Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

20 cách chứng minh cho Bất đẳng thức Nesbit - Phần cuối

Đã đăng: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6
Cách 19:
(Theo Hojoo Lee)
Theo AM-GM ta có các BDT

a^{3/2}+b^{3/2}+b^{3/2}geq 3a^{1/2}b


a^{3/2}+c^{3/2}+c^{3/2}geq 3a^{1/2}c

Suy ra

2(a^{3/2}+b^{3/2}+c^{3/2})geq 3a^{1/2}(b+c)

hay

dfrac{a}{b+c}geq dfrac{3a^{3/2}}{2(a^{3/2}+b^{3/2}+c^{3/2})}

Điều này quá gần với BDT Nesbit. Công việc còn lại dành cho bạn đọc.
Cách 20:
Ta có: Áp dụng BDT sau của Vasile Cirtoaje (có thể tìm thấy chứng minh trong cuốn Sáng tạo BDT của Phạm Kim Hùng).

2(a^2+b^2+c^2)^2ge 3sum_{sym}a^3.b

Áp dụng BDT Schwarz cho 3 số

sum_{cyclic}dfrac{a}{b+c}= gedfrac{(a^2+b^2+c^2)^2}{sum_{sym}a^3.b}ge dfrac{3}{2}

Thay cho lời kết : Bất đẳng thức Nesbit vẫn còn rất nhiều cách chứng minh khác (không tầm thường chút nào) cũng như các dạng mở rộng của nó. Bạn đọc có thể xem thêm trong các tài liệu sau:

  • Titu Andrescu, Vasile Cirtoaje, Gabriel Dospinescu, Mircea Lascu, Old and New Inequalities, GIL, 2004. Download here.

Vô tỉ mũ vô tỉ là hữu tỉ, i mũ i là số thực

i mũ i là một số thực
Thật vậy, theo công thức Euler ta có: . Cho ta được:
. Do đó: là một số thực.
Vô tỉ mũ vô tỉ là hữu tỉ
Xét số . Nếu a là hữu tỉ thì xong. Còn nếu a là số vô tỉ thì ta có:
là hữu tỉ.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

5 lời giải hay cho một bài toán đẹp

Cùng đi tới đích có nhiều con đường khác nhau. Giải bài toán bằng nhiều cách không phải là mục đích của người làm toán. Nhưng qua những con đường ấy ta có thể tìm ra cách tối ưu. Tạp chí THTT đã mở một chuyên mục mới về vấn đề này. Sau đây là bài viết đầu tiên của Trần Nam Dũng, "5 lời giải hay cho một bài toán đẹp".

5solution

5 solution

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

Cấu trúc đề thi môn Toán trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học năm 2009

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục - đào tạo vừa ấn hành tài liệu Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ÐH-CÐ 2009 theo chương trình THPT phân ban đại trà.
Ðây là tài liệu chính thức giúp giáo viên và HS chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới. Ngoài phần cấu trúc đề, nội dung kiến thức yêu cầu với từng đề thi, từng môn, bộ sách còn có phần so sánh điểm giống và khác nhau giữa sách giáo khoa theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao từng môn học và một số đề thi minh họa.

CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN TOÁN

* Phần chung dành cho tất cả thí sinh:

Câu I (3 điểm):

- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.

- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số, cực trị, tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…

Câu II (3 điểm):

- Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.

- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tìm nguyên hàm, tính tích phân.

- Bài toán tổng hợp.

Câu III (1 điểm):

Hình học không gian (tổng hợp): tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

* Phần riêng (3 điểm):

Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó.

1. Theo chương trình chuẩn:

Câu IV.a (2 điểm):

Nội dung kiến thức:

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu V.a (1 điểm):

Nội dung kiến thức:

- Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số thực âm. Phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức ∆ âm.

- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

2. Theo chương trình nâng cao:

Câu IV.b (2 điểm):

Nội dung kiến thức:

Phương pháp tọa độ trong không gian:

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu V.b (1 điểm):

Nội dung kiến thức:

- Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số phức. Phương trình bậc hai với hệ số phức. Dạng lượng giác của số phức.

Ðồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y =(ax2 + bx +c)/(px+q)

và một số yếu tố liên quan.

- Sự tiếp xúc của hai đường cong.

- Hệ phương trình mũ và lôgarit.

- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN TOÁN
Đề thi toán kỳ thi ĐH 2009, phần chung dành cho tất cả thí sinh chiếm 7 điểm. Phần riêng (gồm 2 câu) chiếm 3 điểm. Đề thi yêu cầu nhiều kiến thức mở rộng hơn so với kỳ thi tốt nghiệp.


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu I (2 điểm):

- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.

- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số. Cưc trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…

Câu II (2 điểm)

- Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số.

- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.

Câu III (1 điểm)

- Tìm giới hạn.

- Tìm nguyên hàm. Tính tích phân.

- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

Câu IV (1 điểm)

Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

Câu V. Bài toán tổng hợp (1 điểm)

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).

1. Theo chương trình chuẩn:

Câu VI.a (2 điểm):

Nội dung kiến thức: phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian.

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Đường tròn, elip, mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu VII.a (1 điểm)

Nội dung kiến thức:

- Số phức.

- Tổ hợp. xác suất, thống kê.

- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.

2. Theo chương trình nâng cao:

Câu VI.b (2 điểm)

Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian:

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Đường tròn, ba đường conic, mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu VII.b (1 điểm)

Nội dung kiến thức:

- Số phức.

- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax^2 + bx + c )/( px + q) và một số yếu tố liên quan.

- Sự tiếp xúc của hai đường cong.

- Hệ phương trình mũ và lôgarit.

- Tổ hợp, xác suất, thống kê.

- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.
(Nguồn: Tài liệu Cấu trúc Đề các môn thi tốt nghiệp, ĐH-CĐ 2009 –
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục –
Bộ Giáo dục và đào tạo)

Số Pi - Phần 4: Một số công thức tính giá trị của PI


Một số công thức tính giá trị của PI
1. Các công thức Euler: 2. Công thức Gauss:3. Công thức Leibnitz:
4. Công thức Wallis: 5. Công thức Viete: Ngoài ra, còn có một số công thức rất nổi tiếng liên quan đến PI


Bài liên quan: Số PI - Phần 1 - Phần 2 - Phần 3

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

20 cách chứng minh cho bất đẳng thức Nesbit - Phần 6

Đã đăng: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5

Cách 16:

Ta có thể giả sử

a+b+c=

Với x thuộc khoảng (0;3) ta có (dành cho bạn đọc)

dfrac{x}{3-x}geqdfrac{3}{4}(x-1)+dfrac{1}{2}

Lần lượt thay x bởi a, b, c và cộng các BDT vừa đạt được theo vế ta có kết quả.
Cách 17:
Đặt
b+c=
thì
a=
BDT Nesbit trở thành
dfrac{1}{2}sum dfrac{y+z-x}{x}geq dfrac{3}{2}
Rút gọn ta có
sum_{text{sym}}dfrac{x}{y}geq 6
Áp dụng AM-GM cho 6 số là xong.

Cách 18: (Áp dụng BDT Jensen cho hàm lõm)
Đặt

x=

Với t dương, xét hàm số

f(t)=

Dễ thấy

f''(t)=-dfrac{2}{(t+1)^3}<0forall tin (0,infty)

Theo BDT Jensen

f(dfrac{1}{2})=dfrac{1}{3}=dfrac{f(x)+f(y)+f(z)}{3}leq fleft(dfrac{x+y+z}{3}right)

Mặt khác

f'(t)=dfrac{1}{(t+1)^2}>0forall t>0

do đó hàm f tăng ngặt trên (0,infty). Suy ra

dfrac{1}{2}leq dfrac{x+y+z}{3}

Suy ra điều phải chứng minh.
(...còn tiếp...)

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Ý nghĩa hình học của số nCk và ứng dụng

Đọc báo giúp bạn số 6 sẽ giới thiệu các bạn bài "Ý nghĩa hình học của số và ứng dụng", đăng trên báo THTT số tháng 8 năm 2007, của thầy Đỗ Thanh Hân.
Photobucket
Photobucket
Xem thêm một ứng dụng của số phức để giải toán tổ hợp.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Một đẳng thức giữa lượng giác và tổ hợp, lời giải phải dùng đến số phức

Chứng minh rằng:

Sau đây là lời giải phải dùng đến số phức:
Đặt ,,. Khi đó:


So sánh phần thực, ta được , tức đó suy ra đẳng thức cần chứng minh.


P.S: Qua lời giải này ta có thêm một đẳng thức tương tự

Có ai có lời giải nào không dùng đến số phức không?

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Ngày 20 tháng 11 đau buồn nhất của thầy giáo Đỗ Việt Khoa trong 15 năm đi dạy

"Đây là 20/11 buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp chẳng dám hỏi han, chia sẻ. Chỉ khi về nhà, thấy những bó hoa của học trò cũ, tôi mới thấy an ủi được phần nào", thầy Đỗ Việt Khoa tâm sự với VnExpress.net.

- Sau 15 năm đi dạy, ông nghĩ gì về ngày nhà giáo?

- Trước năm 2000, tôi dạy học ở THPT Đồng Quan, cách nhà 20 km. Đó là trường vùng sâu của tỉnh nhưng người dân vẫn giữ được nguyên đức tính cần cù, chịu khó, thật thà và hiếu khách.
Học sinh nơi đó nghèo, hiền lành và nhút nhát. Ngày 20/11, nhà trường cũng tổ chức ngày lễ cho giáo viên nhưng đơn giản, tiết kiệm, không có chuyện thu tiền nhiều. Học sinh kéo nhau đi thăm thầy cô như đi hội. Chỉ một bó hoa nhỏ, những lời thăm hỏi động viên, những câu chuyện vui... thế là đủ mang lại niềm vui cho thầy, cho trò.
8 năm trở lại đây, tôi chuyển về THPT Vân Tảo cho gần nhà. Những năm đầu, trường chưa xây, chúng tôi đi dạy nhờ. Chỉ có chục giáo viên nhưng đoàn kết lắm, có hôm giáo viên góp tiền nấu cháo rau thơm, ăn cùng cho vui...
Năm 2003, trường được xây xong, cuộc sống cũng bắt đầu thay đổi. Đồng tiền chen lấn dần vào trường học, luồn lách lẫn vào chữ nghĩa của người thầy. Ngày 20/11, mất dần ý nghĩa vốn có. Quà to dần lên, tiền thu nhiều lên... và sự trong sáng của nghề làm thầy lụi dần đi.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: "Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái xấu mình lên án thì sẽ dẹp bỏ được ngay".

- Năm 2006 dư luận xôn xao khi ông lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Tây cũ, cái tên Đỗ Việt Khoa được cả nước biết đến. Cuộc sống của ông và gia đình thay đổi như thế nào?

- Sau sự kiện tôi công khai lên án tiêu cực thi cử, nhiều học trò cũ cũng như mới động viên tôi. Được mọi người biết đến và quý mến, tôi cũng thấy vui vui, yêu đời. Nhưng cũng nhiều người oán trách, xa lánh, lên án thậm chí bôi nhọ tôi và gia đình.
Khi gặp những em trượt tốt nghiệp năm đó, tôi có an ủi chúng rằng hãy chấp nhận và tiếp tục phấn đấu hoặc tìm cho mình một hướng đi hợp lý bởi tôi biết, nhiều em trong số đó có thi vài lần cũng vẫn hỏng.
Có vị phụ huynh, tôi gặp trong đám cưới đứa cháu chẳng ngần ngại nói thẳng: "Tại thầy mà con tôi trượt tốt nghiệp. Chúng tôi là nông dân nghèo hèn. Chúng tôi cần cái bằng tốt nghiệp cho con cái xin việc, để mà đổi cái đời nông dân...".
Khi được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới nhà thăm rồi được ông mời đi dự cuộc phát động "Hai không" ở TP HCM, tôi thấy mình hừng hực khí thế, thấy mình may mắn. Tôi thấy yêu đời lắm lắm. Sau sự kiện Bộ GD&ĐT mở cuộc vận động "Hai không", tôi thấy học trò chăm chỉ hơn, tự giác hơn và không còn tâm lý "không cần học vẫn lên lớp".
Nhưng được nửa năm, tôi thất vọng. Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái gì mình lên án thì cái đó sẽ dẹp bỏ được ngay. Thiên hạ bảo như thế là không biết mình là ai, là không biết điểm dừng. Hình như có lúc tôi như vậy thật.

- Ông vừa nói đến sự thất vọng trong thời gian gần đây. Điều gì đã tạo nên cảm giác đó trong trái tim vốn nhiệt huyết của mình?

- Tôi thấy cách xử lý của các cơ quan chức năng quá tệ. Trước những thông tin tôi và gia đình bị trù dập, đe dọa tính mạng sau khi công khai chống tiêu cực, người ta cũng chẳng đoái hoài, xử lý qua loa khiến những người tôi tố cáo chẳng những không sợ mà còn nhiều lần thách thức tôi trước mặt các thầy cô giáo khác.
Đã cả chục lần tôi gửi đơn kiến nghị, tố cáo tới các cấp, theo đúng các bước nhưng chưa từng thấy họ trả lời. Tôi thấy nản lòng lắm bởi lửa đốt mãi mà không được tiếp dầu thì cũng lụi.
Lắm khi, tôi cũng tính tới việc bỏ nghề vì bị một số đồng nghiệp, lãnh đạo đối xử tệ bạc. Nhưng tôi lại nghĩ, mình bại trận, làm mất đi niềm hy vọng của những đồng nghiệp chân chính, của những người lương thiện là mình có tội.

- Sau sự kiện bị lăng mạ, dọa dẫm, giật máy ảnh vừa qua, ông chờ đợi điều gì ở dịp 20/11 năm nay?

- Từ hai năm nay, chẳng ngày 20/11 nào mà tôi được vui. Năm ngoái, tôi bị lãnh đạo gọi sang trường đe dọa, nhục mạ ngay trước mặt hơn chục thầy cô giáo. Và một năm sau, ngày 14/11 vừa qua, tôi lại bị hai bảo vệ vào nhà lăng mạ, đe dọa và cướp máy ảnh. Điều buồn nhất chính là một trong hai bảo vệ đó từng là bạn học của tôi thời cấp 1, cấp 2.
Có lẽ, đây là ngày 20/11 đau buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp cũng chẳng dám hỏi han, chia sẻ, chỉ đến khi tôi về nhà, họ mới dám gọi điện hỏi thăm tình hình. Còn học trò thì chẳng dám ngồi cạnh thầy khi ở trường. Chỉ khi về nhà, nhìn thấy những học sinh cũ đến thăm, thấy những bó hoa của học trò mang tới, tôi mới thấy vui trở lại.

- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nếu có được cơ hội bày tỏ với Bộ trưởng Giáo dục, ông sẽ nói gì?

- Là một nhà giáo tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy, sau 3 năm thực hiện "Hai không", tiêu cực học đường ở nhiều nơi đã giảm nhưng cũng nó nơi biến tướng và trở về như cũ. Ngành giáo dục cần mạnh tay hơn với các vấn nạn, đừng nói không đủ sức bởi như vậy là bất lực, là phụ lòng những người tâm huyết.
Tội phạm mặc áo nhà giáo còn tồn tại một ngày là chúng ta có tội với học trò, với thầy cô một ngày. Tấm áo giáo dục đang bị vấy bẩn, bỏ mặc sẽ khiến nó lem nhem thêm, còn xắn tay vào gột rửa, rũ bẩn thì nó sẽ sạch hơn.

Bao giờ ngày nhà giáo mới trở lại thật sự ý nghĩa đây? Bao giờ, phụ huynh học sinh nhẹ nỗi lo tiền bạc trong ngày 20/11? Nước ta tự hào có nền giáo dục ưu việt. Vậy sao ngày 20/11 cứ mất dần ý nghĩa vốn có của nó? Nguyên nhân thì ai cũng biết cả đấy, nhưng sao cứ để thế, hỡi các thầy cô?

(Theo VnExpress)
Bạn nghĩ gì khi một người từng nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục lại bị lãnh đạo tại đơn vị trù dập? Một người có lòng dũng cảm dám đứng lên tố giác cái xấu như thầy Khoa lại bị đồng nghiệp và học sinh xa lánh, cô lập? Chẳng lẽ giá trị đạo đức của chuẩn mực xã hội đã bị đảo lộn hết rồi ư?

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

17 bước để dựng một đa giác đều 17 cạnh

17 bước để dựng một đa giác đều 17 cạnh
Phương pháp dựng hình này là của ông vua Toán học Karl Friedrich Gauss. Được một số cán bộ của khoa Toán - Tin, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh dịch từ JMS.
17 bước để dựng một đa giác đều 17 cạnh
Xem chi tiết file PDF được nhúng từ Scribd. Download file PDF này tại đây: DOWNLOAD.

Bài đăng phổ biến