỏng chấm thi tốt nghiệp:

Chưa kết luận vì nhạy cảm

Hôm qua 21-6, Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của các tỉnh ĐBSCL về việc tổ chức họp thống nhất phương án chấm các môn thi tự luận. Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp để phân tích tình hình trên cơ sở các báo cáo của các tỉnh, nhưng do đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi của nhiều thí sinh nên Bộ GD-ĐT chưa thể có kết luận về việc này.

Tăng trên 68%

Đáng nói là những tỉnh thuộc các khu vực khó khăn năm nay có tỉ lệ tốt nghiệp nhảy vọt. 12/13 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm nay đều có tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT từ trên 91% trở lên.

Gây ngạc nhiên cho nhiều người là Tuyên Quang với tỉ lệ 99,76%, vươn lên đứng thứ ba cả nước. Điện Biên từ một tỉnh đứng thứ 63 cả nước năm 2010 với 71% đậu tốt nghiệp thì năm nay vươn lên 95,65%. Sơn La từ vị trí cuối bảng xếp hạng năm 2009, sau hai năm cũng vọt lên 97,79%. Bắc Kạn tuy là tỉnh duy nhất của khu vực miền núi phía Bắc đạt kết quả tốt nghiệp dưới 90% (88,70%) nhưng so với năm 2010, tỉ lệ này đã tăng gần 20%.

Khu vực ĐBSCL năm nay cũng có tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT tăng cao với 10/12 tỉnh có kết quả tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó có ba tỉnh đạt trên 97%. Hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre có tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực (86,56% và 84,15%) nhưng so với chính các tỉnh này năm 2010 cũng cao hơn. Trong đó, Bến Tre là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL không tham gia thỏa thuận hướng dẫn chấm thi các môn tự luận (tỉnh còn lại là Tiền Giang). Ở khu vực này, Hậu Giang là tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp tăng nhiều nhất, từ 88,67% lên 97,97%.

Ở hệ giáo dục thường xuyên, tỉ lệ tốt nghiệp năm nay còn tăng rõ hơn. Trong số các tỉnh thành đã gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT, có khoảng 31 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp đạt từ 91% trở lên, trong đó có 12 tỉnh thành đạt 99% trở lên. Nam Định đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100% ở hệ giáo dục thường xuyên. Theo số liệu từ các tỉnh thành, tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên năm nay tăng từ 15% đến trên 60%. Điển hình là Điện Biên có tỉ lệ tốt nghiệp 88,86%, tăng trên 68% so với năm 2010.

Trong số các tỉnh có báo cáo, chỉ có hai tỉnh là An Giang và Tiền Giang năm nay có tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên dưới 50%. Nhiều tỉnh thành có nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên tốt nghiệp 100%, như Bắc Giang 11/16 trung tâm, Ninh Bình 6/8 trung tâm, Bắc Ninh 6/14 trung tâm.

Tỉ lệ có từ đầu năm

Tỉ lệ tốt nghiệp cao hẳn nhiên tỉnh nào cũng vui. Nhưng đã đến lúc không còn nhiều người dám tin tỉ lệ này phản ánh được hiệu quả giáo dục tỉnh đó. Bởi lẽ, nói như một giám đốc sở phía Nam, “nếu coi tỉ lệ đậu là hiệu quả giáo dục, bộ nên tuyên dương những nơi có tỉ lệ tốt nghiệp giáo dục thường xuyên xấp xỉ hoặc đạt 100%, cao hơn cả tỉ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đó. Và có lẽ cả nước phải đến những nơi đó để học tập kinh nghiệm, bí quyết!”.

Vị giám đốc trên dám nói điều này bởi không phải đến năm nay mà từ nhiều năm trước, người ta đã phát hiện có tình trạng buông lỏng trong khâu coi thi để đẩy tỉ lệ đậu tốt nghiệp của địa phương lên cao. Vì sao các tỉnh cứ chạy đua tỉ lệ ảo này? Ở nhiều tỉnh thành, tỉ lệ đậu tốt nghiệp đã được đưa vào kế hoạch thi đua từ đầu năm học. Khi tất cả các tỉnh thành đều thấp như nhau thì không sao. Nếu tỉnh bạn tăng vọt mà tỉnh mình (vì coi thi thật thà, nghiêm túc) mà tỉ lệ thấp, lãnh đạo sở sẽ khó nói chuyện với cấp trên.

Giám đốc một sở GD-ĐT khác tại ĐBSCL lý giải: “Cách xếp hạng hiện nay khiến giám đốc sở bị áp lực rất lớn với dư luận và chính quyền địa phương, từ đó khó mà trung thực được”.

Ông Hồ Việt Hiệp, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết: “Từ kỳ thi năm ngoái, một số tỉnh tuy không có văn bản như các tỉnh ĐBSCL nhưng đã “hợp tác” chấm chéo nhằm đối phó với Bộ GD-ĐT và để có kết quả đẹp. Qua đó cho thấy cuộc vận động “hai không” đến nay không còn nữa, các tỉnh chủ yếu cục bộ địa phương, ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của tỉnh mình. Chúng ta đang chống lại bệnh thành tích nhưng cách đánh giá hiện nay (đánh giá qua thi cử, qua các chỉ tiêu, tỉ lệ) khiến các địa phương phải chạy theo thành tích”.

Thi thế này thì thi làm gì?

Thực hiện không tốt sẽ thành dối trá

“Kết quả thi tốt nghiệp THPT tùy thuộc ba yếu tố: đề thi - đáp án (dễ hay khó), coi thi (nghiêm túc hay thả lỏng) và khâu chấm thi như thế nào. Nếu thực hiện nghiêm túc cả ba khâu này, tỉ lệ tốt nghiệp mới thể hiện đúng hiệu quả chất lượng từng địa phương. Nếu thực hiện không tốt một trong ba khâu trên, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ trở thành chuyện thành tích, tiêu cực và dối trá trong giáo dục. Nếu có tỉ lệ cao, khoan khen ngợi, tỉ lệ thấp cũng đừng vội phê bình”.

Ông Nguyễn Trọng Nhân (trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Tây Ninh)

Từ những lý do trên, ông Hồ Việt Hiệp cho rằng không cần thiết tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa, tốn kém mà không phản ánh được thực chất bởi tỉnh nào cũng gần 100%. Các tỉnh nếu tổ chức thi chắc tỉ lệ cũng như vậy, thế thì tổ chức kỳ thi quốc gia làm gì?

Một cựu giám đốc sở GD-ĐT khu vực miền Trung nhận xét: “Mấy năm nay, người trong ngành đã thấy chấm chéo không giải quyết vấn đề gì. Trước sau rồi Bộ GD-ĐT cũng phải bỏ, vì phiền phức, tốn kém. Một kỳ thi cồng kềnh nhưng không hiệu quả đến lúc phải tiếp tục thay đổi”. Theo vị lãnh đạo này, năm 2011 chỉ riêng kinh phí chi cho kỳ thi của một tỉnh đã đến trên 10 tỉ đồng. Tính chi phí của cả nước còn lớn đến đâu, nhưng điều toàn dân mong đợi là “kết quả thực chất” vẫn không giải quyết được.

Về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Ngay từ đầu khi Bộ GD-ĐT tiến hành thi cụm, chấm chéo tôi đã nghĩ là không thể giải quyết được vấn nạn thi cử, chỉ tạo thêm tốn kém, phiền phức”. Còn GS Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Thi cụm, chấm chéo chỉ là giải pháp đối phó, tốn kém mà không đạt được mục đích là có một kết quả đánh giá thực chất”.

GS Văn Như Cương thẳng thắn bày tỏ: “Khi bộ có sáng kiến thi cụm, chấm chéo, tôi cũng chờ đợi hiệu quả của việc này nhưng khó có thể nói giải pháp này có hiệu quả khi đến trên 50 tỉnh thành có kết quả thi cao, nhiều nơi cao đột biến”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc nên hay không nên có kỳ thi tốt nghiệp THPT khi tỉ lệ tốt nghiệp đã đạt đến sát ngưỡng 100%, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng kỳ thi tốt nghiệp không chỉ nhằm một việc là đánh giá học sinh mà còn để đánh giá mặt bằng chất lượng giáo dục của các địa phương. Kết quả thi tốt nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để soi rọi và tác động trở lại việc dạy học, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên toàn quốc. Mục đích của kỳ thi không phải để chăm chăm đánh trượt học sinh mà là để các nhà trường, giáo viên, học sinh cố gắng.

Giao cho địa phương

Trước thực tế này, ông Trần Thanh Đức - giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang - cho rằng không thể thấy kết quả quá cao mà bỏ thi tốt nghiệp THPT, việc bỏ thi khi chưa có những chuẩn bị cần thiết là không khoa học. “Theo quan điểm cá nhân tôi thì từ từ không cần tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia nữa mà giao cho từng địa phương tổ chức. Để thực hiện việc này, cần phải có nhiều giải pháp song song, trong đó có việc cải tiến thi tuyển sinh ĐH-CĐ” - ông Đức đề nghị.

Ông Hồ Việt Hiệp cũng đề nghị bộ giao lại cho các địa phương tổ chức sát hạch để tập trung cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm giảm bớt sự nặng nề, tốn kém. Ông Hiệp cho rằng: “Chúng ta đã bỏ thi tốt nghiệp THCS và kết quả giáo dục vẫn đảm bảo. Việc đánh giá chất lượng giáo dục qua kết quả tốt nghiệp là không khách quan bởi chất lượng phải đánh giá trên nhiều yếu tố khác nữa”.

Đồng tình với việc “không nên bỏ thi” trong bối cảnh hiện tại, GS Nguyễn Minh Thuyết bình luận: “Nếu kết quả tốt nghiệp 98-99% kia là thực chất thì quá tốt và tôi nghĩ cũng không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi quốc gia tốn kém làm gì. Nhưng vấn đề ở chỗ kết quả đó không thực chất. Vì vậy thay vào việc bàn chuyện bỏ thi thì nên tính phương án làm gì để kỳ thi gần với thực chất hơn. Kỳ thi nghiêm túc trong tình thế chất lượng giáo dục còn chưa ổn sẽ giúp ngành giáo dục có cơ sở điều chỉnh chương trình - sách giáo khoa, phương pháp dạy học, đánh giá, đầu tư vào những khâu còn yếu, thiếu...”. GS Thuyết đề nghị nên giao kỳ thi về cho các địa phương tự chịu trách nhiệm. Vì khi phải tự chịu trách nhiệm, người ta sẽ có trách nhiệm cao hơn. Bộ GD-ĐT nên lo các việc to lớn hơn là ôm quá nhiều việc như hiện nay.

GS Văn Như Cương cũng có quan điểm đồng nhất với GS Thuyết khi cho rằng “nên đưa kỳ thi về địa phương, để các sở GD-ĐT tổ chức thi, ra đề, chấm thi”. Và như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận việc đề thi tốt nghiệp ở Hà Nội khó hơn Lai Châu do điều kiện, chất lượng giáo dục khác biệt. Nếu làm như thế, kết quả thi sẽ thực chất hơn bây giờ.

Vượt ngưỡng trước “hai không”

Trước tình trạng thiếu thực chất trong thi cử, với nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trên cả nước khiến tỉ lệ tốt nghiệp từ năm 2006 trở về trước cao ngất ngưởng, năm 2007, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, gọi tắt là “hai không". Nhiều người đã ví “hai không” như luồng gió mới làm lung lay tình trạng trì trệ của giáo dục nước nhà thời gian đó. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 tụt thê thảm xuống còn 66,72%.

Bàng hoàng, nhưng nhiều người trong ngành GD-ĐT đã vui mừng vì hi vọng chất lượng giáo dục từ đó sẽ thay đổi. Năm 2008, tỉ lệ tốt nghiệp nhích lên 75,96%. Năm 2009, để củng cố kết quả của “hai không”, Bộ GD-ĐT áp dụng phương thức “thi cụm, chấm chéo”. Tỉ lệ tốt nghiệp năm đó vẫn tăng lên 83,8%. Năm 2010, tỉ lệ tốt nghiệp là 92,57%.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, năm nay tỉ lệ tốt nghiệp THPT có khả năng sẽ vượt cả năm 2006! Năm năm đổi mới thi cử để quay lại tỉ lệ tốt nghiệp như trước, theo Bộ GD-ĐT, đó là nỗ lực của ngành GD-ĐT trong việc khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém, nâng chất lượng dạy học. Nhưng nhiều người trong cuộc lại đang băn khoăn khi cho rằng đó là bằng chứng sự phá sản của “hai không”.

TR.V.HÀ - P.ĐIỀN - M.GIẢNG

Nguồn: tuoitre.vn

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội 2011: Đáp án môn Toán, Văn

Chiều nay 22/6, hơn 80.000 học sinh thủ đô (một con số "khủng" nếu so với Tp. HCM: 50.000 thí sinh) thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011-2012. Theo kế hoạch, chỉ 70% số thí sinh sẽ được vào học các trường công lập.
Dưới đây là đề thi và đáp án môn Toán trong kì thi này
Đáp án môn Toán trong kì thi Tuyển sinh lớp 10 thành phố Hà Nội 2011: Download

Đã đăng: Đáp án môn VĂN tuyển sinh 10 Hà Nội 2011 / Đáp án môn Toán lớp 10 Tp HCM, Đà Nẵng 2011-2012

Nhận xét đề thi môn Toán tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội, Thầy Phạm Hồng Danh (TpHCM) cho biết trên TNO:
Nhìn chung đề toán Hà Nội năm nay dễ chịu hơn đề năm trước, tuy có bài toán tìm giá trị nhỏ nhất nhưng không đến nỗi quá khó.
Bài I: Giống như đề năm trước chỉ đổi số, bài này dành cho học sinh trung bình có thể kiếm điểm tối đa.
Bài II: Là bài toán đố, học sinh cần nắm vững các kiến thức của bài toán lập phương trình bậc 2 để giải đến đáp số cuối cùng. Bài này cũng dành cho học sinh từ trung bình khá trở lên.
Bài III: Là dạng toán về sự tương giao giữa đường thẳng và parabol, đây là loại toán mà học sinh đã được luyện tập nhiều trong lớp nên học sinh trung bình có thể làm được. Tuy nhiên, đòi hỏi học sinh phải biết đưa điều kiện hình học về điều kiện đại số từ việc cắt 2 điểm nằm về 2 phía của trục tung thành điều kiện phương trình bậc 2 có 2 nghiệm trái dấu.
Bài IV: Gồm 4 câu, trong đó 2 câu đầu là cơ bản học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tứ giác nội tiếp là có thể giải được dễ dàng và nhanh chóng. Câu 3 bài IV học sinh cần phải nắm vững kiến thức về tam giác đồng dạng. Riêng câu 4 là câu khó của bài này, học sinh phải biết vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác thì mới giải quyết trọn vẹn câu này. Bài IV của đề thi năm ngoái khó hơn đề thi năm nay rất nhiều.
Bài V: Đòi hỏi học sinh phải có những phép biến đổi thích hợp để đưa về dạng tổng của một số bình phương và tổng của hai số có tích không đổi. Sau đó phải áp dụng bất đẳng thức Cauchy để có kết quả cần tìm. Bài này dành cho học sinh giỏi.
Nói chung, với đề thi năm nay, dự đoán điểm trung bình của học sinh sẽ tương đương với năm trước.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Đáp án đề thi môn Toán tuyển sinh lớp 10 năm học 2011-2012 (Tp HCM, Đà Nẵng)

Đáp án đề thi môn Toán tuyển sinh lớp 10 năm 2011-2012 (Tp HCM), Đáp án môn Toán thi vào lớp 10 thành phố HCM, Đề thi vào lớp 10 năm học 2011-2012 môn Toán.
Các thí sinh ở tp HCM thi môn TOÁN vào sáng nay 22/6/2011. Toán là môn thi thứ 3 và là môn thi bắt buộc thứ 2 (sau môn Văn). Dưới đây là đề thi và đáp án môn Toán - tuyển sinh lớp 10 năm học 2011-2012 ở Tp Hồ Chí Minh: Download.
Kết thúc môn thi cuối cùng (đối với thí sinh không thi môn chuyên) của kỳ thi vào lớp 10 sáng nay 22.6 tại TP.HCM, nhiều thí sinh cho biết không thể làm hết bài mặc dù đề toán không quá khó. Hầu hết thí sinh làm được 4 câu và bỏ 1 câu phần rút gọn.
Đề thi ở TpHCM xem trực tiếp dưới đây. Còn đáp án download theo link trên!
de toan 10 tphcm 2011-2012

Các thí sinh ở Đà Nẵng, sáng nay cũng đã thi xong môn Toán. Hầu hết thí sinh được hỏi đều nhận định đề Toán năm nay khó hơn năm trước. Trong đó, câu 5 là câu khó nhất để phân loại thí sinh.
Đề thi vào lớp 10 năm học 2011-2012 môn Toán (Đà Nẵng). Đáp án ở đây: DOWNLOAD
de toan thi vao lop 10 da nang 2011-2012

Đã đăng: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Tp HCM môn Tiếng Anh / Đáp án môn Toán tuyển sinh lớp 10 năm 2010 tại Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

Đáp án môn Anh văn tuyển sinh lớp 10 tại Tp Hồ Chí Minh (2011 - 2012)

Đáp án môn Anh văn tuyển sinh lớp 10 tại Tp Hồ Chí Minh năm học 2011 - 2012. Môn Tiếng Anh là môn thi thứ hai và được thi vào chiều nay 21/6/2011. Kỳ thi vào lớp 10 ở Thành phố HCM năm nay có hơn 50.000 học sinh tham dự.
Dap an mon Anh van, dap an de thi mon tieng Anh, thi vao lop 10 tp hcm, tuyen sinh lop 10 tp hcm 2011-2012
Tải đề thi và đáp án môn Tiếng Anh (Anh Văn) ở Tp HCM ở đây: Download

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Đề dự bị ĐH môn Toán khối D năm 2010

Hiện nay trên mạng đang có một bản được cho là Đề dự bị ĐH môn Toán khối D năm 2010. Tuy nhiên không có tin tức chính thống nào khẳng định điều này. Dẫu vậy, bạn có thể xem đây là một đề thi thử bổ ích, chuẩn bị cho những ngày thi sắp tới.
Tải bản in (file PDF) ở đây: DOWNLOAD De du bi DH 2010 mon Toan khoi D.

Xem de du bi dai hoc 2010 mon Toan khoi D (file ảnh nhìn không rõ lắm, download file PDF về in ra cho đẹp):
de du bi dh 2010, de du bi mon Toan khoi D 2010, de du bi dai hoc
Ngoài ra, còn một bản khác được cho là đề dự bị thứ nhất (đề trên là đề dự bị 2): Download.

Xem thêm: Đề dự bị ĐH môn Toán khối A, B, D năm 2008 / Đề dự bị ĐH môn Toán khối A, B, D 2005-2007 / Đề thi chính thức môn Toán khối D 2010 và đáp án / Đề thi ĐH từ 2002-2010 (tất cả các môn, các khối)

Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức lạ và hay

Những năm gần đây Bất đẳng thức giống như một “nữ hoàng” - mang trong mình nhiều vẻ đẹp huyền bí. Từ những kì thi ĐH – CĐ, HSG Tỉnh hay đến những kì thi Olympic quốc gia, quốc tế, BĐT được trao cho một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó xuất hiện trong bài thi như để thử thách sự dũng mạnh của các chiến binh. Vì thế nó có khả năng “hô phong, hoán vũ', nó làm chao đảo không biết bao nhiêu cái đầu thông minh nhất.
Cũng chính vì vẻ đẹp chứa đựng nhiều sự tiềm ẩn đó mà không biết bao nhiêu anh tài lao vào cuộc chinh phục đỉnh cao. Hàng loạt những cái tên luôn được giới trẻ yêu Toán, yêu BĐT trong nước nhắc đến như : Phạm Kim Hùng, Nguyễn Anh Cường, Võ Thành Nam, Bùi Việt Anh … với sự mới mẻ về phương pháp, sâu sắc về kiến thức. Bên cạnh họ là những tác phẩm tuyệt đỉnh như : Dồn biến, Only ABC, GLA, ...với sức “sát thương” khủng khiếp khi đứng cạnh những BĐT đỉnh cao...
pp-chung-minh-bat-dang-thuc-la-hay
Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức lạ và hay - tổng hợp bởi thầy Phạm Kim Chung, Nghệ An: Download

HOT: DOWNLOAD CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH BĐT ĐẶC SẮC (được nhắc đến trong bài viết này: ABC, GLA, PRQ, Dồn biến,...)

Thi thử Đại học môn Vật Lý của ĐHSP Hà Nội (lần thứ 7)

Đề thi thử môn Vật Lý của ĐHSP Hà Nội (lần thứ 7) có đáp án tất cả mã đề, được scan bởi thầy Vũ Phấn.
de thi thu dh 2011 mon ly, co dap an, dhsp ha noi
Tải de thi thu dh 2011 mon Ly cua DHSP Ha Noi: Download

Đã đăng: Đề thi thử môn Toán - ĐHSP Hà Nội / Đề thi thử môn Hóa - ĐHSP Hà Nội

Đề thi thử môn Hóa lần 7 của Đại học sư phạm Hà Nội

Đề thi thử môn Hóa lần 7 của Đại học sư phạm Hà Nội có đáp án. Kì thi diễn ra vào các ngày 18-19/6/2011. Đề thi này được scan và chia sẻ bởi Vũ Phấn.
Tải de thi thu mon Hoa lan 7 - DHSP Ha noi: Download

Xem thêm: Đề thi thử môn Toán lần 7 của ĐHSP Hà Nội / Đề thi thử môn Vật Lý lần 7 của ĐHSP Hà Nội

Lại tranh cãi sau chung kết cuộc thi Olympia

Năm ngoái, Đường lên đỉnh Olympia 10 đã để lại nhiều tai tiếng khi thí sinh Minh Đức trả lời không chính xác một câu hỏi tiếng Anh nhưng MC Tùng Chi đã công nhận là đúng (Đáp án Plumber, câu trả lời là Plumper, xem đoạn đối thoại ở đây).
Năm nay, một thí sinh khác lại mắc lỗi phát âm (Ngọc Oanh: Krôngpút, Đáp án: Klôngpút - cho một câu hỏi về một loại nhạc cụ). Tuy nhiên, MC Tùng Chi đã bắt lỗi ngay và khôn khéo nhờ sự can thiệp từ ban cố vấn (ông Lê Văn Lan giải thích sự khác biệt giữa cờ-rờ (kr) và cờ-lờ (kl)). Hình như tai của MC này đã "thính" hơn năm ngoái.
Tuy nhiên, người ta không có gì để tranh cãi về việc phát âm, mà chuyển sang phân biệt giữa MUỐI và MUỐI ĂN! (2 đáp án cho một câu hỏi trong phần Tăng tốc).

(Xem câu hỏi về Muối-Muối ăn ở thời điểm 8'35'')

Trong vòng thi tăng tốc, ở câu hỏi cuối cùng, ban tổ chức đưa ra các dữ liệu: Đây là gì? Với các gợi ý theo thứ tự:
1- Đây là hợp chất vô cơ - 2- Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion - 3- ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp) - 4- Một loại gia vị - 5- Salt
Và biên tập viên Tùng Chi - người dẫn chương trình đã tuyên bố đáp án là “muối”. Rõ ràng, chỉ có từ “muối” mới là đáp án thỏa mãn tất cả các dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu thứ 3 - nói về tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp.
Nhưng ngay sau đó, TS Nguyễn Đức Chuy - thành viên ban cố vấn tổ hóa học của chương trình - ra hiệu có ý kiến. Ông Chuy nói bức ảnh trong dữ liệu cuối cùng là hình ảnh người dân làm muối trên biển và muối ăn là đáp án có thể chấp nhận được. TS Nguyễn Đức Chuy còn nói "đáp án chính xác phải là muối ăn".
co-van-chuy-olympia-11
Cố vấn môn Hóa học

Sau đây là một số tranh cãi của bạn đọc hai tờ báo lớn: Tuổi trẻ và Việt nam nét:

1. NGUYỄN ĐĂNG DUY (BẠN ĐỌC TUOITRE.VN)
*Vấn đề nằm ở chính câu hỏi. Vì bản chất của câu hỏi vòng tăng tốc là tất cả các gợi ý đều phải ít nhất đề cập hoàn chỉnh các yếu tố của đáp án, theo nguyên tắc "gợi ý 1 = gợi ý 2 =...= gợi ý n", các gợi ý chỉ khác nhau ở tính mở, tức là những gợi ý đầu rất mơ hồ, thí sinh nào thật sự tinh tế để nhận ra đáp án ngay lúc đó thì sẽ nhiều điểm. Lập luận của tôi phù hợp với quy tắc của vòng tăng tốc "thí sinh đưa ra đáp án đúng sớm nhất sẽ được 40đ".
Nhưng trong câu hỏi này, các gợi ý đầu đề cập đến muối, nhưng đến 2 gợi ý cuối lại là muối ăn, không đúng chuẩn nguyên tắc của câu hỏi vòng tăng tốc như trên tôi đã nói. Đó là sai sót "cực kỳ nghiêm trọng" của BTC khi không thống nhất ý kiến với nhau trong quá trình lựa chọn câu hỏi và câu trả lời của vòng chung kết. BTC cần phải đề ra các "phương án dự phòng" các trường hợp có thể xảy ra và tiến hành bàn bạc để tìm hướng giải quyết cho từng trường hợp đó.
Nếu chỉ đơn thuần là đưa ra câu hỏi và câu trả lời thì BTC quá đánh đồng trình độ hiểu biết của các thí sinh nếu không nói là quá xem thường. Tôi yêu cầu BTC của đường lên đỉnh Olympia cần nhanh chóng rút kinh nghiệm ngay hôm nay để tiến hành tổ chức Olympia 12 đạt hiệu quả hơn.

2.NGUYỄN ĐÌNH HÒA (BẠN ĐỌC TUOITRE.VN)
*Không thể chấp nhận việc đáp án "muối ăn" thỏa mãn 4/5 dữ kiện thì sẽ là đáp án. Hơn nữa, đáp án "muối" thỏa mãn 5/5 dữ kiện. Hơn nữa, dữ kiện thứ 3 là dữ kiện duy nhất chốt đáp án. Đáp án điền khuyết vào đó chỉ có thể là "muối", không có từ nào có thể thay thế, dù là "muối ăn". Dữ kiện thứ 4 này là câu hỏi về "từ ngữ" chứ không còn là câu hỏi về ý nghĩa. Theo tôi, kết luận của "ban cố vấn" có nhầm lẫn và hơi vội vàng, cũng như áp đặt.
Không thể có chuyện "kết luận của ban cố vấn" là đáp án cuối cùng khi nó sai. Ban cố vấn nên rút kinh nghiệm, (trọng tài vẫn có thể bị xử phạt và kỷ luật!). Cách xử lý và công bố kết quả vẫn là kết luận của BTC.
Dù sao thì đây vẫn là cuộc thi uy tín với học sinh và nhân dân cả nước. Tôi tin tưởng BTC sẽ có kết luận cuối cùng công bằng.

3. TRƯỜNG GIANG (BẠN ĐỌC TUOITRE.VN)
*Nếu câu trả lời là muối (chỉ chung muối ăn , muối axit , muối bazo , muối hữu cơ...) thì câu trả lời ấy đã sai ở dữ kiện thứ 1: "Đây là hợp chất vô cơ" và dữ kiện thứ 4: "Một loại gia vị". Còn đáp án của Ngọc Oanh là muối ăn, nếu có bắt bẻ thì cũng chỉ sai ở dữ kiện thứ 3: "..?.. của rừng - tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp".

Trên thực tế dữ kiện thứ 3 chỉ là gợi ý một từ để liên tưởng đến đáp án chứ bản thân nó không phải là đáp án. Vì vậy theo tôi đáp án đúng nhất phải là "muối ăn".

4. Congbang (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Muối là kết quả của sự ăn mòn axit đối với kim loại ví dụ CuSO4, còn muối ăn phải có Natri và Clo và thường được trưng phơi từ nước biển , không thể đánh đồng muối và muối ăn là một được nếu đã học qua hóa.

5. Trần Thọ (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Trong ngôn ngữ hàng ngày, thì "muối" chính là để chỉ muối ăn. Trong văn học cũng vậy, muối của rừng chính là muối mà con người ăn được, cảm thụ được. Hơn nữa còn gợi ý "một loại gia vị" thì đúng là "ăn" rồi còn gì. Vậy đáp án "muối" là chưa chính xác vì có nhiều muối không ăn được, phải là "muối ăn" mới là chính xác.

6. Đỗ Văn Lương (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Với những dữ kiện trong câu hỏi, thí sinh Ngọc Oanh trả lời muối ăn là phù hợp. Điều đáng nói là người dẫn chương trình đã không công nhận câu trả lời của Ngọc Oanh mà sau khi có ý kiến của Ban cố vấn mới công nhận câu trả lời muối hay muối ăn đều chấp nhận được. Vì vậy đã dẫn đến việc tranh luận, bàn cãi. Nếu người dẫn chương trình công nhận câu trả lời là muối ăn từ đầu thì chắc không có gì phải bàn cả.

7. LÊ VĂN DIỆP (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Trong câu hỏi trên vấn để hỏi là: "Đây là gì" chứ không phải hỏi: "Điền từ còn thiếu vào tên tác phẩm" do đó đáp án: "Muối ăn" là hoàn toàn đúng, thậm chí đó mới là đáp án chính xác, còn đáp án "muối" mang tính chung chung do có nhiều loại muối và trong hình ảnh nói lên chất đang nói tới là "NaCl" đó là muối ăn. Tuy nhiên do có quá nhiều gợi ý nên đáp án "muối" có thể chấp nhận được.

8. Bắp (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Đáp án muối ăn là đáp án không thể chấp nhận đc vì khi đã đưa ra đáp án thì đáp án đó phải đáp ứng đc những điều kiện mà câu hỏi đã đưa ra. Nếu bạn Ngọc Oanh đưa ra đáp án là "Muối ăn" thì chỉ đúng phần sau của câu hỏi nên đáp án đó ko phải là đáp án hoàn chỉnh và lẽ ra không được chấp nhận. Nếu đúng ra trên thực tế thì Ngọc Huy đã giành được ngôi vô địch và hoàn toàn thuyết phục đối với khán giả bởi sự bình tĩnh, tự tin và lạc quan...

9. Vo thi huy quang (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Muối được hiểu là các tinh thể Nacl, là một hợp chất vô cơ. Muối ăn là tạp chất ngoài các các tinh thể Nacl muối ăn còn có cả những tạp chát khác mà quá trình bay hơi của nước biển, và chế biến còn sót lại. Không thể đánh đồng khái niệm khoa học với khái niệm dân gian cho rằng muối và muối ăn là một được.

10. VNM (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Rõ ràng đây là trận chung kết nên tất cả các câu hỏi phải đúng tuyệt đối. Theo tôi, thí sinh Oanh là người duy nhất đúng. Vì hầu hết các gợi ý của câu hỏi là muối ăn. Nếu theo hoá học thì NaCl là muối ăn, còn nếu là muối thì thì có rất nhiều loại muối vd: NaHSO4, Na2SO4... Như vậy đấy không phải muối ăn. Còn đối với câu dòng điện 1 chiều của Huy là sai về bản chất, dòng điện 1 chiều làm gì có tần số...

11. Trunghai (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Câu hỏi này thì các cháu phải trả lời đúng tên của tác phẩm văn học , chứ không phải câu hỏi về hóa học, đáng ra câu trả lời "muối ăn" là sai mới đúng, tôi đang sống ở nước ngoài nhưng rất thích chương trình, tuy nhiên hãy công tâm mà đưa ra quyết định thật chính xác, câu hỏi về môn nào phải trả lới theo ý môn đó , không có vụ hóa lẫn với văn.

muoi-hay-muoi-an-chung-ket-olympia-11.jpg
Giải nhất và nhì có bị hoán vị do "muối - muối ăn"?

12. Đỗ Ngọc Khánh (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Thật tiếc là TS. Nguyễn Đức Chuy lại nhầm lẫn như vậy, vì chỉ có một đáp án phải thỏa mãn "đồng thời cả 5 dữ kiện" đó là muối. 1.NaCl: Muối theo thói quen thường gọi. 2. NaCl tên khoáng vật là Halit, tinh thể hệ lập phương, liên kết ion, theo thói quen vẫn gọi là "muối". 3. "Muối của rừng" là đúng tác phẩm văn học. 4. Muối đúng là gia vị 5. Salt theo từ điển anh việt là muối, còn muối ăn là white salt. Vậy nếu TS. Nguyễn Đức Chuy cho là "muối ăn" thì không thỏa mãn 3 và 5. Một sự sai lầm không đáng có.

13. Phạm Văn Hiệp (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Mọi người cần xem xét kĩ lại luật chơi của phần thi này. Tất cả các hình ảnh trong clip chỉ mang tính gợi ý cho đáp án. "Muối" trong "Muối của rừng" là gợi ý cho đáp án "Muối ăn". Nếu không công nhận "muối ăn" là đúng thì đáp án "mặt trăng" trong câu hỏi khác ở phần này cũng không đúng, vì tác giả Nguyễn Minh Châu không hề có tác phẩm "Mặt trăng cuối rừng mà là "Mảnh trăng cuối rừng". Mặt khác "muối" chung chung mà là đáp án thì thử hỏi muối Sunfat đồng cũng là muối nhưng có ai làm gia vị không ? Theo tôi Ban ra câu hỏi chưa lường trước trường hợp này nên để xảy ra tranh cãi không đáng có.
14. Đinh Trường (Bạn đọc Vietnamnet.vn)
*Theo tôi, với những dữ liệu như trên thì nói "muối ăn" là chính xác, còn nói là "muối" thì chưa chính xác.
Ta biết rằng "muối" là tên của nhiều hợp chất vô cơ chứ không hẳn chỉ là muối ăn, còn về tên tác phẩm "Muối của rừng" thì ta đọc cũng hiểu ngay là muối ăn chứ không phải là loại muối khác, vấn đề đây là văn học nên có thể hiểu. Và thêm nữa đã là gia vị thì chỉ có muối ăn, còn muối khác bỏ vào chắc ta không ăn được. Tổng hợp tất cả các điều kiện trên và đây là cuộc thi nên nếu nói "muối" không là chưa chính xác! mà phải là "Muối ăn".

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Đề thi môn Toán khối A, B, D - chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu - có đáp án

Đề thi môn Toán khối A, B, D - chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu - lần 3 (năm 2011). Tất cả đều có đáp án và biểu điểm chấm. Học sinh chuẩn bị thi ĐH 3 khối này có thể dùng để thử sức mình trước thềm kì thi năm nay.
  • Đề và đáp án khối A môn Toán - Lê Quý Đôn, Vũng Tàu: Download
  • Đề và đáp án môn Toán khối B - Lê Quý Đôn, Vũng Tàu: Download
  • Đề và đáp án môn Toán khối B - Lê Quý Đôn, Vũng Tàu: Download
de thi mon toan khoi a b d, le quy don, vung tau
Một phần của đề thi khối B - Lê Quý Đôn - VT. Đề đầy đủ và đáp án có trong các link trên.
Xem thêm: Đề thi thử môn Toán khối A, B lần 1 có đáp án - chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu

Đề thi thử môn Toán của ĐHSP Hà Nội - lần thứ 7

Đề thi thử môn Toán do ĐHSP Hà Nội tổ chức lần thứ 7 năm 2011. Lần 7 được thi vào các ngày 18-19/6/2011.
Dưới đây là đề thi môn Toán. Tải bản in (file PDF) ở đây: Download
Xem trực tiếp (file ảnh) dưới đây:
De thi thu mon Toan cua dhsp ha noi lan 7, chuyen dai hoc su pham ha noi

Xem thêm: Đề thi thử môn HÓA lần 7 của ĐHSP Hà Nội / Đề thi thử môn Vật Lý lần 7 của ĐHSP Hà Nội

Điệp khúc: Năm sau cao hơn năm trước

Tuy chưa có thống kê chính thức từ phía Bộ GD-ĐT, nhưng các con số do các địa phương công bố đã cho thấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2010-2011 là một “kỳ tích” đáng nể.

Điệp khúc: Năm sau cao hơn năm trước

Kết quả kỳ thi THPT năm 2011 rất "đáng nể" về tỉ lệ đậu tốt nghiệp.

Gọi là “kỳ tích” bởi vì, chỉ mới ba năm sau đỉnh cao của phong trào “hai không” (nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử) thì năm nay, thành tích học tập của thí sinh cả nước nói chung đã phát triển vượt bậc.

Ở một tỉnh vùng cao như tỉnh Cao Bằng, nếu tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 chỉ 27,78%, thì năm học 2010-2011, tỷ lệ này đã vọt lên 93,73%. Hệ giáo dục thường xuyên kết quả còn cao hơn, đạt 94,18%. Tỉnh Ninh Thuận, năm học 2006-2007 có 68,2% thí sinh đậu tốt nghiệp, thì năm nay con số đó là 91,85%.

Tại Hải Phòng, chánh văn phòng sở Giáo dục-đào tạo Đỗ Văn Lợi cho biết, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm nay đạt 99,08%, vượt xa kỳ thi 2007 chỉ đạt 76,9%. Một tỉnh có điều kiện còn khó khăn như tỉnh Kon Tum cũng có tỷ lệ thí sinh đậu cao không kém gì thí sinh Hà Nội, tới 97,31% (Hà Nội là 97,79%) so với năm 2007 chỉ đạt 55,5%. Thậm chí địa phương này còn có tới 8 trường đạt tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 cũng được ghi nhận là kỳ thi có số hội đồng thi đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% nhiều nhất từ trước tới nay.

Nhiều nhà giáo cho biết, họ không tài nào tin được kết quả kỳ thi năm nay lại “ngất ngưỡng” như vậy, dù đó không phải là cái gì quá sức bất ngờ.

Không bất ngờ, vì kết quả trên đã được dự báo từ trước đó.

Ngay sau khi kỳ thi diễn ra, PGS Văn Như Cương đã khẳng khái nhận định gần như chắc chắn, “sẽ có cuộc họp báo của bộ để tổng kết một cuộc thi thắng lợi. Như thường lệ, điệp khúc năm nay tốt hơn năm ngoái sẽ được lặp lại. Nào là rất nghiêm túc, rất trật tự, phao thi không còn rải trắng sân trường; nào là số thí sinh bị kỷ luật giảm mạnh…”. Không cần đến những chi tiết mà báo chí cung cấp để tạo scandal như cái biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi của 11 tỉnh thành tại đồng bằng sông Cửu Long, hay động tác điều chỉnh đáp án chấm thi môn văn vào giờ chót của bộ, với động thái ra đề thi được các nhà giáo đánh giá là thoáng hơn nhiều so với các năm trước, và số thanh tra ủy quyền của bộ bất ngờ giảm mạnh, từ 9.000 người năm 2009 xuống còn 600 năm 2011, rõ ràng nhận định trên của PGS Cương là rất có cơ sở.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hãn – đại học Quốc gia Hà Nội, hãy khoan đặt câu hỏi liệu kết quả kỳ thi năm nay có phản ánh đúng chất lượng giáo dục, khi hiện tại cái gọi là chất lượng giáo dục THPT của chúng ta vẫn còn rất mơ hồ. Theo ông, việc kết quả kỳ thi tú tài - hay tốt nghiệp THPT hàng năm có tỷ lệ đậu cao là phản ánh đúng thực chất và phù hợp quy luật trong tình trạng nền giáo dục hiện tại của nước nhà.

Cả nước đến giờ phút này đã có trên 400 trường đại học, cao đẳng. Trong số đó, hơn 300 trường đại học và cao đẳng của các địa phương mới được nâng cấp hoặc mới thành lập trong vòng 10 năm qua. Tuy áp lực lên các trường đại học có tên tuổi ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa giảm, nhưng không thể không nhận thấy hiện tượng là một bộ phận lớn thí sinh ở các tỉnh năm 2011 đã chọn cửa dự thi vào các trường đại học tại địa phương mình. Thống kê cho thấy, một số trường đại học địa phương được khá đông thí sinh chọn đăng ký dự thi, như đại học Hải Phòng có khoảng 10.000 hồ sơ của thí sinh Hải Phòng đăng ký dự thi; tại tỉnh Vĩnh Phúc, trường cao đẳng Vĩnh Phúc cũng đứng đầu bảng về lượng hồ sơ với gần 3.000 bộ; đại học Hồng Đức của tỉnh Thanh Hoá hút hơn 10.000 hồ sơ của các thí sinh thuộc tỉnh và lân cận. Số hồ sơ dự thi vào trường đại học An Giang chiếm gần phân nửa thí sinh của địa phương này: 11.000 bộ.

Thậm chí, mang danh là đại học vùng như Đại học Cần Thơ, đến 80% số hồ sơ thí sinh tại Cần Thơ (gần 19.000 bộ) đăng ký dự thi vào đây...

Bất chấp thực tế rất khập khiễng giữa đội ngũ giảng viên, cùng cơ sở vật chất của các nhà trường, nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động có bằng cấp tương đương đại học của các địa phương vẫn là một đòi hỏi chính đáng. Và, điều đó cho thấy, thành tích "đáng nể" của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 vừa qua chẳng qua chỉ là kết quả của làn sóng đã bùng nổ trong khoảng mấy năm gần đây và vẫn đang còn tiếp diễn.

Theo NHƯ THUẦN, SGTT ONLINE

Điệp khúc: "Năm sau cao hơn năm trước"

Tuy chưa có thống kê chính thức từ phía Bộ GD-ĐT, nhưng các con số do các địa phương công bố đã cho thấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2010-2011 là một “kỳ tích” đáng nể.
Điệp khúc: Năm sau cao hơn năm trước
Kết quả kỳ thi THPT năm 2011 rất "đáng nể" về tỉ lệ đậu tốt nghiệp.
Gọi là “kỳ tích” bởi vì, chỉ mới ba năm sau đỉnh cao của phong trào “hai không” (nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử) thì năm nay, thành tích học tập của thí sinh cả nước nói chung đã phát triển vượt bậc.
Ở một tỉnh vùng cao như tỉnh Cao Bằng, nếu tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 chỉ 27,78%, thì năm học 2010-2011, tỷ lệ này đã vọt lên 93,73%. Hệ giáo dục thường xuyên kết quả còn cao hơn, đạt 94,18%. Tỉnh Ninh Thuận, năm học 2006-2007 có 68,2% thí sinh đậu tốt nghiệp, thì năm nay con số đó là 91,85%.
Tại Hải Phòng, chánh văn phòng sở Giáo dục-đào tạo Đỗ Văn Lợi cho biết, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm nay đạt 99,08%, vượt xa kỳ thi 2007 chỉ đạt 76,9%. Một tỉnh có điều kiện còn khó khăn như tỉnh Kon Tum cũng có tỷ lệ thí sinh đậu cao không kém gì thí sinh Hà Nội, tới 97,31% (Hà Nội là 97,79%) so với năm 2007 chỉ đạt 55,5%. Thậm chí địa phương này còn có tới 8 trường đạt tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 cũng được ghi nhận là kỳ thi có số hội đồng thi đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% nhiều nhất từ trước tới nay.
Nhiều nhà giáo cho biết, họ không tài nào tin được kết quả kỳ thi năm nay lại “ngất ngưỡng” như vậy, dù đó không phải là cái gì quá sức bất ngờ.
Không bất ngờ, vì kết quả trên đã được dự báo từ trước đó.
Ngay sau khi kỳ thi diễn ra, PGS Văn Như Cương đã khẳng khái nhận định gần như chắc chắn, “sẽ có cuộc họp báo của bộ để tổng kết một cuộc thi thắng lợi. Như thường lệ, điệp khúc năm nay tốt hơn năm ngoái sẽ được lặp lại. Nào là rất nghiêm túc, rất trật tự, phao thi không còn rải trắng sân trường; nào là số thí sinh bị kỷ luật giảm mạnh…”. Không cần đến những chi tiết mà báo chí cung cấp để tạo scandal như cái biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi của 11 tỉnh thành tại đồng bằng sông Cửu Long, hay động tác điều chỉnh đáp án chấm thi môn văn vào giờ chót của bộ, với động thái ra đề thi được các nhà giáo đánh giá là thoáng hơn nhiều so với các năm trước, và số thanh tra ủy quyền của bộ bất ngờ giảm mạnh, từ 9.000 người năm 2009 xuống còn 600 năm 2011, rõ ràng nhận định trên của PGS Cương là rất có cơ sở.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hãn – đại học Quốc gia Hà Nội, hãy khoan đặt câu hỏi liệu kết quả kỳ thi năm nay có phản ánh đúng chất lượng giáo dục, khi hiện tại cái gọi là chất lượng giáo dục THPT của chúng ta vẫn còn rất mơ hồ. Theo ông, việc kết quả kỳ thi tú tài - hay tốt nghiệp THPT hàng năm có tỷ lệ đậu cao là phản ánh đúng thực chất và phù hợp quy luật trong tình trạng nền giáo dục hiện tại của nước nhà.
Cả nước đến giờ phút này đã có trên 400 trường đại học, cao đẳng. Trong số đó, hơn 300 trường đại học và cao đẳng của các địa phương mới được nâng cấp hoặc mới thành lập trong vòng 10 năm qua. Tuy áp lực lên các trường đại học có tên tuổi ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa giảm, nhưng không thể không nhận thấy hiện tượng là một bộ phận lớn thí sinh ở các tỉnh năm 2011 đã chọn cửa dự thi vào các trường đại học tại địa phương mình. Thống kê cho thấy, một số trường đại học địa phương được khá đông thí sinh chọn đăng ký dự thi, như đại học Hải Phòng có khoảng 10.000 hồ sơ của thí sinh Hải Phòng đăng ký dự thi; tại tỉnh Vĩnh Phúc, trường cao đẳng Vĩnh Phúc cũng đứng đầu bảng về lượng hồ sơ với gần 3.000 bộ; đại học Hồng Đức của tỉnh Thanh Hoá hút hơn 10.000 hồ sơ của các thí sinh thuộc tỉnh và lân cận. Số hồ sơ dự thi vào trường đại học An Giang chiếm gần phân nửa thí sinh của địa phương này: 11.000 bộ.
Thậm chí, mang danh là đại học vùng như Đại học Cần Thơ, đến 80% số hồ sơ thí sinh tại Cần Thơ (gần 19.000 bộ) đăng ký dự thi vào đây...
Bất chấp thực tế rất khập khiễng giữa đội ngũ giảng viên, cùng cơ sở vật chất của các nhà trường, nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động có bằng cấp tương đương đại học của các địa phương vẫn là một đòi hỏi chính đáng. Và, điều đó cho thấy, thành tích "đáng nể" của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 vừa qua chẳng qua chỉ là kết quả của làn sóng đã bùng nổ trong khoảng mấy năm gần đây và vẫn đang còn tiếp diễn.
Theo NHƯ THUẦN, SGTT ONLINE

Ông giáo làng nghiệp dư

Không được đào tạo để trở thành nhà giáo, cũng không có bất kỳ chứng chỉ sư phạm nào. Vậy mà hơn chục năm qua, bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm và tình yêu với lớp trẻ, ông Nguyễn Xuân Điền ở xã Đình Cao (Phù Cừ, Hưng Yên) đã ôn thi ĐH cho hàng ngàn học sinh.

Trong số những học trò được ông Điền ôn thi, nhiều em đã công thành danh toại. Đến Phù Cừ hỏi nhà ông Điền, dân trong huyện không ai không biết, họ kính trọng gọi ông là “thầy Điền” dạy chữ.
Vừa bước đến cổng nhà, chúng tôi đã nghe tiếng giảng bài của người đàn ông ngoại ngũ tuần. Dáng người cao gầy, mái tóc điểm bạc, mặt vẫn bám bụi phấn, ông kể về chuyện đời chuyện nghề, về cái duyên đứng trên bục giảng và cũng là tấm lòng dành cho học sinh vùng quê.
Ông Nguyễn Xuân Điền sinh năm 1959, ngay từ nhỏ đã rất ham học. Sau này ông làm việc trong một công ty may ở Hưng Yên. Công việc bận bịu nên ít có thời gian kèm con học. Đến khi đứa con trai út của ông sắp thi vào lớp 10, ông kiểm tra mới biết kiến thức bị trống quá nhiều. Từ đó, ông sắp xếp thời gian kèm con học. Bốn tháng sau, con ông thi đỗ vào lớp 10 với điểm số gần như tuyệt đối. Thấy bố mình dạy dễ hiểu, cậu con út rủ mấy anh em trong họ đến học cùng. Cứ như thế, ông kèm chúng suốt từ lớp 10 cho đến lúc ôn thi đại học.

Lớp học của thầy Điền.

Năm 2000, cả làng ngỡ ngàng khi cả bốn đứa con, cháu ông dạy đều đỗ đại học. Từ đó, phụ huynh trong làng rồi trong xã dẫn con em mình đến nhờ ông dạy. Cứ thế, sau hàng chục năm với phận thầy giáo làng nghiệp dư, ông đã dạy cho hàng ngàn con em học sinh nông dân xa gần.
Năm học 2003, lớp ông dạy có đến trên 30 em đỗ đại học. Tiếng lành đồn xa, có học sinh tận Sơn La, Lai Châu, thậm chí cả Đồng Nai, Bình Phước cũng lặn lội tìm đến với ông. Đình Cao trước đây vốn là “làng nghèo chữ”, còn bây giờ đã thành làng hiếu học bởi có nhiều em đỗ đạt. Họ khẳng định, công ấy thuộc về thầy Điền.

Khi hỏi về số học sinh do ông ôn luyện thi đỗ đại học, ông nhẩm tính sơ sơ cũng đến gần 500 em. Trong số đó, không ít học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi, như Trần Văn Điệp (quê ở Quảng Ninh) thi được 28 điểm vào trường Học viện Kỹ thuật quân sự; Nguyễn Trung Tín được 29 điểm vào Đại học GTVT...
Những năm 2006 - 2007, ông phải dạy liền hai ca sáng và chiều. Nhiều khi các em chưa hiểu hết bài tập, buổi tối ông lại vui vẻ đứng lớp giảng cho đến khi các em hiểu hết vấn đề mới thôi. Bây giờ sức khỏe cũng yếu đi nhiều nên ông chỉ có thể dạy một lớp với 30 em. Nhưng ông khẳng định: “Tình yêu và lòng nhiệt tình dành cho các em thì chưa bao giờ cạn”.
Kỷ niệm sâu sắc nhất trong ngần ấy năm làm thầy giáo làng là vào năm 2005, em Lò Văn Quân ở Bắc Kạn, nhà nghèo bố mất sớm nhưng ham học. Em xin mẹ xuống xuôi học thầy Điền được ba tháng thì hết tiền sinh hoạt. Thấy em gia cảnh khó khăn lại chịu khó nên ông khuyên cố gắng ở lại, tiền ăn ở học hành sẽ do thầy tài trợ. Công sức của hai thầy trò được đền đáp khi Quân thi đỗ vào trường Đại học GTVT với số điểm khá cao. Giờ Quân nhận thầy Điền làm bố nuôi và thường xuyên về Hưng Yên thăm thầy.
Theo đánh giá của thầy Điền, đề thi đại học qua các năm hầu hết là kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thì các em có thể đạt 7 - 8 điểm/môn là chuyện bình thường. Phương pháp dạy của ông là truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, từ đó vận dụng để giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Cứ học hết một khóa, ông lại cho các em thi thử để đánh giá năng lực học tập của từng em. Sau đó phân loại, đưa ra lời khuyên để các em lựa chọn trường cho phù hợp.
Thầy Điền chia sẻ, các em nên căn cứ vào lực học của mình cũng như năng khiếu với ngành mình mơ ước để đăng ký thi đại học. Hiện có tình trạng nhiều em đua nhau lên thành phố vào lò luyện thi. Lớp đông, phòng chật mà thời gian luyện thi gấp rút sẽ khó đạt được kết quả. Bởi vậy học sinh nên nắm chắc kiến thức cơ bản và tự ôn luyện theo phương pháp khoa học.

Theo CATPHCM

“Xì-căng-đan” chấm thi tốt nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Thỏa thuận để cho điểm vô tư!

Để điểm thi môn Ngữ văn đạt kết quả cao, các chuyên viên bộ môn Ngữ văn của 11 sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL đã có cuộc họp vào ngày 5/6 tại TP Cần Thơ, ra “Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn ngữ văn”.
Thực chất đây là thỏa thuận để “nâng cao chất lượng” bằng cách cho điểm “vô tư”, thoát ly hẳn hướng dẫn chấm thi môn này của Bộ GD-ĐT.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm nay được dư luận nhận định là hay, phù hợp với phương pháp giảng dạy mới. Nhận được nhiều lời khen nhất chính là câu đầu tiên trong đề thi năm nay. Cụ thể, câu 1 (2,0 điểm) hỏi: “Trong đoạn cuối của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?”. Tuy nhiên, với hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT, nhiều học sinh đã bị mất điểm ở câu 1, mặc dù tổ chấm chúng tôi đã rất cố gắng “đọc hiểu” giùm cho học sinh cũng như vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm thi của bộ. Câu 2 và câu 3 kết quả đạt được cũng không khả quan vì kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh còn hạn chế.

Kết thúc đợt chấm thi, chúng tôi cảm thấy buồn và ray rứt vì kết quả đạt được không như mình mong đợi, nhưng vui vì mình đã đánh giá khách quan thực lực của người học.

 
“Biên bản thống nhất...” của lãnh đạo bộ môn ngữ văn được lập vào ngày 5-6 tại TP Cần Thơ.

Từ bàng hoàng và phẫn nộ...

Giữa lúc chúng tôi đang tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách dạy của mình, một người bạn đã cho chúng tôi “Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 môn ngữ văn” (theo tinh thần cuộc họp triển khai đáp án của 11 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 5-6-2011 tại Cần Thơ). Đọc biên bản này, cảm xúc đầu tiên của chúng tôi là bàng hoàng và phẫn nộ. Làm sao không bàng hoàng và phẫn nộ khi cuộc họp triển khai đáp án thực chất là một cuộc gặp gỡ của các chuyên viên bộ môn ngữ văn với mục đích là thỏa thuận để “nâng cao chất lượng” bằng cách cho điểm “vô tư” bài làm của thí sinh - thoát ly hẳn hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT! Làm sao không bàng hoàng và phẫn nộ khi thỏa thuận này lại là một văn bản phi khoa học đến vậy! Với cách triển khai và vận dụng hướng dẫn chấm thi như thế này, theo tôi, học sinh không cần phải nhớ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, không cần phải học cách đọc văn bản tác phẩm văn chương và cũng không cần phải học cách viết một bài văn nghị luận.

Bởi vì, theo biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi từ cuộc họp triển khai đáp án của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL ngày 5-6-2011 tại Cần Thơ mà chúng tôi có được, để trả lời cho câu hỏi thứ nhất: “Trong đoạn cuối của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào?”, học sinh thay vì nhớ và tái hiện chính xác các chi tiết: màu hồng hồng của ánh sương mai (0,5 điểm); người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh (0,5 điểm) thì có thể trả lời đại khái, qua loa vẫn đạt điểm như hướng dẫn chấm của bộ. Cụ thể, biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi tại Cần Thơ triển khai đáp án như sau:

Câu 1:

Những hình ảnh thường hiện lên là :

Ý 1: Học sinh nêu được một trong các ý sau được 0,5 điểm:

- Màu hồng hồng - Ánh sương mai - Chiếc thuyền - Chiếc thuyền lưới vó ở ngoài khơi tiến vào… màu sương mờ…

Ý 2: Nêu được một trong các ý sau cho 0,5 điểm: - Hình ảnh người đàn bà - Người đàn bà hàng chài -lNgười đàn bà trong chiếc thuyền bước ra

Như vậy, học sinh dù trả lời không đầy đủ, không rõ ràng, thậm chí trả lời sai hoàn toàn vẫn đạt điểm tối đa (!) (Đáng lưu ý là các hình ảnh “- Chiếc thuyền” và “- Chiếc thuyền lưới vó ở ngoài khơi tiến vào… màu sương mờ…” là hoàn toàn không có trong đoạn cuối của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu)!

Về ý nghĩa của hình ảnh, theo hướng dẫn chấm thi của bộ, những hình ảnh đó nói lên: chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống (0,5 điểm); hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người (0,5 điểm). Sau này, trong văn bản số 3749/BGDĐT-KTKĐCLGD v/v hướng dẫn bổ sung chấm thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011, ký ngày 8-6-2011, theo tinh thần đề mở và đáp án mở, để bảo đảm đúng nguyên tắc chấm thi, đồng thời khuyến khích những sáng tạo của thí sinh trong bài thi, ý 2 của câu 1 được bổ sung như sau:

a) Nếu thí sinh không trả lời trực tiếp, cụ thể như trong đáp án mà nêu được ý tưởng nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ sĩ với hiện thực, nghệ thuật với cuộc sống: có thể cho từ 0,5 điểm trở lên, với điều kiện tổng số điểm cho ý này không quá 1,0 điểm.

b) Nếu thí sinh phân tích kỹ và sâu sắc ý đã nêu: Có thể cho tới tối đa 1,0 điểm, với điều kiện tổng số điểm cho ý này không quá 1,0 điểm”.

Trong khi đó, biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi từ cuộc họp triển khai đáp án của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL ngày 5-6-2011 tại Cần Thơ, thống nhất cho điểm ý 2 của câu 1 là:

Ý 3: Nêu được một trong các ý sau cho 0,5 điểm: - Chất thơ hoặc lãng mạn, vẻ đẹp nghệ thuật - Biểu tượng nghệ thuật…

Ý 4: Nêu được một trong các ý sau cho 0,5 điểm: - Hiện thực về số phận lam lũ hoặc khốn khó… - Bức tranh đời sống hoặc hiện thực…

Ngoài ra, với ý 3 và ý 4, học sinh có thể nêu một trong các ý sau cho 1,0 điểm: - Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống - Cái nhìn đa chiều, toàn diện

Lưu ý:

- Không trừ điểm khi học sinh nêu dư ý trong bài làm - Không tính lỗi chính tả -lKhông yêu cầu viết thành đoạn văn”.

Mặt khác, một số chi tiết, theo thiển nghĩ của tôi, cũng chưa hẳn chính xác. Chẳng hạn, về ý nghĩa của hình ảnh “màu hồng hồng của ánh sương mai”, thay vì câu trả lời đúng là “chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống” thì biên bản thống nhất hướng dẫn chấm của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL lại nêu là “Chất thơ hoặc lãng mạn, vẻ đẹp nghệ thuật”.

Theo một giáo viên dạy môn ngữ văn ở tỉnh Tiền Giang, năm nay chỉ có 73% thí sinh  ở tỉnh này đạt điểm trung bình môn này. Nếu chấm theo “Biên bản thống nhất...” của 11 tỉnh ĐBSCL thì 100% thí sinh tỉnh Tiền Giang sẽ đạt điểm trung bình môn ngữ văn.

Phải chăng để có niềm vui trọn vẹn mà đối với câu 2 trong đề thi (3,0 điểm - tạo lập văn bản nghị luận xã hội), biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL cũng đã có những triển khai hết sức vô lý. Theo đó, câu 2, chỉ cần “Học sinh nắm vững kỹ năng làm văn, bố cục có 3 phần : MB - TB - KB (mở bài – thân bài – kết bài – ghi chú của  tòa soạn), nội dung dù có sơ sài cho tối thiểu: 1,5 điểm” hay “Học sinh trình bày theo hướng lập thân, lập nghiệp trong tương lai (hợp lý) thì tối đa: 2,0 điểm”. Từ hướng dẫn chấm này, việc giảng dạy của giáo viên sẽ rất nhẹ nhàng, bởi vì các em viết lạc đề vẫn đạt 2 điểm, hay nội dung bài viết có sơ sài đi nữa thì các em vẫn đạt hơn 1,5 điểm!

 
.... đến kinh hoàng!
 
Phần hướng dẫn chấm câu 3 (5,0 điểm - tạo lập văn bản nghị luận văn học) càng kinh  hoàng hơn. Về mặt lý thuyết, để viết được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, học sinh phải có năng lực cảm nhận, phải biết phương pháp phân tích một đoạn thơ. Học sinh phải biết cách phân tích một hình tượng nhân vật... Và, bài viết đạt điểm tốt, cần phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Tuy nhiên, khi đọc biên bản thống nhất nêu trên, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. So với hướng dẫn chấm của bộ thì hướng dẫn chấm của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL đã “mở rộng đến vô cực”. Xin trích dẫn dưới đây:

Câu 3a: Thống nhất với hướng dẫn chấm, song giám khảo cần thống nhất các tình huống sau đây:

- Về kỹ năng, bài đủ 3 phần: MB - TB - KB, nội dung không đầy đủ → cho ít nhất: 2,0 điểm.

- Về nội dung: Bức tranh thiên nhiên nêu được ý hùng vĩ, thơ mộng → cho trọn: 1,5 điểm.

- Về nghệ thuật:

+ Nêu được một vài ý về nghệ thuật (không cần nêu triệt để): 1,0 điểm

+ Không nêu được nghệ thuật: trừ 1,0 điểm.

-  Phân tích nội dung và nêu được một vài ý nghệ thuật: vẫn được trọn 4,0 điểm.

- Phân tích nội dung trước rồi mới nêu nghệ thuật sau: chỉ cho tối đa 4,5 điểm.

- Diễn xuôi đoạn thơ: cho từ 2,5 - 3,0 điểm

- Đánh giá chung hoặc kết luận: vẫn cho 0,5 điểm…

Câu 3b: Thống nhất với hướng dẫn chấm, song giám khảo cần thống nhất các tình huống sau đây:

- Về kỹ năng, bài đủ 3 phần: MB - TB - KB, nội dung không đầy đủ → cho ít nhất: 2,0 điểm.

- Phân tích nhân vật, đôi chỗ còn hạn chế (kể chuyện): tối thiểu 3,5 điểm.

- Bài làm sa vào kể lể, nặng về tóm tắt truyện hay hoàn toàn tóm tắt cốt truyện: tối đa 2 điểm…”.

Như vậy, cuộc họp triển khai đáp án của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL ngày 5-6-2011 tại Cần Thơ đã gần như thoát ly hướng dẫn chấm của bộ. Nếu như tỉnh, thành nào cũng có những bước đi “đột biến” như vậy thì đâu cần hướng dẫn chấm thi thống nhất của bộ! Điều này cũng có nghĩa là học sinh không cần phải lo lắng khi đi thi môn ngữ văn vì chỉ cần các em “biết gì viết nấy”, đừng bỏ giấy trắng, cứ viết đầy trang thì thế nào cũng có điểm, thậm chí còn có điểm tốt, vì đã có thầy cô “đãi cát tìm văn” giúp các em. Vậy là với cách làm này, trò có điểm tốt, thầy có học sinh đỗ cao, trường đạt được thành tích đề ra!

 

Vì sao và tại sao?

Khi đọc hướng dẫn chấm này, chúng tôi không khỏi băn khoăn. Một biên bản thỏa thuận phi khoa học như thế này mà cũng được xem là “Biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi...” cho một kỳ thi cấp quốc gia sao?  Với một biên bản triển khai và thống nhất hướng dẫn chấm như thế, khi xem kết quả trên bảng điểm của thí sinh, những giáo viên giảng dạy môn ngữ văn sẽ nghĩ gì? Họ có vui và hạnh phúc trước những số điểm được “ban phát” từ tình thương và tấm lòng nhân hậu của các chuyên viên bộ môn ngữ văn của các tỉnh, của các giám khảo, trong đó có bản thân mình? Và các em học sinh, các em có vui vì đạt được kết quả tuyệt vời như thế này? 

Do đâu lại có cuộc họp triển khai đáp án của 11 tỉnh khu vực ĐBSCL ngày 5-6-2011 tại Cần Thơ? Và còn các khu vực khác, có hay không những cuộc họp “triển khai” đáp án giữa những tỉnh, TP được phân công chấm chéo lẫn nhau? Rõ ràng với cách tổ chức kiểm tra đánh giá như thế này, những trăn trở, ưu tư của giáo viên khi vận dụng hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng; vận dụng cách đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng; việc cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học sẽ chẳng còn ý nghĩa gì! 

 

Theo Đỗ Thị Lê (Giáo viên Trường THPT chuyên Tiền Giang)

Người Lao Động

Bài đăng phổ biến