Cần một người thầy tâm huyết và một cách học hợp lý!
Lêôna Ơle, có lẽ sẽ không thể trở thành nhà toán học lỗi lạc đến thế nếu thiếu thời ông không gặp được người thầy tâm huyết. Khi còn đang học phổ thông tại trường trung học Baden, Ơle đã dành toàn bộ thời gian rỗi cho toán. Ông tham dự tất cả các bài giảng của giáo sư toán nổi tiếng Giôhan Bécnuli tại trường Đại học Baden. Giáo sư tức khắc nhận ra tài năng đặc biệt của Ơle và mời cậu đến nhà mình học thêm. Cách dạy thêm của Bécnuli cũng đặc biệt.
Ông không dạy trực tiếp mà hướng dẫn cậu học trò tự học. Và cứ mỗi tuần, vào ngày thứ 7, Ơle lại đến thầy để hỏi về những chỗ chưa hiểu trong các phần đã đọc. Ơle say mê và sung sướng với cách học như thế: “Cách học này giúp tôi mau chóng đạt được mục đích mong muốn. Mỗi lần giáo sư giúp tôi loại bỏ một vướng mắc, thì lập tức tôi vượt qua được hàng chục chướng ngại khác. Tất nhiên đó là phương pháp tốt nhất để đạt được những thành tựu khả quan trong toán học”. Bản thân Ơle về sau, ở nhiều bản thảo của mình, ngoài nội dung chính ông còn ghi chép tỉ mỉ quá trình làm việc, mày mò, suy nghĩ, vượt qua những khó khăn để đi tới kết quả. Đây chính là những tư liệu quý giá để người đi sau có thể nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm. Điđơrô, nhà triết học nổi tiếng người Pháp, chủ biên bộ Bách khoa toàn thư đồ sộ từng phát biểu: “Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì mà tôi đã viết để chỉ lấy một trang trong các tác phẩm của ngài Ơle”.
Toán học dành cho người thân
Bledơ Paxcan (1623-1662) nhà toán học người Pháp, thời còn sinh viên, một lần đi chơi về rất khuya, Paxcan thấy bố mình vẫn chong đèn, cặm cụi đánh vật với phép cộng trừ của hàng nghìn con số. Paxcan nảy sinh ý tưởng và chỉ một thời gian sau cậu mang tặng bố một món quà đặc biệt. Cậu đã dồn bao tâm huyết vào món quà này và hy vọng nó sẽ giúp bố đỡ nhức đầu khi tính toán. Chiếc máy tính đầu tiên đã ra đời như thế, ra đời trong sự trìu mến và tình thương của người con dành cho người cha. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin Lôbasépxki N. I. (1792-1856) nhà toán học người Nga, người đã sáng lập ra môn hình học Phi Ơclít, mở ra một kỷ nguyên mới cho toán học hiện đại. Thế nhưng, lúc sinh thời, lý thuyết này của ông không được người đời chấp nhận. Không một ai ủng hộ, chung quanh toàn là sự chế giễu, thờ ơ lãnh đạm, mà không chỉ một ngày, một thời mà kéo dài suốt cả cuộc đời của ông. Đặc biệt là vào cuối đời khi nhiều bất hạnh giáng xuống dồn dập: Con trai cả chết, ông bị bãi chức ở Đại học Kazan, tình hình kinh tế túng quẫn, nhưng ông không hề nao núng, vẫn tin tưởng ở khoa học. Trước khi từ giã cõi trần, ông bị mù nhưng vẫn không thôi nghiên cứu để hoàn thiện môn hình học Phi Ơclít của mình. Ông đã đọc cho học trò ghi một công trình mới “Siêu hình học”, trong đó ông chỉ rõ hình học Ơclít chỉ là mộ trường hợp riêng của hình học Phi Ơclít. Ông qua đời năm 1856 và phải hàng chục năm sau người ta mới thật sự công nhận đóng góp vỹ đại của ông cho toán học. Chính niềm tin đã khắc tên Lôbasépxki vào trang vàng của lịch sử toán học thế giới.
... Và lời nhắn gửi cuối cùng
Poaxông X. Đ. (1781-1840), nhà toán học người Pháp, là một người có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực cơ học thiên thể và cơ học lý thuyết, toán học lý thuyết và toán lý. Năm 59 tuổi, Poaxông ốm nặng, khó có thể qua khỏi. Gia đình và bạn bè tập trung bên giường bệnh hỏi ông có muốn nhắn lại điều gì không? Poaxông, người đã dành trọn cả cuộc đời cho toán học, chỉ nhắc lại: “Giá như tôi được sống thêm một cuộc đời nữa thì tôi cũng sẽ làm toán như tôi đã làm!”. Lời nhắn gửi của Poaxông cũng chính là điều mà chúng tôi tâm đắc. Mỗi người đều có một duyên phận. Nếu bạn được xe duyên với toán thì hãy dũng cảm đón nhận, sống hết mình, yêu hết mình và khi gặp khó khăn hãy nhớ lời khuyên của Giăng Đalămbe (1717-1783): “Hãy tiến lên, hãy tiến lên phía trước, rồi bạn sẽ có được niềm tin!”.
(Theo Nguyễn Như Mai, Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn, Kể chuyện các nhà toán học, NXB Kim Đồng, 2007.)
Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét