Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009
Đoàn Quỳnh - Bài tập Hình học vi phân
Tên sách: Bài tập Hình học vi phân
Tác giả: GS Đoàn Quỳnh
Loại file: DJVU, 14.8 MB
Link download: Đoàn Quỳnh - Bài tập Hình học vi phân
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009
Bộ 19 đề thi học kì I môn Toán khối 12
Download tại đây: Download 19 de thi Hk1 (12nd Grade).
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009
5 giá trị gia đình cần trao lại cho trẻ
Để giúp con trưởng thành, sống hạnh phúc và có ích thì cần có sự định hướng từ cha mẹ. Thực tế là đôi khi chúng ta quá chú trọng đến việc dạy kỹ năng mà quên mất việc dạy những giá trị. Trong khi bọn trẻ luôn cần khắc sâu những giá trị đích thực, học được từ gia đình như là chiếc la bàn cuộc đời của chúng.
Và đây là năm giá trị gia đình chúng ta cần trao lại cho con:
1. Làm việc chăm chỉ và luôn phải cố gắng hết mình
Việc dạy con cái mình về cách cư xử đúng đắn trong công việc là rất quan trọng. Bất kể nghề nghiệp của chúng ta là gì, con cái chúng ta cần biết cha mẹ chúng phải kiếm sống bằng cách cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho những người khác.
Bọn trẻ cần phải hiểu rằng sau này chúng cũng phải làm việc một cách lương thiện để kiếm những đồng tiền lương thiện. Không có quyền lừa dối, gian lận, trộm cướp hoặc mưu đồ kiếm tiền của người khác một cách đen tối.
2. Luôn nói sự thật và phải trung thực
Trung thực chính là nền tảng cho những mối quan hệ đúng đắn trong cuộc đời. Một cách nào đó, sự dối trá thường tạo ra những điều xấu, những hệ luỵ và tổn thương lâu dài.
Có rất nhiều ví dụ như vậy xảy ra trong cuộc sống. Hãy cho con thấy rằng tất cả chúng ta đều có lúc phạm lỗi lầm. Nhưng càng sớm nói ra sự thật một cách cởi mở, thì chúng ta càng nhanh chóng giải quyết được vấn đề và giảm thiểu thiệt hại.
3. Đừng làm tổn thương chính mình hoặc người khác
Vì tất cả mọi người, chúng ta phải truyền thụ một ý thức thấu cảm và lòng yêu thương cho con cái chúng ta. Khi chúng còn nhỏ, chúng ta dạy con không đánh, cắn hoặc ném đồ vật vào người khác, tránh xa bếp lửa, điện và vật nhọn… Khi chúng lớn hơn, chúng ta dạy con tránh những hành động tình dục nguy hiểm, tránh việc lái xe trong tình trạng say xỉn và khôn ngoan trong vấn đề chi tiêu tiền bạc.
Nếu chúng ta làm tròn trách nhiệm của mình, con chúng ta khi lớn lên sẽ biết tôn trọng chính bản thân mình và người khác đủ để không làm những điều dại dột có thể gây ra nỗi đau lớn lao như nhiều người đang cảm thấy ngày hôm nay.
4. Đừng lấy những gì không phải của mình
Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng rõ ràng nó cần được nhắc lại cùng với những khái niệm căn bản nhất về quyền sở hữu:
• Nếu con không có nó đầu tiên hoặc nó không dành cho con, vậy nó không phải là của con!
• Nếu nó không phải là của con, vậy con phải để nó ở đó.
• Nếu con mượn nó, con cần sự cho phép và sau đó con cần phải gìn giữ và chăm sóc nó ở mức độ cao hơn thường lệ, thậm chí hơn cả nếu nó là của con.
5. Con muốn mọi người đối xử với mình như thế nào thì hãy đối xử với mọi người như vậy
Đây là quy tắc vàng, định hướng cho tất cả mọi thứ. Nó thật đơn giản nhưng mạnh mẽ. Nó sẽ giúp con bạn trở thành người luôn được tôn trọng và yêu thương. Đừng quên bất cứ cơ hội nào có thể để ghi khắc nó vào tâm khảm đứa con bé bỏng của bạn.
Hãy tin tôi, chỉ năm giá trị ngắn gọn này có thể giúp con bạn có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Hãy nhấn mạnh những giá trị gia đình này ở nhà chúng ta. Hãy khắc sâu nó vào tâm hồn và trái tim của con cái chúng ta để không bao giờ chúng có thể quên được.
Giáo viên và áp lực học trò phải lên lớp
(Phản hồi bài “Sẽ “cởi bỏ” áp lực cho giáo viên”, Tuổi Trẻ ngày 10-12-2009)
- Tôi không phản đối việc đặt chỉ tiêu thi đua cho giáo viên. Bởi lẽ nếu bỏ chỉ tiêu thi đua thì người nhiệt tình cũng như kẻ lười nhác, người có tâm và người vô tâm đều bị đánh đồng như nhau. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tiêu thi đua đã bị biến thành áp lực đối với giáo viên là do lỗi của nhà quản lý giáo dục.
Thông thường, người ta đặt chỉ tiêu chung cho toàn thành phố, rồi quận đặt chỉ tiêu cao hơn thành phố và trường đặt chỉ tiêu cao hơn quận. Thế là các trường đều ra chỉ tiêu hơn 90-99% học sinh phải làm bài thi trên trung bình. Có lẽ chỉ tiêu 100% học sinh làm bài thi trên trung bình là bình thường đối với lớp chọn, nhưng quá phi lý đối với mức học của số đông học sinh.
Thực tế cho thấy các hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải bỏ công sức để kèm cặp học sinh yếu (không trả lương) chứ không bao giờ chấp nhận tình trạng học sinh ở lại lớp. Nói cách khác, để nâng cao chất lượng học sinh, lãnh đạo nhà trường chỉ áp dụng mỗi một cách: đề ra chỉ tiêu thi đua chứ không hề có bất cứ biện pháp hỗ trợ nào. Vậy đâu là giải pháp để giảm áp lực cho giáo viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh?
Tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Các nhà quản lý phải đưa ra chỉ tiêu cho từng khu vực cụ thể.
- Phải giám sát, kiểm tra chất lượng thi đua của từng trường. Theo đó, các trường có chất lượng thi đua tiệm cận với mức tuyệt đối (100% học sinh làm bài thi trên trung bình) hoặc có đến 50% học sinh dưới mức trung bình thì đều phải thanh tra. Nếu gần 100% học sinh làm bài trên trung bình thì phải xem thi cử có nghiêm túc không, có bị lộ đề không, giáo viên gác thi như thế nào, nội dung ôn thi có bị giới hạn quá nhiều không (hiện nay nhiều trường cho nội dung ôn tập có khi chưa tới một trang giấy).
Còn nếu học sinh làm bài dưới trung bình đến 50% cũng không thể chấp nhận được. Trường hợp này phải tìm hiểu xem đề thi có vừa sức học sinh không, chất lượng giáo viên ra sao...
- Phải có thù lao cho giáo viên dạy phụ đạo hoặc kèm học sinh yếu. Một giáo viên chỉ có thể kèm 4-5 học sinh yếu mà thôi. Học sinh đã yếu thì không thể dạy đại trà theo hình thức một lò luyện mà phải kèm theo nhóm nhỏ vài em.
- Phải chấp nhận một tỉ lệ học sinh ở lại lớp (có thể khoảng 10%). Các nhà quản lý giáo dục ngày nay rất dị ứng với việc học sinh ở lại lớp. Thế nên học trò nhà ta thừa hiểu muốn ở lại lớp còn khó hơn được lên lớp, vì thế nhiều em chẳng cần cố gắng học tập.
- Chương trình cũng phải hợp lý hơn.
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG - DÂN TRÍ
“Thầy yên tâm, em sẽ tốt nghiệp cho thầy coi!” Tôi thường được phân công dạy các lớp cuối cấp. Ở nhiều lớp tôi dạy, hơn phân nửa học sinh đã mất căn bản. Ở các lớp dưới, năm nào học sinh cũng được thầy cô nhắc nhở phải chăm học, nếu không sẽ bị ở lại lớp. Nhắc nhở như vậy nhưng nhiều học sinh học rất yếu vẫn được lên lớp bình thường. Vì sao như vậy? Xin thưa là do bệnh thành tích hiện tại vẫn còn rất nặng trong các trường học! Học sinh của chúng ta còn quá nhỏ để ý thức được hậu quả của việc lười học đối với tương lai của chính các em. Mang tâm trạng không cần học đàng hoàng vẫn lên lớp nên khi lên lớp trên, giáo viên có nói gì thì học sinh cũng không tin, không sợ, cứ lười học, chơi, phá thoải mái rồi cũng tốt nghiệp như ai thôi. Thú thật, nhiều khi tôi không dám nói với học trò rằng nếu các em lười học sẽ ở lại lớp. Vì nói như vậy nhưng thực tế đâu có như vậy! Nhiều em không học bài, không biết làm bài còn cười vui vẻ khi giáo viên cho 1 điểm. Tôi xin trích mẩu đối thoại ngắn giữa tôi và một học sinh cuối cấp: - Sao em không học đàng hoàng? Bài em không học, thầy cô giảng em không nghe, không chép bài. Em toàn nói chuyện và nghịch thôi thì sao em có thể tốt nghiệp được? - Thầy yên tâm, em sẽ tốt nghiệp cho thầy coi! … ÁI NHIỆM |
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
Danh ngôn Einstein - Albert Einstein's quotations
2- Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
3- Đôi khi tôi tự hỏi tôi rằng làm sao tôi lại là một người khai triển lý thuyết tương đối? Tôi cho rằng bởi vì một người trưởng thành bình thường không bao giờ ngừng suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Khi còn là một đứa trẻ, con người đã suy nghĩ về vấn đề này. Nhưng vì sự phát triển trí tuệ của tôi bị chậm trễ, kết quả là tôi bắt đầu suy ngẫm về không gian và thời gian chỉ khi nào tôi đã trưởng thành.
4- Tôi cho rằng một hạt chuyển động (a particle) phải có một thực tế độc lập với các độ đo, nghĩa là một điện tử (electron) có tính xoay tròn, vị trí… của nó, ngay cả khi nó không đựoc đo lường. Tôi ưa thích nghĩ rằng mặt trăng ở tại đâu đó, ngay cả khi tôi không nhìn thấy mặt trăng.
5- Một con người là một phần của toàn thể mà chúng ta gọi là “vũ trụ”. Thành phần này bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người kinh nghiệm về chính mình, về tư tưởng và cảm xúc của mình, như là một thứ gì cách biệt với những thứ còn lại, một loại ảo giác quang học của nhận thức. Ảo giác này là một thứ ngục tù đối với chúng ta, giới hạn chúng ta vào các tham muốn cá nhân của chúng ta và vào tình yêu đối với vài người gần chúng ta nhất. Bổn phận của chúng ta là phải giải phóng chúng ta khỏi loại ngục tù này bằng cách mở rộng các lòng trắc ẩn để bao phủ mọi sinh vật và toàn thể thiên nhiên trong vẻ đẹp của thiên nhiên.
6- Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó, đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sáng tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ.
7- Tôi nghĩ rằng Chúa không chơi trò may rủi (trò chơi súc sắc)
8- Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng.
9- Đầu óc của con người không thể hiểu nổi vũ trụ. Chúng ta giống như một em nhỏ đi vào một thư viện rộng lớn. Các bức tường có nhiều sách xếp cao tới trần nhà, các cuốn sách này được viết bằng nhiều ngôn ngữ. Em nhỏ biết rằng phải có nhiều người nào đó viết ra các cuốn sách này. Em nhỏ không biết tác giả là ai và làm sao các sách được viết ra. Nhưng em nhỏ ghi nhận được cách xếp đặt rõ ràng các cuốn sách, một trật tự bí ẩn em đã không hiểu, mà chỉ biết một cách lờ mờ.
10- Khi tôi xem xét chính mình và các phương pháp tư tưởng của tôi, tôi đi tới kết luận rằng tài năng kỳ ảo (the gift of fantasy) có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng hấp thụ kiến thức thực tế.
11- Giả sử A là sự thành công trong cuộc sống. Vậy thì A=X+Y+Z trong đó X=làm việc, Y=vui chơi, Z=im lặng
12- Ðìều tuyệt đối duy nhất trong cái thế giới của chúng ta, đó là sự khôi hài
13-Nếu thực tế không tương ứng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tế (faits)
14- Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý (mental rationnel) là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu.
15- Ðừng bao giờ làm cái gì trái với lương tâm, cho dù nhà Nước đòi hỏi ở ta.
16- Cũng vì bổn phận mà con người phải trả nợ cho đời, ít nhất cũng bằng cái mà họ đã nhận
17- Nếu bạn không giảng nghĩa một khái niệm cho đứa trẻ 6 tuổi được là vì bạn không hiểu nó hoàn toàn
18- Một người không hề sai lầm sẽ không bao giờ đổi mới
19- Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chớ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn
20- Những bài học đắng cay trong quá khứ phải được học đi học lại không ngừng
21- Giá trị thật sự của con người phải được xác định theo chiều hướng được tự do và không tùy thuộc bất cứ ai
22- Thế giới mà chúng ta tạo ra là kết quả của mức độ suy nghĩ của ta, nhưng những vấn đề mà thế giới sinh ra sẽ không được giải quyết ở cùng một mức độ
23- Tôi quả quyết rằng tình cảm tôn giáo vũ trụ là tác nhân mãnh liệt nhất và quý phái nhất trong việc khảo cứu Khoa học
24- Một bài toán không có giải đáp là vì bài toán đó đặt câu hỏi sai
25- Một dạ dày rỗng không phải là một cố vấn chính trị tốt
26- Việc khó hiểu nhất trên đời là thuế lợi tức
27- Có những điều hết sức là quan trọng đối với ta nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng. Cũng có những điều hết sức là quan trọng nhưng chưa chắc là đã thật sự quan trọng đối với ta.
28- Không phải tôi là người quá thông minh mà chỉ vì tôi ở lại với những vấn đề lâu hơn
29- Chính trị tuy phù du nhưng là một phương trình vĩnh cửu
30- Không phải vì sức hấp dẫn quả đất mà người ta bị thu hút lẫn nhau.
31- Tiến bộ kỹ thuật như một cái rìu nằm trong tay kẻ bị bệnh tâm thần
32- Giá trị con người giữ được nhờ người đó có khả năng cho chớ không nhận
33- Tôi thích nghĩ đến hình ảnh mặt trăng cho dù tôi không nhìn thấy nó.
34- Hiếm có kẻ nhìn bằng chính con mắt của họ và cảm nhận bằng chính năng lực cảm giác của họ.
35- Cái khó hiểu chính là hiểu được thế giới
36- Hy sinh để phục vụ cho đời tương đương với sự ban ơn
37- Nhìn bề ngoài thì cuộc đời không có ý nghĩa tuy nhiên không thể nào không có nó được.
38- Tôi ngủ không lâu nhưng tôi mau ngủ
39- Ðừng nên cố trở thành một người thành công mà hãy gắng trở thành một người có giá trị.
40- Ðiều làm tôi quan tâm thật sự là muốn biết Chúa có sự chọn lựa nào không khi tạo ra thế giới
41- Những tâm hồn lớn thường hay gặp sự đối chọi dữ tợn của những đầu óc tầm thường.
42- Hỡi ơi ngày nay kỹ thuật đã hiển nhiên vượt qua tình nhân loại
43- Tôi muốn biết những suy tư của Chúa. Tất cả những gì còn lại chỉ là chi tiết.
44- Tôi không hề nghĩ đến thì tương lai vì nó đến quá nhanh
45- Không gì gần sát cái đúng bằng cái sai.
46- Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức bị giới hạn. Tưởng tượng bao vây thế gìới.
47- Lý thuyết, là ta biết hết mọi thứ nhưng không thứ nào hoạt động được. Thực hành là việc gì cũng chạy mà ta không biết tại sao. Nơi đây ta gom chung lý thuyết với thực hành: chẳng cái nào chạy cả... và không ai biết lý do vì sao!
48- Bổn phận thiết thực nhất của thầy dạy là đánh thức lòng ham thích học hỏi và hiểu biết của học sinh
49- Có hai cách để sống trên đới: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ.
50- Con người thường tránh không muốn công nhận sự thông minh của kẻ khác, trừ khi đó là của kẻ thù mà họ tình cờ gặp phải
51- Ðịnh mệnh do ta làm ra
52- Sống trên đời nguy hiểm quá. Không chỉ do những người gây thiệt hại cho ta mà có những kẻ nhìn thấy mà vẫn để yên cho họ làm
53- Ðạo đức có giá trị hơn thông minh: không thể thay thế giá trị đạo đức bằng giá trị thôngminh và tôi xin thêm: tạ ơn Chúa!
54- Một ngày kia, máy móc sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi nhưng không máy nào đặt được câu hỏi.
55- Bậc thang Khoa học giống như cái thang của Jacob. Nó chỉ dừng lại nơi chân Chúa
56- Cuộc đời như chiếc xe đạp, phải tiến tới để khỏi mất thăng bằng
57- Con người là một phần của tất cả mà ta gọi là "Vũ trụ"... Một phần giới hạn trong thời gian và không gian.
58- Không gì ích lợi cho sức khoẻ và làm tăng cơ hội sống còn cho sự sống trên trái đất bằng việc dùng rau quả trong ăn uống (vegetarian)
59- Tôi biết vì sao người ta thích chặt cây. Ðó là một sinh hoạt mà người ta thấy ngay kết quả.
60- Cái đem lại giá trị thực sự cho con người là giải thoát khỏi cái tôi của họ.
61- Người cô độc suy nghĩ một mình và sáng tạo những giá trị mới cho cộng đồng.
62- Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không khoa học thi mù lòa
63- Làm đánh đổ một thành kiến khó hơn làm phân hủy một nguyên tử
64- Khoa học là một cái gì tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống
65- Ðừng lo là bạn có nhiều khó khăn về Toán, tôi bảo đảm với bạn những khó khăn của tôi quan trọng hơn nhiều
66- Khi để bàn tay bạn trên lò lửa một phút , ta tưởng như lâu một giờ . Khi ngồi gần cô gái đẹp một giờ ta tưởng chỉ mới một phút. Ðó là sự tương đối.
67- Sự điên rồ, là xử sự như nhau nhưng chờ đợi một kết quả khác
68- Vấn đề ngày nay không phải là nguyên tử năng mà là trái tim con người.
69- Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể cảm nhận đó là sự huyền bí của cuộc sống.
70- Tôi không thất bại, tôi đã tìm ra mười ngàn cách nhưng chúng lại không thành.
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009
Dạy con biết NGHÈO
Từ quan sát này, độc giả Lê Thị Vuôn - một nhà giáo gần 30 năm giảng dạy - cho rằng, muốn trẻ hết "nghèo nàn và ích kỷ trong đối xử", không thể chờ đến khi trẻ đến trường mới dạy những bài học, không thể chờ cho đến lớp 6 mới dạy cho chúng bài “"tinh thần trách nhiệm" hay "lòng dũng cảm” trong sách Giáo dục công dân mà nền móng nhân cách của trẻ trước tiên phải ở gia đình.
Chị đã chia sẻ câu chuyện đã dạy con có trách nhiệm với người khác.
"Mời bố mẹ ăn khoai"
Kể từ khi các con biết thích đồ vật, thích ăn một món ăn nào đó, tôi đã phải tập cho chúng biết nhường nhịn.
Tôi nhớ những năm sau 1986, Miền Bắc còn đói lắm. 17 kg gạo của 2 mẹ con phải đi lấy ở kho lương thực đến 3 lần mới hết, nhiều lúc không có gạo phải lấy khoai, sắn thay.
Đến bữa ăn con trai đầu của tôi 3 tuổi chào “Mời bố mẹ mời cơm, bố mẹ ăn khoai đi.”. Thì ra cháu thấy ít cơm nên sợ bố mẹ ăn hết cơm của nó, nó phải ăn khoai! Nên vội vàng nói thêm “bố mẹ ăn khoai đi”!
Hai vợ chồng nhìn nhau ứa nước mắt. Nhưng tôi đã phải chia cơm cho cả 3 người mặc dù cơm là chỉ đủ cho mình cháu (chia cho bố mẹ một thìa thôi, lấy lệ mà). Tôi chia cơm là để cháu biết nó không được ưu tiên. Chồng tôi nhường nhưng tôi không đồng ý, bắt anh ăn phần cơm của mình. Ăn cơm xong, mới ăn khoai nên nóng cổ. Từ đó, tôi cho cả nhà ăn khoai trước.
Bé cũng phải ăn mặc dù cu cậu không thích. Tôi đã phải phịa chuyện về củ khoai để cháu cùng ăn.
Khi em nó ra đời, nhà có 4 người. Thỉnh thoảng, tôi mua trứng gà, luộc lên cả nhà cùng ăn. Đến bữa ăn, tôi đố thằng anh quả trứng nào lớn nhất và đếm cho em biết. Khi cháu chọn được quả to nhất thì tôi nói “quả to dành cho bố để bố khỏe bố đi làm nuôi cả nhà”. Quả thứ 2, nó tự biết là dành cho mẹ nhưng tôi bảo “Em còn nhỏ, để cho em ăn em mau lớn”. Và tôi giao cho cháu chia trứng. Đấy là những bài học đầu tiên tôi dạy hai con mình.
Bây giờ khi các con đã lớn, tôi thấy rõ đức tính nhường nhịn của chúng khi sống với bạn bè và những người xung quanh.
Mỗi tuần một bữa cá khô
Tôi luôn luôn để các con hiểu rằng nhà mình còn thiếu thốn. Khi còn nhỏ, thấy trẻ con hàng xóm ăn quà, các con có vẻ muốn ăn, tôi tìm cách lảng tránh bằng những câu chuyện về những con vật ngộ nghĩnh để các con thấy ăn quà là không tốt. Nhờ vậy mà 2 đứa ăn cơm, ăn cháo khỏe, không bao giờ phải ép ăn. Khi các cháu đi học rồi, chúng hiểu rằng bố mẹ còn nghèo.
Một lần, chồng tôi chở tôi và thằng em đi ăn sáng. Bánh xèo Cần Thơ. Cháu ăn hết dĩa bánh, tôi hỏi: “Con có muốn ăn nữa không?” cháu đáp; “Có, nhưng con sợ bố mẹ hết tiền!” Tôi nghe mà giật cả mình! Không ngờ con tôi mới 5 tuổi mà đã nói như vậy.
Trong các bữa ăn, tôi thường gợi ý thằng anh gắp đồ ngon cho em. Hai đứa thấy bố gắp thức ăn cho mẹ cũng bắt chước nhau.
Cái nhường cái nhịn và biết quan tâm đến người khác theo tôi không thể chỉ dạy bằng sách vở giáo điều. Những năm 1990, lương giáo viên còn thấp, nhiều lúc cũng thiếu thốn nên tôi hay suy nghĩ.
Có hôm, đem cả suy nghĩ vào bữa ăn mà không biết. Câu hỏi của thằng anh làm tôi giật mình: "mẹ đang nghĩ gì đấy?”
Khi 2 con tôi lên cấp 2, cấp 3 mỗi lần đóng góp gì các cháu về xin mẹ tiền nhưng cứ phải rào trước đón sau xem mẹ có lương chưa mới dám xin.
Đặc biệt là thằng em, cứ để mai hạn chót thì hôm nay mới xin tiền mẹ. Nhiều lần, tôi bảo cháu không được như vậy nhưng cháu bảo“con biết mẹ chưa lĩnh lương".
Tôi rất chăm con nhưng tuần nào tôi cũng cho các cháu ăn cá khô một lần. Hôm nào ăn cá khô là cháu nghĩ mẹ hết tiền!
Khi thằng anh học lớp 12, ôn thi ĐH vì thấy anh đi học thêm nhiều thằng em nói với anh nó; hay "anh đừng đi học thêm nữa, mẹ thiếu tiền đấy”.
Nghe con nói, tôi thật sự vui mừng vì các con có ý thức trách nhiệm với cha mẹ.
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009
"Công trình của GS Ngô Bảo Châu là một kỳ tích vĩ đại..."
>> GS Ngô Bảo Châu vào top 10 khám phá khoa học của Time
GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam vui mừng cho biết: “Giới toán học thế giới ít ai có thể ngờ rằng, Bổ đề cơ bản lại được chứng minh một cách chóng vánh như vậy. Đó là một kỳ tích, thành tích vĩ đại của nền Toán học. Bổ đề này không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Toán học mà còn liên quan đến những ngành khác, đặc biệt là Vật lý lý thuyết”.
Theo GS Hoa, để thấy tầm quan trọng của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands, ta chỉ cần nhớ lại sự kiện Andrew Wiles đã chứng minh được Định lí lớn Fermat cách đây 15 năm - một định lí nổi tiếng mà sau hơn 300 năm nghiên cứu của nhiều thế hệ toán học lừng danh trên thế giới mới được giải quyết. Theo một nghĩa nào đó, thành công của Wiles dựa trên việc chứng minh được một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản. Nhờ đó Andrew Wiles đã được trao một Đĩa bạc đặc biệt tại Đại hội Toán học thế giới năm 1998, được xem như Giải thưởng Fields (Giải thưởng Fields chỉ trao cho nhà toán học không quá 40 tuổi, mà khi đó Wiles đã 45 tuổi, nên Liên đoàn toán học trao Đĩa bạc đặc biệt để tránh vi phạm luật).
Giáo sư Gérard Laumon (trái) và giáo sư Ngô Bảo Châu tại Paris (Pháp) mùa hè 2004
Năm 22 tuổi, khi đó đang du học bên Pháp tại trường đại học danh giá nhất nước Pháp, Ngô Bảo Châu đã “bập” ngay vào đề tài nghiên cứu khó nhất. Đó là là một phần của Chương trình Langlands. Như vậy, mặc dù còn rất trẻ (năm nay GS Ngô Bảo Châu 37 tuổi), nhưng anh đã có 15 năm nghiên cứu vấn đề này. Bằng tài năng xuất chúng của mình, trong thời gian học tập, nghiên cứu, và làm việc cật lực, Anh đã đưa ra nhiều ý tưởng mới độc đáo. Anh liên tục làm cho thế giới Toán học ngạc nhiên.
Đỉnh điểm là đầu năm 2008, GS Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình “chỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không phục vụ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học đầu đàn phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó!
Đây là một kỳ tích vĩ đại của nền toán học thế giới - GS Hoa khẳng định và không ai nghi ngờ điều đó. Ngay giới Toán học Việt Nam cũng được hân hạnh biết điều này từ hơn một năm trước, khi GS Châu báo cáo tóm lược ý tưởng của công trình này tại Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ 7 tại Quy Nhơn vào tháng Tám năm 2008. Cho nên việc anh được tôn vinh không có gì bất ngờ.
Mặc dù ở nước ngoài và bận bịu như vậy, nhưng GS Châu luôn luôn quan tâm tới nền Toán học Việt Nam. Anh cũng nhận lời làm thành viên đặc biệt của Viện Toán học. Mỗi khi về nước thăm gia đình hay làm việc, anh đều lên Viện làm việc. Dĩ nhiên Viện bố trí phòng làm việc riêng cho Anh, và trả lương như lương của các giáo sư khác (tức khoảng 5 triệu một tháng thực tế làm việc!). Có lần như hè năm 2008 tức là ngay sau khi chứng minh xong Bổ đề cơ bản - anh đã về dạy hơn 2 tháng. Còn thường ngày, anh vẫn trao đổi e-mail với nhiều cán bộ của Viện để trao đổi khoa học hoặc bàn chuyện đào tạo, phát triển Toán học, …
Cùng với Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Ngô Bảo Châu được coi là ngôi sao sáng của nền toán học Việt Nam đương đại.
GS Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con trai GS-TSKH Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Cơ học Việt nam. Mẹ anh là PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TW, Việt Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường Thực Nghiệm Giảng Võ, sau đó học tại khối phổ thông chuyên toántrường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh cũng là người Việt Năm 2004, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Gérard Laumon vì đã có chứng minh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita. Cũng trong năm đó, anh được phong Giáo sư tại ĐHTH Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Năm 2008, anh được mời sang làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp Năm 2008, anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Cuối năm 2009, kết quả chứng minh bổ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được tạp chí "The Time" bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Châu được mời báo cáo phiên toàn thể tại Đại hội Toán học thế giới ICM2010 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ. |
Dân Trí
Xác suất thống kê - Nguyen Tien Zung, Do Duc Thai
1. Xác suất là gì
2. Biến ngẫu nhiên
3. Vector ngẫu nhiên
4. Luật số lớn và các định lý giới hạn
5. Thống kê toán học
GS Nguyễn Tiến Zũng chỉ chia sẻ 2 chương đầu vì lí do bản quyền: DownloaD
Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009
Bổ đề cơ bản và chương trình Langlands
Câu chuyện có lẽ phải quay về Galois, nhà toán học người Pháp, người đặt nền móng cho toán học hiện đại. Cuộc đời của Galois là câu chuyện về một thiên tài đoản mệnh mang âm hưởng như một sáng tác văn chương. Trong đêm cuối cùng của cuộc đời mình, Galois để lại bức thư tuyệt mệnh trong đó có nêu phát hiện mối liên hệ giữa lý thuyết nhóm và lời giải phương trình đa thức. Trước Galois, người ta đã biết phương trình đa thức từ bậc 5 trở lên không có công thức nghiệm tổng quát. Đó là nội dung của định lý Abel. Chẳng hạn như phương trình bậc nhất a x + b = 0 có công thức nghiệm tổng quát x=-b/a. Nhưng định lý Abel không cho biết khi nào phương trình đa thức có nghiệm và có thể giải được. Lý thuyết của Galois trả lời được vấn đề này. Kết quả là một phương trình đa thức có thể giải được hay không phụ thuộc vào các nghiệm số của nó có tạo thành một nhóm hoán vị hay không. Nhóm hoán vị này gọi là nhóm Galois. Chẳng hạn đối với phương trình bậc 2: a x^2 + b x + c = 0 có nghiệm số x1, x2 thỏa mãn công thức Viete: x1+x2=-b/a và x1*x2=c/a. Nếu đổi chỗ hai nghiệm này cho nhau trong công thức Viete thì ta vẫn thu được đẳng thức đúng: x2+x1=-b/a và x2*x1=c/a. Như vậy nghiệm số của phương trình bậc 2 có hai phép đối xứng: một là đồng nhất và hai là hoán vị. Chúng tạo thành nhóm Galois. Từ khái niệm nhóm Galois người ta phát triển tới khái niệm biểu diễn Galois. Biểu diễn Galois có thể xem là diễn tả mối quan hệ phức tạp giữa các nghiệm số của các phương trình nghiên cứu trong lý thuyết số.
Từ thế kỷ 17 Fermat, một nhà toán học Pháp, từng đặt câu hỏi một số nguyên tố lẻ như thế nào có thể viết thành tổng của hai số chính phương? Ví dụ như 13=3^2 + 2^2. Fermat tìm ra số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 (có nghĩa là chia cho 4 dư 1) có tính chất như vậy. Ví dụ như các số 5, 13, 17... Như vậy mẫu hình cho số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác là có tính chất đối xứng. Định lý Fermat này là ví dụ đơn giản cho bài toán tổng quát hơn có tên gọi là luật nghịch đảo. Luật nghịch đảo tìm điều kiện để một phương trình bình phương đồng dư một số nguyên tố có nghiệm. Đầu thế kỷ 20 Artin, một nhà toán học Áo tổng quát thành định luật nghịch đảo mà bây giờ được mang tên ông. Đến năm 1967 Langlands, một nhà toán học Mỹ gốc Canada, tìm ra mối liên quan với hình thức tự cấu. Hình thức tự cấu có thể coi là những hàm số đối xứng cao. Ví dụ đơn giản là hàm sin(x) hay cos(x). Các hàm số này có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác chúng bất biến nếu ta dịch chuyển cả đồ thị hàm số dọc theo trục x đi 2 pi. Đây là tính chất đối xứng đơn giản. Langlands chỉ ra tương lai của lý thuyết số là ở hiểu biết các hàm số có tính chất chu kỳ kỳ lạ hay ở các dạng phức hợp khác. Ông nhận thấy một số (ví dụ như số 4 trong định lý Fermat kể trên là chu kỳ cho số nguyên tố lẻ có tính chất là tổng của hai số chính phương) thực ra là một ma trận 1x1. Như vậy sự dịch chuyển chu kỳ kiểu như vậy trong định lý Fermat kể trên có thể biểu diễn bằng một số hay một ma trận 1x1. Với các định luật nghịch đảo tổng quát hơn khoảng cách dịch chuyển biến đổi đằng sau chúng có thể biểu diễn bằng ma trận có kích thước lớn hơn. Đây là một định đề của Langlands trong chương trình mang tên ông.
Các nhà toán học khi khám phá các quy luật toán học thường hay phát biểu dưới dạng định đề, tức là một mệnh đề toán học mà có lẽ nó đúng nhưng hiện tại chưa chứng minh được hay mới chỉ chứng minh được tính đúng của nó cho một số trường hợp con. Bằng cách nào mà các nhà toán học phát minh ra được các định đề là một điều bí ẩn, ít nhất là trong cảm nhận của tôi. Tôi có cảm giác đó như là một nghệ thuật hay là một dạng mặc khải về cái đẹp, có nghĩa là chúng ta chỉ có thể kinh ngạc hay sững sờ về chúng mà không thể tài nào lý giải được tại sao chúng lại có thể xuất hiện và hợp lý đến thế. Năm 1967 Langlands đề xuất mối liên hệ mật thiết giữa đại số và giải tích, mà cụ thể hơn là sự tương ứng giữa biểu diễn Galois và hình thức tự cấu. Đấy là chương trình Langlands, và là một lý thuyết thống nhất lớn của toán học trong đó bao gồm cả tìm kiếm tổng quát hóa của tính nghịch đảo Artin đến mở rộng Galois cho trường số.
Bổ đề cơ bản nằm trong chương trình Langlands. Nó là một kết quả quan trọng trong lý thuyết hình thức tự cấu. Năm 1979, Labesse và Langlands công bố khám phá hiện tượng về hai biểu diễn tự cấu cùng tương ứng với một hàm số L có thể xảy ra với bội khác nhau trong không gian của các hình thức tự cấu. Ban đầu Labesse và Langlands mới chỉ chứng minh cho nhóm SL(2). Sau đó Kottwitz chứng minh cho nhóm SL(3), và được Waldspurger chứng minh cho toàn bộ nhóm SL(n). Hales và Weissauer chứng minh cho nhóm Sp(4). Kottwitz và Rogawski chứng minh cho nhóm unitary U(3). Sau đó Laumon và Ngô Bảo Châu chứng minh cho toàn bộ nhóm unitary U(n). Với kết quả này, Laumon và Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng nghiên cứu Clay vào năm 2004 cùng với Green. Năm 2008 Ngô Bảo Châu chứng minh cho tất cả rường hợp và kết quả được khẳng định vào năm nay. Như vậy Ngô Bảo Châu đặt dấu chấm hết cuối cùng cho Bổ đề cơ bản, kết thúc lịch sử 30 năm của nó.
GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản - Top 10 scientific discoveries 2009
Ngô Bảo Châu - 2004 |
Nhận được thông tin, GS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng viện toán học Việt Nam đã gửi tới VietNamNet bài viết dưới đây.
Chương trình Langland và cơ hội đoạt “Nobel” Toán học
Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được. Nó khó đến nỗi mà khi Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon mới giải quyết được một trường hợp đặc biệt thì Bảo Châu và GS Laumon đã được nhận giải thưởng Clay (năm 2004). Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất về toán học trên thế giới.
Sau đấy, Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ chấu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008). Sau khi giải quyết được một trường hợp đặc biệt, Ngô Bảo Châu đã tập trung tâm trí để chứng minh Bổ đề cơ bản một cách tổng quát.
Thực tế là nhà toán học này đã hoàn thành công trình của mình năm 2008. Nhưng để kiểm chứng công trình gần 200 trang này, các nhà toán học đã mất gần một năm để có thể hoàn toàn khẳng định chứng minh của Ngô Bảo Châu là đúng.
Nếu ai đã gặp Ngô Bảo Châu cách đây 5 năm thì sẽ thấy tóc của anh đã bạc đi khá nhiều, dù năm nay, Bảo Châu mới 37 tuổi.
Với công trình này, Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng toán học Fields danh giá. Đây là giải thưởng toán học được ví với giải Nobel (không có giải Nobel trong lĩnh vực toán học), nhưng 4 năm mới tổ chức một lần và chỉ dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Đại hội toán học thế giới năm 2010 sẽ bỏ phiếu để trao tặng giải thưởng này. Ngô Bảo Châu cũng đã được mời làm báo cáo toàn thể tại Đại hội này.
Không phải người xa lạ…
Khi nhận giải thưởng Clay, Ngô Bảo Châu được Viện nghiên cứu cao cấp Princeton mời sang làm giáo sư. Đây là nơi tập trung các nhà vật lý và các nhà toán học hàng đầu của thế giới, trong đó có rất nhiều người được giải Nobel và giải Fields. Tại đây, các nhà khoa học được tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu và do đó Ngô Bảo Châu có thời gian về Việt Nam nhiều hơn.
Với uy tín của mình, Ngô Bảo Châu đã bỏ nhiều công sức vận động Bộ GD – ĐT, Bộ KH & CN cấp kinh phí tổ chức các khóa học chuẩn bị kiến thức cho các sinh viên toán có năng khiếu đi làm tiến sĩ ở các trung tâm toán học hàng đầu thế giới. Rất tiếc là do những vướng mắc về cơ chế mà kế hoạch này không thực hiện được như mong muốn.
Khác với một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, anh Châu luôn tích cực, chủ động tìm cách giúp đỡ toán học trong nước. Viện Toán học đã đề nghị công nhận chức danh giáo sư đặc cách cho anh Ngô Bảo Châu và có lẽ anh là người trẻ nhất nhận học hàm giáo sư tại Việt Nam từ trước tới nay.
Năm 2008, chỉ trong hai tháng hè về nước, Ngô Bảo Châu đã giảng 3 chuyên đề cho sinh viên, và anh nói với chúng tôi rằng chưa bao giờ anh giảng dạy nhiều như thế. Bảo Châu hiện đang có kế hoạch mời một số nhà toán học hàng đầu thế giới sang Việt Nam để cùng nghiên cứu về chương trình Langland và qua đó có thể dẫn dắt một số sinh viên trẻ Việt Nam tiếp cận với hướng nghiên cứu này.
Ngô Bảo Châu là một con người thấp bé, nhưng có một đôi mắt sáng đặc biệt. Ẩn sau đó là một nghị lực làm việc phi thường. Khi làm luận án tiến sĩ, Châu nói là nhiều khi cảm thấy vô vọng vì vấn đề khó quá.
Nhưng trời đã không phụ lòng người, trong một lúc “thăng hoa”, Châu đã tìm thấy ý tưởng giải quyết vấn đề và đấy là bước đầu tiên dẫn đến chứng minh Bổ đề cơ bản sau này.
Ai đã từng nói chuyện với anh sẽ thấy anh là một người tư duy rất sắc sảo nhưng cũng rất khiêm tốn và đầy tâm huyết đối với đất nước.
10 khám phá khoa học của năm 2009 (Theo bình chọn của tạp chí Time, Mỹ) 1. Ardi, tổ tiên cổ nhất của loài người Ngày 2.10, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát hiện bộ xương hóa thạch xa xưa nhất của tổ tiên loài người tên là Ardi, thuộc chủng loại Ardipithecus ramidus, có tuổi đến 4,4 triệu năm. Trước đó, hóa thạch người tiền sử được cho có tuổi đời lâu nhất là Lucy, phát hiện năm 1974 ở châu Phi, có niên đại 3,3 triệu năm. Ardi được tìm thấy ở miền trung Ethiopia. 2. Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về gen người Trong tháng 10, nhóm khoa học của giáo sư Joseph Ecker (viện Nghiên cứu sinh học Salk, La Jolla, California) công bố giải mã toàn bộ gene người. Việc nghiên cứu được toàn bộ bộ gene dẫn tới hiểu biết tốt hơn về cách mà chức năng bộ gen được điều khiển trong các trang thái khỏe mạnh và bệnh tật, đồng thời các nhà khoa học hy vọng phát triển được nhiều loại thuốc hiệu quả hơn nữa cho điều trị bệnh. 3. Liệu pháp gene chữa chứng mù màu Giáo sư Jay Neitz (ĐH Washington ở TP Seattle, bang Washington, Mỹ) đã tìm ra phương pháp chữa chứng mù màu cho những chú khỉ. Giáo sư Neitz đã dùng phương pháp tiêm vào mắt khỉ hàng triệu bản sao của một loại gene của người, giúp hai chú khỉ nhận biết được đúng màu sắc sau 4 tháng điều trị. Các nhà khoa học hy vọng công nghệ mới này có thể giúp điều trị nhiều dạng rối loạn thị giác khác nhau ở người. 4. Robot tự nghiên cứu khoa học Vào tháng 4/2009, Adam, cỗ máy robot được thiết kế tại đại học Aberystwyth, xứ Wales, Anh đã trở thành hệ thống robot đầu tiên hoạt động mà không cần đến trí tuệ ảo lập trình sẵn. 5. Nuôi cá ngừ trên đất liền Clean Seas, một công ty Australian đã thành công trong việc nuôi cá ngừ trên đất liền, khi loài cá quý và ngon này (thường dùng làm món sashimi) ngày càng cạn kiệt trên các đại dương. 6. Phát hiện nước trên Mặt Trăng Các nhà khoa học Mỹ công bố có nước trên mặt trăng với khối lượng lớn, qua sự kiện ngày 9.10, NASA cho một phi thuyền không người lái đâm xuống mặt trăng, bắn tung ra đám bụi trong đó có hàng chục lít hơi nước và nước đá. 7. Giáo sư Ngô Bảo Châu (Việt Nam) chứng minh bổ đề toán học Langlands Năm 1979, nhà toán học người Mỹ gốc Canada, Robert Langlands đã phát triển một lý thuyết nối hai nhóm của toán học là số học và các cấu trúc đại số. Lý thuyết này, có tên gọi “chương trình Langlands”, nghiên cứu tính đối xứng kết hợp với phương trình số học. Tuy vậy phải đến năm 2009, giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ra công trình nghiên cứu “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” chứng minh chương trình Langlands và được các nhà toán học thế giới công nhận. 8. Truyền thông lượng tử Các nhà khoa học ĐH Maryland đã di chuyển thành công dữ liệu từ một vi xử lý này tới một vi xử lý khác trong một hộp chứa cách đó một mét. Đây được xem là một dấu ấn trong lĩnh vực về trí thông minh của con người, được gọi là quá trình xử lý thông tin định lượng, mở ra cơ hội sáng chế ra các loại máy tính siêu nhanh. 9. “Hồi sinh” máy gia tốc hạt khổng lồ Cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đặt trong một đường hầm dài 27 km, dù gặp nhiều trục trặc và trì hoãn, đã được khởi động tăng tốc cho hạt proton lên mức năng lượng 105.000 tỷ electron volt vào ngày 29.11, qua đó các nhà khoa học hy vọng tái tạo lại vụ nổ Big Bang được xem là khởi sinh ra vũ trụ. 10. Phát hiện hành tinh mới giống hệ mặt trời Ngày 4.12, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản cho biết đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh giống Trái đất (cách chúng ta 50 năm ánh sáng) đang quay quanh một hành tinh khác giống Mặt Trời trong dải ngân hà, nhờ kính thiên văn vũ trụ Subaru trên đảo Hawaii mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, họ cũng chưa xác định được đây là một hành tinh lớn hay chỉ là một hành tinh lùn màu nâu được coi là ngôi sao đang chết. |
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009
Công trình của GS. Ngô Bảo Châu lọt vào top 10 sự kiện khoa học của năm 2009
Giáo sư Ngô Bảo Châu
Suốt 30 năm qua, chương trình Langlands thu hút sự quan tâm của những nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Trong quá trình cố gắng chứng minh chương trình Langlands, nhiều thành tựu kiệt xuất của toán học đã ra đời và nhiều nhà toán học đã vinh dự nhận Giải thưởng Fields (giải thưởng cao nhất của toán học, tương đương với giải Nobel trong một số ngành khác). Tuy nhiên, để hoàn tất công việc này, vẫn còn một trở ngại lớn mà trước đây người ta chưa hình dung được hết khó khăn, đó là phải chứng minh “Bổ đề cơ bản”.
Năm 2004, cùng với GS Gerard Laumon, GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” và nhờ công trình đó hai tác giả đã được tặng giải thưởng danh giá của Viện toán học Clay dành cho những thành tựu kiệt xuất nhất. Sau Giải thưởng Clay của Mỹ, GS Ngô Bảo Châu còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác của Đức và Pháp. Trong 2 năm gần đây, GS Ngô Bảo Châu đã đưa ra một chứng minh xuất sắc cho “Bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát”. Chứng minh đó đã được công đồng toán học thế giới kiểm chứng là chính xác.
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009
Nữ giáo sư trẻ nhất thế giới - 19 tuổi
Sinh năm 1989 tại Mỹ, Alia nổi bật trong danh sách các thần đồng có trí tuệ siêu phàm khi mà tỷ lệ thần đồng được phát hiện thường nghiêng về các bé trai.
Alia biết nói, biết đọc khi mới tròn tám tháng tuổi. Lên 2, Alia đã đọc trọn cả cuốn tiểu thuyết Chalotter’s web và viết thạo. Con số biểu thị lớp học mà Alia đã hoàn thành luôn lớn hơn số tuổi của cô bé.
Khi những bạn khác cùng tuổi rời trường mầm non thì cô đã kết thúc chương trình giáo dục dành cho học sinh tiểu học. Cô bé học xong chương trình lớp chín năm tám tuổi. Bố mẹ cô phải rất vất vả để tìm trường học phù hợp với khả năng nhận thức của con gái họ. Ngay cả những trường tư thục tốt nhất ở Manhattan cũng không đáp ứng được trước sự tiến bộ quá nhanh của cô.
Alia kể rằng giáo viên của cô thường nói: “Em tìm cái gì đó mà làm. Tôi phải dạy cả lớp”. Vậy nên, khi chẳng có gì mới để học, cô ngồi đọc sách.
10 tuổi, Alia được nhận vào trường Đại học Stony Brook của New York. Vì cô còn quá bé nên ngày nào mẹ cô cũng phải đưa con gái đi học. Cô bé còn mang theo cả những con thú nhồi bông đến khoa vật lý của trường đại học.
Mẹ cô kể, hôm diễn ra buổi thi tốt nghiệp môn toán ứng dụng, cô đến phòng thi muộn tới hai tiếng. Cô ngồi xuống bàn và làm xong bài thi trong vòng 15 phút. Mẹ cô hỏi: “Alia, chỉ 15 phút thôi ư?”, cô bé trả lời: “Tốt mẹ ạ!”.
Quả đúng như vậy, khi cô đạt điểm xuất sắc cho môn toán ứng dụng, giáo sư của cô đã gửi tin nhắn, nói đùa: “Có lẽ em nên đến muộn trong mọi buổi thi tốt nghiệp.”
Sau khi giành được bằng cử nhân ngành toán ứng dụng, Alia Sabur được nhận học bổng của chương trình đào tạo liên thông từ bậc thạc sĩ lên tiến sĩ chuyên ngành khoa học vật chất tại Đại học Drexel thuộc bang Philadelphia, Mỹ.
Alia Sabur luôn quan tâm đến các nghiên cứu vật lý ứng dụng trong y khoa. Đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của cô bé là hiện tượng gấp nếp protein. Alia hy vọng rằng nghiên cứu của cô sẽ giúp tìm ra phương thuốc chữa bệnh Alzemer và bò điên (cả 2 bệnh này đều có liên quan đến hiện tượng protein bị gấp nếp một cách bất thường). Mục tiêu của cô nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân gấp nếp không tự nhiên đó và tìm cách khôi phục chúng trở về cấu trúc bình thường.
Cô cũng đã thực hiện một nghiên cứu có tính đột phá nhằm tiến tới phát triển các que thăm tế bào dựa trên công nghệ ống nano sử dụng trong y học. Các que thăm này sẽ cho phép khả năng đo phản ứng của các chất dạng nano được truyền vào các tế bào riêng lẻ.
Không chỉ là một thần đồng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, Alia còn là một tài năng âm nhạc. Cô bé chơi Clarinet từ khi sáu tuổi. Năm 11 tuổi cô trở thành nghệ sĩ chơi Clarinet trong dàn nhạc giao hưởng Rockland.
Alia từng học âm nhạc dưới sự hướng dẫn của những người thầy danh tiếng như Ricardo Morales, David Weber. Cô bé từng đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi biểu diễn âm nhạc như: giải Nhất trong cuộc thi biểu diễn Clarinet dành cho nghệ sĩ trẻ xuất sắc.
Năm 2006, Alia tốt nghiệp Nhạc viện Julliard. Ngoài ra, Alia Sabur còn là một võ sinh Taekwondo, được đeo đai đen khi chín tuổi.
Tháng 2/2008, khi chưa đầy 19 tuổi, Alia được phong làm giáo sư chính thức của đại học Konkuk (Seoul, Hàn Quốc). Cô trở thành giáo sư chính thức trẻ tuổi nhất trên thế giới. Hiện cô đang giảng dạy tại khoa vật lý của trường đại học này.
Alia tâm sự: “Bố mẹ tôi luôn khuyến khích tôi trong bất cứ việc gì tôi muốn theo đuổi. Tôi tin rằng tôi được hưởng khả năng trời cho và một môi trường nuôi dưỡng, giáo dục tốt”.
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009
Chuyên đề thể tích khối đa diện - khối tròn xoay và 260 bài tập
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009
GSP 5.0 Portable - Geometer's Sketchpad 5.0 Portable
Download tại đây (1.53 MB in RAR): Download GSP 5.0 Portable
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán từ năm 1992 đến 2009
Chi tiết download tại đây:
- Đề thi tốt nghiệp THPT từ 2006-2009 và đáp án: DOWNLOAD NGAY.
- Đề thi tốt nghiệp THPT từ 1992-2008: Xem và download.
» 100 đề thi thử tốt nghiệp môn Toán năm 2010
» 72 đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2010
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009
Học trò "chém" thầy cô giáo
Trong mục “Cuộc thi: “Chào mừng ngày 20/11” - Hãy hồi tưởng những gì đã qua và trân trọng những gì đang có”, thành viên có tên “ilovemymothe” tự nhận là “Lớp phó văn thể mỹ” đã viết: “Như chúng ta đã biết thì những học sinh thường rất ghét thầy cô giáo và thường nói những điều xấu đằng sau lưng họ khi họ không có mặt”(?!).
Có lẽ đây là “tôn chỉ” để nhiều thành viên trong diễn đàn đã nêu ra những nhận xét về những thầy cô của mình trong chuyên mục “Thầy cô”.
Một thầy giáo tên Đường bị học sinh gọi là “Mr.Suger”, và viết tiếp “…cái gì Đường thì quên mất rồi” (do không nhớ họ và tên lót của thầy). Các học sinh khác gọi cô giáo là “bả”, thầy giáo là “ổng” hoặc chỉ viết tên không hề có chữ thầy cô đứng trước.
Thầy cô không dạy lớp mình nữa thì trò nhận xét “nghỉ mất tiêu”.
Một học sinh nhận xét về thầy giáo đã từng dạy mình là “ghét thầy kinh khủng”. Một cô giáo bị nhận xét là “Xấu, ác” hay “ấn tượng không thể xấu hơn” hoặc nhận xét về cách nói năng của một giáo viên là “giống như dân chợ búa”, nhận xét về thầy giáo là “mặt hầm hầm”.
Thậm chí, một số học sinh đã không ngần ngại nêu ra những tin đồn thất thiệt, không hề có kiểm chứng về những điều không hay trong đạo đức, ứng xử của thầy cô, cả những lời không hay về ban giám hiệu cũ như: “bề ngoài cười xã giao thân thiện, nhưng tay kia thì luồn vào túi móc tiền của mấy em!”.
Chúng tôi đọc và không tin nổi tại sao lại có những học sinh có thể nhận xét về thầy cô với những lời lẽ thiếu văn hóa, vô lễ đến mức như thế. Đành rằng thầy cô không phải là thần thánh, chắc chắn cũng có những khiếm khuyết này nọ, và trong mối quan hệ giáo viên-học sinh không phải bao giờ cũng tốt đẹp, tạo nên sự hài lòng cho cả hai bên. Tuy nhiên, trên diễn đàn của một trường THPT lớn, và với tư cách là học sinh thì cũng nên có cách phát biểu sao cho phù hợp với đạo lý thầy trò, cho có văn hóa.
Có những học sinh đã lợi dụng tính chất ẩn danh để phát biểu những điều vô căn cứ, cảm tính, xúc phạm nặng nề đến danh dự, nhân phẩm những người đã từng dạy dỗ mình, hoặc là giáo viên trong trường mình. Ngạn ngữ có câu: “Ai chửi bới người khác thì trước hết mình phải nghe”. Những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa đã cho thấy một bộ phận học sinh đang bị suy thoái về đạo đức, học đòi những cách ứng xử lố lăng, thiếu giáo dục.
Đề nghị quản trị trang web (...) xem lại những ý kiến của các thành viên trong các chuyên mục, xóa bỏ, chỉnh sửa những ý kiến không phù hợp để bảo đảm tính văn hóa cho một diễn đàn của một trường học. Mặt khác, các trường cũng cần nghiên cứu xây dựng những diễn đàn để cho học sinh có thể trao đổi, phát biểu ý kiến về thầy cô của mình, và được các thầy hay những người có trách nhiệm trả lời một cách thỏa đáng. Những thông tin phản hồi từ phía học sinh về giáo viên, về nhà trường sẽ giúp những người có trách nhiệm, những người liên quan có những chấn chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có tính văn hóa.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ 2010
>> Cấu trúc đề thi Đại học môn Toán 2010 ở đây
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010:
Đề thi dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT (gồm: thí sinh học Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Cơ bản, thí sinh học trường THPT Kĩ thuật và thí sinh tự do) được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần:
Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.
Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT được ra theo chương trình GDTX cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010:
Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.
Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Hình thức thi năm 2010 của tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 như sau:
Thi theo hình thức tự luận: các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.
Thi theo hình thức trắc nghiệm: các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức,Tiếng Nhật). Môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 (trong số các môn nêu trên) sẽ được thông báo cụ thể vào tháng 3/2010.
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009
Hướng dẫn cơ bản về SEO - Google
Tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt để các webmaster Việt Nam dễ tiếp thu các kiến thức cơ bản về SEO.
Download tại đây: Search engine optimization (SEO) guide
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009
Bài tập Giải tích trên đa tạp - English version
Download tại đây: DOWNLOAD
Bạn có thể download cuốn "Calculus on manifolds" của Spivak để đối chiếu ở đây.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Bài tập Phạm trù và Hàm tử - Huỳnh Kỳ Anh, DongPhD
Download ở đây: Download
Xem thêm: Sách phạm trù và hàm tử
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009
257 bài tập phương trình, bất phương trình mũ và logarit
Download tại đây: Download 257 pt mu
Mặt tròn xoay GSP
Download ở đây: DOWNLOAD
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009
Đề thi học sinh giỏi năm học 2008-2009 của 21 tỉnh thành
Download ở đây: DOWNLOAD
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Trong thời gian vừa qua, một số tờ báo, tạp chí* có đăng những bài phê phán cách dùng tiếng Việt không chuẩn trong giao tiếp cũng như trong các văn bản chính thống. Nói chung, nhiều ý kiến nêu ra là đúng đắn nhưng thường ít phân tích lý do, hoàn cảnh của các hiện tượng ấy và cũng chưa chỉ ra cách điều chỉnh hợp tình. Bài viết này thử bàn một số ý theo cách suy diễn của người ngoại đạo đối với văn chương chữ nghĩa.
1. Việc dùng tiếng nước ngoài
Có người thấy đôi lúc, đôi nơi có dùng một vài từ nước ngoài trong văn bản tiếng Việt thì lên tiếng phê phán rằng ta hay “Nhịu tây”* nhưng chưa phân tích đầy đủ cũng như đánh giá tại sao tình hình “nhịu tây” ấy xảy ra. Bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào đều có sự giao thoa, vay mượn, hội nhập nên trong tiếng Việt đôi lúc cần thiết cũng có chen tiếng nước ngoài hoặc viết theo kiểu nước ngoài ấy là điều khá tự nhiên. Chức năng chính của ngôn ngữ là thông tin, truyền tải, thu nhận. Nếu các ngôn từ nào đó biểu đạt thông tin không sai lệch, mọi người đều hiểu được, cùng chấp nhận và tiện lợi thì có thể dùng theo một khuôn phép ước định.
Nhìn chung, ngày nay nhờ sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông, những tên gọi, thuật ngữ và những cách viết tắt thông dụng xuất hiện ngày càng nhiều trong các ngôn ngữ chính (chẳng hạn tiếng Anh) thì tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Một số người lên tiếng phê phán* cách viết tắt như VND (tiền Việt), VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam),… Nếu xem đó là các thuật ngữ chuyên môn khi nói về các vấn đề đối ngoại, kinh tế, thể thao trong việc giao lưu quốc tế thì ta dễ nhìn nhận mặt tích cực của nó trong việc hội nhập thế giới. Nói như vậy có thể chưa thuyết phục lắm nhưng về mặt thực tiễn rõ ràng dùng VND để ký hiệu tiền Việt thì cũng thuận lợi như khi dùng các biểu trưng USD, £, ¥ cho tiền các nước Mỹ, Anh, Nhật hay dùng các ký hiệu quốc tế như kg, m để chỉ đơn vị trọng lượng, độ dài,…
Trên báo chí, truyền hình, cách viết theo kiểu nửa tây nửa ta cũng xuất hiện khá lâu và giờ đây được chấp nhận rộng rãi, như là một phần đương nhiên trong tiếng Việt. Chúng ta đã gặp thường xuyên kiểu dùng từ như thế này: VTV, bệnh “ếch” (AIDS), bệnh “xác” (SARS) rồi nào là GDP, GPS,… Nếu bây giờ viết tắt bằng tiếng Việt, ta thấy nó cồng kềnh, khó đọc chẳng hạn VTTHVN (Vô tuyến truyền hình Việt Nam), HCSTHMD (Hội chứng suy thoái hệ miễn dịch), HCVPCT (Hội chứng viêm phổi cấp tính), TSPQN (Tổng sản phẩm quốc nội), HTĐVTC (Hệ thống định vị toàn cầu)... Có thể đây là do đặc trưng của tiếng Việt là đơn âm tiết; muốn diễn tả một khái niệm thì cần nhiều từ đơn tạo thành,… thêm nữa một số thuật ngữ nước ngoài về khoa học, nghệ thuật khi dịch sang tiếng Việt chưa được thống nhất (do thông tin cập nhật từ nhiều nguồn nước ngoài, trên TV, trên mạng internet, … dẫn đến mỗi người dùng mỗi kiểu) nên cách viết tắt theo kiểu tây vẫn thuận lợi. Dù vậy cũng không nên lạm dụng. Các văn bản nghiêm túc, chính thống thì cần phải được dùng một cách thận trọng. Còn với văn phong thông thường hay văn phong báo chí thì có lẽ không nên quá câu nệ.
Trong tiềm thức của người Việt, việc chấp nhận kho từ Hán Việt là điều tự nhiên, không thể tách rời tiếng Việt hiện đại vì rõ ràng ta không áy náy khi nói Trường Đại học Răng hàm mặt, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn,…dạng “Hán Việt đề huề. Ngày nay nhiều từ nước ngoài đi vào cuộc sống một cách tự nhiên như dĩa CD, tia Laser, Gala cười,…
Đôi lúc tiếng nước ngoài giúp ta hiểu được các thuật ngữ tiếng Việt. Kinh nghiệm cho thấy khi nghe đài, đọc báo gặp các cụm từ như “bị vong lục”, “tối huệ quốc”,… ta muốn biết sơ lược nghĩa của chúng nhưng tra từ điển thông thường thì không tìm thấy được. Nhờ đọc các văn bản song ngữ, có thể thấy trong tiếng Anh đó là “(diplomatic) memorandum” hay “most favored nation”, thì dễ biết ngay nghĩa nôm na của nó. Một ví dụ khác nữa, khi được hỏi về Đại nội ở Huế, nhiều bạn trẻ không rõ từ “tử” trong Tử cấm thành nghĩa là gì, hoặc hiểu sai nghĩa. Nhưng nếu đọc biển ghi bằng tiếng Anh “Purple Forbidden Citadel”, họ mới chấp nhận “tử” ấy là màu tím tía,…
2. Âm chuẩn, giọng chuẩn
Nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chữ quốc ngữ xem ra cần phải thống nhất một số điểm cơ bản trước khi phân tích trao đổi vì vấn đề tỏ ra muôn phần phức tạp. Từ thế kỷ 16, các giáo sĩ phương tây dùng mẫu tự Latinh để ghi âm tiếng Việt rồi được Alexandre de Rhode tập hợp một cách hệ thống, tiếp theo Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của phổ biến ở miền nam vào cuối thế kỷ 19. Sự tiện lợi lớn lao trong việc học, đọc và viết khiến chữ quốc ngữ nhanh chóng thay thế chữ Nôm trong một giai đoạn ngắn nhất. Một sản phẩm ban đầu mang tính tình thế, chúng ta sử dụng hơn 100 năm nhưng chưa có một sự cải tiến, chỉnh sửa tử tế. Những đề xuất tâm huyết về cải cách chữ viết chưa nhận được sự đồng tình của nhiều người. Từ lúc thể hiện tiếng Việt thông qua chữ quốc ngữ, chúng ta ắt có gặp những cuộc tranh luận cho rằng giọng Hà Nội chuẩn hơn giọng miền nam về việc phân biệt các thanh hỏi, ngã; giọng miền nam thì chuẩn hơn trong việc phân biệt ch, tr,.. Thật ra nếu dùng hệ thống ký âm khác (chẳng hạn mẫu tự Thái, Phạn…) hoặc tiếp tục dùng chữ Nôm thì người bình thường phân biệt các điều đó như thế nào? Theo thông lệ, người ta dùng cách phát âm của một vùng (thường là thủ đô) làm chuẩn quốc gia (và ký âm theo chuẩn đó). Còn cách phát âm nơi khác thì được chấp nhận là những biến thể. Do vậy, nếu bây giờ cố đô Huế vẫn tiếp tục là thủ đô, chắc giọng chuẩn của tiếng Việt là giọng Huế! Vậy cần phải quy định thống nhất cách viết tiếng Việt trong các văn bản nhà nước, báo chí, sách giáo khoa,… cho dù giọng nói địa phương có thể không “chuẩn” được. Chẳng hạn, người Huế khó phát âm đúng cũng như không phân biệt được các thanh hỏi, ngã như nguời Bắc nhưng trong văn bản không ai chấp nhận “vui vẻ” viết thành “vui vẽ”. (Tuy vậy, thay cho các từ “bệnh viện”, “nhật báo”, một số tờ báo viết theo giọng miền nam thành “bịnh viện”, “nhựt báo”, hoặc một số từ khác nữa vẫn còn thấy).
Thời gian qua, có nhiều bài viết tranh luận “nảy lửa” về việc dạy chữ E hay chữ A trước trong bộ chữ cái ở lớp vỡ lòng. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là vấn đề phát âm các chữ cái A,B,C… ( điều này thỉnh thoảng trên báo chí có đề cập). Các em nhỏ ở trường tiểu học được dạy đọc một kiểu, lên bậc PTCS hay PTTH thầy giáo đọc kiểu khác. Ngay phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước là phát thanh, truyền hình; các phát thanh viên hay các vị lãnh đạo vẫn đọc không nhất quán. Thường gặp nhất là các từ “GDP”, nhóm “G7”, khi thì đọc “Giê đê pê, Gi đi pi,” nhưng lại nhóm“Gờ 7”,…
Vấn đề chuẩn hoá cách đọc này không khó. Chỉ cần phân biệt tên gọi các mẫu tự và âm phát ra từ các mẫu tự ấy. Ngay tiếng nước ngoài cũng vậy. Chữ “r” trong tiếng Anh được đọc là “a” nhưng nó có âm “rờ” khi ghép với các cụm từ khác, chữ “h” tên gọi và âm phát ra cũng khác nhau, thì việc không đồng nhất tên gọi các mẫu tự và âm phát ra của chữ quốc ngữ cũng bình thường. Chỉ cần quy định rõ, khi nào đọc theo tên các mẫu tự, khi nào thì đọc âm đối với các chữ cái ấy.
3. Việc dùng những từ ngữ đã có sẵn
Sự biến đổi của sinh ngữ xảy ra liên tục theo những cách thức như biến mất, tái tạo, chuyển dịch nghĩa đôi khi xảy ra một cách “vô thức” nhưng việc làm “méo mó” các từ đã quen dùng trước đây hay là “sáng tạo” ra cách dùng từ mới có lẽ do một số người không nắm được từ nguyên tiếng Hán Việt nên đọc sai, dùng sai và ngay cả phương tiện thông tin đại chúng đôi lúc cũng sai nốt. Có thể kể ra vài ví dụ thường thấy như sau: những từ và cụm từ như “ta thán”, “đào ngũ”, “vô hình trung”, “hấp thụ”, “sử dụng” “tham quan”… lại được viết thành “ca thán”, “đảo ngũ”, “vô hình dung”, “hấp thu”, “xử dụng”, “thăm quan”… (nay từ ca thán cũng được đưa vào từ điển rồi, xem như đồng nghĩa với ta thán!)
Một số từ có lẽ do cấn cái khi diễn đạt nên phải nói chệch đi, nay được dùng khá thường xuyên, đó là biến một danh từ thành tính từ hoặc động từ, chẳng hạn “hoàn cảnh”, “tâm tư”. (Ví dụ: Hôm nay đồng chí giám đốc tâm tư quá hoặc: Thưa thầy em hoàn cảnh lắm, thầy giúp em,…) Cũng do tâm lý không dứt khoát hoặc sợ mếch lòng nên trong lúc phê bình thì chỉ có ưu điểm và tồn tại mà không vạch rõ ra ưu điểm và khuyết điểm chứ tồn tại là cái gì cơ chứ! Nếu cho rằng đó là cách nói nhẹ, nói trại đi thì rõ ràng không đúng với thái độ cần đấu tranh phê bình thẳng thắn. Hơn nữa nếu dùng “uyển ngữ” phải tùy lúc chứ khi nào cũng áp dụng thì sẽ không còn là biện pháp tu từ nữa.
4. Sáng tạo từ mới và cách dùng mới các từ
Những nhà ngôn ngữ học có lẽ không phủ nhận hoặc phản bác sự sáng tạo ngôn ngữ của quần chúng vì có một số từ dân gian được tạo ra trong thời gian sau này tỏ ra có sức sống như “đánh võng”, “dỏm”, “rách việc”…
Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó. Lạm dụng là không hay, không tốt. Ta hãy lấy ví dụ ngôn ngữ bóng đá. Có lẽ không nên phê phán những vấp váp của bình luận viên khi họ phải nói liên tục, phản xạ nhanh trước các tình huống gay cấn, hấp dẫn và nhất là ngôn ngữ dành cho các bạn yêu bóng đá thường có tính phóng khoáng thoải mái. Nhưng từ đó một số bài báo ca tụng ngôn ngữ của người bình luận bóng đá, lăng xê lên thành nghệ thuật hoặc là sáng tạo tuyệt vời trong cách dùng tiếng Việt thì không nên. Chẳng hạn nói “cột dọc từ chối bàn thắng của đội A”, “ông huấn luyện viên đọc được trận đấu”, “đội A làm nhục đội B”, “đội C thất bại nhục nhã”, “Tiền đạo X tung phát quyết định kết liễu đội Y”… nghe ra thì cũng kêu, cũng lạ tai, kích thích người hâm mộ bóng đá, nhưng lỡ mai này kiểu nói như vậy đi vào ngôn ngữ chính thống thì vấn đề bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt sẽ ra sao, làm sao? (Có người cho rằng dùng từ “đọc” trong câu Ông huấn luyện viên đọc được trấn đấu là cách dùng rất “đắt”, nhưng cũng chưa chắc, ta thử thay từ “đọc” bằng các từ khác như là “ngửi”, “sờ”, “nếm” đôi khi “épphê” hơn). Một số cách nói “tào lao” ngoài đời hay ngôn ngữ kiếm hiệp nay cũng bắt đầu nhảy vào chiếu trên của các bài văn nghị luận như “hơi bị”, kiểu em hơi bị đẹp, nói hơi bị hay, hoặc “tẩu hoả nhập ma”, “vô chiêu thắng hữu chiêu”,…
Hiệu ứng sử dụng từ ngữ của các vị lãnh đạo cao cấp đối với quần chúng rất quan trọng. Giai đoạn vừa qua cũng như hiện nay, các từ hơi cổ hoặc khá mới như là “nội lực”, “ bất cập”, “quan chức”, “nổi cộm”,… thường được dùng với tần suất lớn sau khi có vị lãnh đạo cao cấp sử dụng trong các bài phát biểu hay diễn văn.
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ta phải làm gì?
-- Hoặc để ngôn ngữ phát triển một cách thoải mái, không cần phải uốn nắn, từ ngữ tồn tại được hay không tuỳ theo sức sống và người sử dụng rồi sẽ được sàng lọc theo thời gian.
-- Hoặc cần “chuẩn hóa” bởi một viện hàn lâm về ngôn ngữ, có đầy đủ uy tín, năng lực và quyền hạn.
Nhưng dù sao đi nữa, những người có trách nhiệm (các vị lãnh đạo, nhà văn, thầy giáo, người viết báo, phát thanh viên,…) cần phải chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn từ, thận trọng đối với các từ vỉa hè, bình dân,…
------------------------------------------------------
* Tạp chí Tia Sáng, các số 1, 8, 14/2003.
Tiêu đề "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" do MathVn đặt.
Lưu ý thêm rằng thầy Nguyễn Hoàng là một tiến sĩ Toán học.)
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009
"Đại học" ở Việt Nam không còn ý nghĩa
Tối 20/11 vừa qua, GS. TS Trần Thanh Vân đã có mặt tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt với tư cách khách mời. Nói về Giải thưởng ý nghĩa này, GS. Vân chia sẻ: “Tôi thấy Nhân tài Đất Việt tổ chức rất tốt, rất hay. Cách tổ chức rất đẹp, tôi phục cách tổ chức ấy, mặc dù tôi cũng đã tổ chức trao nhiều giải thưởng nhưng không hoành tráng và trang trọng như buổi lễ này. Về nội dung, tôi thấy BTC chọn lựa để trao giải hết sức kỹ càng, mỗi giải chỉ được 1 - 2 thí sinh nhưng tôi nghĩ đây là giải thưởng dành cho Nhân tài Đất việt, Ban tổ chức nên chọn lựa và trao cho nhà khoa học trẻ vì đây là một giải thưởng lớn, rất vinh dự, rất quý đối với họ, để họ tiến xa hơn nữa”. |
Ông đã giảng dạy tại Đại học Paris, là nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu KH Quốc gia Pháp, được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Viện Hàn lâm khoa học Nga bầu làm Viện sĩ danh dự. GS Vân đã có trên 300 công trình khảo luận và 115 đầu sách về vật lý mang tên ông. |
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...