Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

70 ngàn tỷ đồng để biên soạn sách giáo khoa

Thông tin được phổ biến mới đây trên báo chí trong nước cho hay nhà nước dự kiến sẽ dành bảy mười ngàn tỷ đồng để biên soạn sách giáo khoa dành cho học sinh, sinh viên trong vòng 5 năm tới.

 
Phòng học ở đại học RMIT tại TP Hố Chí Minh đều trang bị computer và gắn internet. AFP

RFA hỏi chuyện hai chuyên gia kinh tế, tài chánh và giáo dục, đào tạo và một em học sinh để ghi lại một số ý kiến về việc in ấn và tác dụng của sách giáo khoa trong hiện tại và hướng đến tương lai.

Để thực hiện một cải cách trong ngành giáo dục

Bảy mươi ngàn tỷ đồng tức là con số 7 rồi tiếp theo đó là 13 con số 0, số tiền đó đủ để xây 140 ngàn căn nhà cấp cho những người có thu nhập thấp, hoặc đủ để phát hành sách giáo khoa tặng miển phí cho học sinh trung, tiểu  học trên toàn quốc trong vòng 35 năm tới, hay đủ để tăng lương cho các thầy cô giáo, mỗi người thêm một triệu đồng, một tháng, trong vòng 7 năm tới.

Những số liệu này do giáo sư Văn Như Cương, một giáo chức có trên 50 năm kinh nghiệm phục vụ ngành giáo dục,  chiết tính khi ông được mời tham gia vào đề án “ đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, sau năm 2015” với mục tiêu là hoàn thành chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới, thực hiện từ 2017, với kinh phí lên tới 70 ngàn tỷ đồng.

Cậu bé đọc sách tại công viên ở Hà Nội hôm 9-8-2007. AFP PHOTO
Cậu học sinh đọc sách tại công viên ở Hà Nội hôm 9-8-2007. AFP PHOTO

Số tiền bắt đầu bằng số 7 nối tiếp với 13 số không là nhiều hay ít, giáo sư tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp, giảng viên kinh tế, tài chánh, đại học ngân hàng,  thành phố Hồ Chí Minh, nói lên suy nghỉ của ông:
Dù sao đó cũng chỉ là một dự án, nhưng mà người ta đang chú ý để làm, thực hiện một cải cách trong việc đào tạo của Việt Nam, tôi nghỉ đây là một số tiền khổng lồ so với GDP của Việt Nam. Họ đưa ra chắc là cũng cần phải thăm dò ý kiến  của các nhà khoa học, các tổ chức rồi dân chúng góp ý. Theo điều kiện kinh tế hiện nay, với khoản tiền rất không lồ này, tôi cũng có băng khoăn, không biết rồi nó có đạt được mục tiêu mong muốn của mình là cải cách được quá trình đào tạo, ở Việt Nam, bao gồm tất cả các hệ, từ đại học đến phổ thông , chứ không phải chỉ chương trình phổ thông. Không biết là mình có tiền hay không, hai là có hiệu quả hay không và  ba là sẽ sử dụng nó như thế nào để đạt muc tiêu nhu mong muốn trong dự án.
Kế đó, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, cựu đại biểu quốc hội Darlac, góp ý với RFA về kinh phí 70 ngàn tỷ để  thực hiện sách giáo khoa:
Nếu dùng để in sách thì thật ra cũng không lớn, vì số lượng học sinh Việt Nam quá đông, không kém gì đối với thế giới so về dân số, nếu chỉ để viết sách thì quá lớn, nếu để in sách thì không lớn. Vấn đề đặt ra là chưa nên in sách giáo khoa khi chương trình chưa đổi mới, cần nhất hiện nay là đổi mới chương trinh, chúng tôi đang cố gắng thuyết minh là cần đổi mới chương trình trước, rồi hãy biên soạn sách giáo khoa sau.

Nhiều bộ sách giáo khoa thì mới có thể có sự cạnh tranh được. Chương trình hoàn chính này thì cố gắng cập nhật được với quốc tế, bởi vì tình hình thay đổi nhiều rồi, với thời kỳ Internet như hiện nay, học sinh dễ dàng tra cứu số liệu cụ thể, không nên bắt học sinh nhớ những điều mà thầy giáo không nhớ

GSTS Nguyễn Lân Dũng

Học sinh đang tìm mua sách đã dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh
Học sinh đang tìm mua sách đã dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh để chuẩn bị cho năm học mới. AFP PHOTO.

Ý kiến riêng tôi là không đồng ý một bộ sách giáo khoa, vì nhiều bộ sách giáo khoa thì mới có thể có sự cạnh tranh được. Chương trình hoàn chính này thì cố gắng cập nhật được với quốc tế, bởi vì tình hình thay đổi nhiều rồi, với thời kỳ Internet như hiện nay, học sinh dễ dàng tra cứu số liệu cụ thể, không nên bắt học sinh nhớ những điều mà thầy giáo không nhớ, chỉ cần học những điều rất cơ bản thôi

Áp dụng những tinh tế trong giáo dục trên thế giới

Về những kỳ vọng hay mong ước đối với tương lai ngành giáo dục Việt Nam qua dự án biên soạn và phát hành sách giáo khoa, tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp bày tỏ:
Nó cũng đòi hỏi một thời gian, mình cần có để xem lại mình, hai là tiếp thu được những kiến thức, cái hay, những tinh tế trong giáo dục trên thế giới, trên cơ sở đó mới có được cái mà mình mong muốn, tức là bộ sách giáo khoa, chương trình, hệ thống đào tạo, sao cho khoa học, có hiệu quả, chất lượng, đáp ứng được yêu cầu giáo dục của ta, trong điều kiện hội nhập, khi thế giới phát triển rất nhanh chóng về khoa học kỹ thuật.”
Về phần giáo sư  Nguyễn Lân Dũng thì tin rằng với một chương trình giáo dục hiệu quả, sách gíao khoa tân tiến,  xã hội Việt Nam sẽ được chấn hưng về mọi mặt:

Nó cũng đòi hỏi một thời gian, mình cần có để xem lại mình, hai là tiếp thu được những kiến thức, cái hay, những tinh tế trong giáo dục trên thế giới, trên cơ sở đó mới có được cái mà mình mong muốn, tức là bộ sách giáo khoa, chương trình, hệ thống đào tạo, sao cho khoa học, có hiệu quả,

GSTS Đỗ Lịnh Hiệp

Theo tôi, ở nhà trường học làm người mới là chính, học cách học, cách nghiên cứu, cách phấn đấu, nhất là tư duy, để làm con người chân chính, con người tốt, ham học hỏi, muốn phục vụ đất nước, đó mới là cái chính. Học để cống hiến, không phải học để lấy tấm bằng, khi có tư duy đó, người ta không chạy theo bằng cấp, không mua bằng, không bán điểm, không chạy thầy, không gian lận thi cử, thời chúng tôi, cả thế hệ chúng tôi, không có chuyện đó. Bây giờ chúng ta phải lập lại trật tự trong giáo dục, trước hết heo tôi là có một chương trình giáo dục tiến bộ, hợp với trào lưu thế giới, hợp với thời đại Internet, sau đó cho các nhóm tác giả được phép tự biên soạn bộ sách giáo khoa, học sinh tự lựa chọn bộ sách giáo khoa nào tốt thì để lựa chọn.”
Học sinh là người sử dụng sách giáo khoa hàng ngày, các em có hài lòng với các quyển sách ấy không, các em mong ước điều gì, một học sinh trung học phổ thông cho biết:
Em tên gì?
Dạ con tên Thảo
Em nghỉ sao về hình thức và nội dung của các lọai sách giáo khoa mà hiện mình đang học?
Dạ cũng tạm ổn, sách giáo khoa thì không có nhiều nhưng phải mua thêm sách tham khảo, cũng khá là nhiều"

Một sinh viên đang chọn sách tại thư viện trường RMIT International University Vietnam ở Sài Gòn hôm 20-12-2006
Một sinh viên đang chọn sách tại thư viện trường RMIT International University Vietnam ở Sài Gòn hôm 20-12-2006
Mỗi năm tốn chừng bao nhiêu tiền để mua sách giáo khoa?
Dạ khoản 2 triệu
Em mong muống gì đối với chương trình đang theo học nơi trường lớp?
Nước mình nên tăng cường thực hành thêm, chứ con thấy cứ học lý thuyết hoài, nói chung là nên bổ sung thêm nhiều kiến thức mới, có ích hơn, hình thức thì cũng ổn rồi cần bổ sung thêm mấy kiến thức thực tế ngoài xã hội.”
Qua các ý kiến vừa rồi thì ngoài chuyện băng khoăng khi nhà nước xuất một kinh phí quá lớn so với thực trạng của đất nước hiện giờ với nợ công chồng chất, lạm phát tăng cao, cộng với những ưu tư về nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp, xa thực tế, không biết ngân khoản 70 ngàn tỷ đồng có được nhà nước sử dụng hợp lý, hợp tình hay không?
Nguồn: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến