Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Sẽ có nhiều thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp 2011-2012

Chiều ngày 31/8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuyên đề khai giảng năm học mới 2011-2012. Những vấn đề được xã hội quan tâm như giảm tải, chấn chỉnh lạm thu và đặc biệt những thông tin mới nhất về kì thi tốt nghiệp 2011-2012… đã được lãnh đạo Bộ chia sẻ.

Đề án 70.000 tỷ tiếp tục được triển khai

Tại cuộc họp báo, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT đăng tải dự thảo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THPT, đã có hơn 100 ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân đã gửi về phòng chuyên môn. Phần lớn các ý kiến đều đồng thuận với chủ trương giảm tải của Bộ GD-ĐT. Có một số góp ý về vấn đề “kỹ thuật”, diễn đạt… Hiện nay, Vụ Giáo dục trung học đang tổng hợp các góp ý để trình lãnh đạo Bộ sau đó tiếp tục rà soát lần cuối cùng trước khi chính thức ban hành công văn hướng dẫn giảm tải vào ngày 3/9 tới.


Quang cảnh buổi họp báo.

Cũng theo ông Chuẩn, hướng dẫn giảm tải của Bộ sẽ rất cụ thể, rõ ràng và dễ nghiên cứu và dễ triển khai thực hiện. Bộ GD-ĐT sẽ gửi nội dung giảm tải này cho lãnh đạo các Sở, sau đó Sở sẽ có trách nhiệm phát tài liệu này cho từng giáo viên. Ngay sau khi bắt đầu năm học, Bộ sẽ tiến hành kiểm tra việc triển khai giảm tải, công việc kiểm tra này cũng sẽ trở thành hoạt động thường xuyên.

Liên quan đến vấn đề giảm tải, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định đây là một giải pháp để đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp hơn, tinh giản hơn, cơ bản hơn hướng tới đánh giá năng lực người học, cách vận dụng được kiến thức, kĩ năng và các giáo viên có điều kiện nâng cao phương pháp dạy học. Quá trình này phải tiếp tục hằng năm và có lộ trình. Việc tiếp thu ý kiến về việc giảm tải Bộ GD-ĐT đưa ra hai quan điểm, một là tiếp thu để khắc phúc ngay. Hai là, những ý kiến chưa thể thực hiện ngay được thì phải chờ dịp khác, thậm chí là đợi chương trình SGK mới thì mới thực hiện được.

Thứ trưởng Hiển cũng cho biết, đề án đổi mới chương trình, nội dung SGK với kinh phí 70.000 tỷ đồng đang tiếp tục được thực hiện, nghiên cứu và hoàn thiện. Đề án này sẽ được ban hành sau khi Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

“Chúng ta có dự kiến chi 70.000 tỷ đồng nhưng không phải chỉ để cho viết sách mà là cho toàn bộ quá trình. Nước ta hiện có khoảng 30.000 trường phổ thông, như vậy bình quân mỗi trường được hơn 2 tỷ đồng để thực hiện rất nhiều khâu thì không phải nhiều” - Thứ trưởng Hiển chia sẻ.

Thi tốt nghiệp 2011-2012: Phân cấp mạnh cho địa phương

Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết: “Bộ sẽ tiến hành kiểm tra rà soát lại các khâu trong kì thi tốt nghiệp 2010-2011 để xác định điểm mạnh và yếu. Qua đó sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để tiến đến việc tổ chức kì thi gọn nhẹ nhưng đảm bảo an toàn và nghiêm túc”.

Ông Nghĩa cũng cho hay, trong năm học này sẽ yêu cầu các Bộ ban ngành địa phương phối hợp với ngành giáo dục trong các khâu tổ chức kì thi. Hoàn thiện mối quan hệ giữa ban chỉ đạo thi các trường phổ thông với ban chỉ đạo thi cấp tỉnh cũng như với ban chỉ đạo thi Trung ương. Bên cạnh đó sẽ tăng cường khả năng giám sát giữa các ban chỉ đạo thi.

Trong kì thi tốt nghiệp năm 2011-2012, Bộ GD-ĐT tiếp tục thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho giám đốc các Sở GD-ĐT trong khâu tổ chức thi. Giao cho giám đốc Sở GD-ĐT đưa ra cách thức tổ chức thi phù hợp với địa phương của mình, bên cạnh Sở cũng được phép chủ động tổ chức chấm thi nhưng phải đảm bảo yêu cầu chấm chéo bài thi tự luận giữa các khu vực của tỉnh.

Như vậy với kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012 hình thức thi cụm, chấm theo liên tỉnh sẽ bị xóa bỏ mà chỉ còn thu hẹp lại trong từng địa phương.

Sẵn sàng cho năm học mới

Bộ GD-ĐT cho biết, để chuẩn bị cho năm học 2011-2012, công tác bồi dưỡng hè cho giáo viên, CBQL các trường tiểu học, THCS, THPT và TTGDTX được chuẩn bị chu đáo. Đã có 1.200 báo cáo viên cốt cán về triển khai Chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non và Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học. Bồi dưỡng báo cáo viên cốt cán Mầm non. Bồi dưỡng 1.860 học viên cốt cán cấp Bộ với các chuyên đề.

Tập huấn 600 cán bộ cốt cán cấp THPT về tổ trưởng chuyên môn; bồi dưỡng cho 430 giáo viên chủ nhiệm lớp cốt cán của các tỉnh/ thành phố; bồi dưỡng cho 530 cán bộ cốt cán các tỉnh/thành phố về nội dung giáo dục hòa nhập. Tổ chức bồi dưỡng về các nội dung chuyên môn sâu cho 2.000 giáo viên cốt cán các trường chuyên trên toàn quốc.

Ở các địa phương, 100% đội ngũ giáo viên các Sở GD-ĐT đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng hè 2011, các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, công tác chủ nhiệm, năng lực quản lí cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên các cấp.

Theo ước tính, năm học 2011-2012 toàn ngành GD-ĐT sẽ có 3.756.000 trẻ mầm non đến trường (trong đó nhà trẻ 556.000 cháu, mẫu giáo 3.200.000 cháu). HS PT có 15.140.000 em (tăng 288.000 em so với năm học 2010-2011), trong đó tiểu học 7.350.000 em (tăng 301.300 em), THCS 4.960.000 em (giảm 8.300 em), THPT 2.830.000 em (giảm 5.000 em so với năm học 2010-2011).

Trong các ngày đầu tựu trường, các cơ sở giáo dục đã có kế hoạch tổ chức cho HS học nội quy nhà trường, Luật Giao thông đường bộ và có nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể trong tuần đầu năm học mới nhất là ở những lớp đầu cấp học.

Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng nguồn thu của các trường rất hạn chế nên nếu phụ huynh tự nguyện giúp nhà trường thì đó là điều rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ông Hiển cũng khẳng định sự tự nguyện ở đây phải là tự nguyện thật sự chứ không phải bắt buộc hoặc “tự nguyện trong ngoặc kép”. Các khoản thu của phụ huynh tuyệt đối không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên. Thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục ra soát để đưa ra thêm các danh mục không được phép sử dụng khoản thu của phụ huynh.

Nguyễn Hùng

Nguồn: Dân Trí

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Với Scrybe, Touchpad trên các laptop hay netbook trở nên có ích hơn.

Với laptop và netbook, touchpad (bàn di chuột) chỉ đơn thuần dùng để thay thế cho chuột máy tính. Tất nhiên là nó không thể linh hoạt bằng chuột máy tính được, trong một số trường hợp thì touchpad sẽ gây bất tiện cho người dùng như khi bạn đang chat hoặc soạn thảo văn bản và vô tình để tay chạm vào touchpad khiến con trỏ chuột bị dời đi chỗ khác.

Chính vì thế một số người sử dụng laptop hay netbook thường vô hiệu hóa touchpad để sử dụng chuột ngoài. Hiện nay, một số laptop và netbook đời mới được trang bị touchpad có hỗ trợ cảm ứng đa điểm do đó touchpad đã trở nên hữu dụng hơn một chút. Tuy nhiên một số người vẫn tỏ ra không ưa touchpad cho lắm. Nếu bạn là một người như thế, hãy sử dụng ứng dụng mang tên Scrybe để nhận thấy touchpad mà mình bỏ rơi bấy lâu nay vẫn còn giá trị sử dụng và có thể bạn sẽ thay đổi quan niệm về touchpad.
Scrybe là chương trình hỗ trợ cho touchpad của Synaptics được sử dụng trên hầu hết laptop của các hãng sản xuất nổi tiếng. Khi sử dụng Scrybe, bạn sẽ có thể truy cập nhanh các ứng dụng và trang web hay thực hiện một số thao tác đơn giản như copy, paste bằng cách vẽ lên touchpad các hình vẽ tương ứng.

Cài đặt

Trước khi cài đặt Scrybe, bạn hãy tải về và cài đặt ứng dụng Synaptics Pointing DeviceDriver phù hợp với phiên bản Windows mà mình đang sử dụng tại đây. Khi hoàn thành việc cài đặt hãy khởi động lại hệ thống để các thay đổi có tác dụng.
Hộp thoại Synaptics Pointing Device Settings sẽ xuất hiện khi bạn khởi động vào lại Windows. Nếu không muốn nó xuất hiện ở những lần sau, bạn hãy bỏ chọn mục Show this screen at startup.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Tiếp theo bạn hãy thực hiện việc cài đặt Scrybe. Bạn có thể tải xuống Scrybe tại đây.
Bấm vào tùy chọn Yes, I want to help improve Scrybe.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Nếu muốn sử dụng Yahoo! Toolbar, bạn hãy bấm vào tùy chọn Yahoo! Toolbar Featuring Scrybe – improve your search experience.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Sau khi cài đặt xong, bạn hãy khởi động lại máy tính để các thiết lập được thay đổi.

Sử dụng

Bạn sẽ thấy biểu tượng hình mũi tên của Scrybe nằm ở khay hệ thống, bấm đúp chuột vào đó hoặc bấm chuột phải và chọn Scrybe Settings. Giao diện của chương trình sẽ xuất hiện như ở hình dưới.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Ở mục bên trái, các bạn sẽ thấy các hình vẽ và biểu tượng đi kèm với các ứng dụng tương ứng. Để có một cái nhìn tổng quát hơn về các thao tác cảm ứng trên touchpad, bạn hãy bấm vào nút Gesture List để xem toàn bộ các hình vẽ và biểu tượng cũng như tính năng của chúng.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Để “tập vẽ” một biểu tượng nào đó bạn hãy bấm chọn vào hình tương ứng ở bên trái sau đó bấm Practice. Khi bạn vẽ đúng thì ô tròn màu xanh sẽ sáng lên còn nếu bạn vẽ chưa được “chuẩn” ô tròn màu đỏ sẽ sáng lên để thông báo.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Khi đã quen thuộc với các hình vẽ của Scrybe, để sử dụng chương trình bạn có thể kích hoạt Scrybe bằng chạm cùng lúc 3 ngón tay lên touchpad, một bàn di chuột ảo sẽ xuất hiện trên màn hình để bạn vẽ lên đó. Ngoài ra có một cách khác đó là bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift rồi rê đầu ngón tay trên touchpad để vẽ. Nếu bạn vẽ đúng, tác vụ tương ứng với hình hoặc biểu tượng đó sẽ được thực hiện. Chẳng hạn như để mở yahoo mail, bạn hãy đặt 3 đầu ngón tay lên touchpad rồi vẽ biểu tượng @, trang web yahoo mail sẽ được mở ra.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Thay đổi các thao tác mặc định

Ban đầu chương trình cung cấp cho bạn một số biểu tượng có sẵn và bạn không thể thay đổi các biểu tượng cũng như hình vẽ này, bạn chỉ có thể thay đổi các tác vụ được thực hiện như những ứng dụng và trang web mở ra. Ví dụ nếu muốn thay đổi tùy chọn Search của Scrybe từ Yahoo sang Google, bạn hãy mở hộp thoại Scrybe Settings lên rồi chọn biểu tượng Search sau đó bấm vào biểu tượng cái cờ lê.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Ở mục Visit thay đổi tùy chọn từ Yahoo sang Google.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Thêm thao tác cảm ứng mới

Nếu bạn cảm thấy các tùy chọn của Scrybe vẫn chưa đủ làm bạn thỏa mãn thì chương trình cũng cho phép bạn thêm vào các hình vẽ hay biểu tượng mới để mở các trang web hay ứng dụng mà mình thích. Để thực hiện việc thêm mới các biểu tượng cho Scrybe, bạn hãy bấm vào biểu tượng dấu cộng màu xanh, một hộp thoại sẽ mở ra như hình bên dưới.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Bấm vào mục symbol, sẽ có một danh sách các biểu tượng và hình vẽ để bạn chọn. Bạn hãy gõ vào một cái tên cho biểu tượng này ở phần name. Ở mục Type sẽ có các tùy chọn cho biểu tượng này bao gồm: Visit Website để mở một trang web, Lauch Application để mở một ứng dụng và Shortcuts để thực hiện các phím tắt.
Dòng bên dưới cho phép bạn gõ địa chỉ trang web, đường dẫn của ứng dụng và các phím tắt. Sau khi thực hiện xong, bấm OK để lưu lại các thiết lập. Vậy là sau này để thực hiện tác vụ mà mình mong muốn, bạn chỉ cần vẽ theo các biểu tượng hay hình vẽ tương ứng. Nếu không vừa ý và muốn xóa một tác vụ thêm vào, bạn hãy rê chuột vào hình tương ứng và bấm vào nút dấu trừ màu đỏ để loại bỏ nó khỏi danh sách.

Touchpad và những điều bạn chưa biết

Theo GenK (Uscrybe)

Nguồn: quantrimang.com

Download Satellite L510 Drivers&Utilities for Windows XP

Toshiba doesn’t supply Linux drivers. You should go to the Ubuntu Forums to see what they can tell you.

Toshiba has a seperate Linux area here, but it doesn’t have much traffic so I’m sure you will have better luck on the above mentioned Ubuntu Forums.

• Bluetooth Stack for Windows by Toshiba

• Display Intel 4500

• HDD Protection

• Intel Chipset Software

• Intel Matrix Storage Manager

• Realtek Network Driver

• Realtek Sound Driver

• Synaptics TouchPad Driver

• VGA ATI

• Wireless Intel 5100

• Toshiba Assist

• Toshiba Common Modules

• Toshiba ConfigFree

• Toshiba Controls

• Toshiba Direct Disc Writer

• Toshiba Disc Creator

• Toshiba Hotkey Utilities

• Toshiba Hotkey Utilities for Display Devices

• Toshiba Modem Driver

• Toshiba PC Diagnostic

• Toshiba Power Saver

• Toshiba Power Saver Initials

• Toshiba Screensaver

• Toshiba TouchPad on off

• Toshiba Utility

• Toshiba Web Camera Application

• Toshiba Zooming Utility

Phân vùng ổ đĩa cứng chuyên nghiệp với EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition

EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition

Phân vùng ổ đĩa cứng và quản lý ổ đĩa cứng chuyên nghiệp

Là một phiên bản cao cấp hơn EaseUS Partition Master 9.0 Home Edition, EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition mang đến cho người dùng một giải pháp phân vùng ổ cứng và cũng là một công cụ quản lý ổ đĩa cứng TẤT-CẢ-TRONG-MỘT. EaseUS Partition Master Professional Edition 9.0 cho phép bạn mở rộng phân vùng; đặc biệt với các thiết bị hệ thống, phần mềm này sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến dung lượng phân vùng ổ đĩa thấp một cách hoàn hảo; quản lý dung lượng ổ đĩa cứng một cách dễ dàng trên MBR và GUID partition table (GPT).
Phần mềm phân vùng ổ đĩa cứng này bao gồm một số chức năng quản lý ổ cứng phổ biến kết hợp với khả năng bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ bao gồm: Quản Lý Phân Vùng, Thuật Sĩ Sao Chép Ổ Đĩa Cứng & Phân Vùng và Thuật Sĩ Khôi Phục Phân Vùng. Ngoài ra, bạn có thể tạo đĩa CD/DVD có khả năng boot để sử dụng trong các trường hợp hệ thống của bạn gặp lỗi khởi động.

EaseUS Partition Master 9.0.0 Professional Edition screenshot

Những lợi ích chính

  • Nhập an toàn các phân vùng gần kề thành một mà không làm mất dữ liệu
  • Hỗ trợ dynamic disk – thay đổi kích thước và sao chép dynamic volume, chuyển đổi dynamic disk, …
  • Mở rộng phân vùng hệ thống để máy tính đạt hiệu suất cao nhất
  • Quản lý ổ đĩa cứng & công cụ tối ưu hóa hiệu suất PC tốt hơn chạy trên nền Windows & đĩa boot WinPE
  • Thuật sĩ sao chép giúp sao chép phân vùng hoặc di chuyển toàn bộ ổ đĩa cứng sang một ổ đĩa cứng khác mà không cần phải cài đặt Windows.
  • Sử dụng với EaseUS Todo Backup để đảm bảo hiệu suất PC và dữ liệu được bảo mật.

Những tính năng chính

Quản lý phân vùng

  • Thay đổi kích thước/Di chuyển phân vùng để tránh mất mát dữ liệu, như mở rộng phân vùng hệ thống NTFS mà không cần khởi động lại để đạt hiệu suất PC tốt nhất.

EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition - Resize Move Partition

  • Hỗ trợ dynamic disk – thay đổi kích thước và sao chép dynamic volume, chuyển đổi dynamic disk, …
  • Nhập an toàn các phân vùng gần kề thành một phân vùng lớn hơn mà không làm mất dữ liệu
  • Tạo đa-phân-vùng, xóa phân vùng hoặc trực tiếp xóa tất cả các phân vùng
  • Làm sạch dữ liệu trong các vùng không xác định
  • Làm sạch ổ đĩa hoặc làm sạch phân vùng để xóa vĩnh viễn các dữ liệu nhạy cảm trong đĩa của bạn
  • Chuyển đổi dynamic disk sang basic disk và chuyển đổi hệ thống tập tin FAT sang NTFS
  • Chuyển đổi phân vùng primary sang phân vùng logical và ngược lại: chuyển đổi primary volume sang logical để tạo volume thứ 5 trên một ổ đĩa đã có 4 primary volume
  • Tăng tốc máy tính của bạn băng cách chống phân mảnh
  • Kiểm tra bề mặt đĩa để tìm ra các sector xấu hoặc xây dụng lại MBR để boot lại hệ thống

EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition - Surface Test

  • Quản lý phân vùng Linux: xóa, tạo, format, khôi phục phân vùng EXT2/EXT3, …
  • Đĩa CD/DVD có khả năng boot xây dựng dựa trên WinPE 3.0 hoặc Linux
  • Hỗ trợ tất cả các phần cứng RAID, thiết bị lưu trữ di động, ổ đĩa cứng và ổ đĩa GPT (hỗ trợ phân vùng MBR có kích thước lên tới 2TB và 4TB cho phân vùng GPT).
  • Chạy tốt trên nền hệ điều hành Windows 2000/XP/Vista/Windows 7 SP1 (32 bit & 64 bit).

Thuật sĩ sao chép phân vùng & ổ đĩa cứng

  • Sao chép phân vùng với khả năng sao chép từng tập tin nhanh để bảo vệ dữ liệu của bạn
  • Sao chép toàn bộ ổ đĩa cứng sang một ổ đĩa cứng khác mà không phải cài lại Windows
  • Sao chép an toàn dynamic volume sang basic disk và thay đổi kích thước basic disk, …
  • Hỗ trợ sao chép ổ đĩa cứng/phân vùng GPT

EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition - Copy Disk

Thuật sĩ khôi phục phân vùng

  • Khôi phục phân vùng bị xóa hoặc bị mất
  • Khôi phục các phân vùng bị mất sau khi phân vùng lại ổ đĩa cứng

EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition - Partition Recovery Wizard

EaseUS Partition Master 9.0.0 Professional Edition hiện đang được nhà sản xuất cung cấp với hai phiên bản là:
EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition – Built-in WinPE bootable disk ($39.95) và EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition – Built-in WinPE bootable disk ($19.95).

Các bạn có thể tải phiên bản dùng thử của EaseUS Partition Master Professional Edition 9.0 về tại:

Download EaseUS Partition Master 9.0 Professional Edition: D-Link 1 hoặc D-Link 2 (12.0 MB)

Nguồn: afublog

Cơ bản về Latex

1) Tex là gì?

Các tiêu chí cơ bản cho một cuốn sách đẹp là: có tiêu đề, đề mục rõ ràng, bố cục trình bày sáng sủa thống nhất,... Và để in được một cuốn sách đẹp, nhà xuất bản cần phải có một Hệ thống sắp chữ chuẩn mực và khoa học. Tex là một hệ thống sắp chữ có vai trò tương tự như hệ thống sắp chữ trong nhà xuất bản vậy.


Hơn nữa, Latex còn hỗ trợ các ký hiệu, công thức cho các ngành khoa học tự nhiên một cách đầy đủ, chuẩn mực và đẹp đẽ mà khó có một chương trình soạn thảo văn bản nào khác sánh bằng.
2) Có những hệ thống sắp chữ nào?

Về cơ bản, ta tạm chia thành 2 loại hệ thống sắp chữ: loại có trả phí sử dụng và loại miễn phí.

+) Loại có trả phí: đại diện tiêu biểu là PCtex.

+) Loại miễn phí: đại diện tiêu biểu là Miktex

3) Ta làm gì với hệ thống sắp chữ?

Nếu chỉ có hệ thống sắp chữ thì ta chưa thể biên soạn và xuất bản một tài liệu được.

4) Vậy làm thế nào để có thể biên soạn và xuất bản một tài liệu?


Ta cần phải có chương trình giúp ta biên soạn và kết nối với hệ thống sắp chữ để xuất bản thành một tài liệu hoàn chỉnh. Các chương trình này cũng có thể phân thành 2 loại: trả phí và miễn phí.

Do mình dùng loại miễn phí nên chỉ giới thiệu các phần mềm miễn phí (phần mềm có phí --> hổng có rành, hihi happy): Vietex (Nguyễn Hữu Điển), TeXnicCenter, texmaker,...

Với các chương trình soạn thảo đó, ta sẽ soạn thảo và biên dịch file Tex thành các tài liệu dưới dạng có thể in ấn và chia sẻ được như: pdf, dvi.

5) Cài đặt Tex và các trình soạn thảo như thế nào?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần vào các liên kết ở trên để tải về các bộ cài và tiến hành cài đặt bình thường như các phần mềm khác. Nhớ cài đặt hệ thống sắp chữ trước rồi mới cài các trình soạn thảo sau.

Chúc bạn cài đặt thành công và sớm có những tài liệu với bản in đẹp batting eyelashes.

Bài viết này trước đây được đăng ở gopnhatlinhtinh.blogspot.com nhưng vì lý do cá nhân nên đã xóa trang này và chuyển về trang hiện hành.

10 Templates Blogspot đẹp nhất dùng làm trang thư viện ảnh

Rất dễ dàng để kiếm một mẫu blogger phù hợp với blog của bạn, vì số lượng blog cung cấp mẫu blogger miễn phí, nhưng nếu bạn muốn có một blog nhiếp ảnh, hoặc blog một thư viện trưng bày các tác phẩm thì sao? Sau đây tôi xin giới thiệu 10 Templates Blogspot đẹp nhất mà tôi đã sưu tầm dùng làm trang thư viện ảnh.

1. Simplex Portfolio

Download Simplex Portfolio blogger template.

2. Gallery

Download Gallery blogger template

3. Mosaicus Ultimate

Download Mosaicus Ultimate blogger template

4. AllBlogTools Gallery

Download AllBlogTools.com Gallery blogger template

5. Tequilas Flamejantes Light

Download Tequilas Flamejantes Light blogger template

6. Tequilas Flamejantes dark

Download Tequilas Flamejantes dark blogger template

7. SGallery

Download sGallery blogger template

8. Hybrid Gallery

Download Hybrid Gallery blogger template

9. Simple X Photogallery

Download Simple X Photogallery blogger template

10. Photoplus

Download Photoplus blogger template

Sưu tầm

Tiếng Việt lớp 3 đánh đố học sinh

Cứ ngỡ rằng chương trình lớp 3 là "chuyện nhỏ", vậy mà nếu không nhờ đến sự trợ giúp của Google thì có lẽ con trai tôi đã không hoàn thành bài tập ngay trong sách giáo khoa.

Con trai thứ hai của tôi tên Luck, năm nay cháu vào lớp 3. Hàng ngày ba và mẹ thay nhau dạy thêm cho Luck môn Toán và Tiếng Việt vì khá nhiều cháu trong lớp tranh thủ hè đi học thêm đã đến 1/3 chương trình.

Nhìn đề bài tập làm văn: "Em hãy nói về Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh" (với các gợi ý: Đội được thành lập ngày nào? Những đội viên đầu tiên là ai? Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?), đầu óc tôi lùng bùng. Hỏi Luck: "Ở trường cô dạy con chưa?" - Luck đáp: "Không biết đâu!". Mẹ lật tìm sách giáo khoa Tiếng Việt 3, nhưng chẳng có bài giảng nào về Đội. Bực bội lắm nhưng vì con, đành phải xách cái máy tính xuống và gõ vào Google "Đội TNTP", lập tức đã có ngay vô số đường link chờ sẵn.

Đọc cho con viết: "Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15.5.1941, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CSVN sáng lập tại Cao Bằng. Những đội viên đầu tiên của Đội là: Nông Văn Dền (đội trưởng, tức Kim Đồng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nạ, Lý Thị Xậu". Nhưng lại đau đầu nữa là những link chính thống này không thấy nói đến ngày Đội được mang tên Bác. Lại Google tiếp "Ngày Đội mang tên Bác", thì may quá, cũng đã có mấy người tìm không ra nên lên mạng hỏi và có vài người hào hiệp trả lời. Người thì chắc chắn: Ngày 30.1.1970, người thì nhớ mang máng: Sau khi Bác Hồ mất, năm 1970. Và  tôi đọc tiếp cho Luck: "Đội được mang tên Bác Hồ vào ngày 30.1.1970 sau khi Bác qua đời"!

Sang cuốn vở bài tập tiếng Việt. Bài tập có nội dung: "Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau tiếng "khăng" - yêu cầu phải viết được 3 từ". Luck vẫn: "Không biết đâu!". Mẹ đành phải đọc cho Luck và cũng chỉ được 2 từ "khăng khăng", "khăng khít". Còn 1 từ nữa, mẹ đành vào Google tìm "khăng" và được giải nghĩa "đánh khăng - một trò chơi dân gian của VN". Tôi thở phào bởi nhìn hình minh họa trên web thì có lẽ ở miền Trung người ta không gọi "đánh khăng" nên không biết!

Luck làm xong bài, hai mẹ con thả bộ ra nhà sách. Có lẽ vì ấm ức chương trình Luck vừa học, nên tôi cứ loanh quanh khu quầy sách lớp 3. Nào là "Giải đề tập làm văn mẫu", "155 bài tập làm văn hay", "Giải sách tiếng Việt", "Giải vở bài tập tiếng Việt", "Giải sách Toán", "Giải vở bài tập Toán", "Học Toán nâng cao", "Tiếng Việt nâng cao"...

Lật thử đến phần giải trong cuốn “Giải vở bài tập tiếng Việt”, thứ gì cũng có. Tôi tần ngần nửa muốn mua, nửa không. Mua về thì Luck sẽ dễ ỉ lại, mỗi khi làm bài cứ việc giở đáp án ra xem, không mua thì nhiều khi trình độ của mẹ không đủ để dạy con.

Trên đường về nhà, tôi bỗng suy nghĩ và nhụt chí với ý định đăng ký học MBA. Có nên không khi mà chương trình lớp 3 mình còn chưa làm được hết?!

Theo Lê Hà Mai Thảo

Lao Động

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Học trước chương trình: Lợi bất cập hại

Không ít phụ huynh cho con học trước chương trình sợ con đến lớp không theo kịp bài dạy của cô hoặc thua kém bạn bè mà không biết rằng, những trẻ được học trước chỉ trội thời gian đầu, khả năng tiếp thu bị giảm dần.

Khỏe vì con học trước?

Đã hai tuần trôi qua nhưng khác với bạn bè trong lớp, buổi tối cháu Thanh, con chị Yến (nhà ở P.9, Q.11, TPHCM) vừa bước vào lớp 1 không phải ngồi vào bàn học để xem bài giảng ở lớp mà được thoải mái vui chơi, ăn ngủ. Không phải vợ chồng chị Yến không ép con học mà bởi hè vừa rồi, họ đã cho con đến “lò luyện” học trước lớp 1, giờ những kiến thức đầu năm cô dạy, cháu đã rành.

Được học trước, các em dễ “giỏi trước kém sau” vì tâm lý chủ quan, mất tập trung. (Ảnh chi mang tính minh họa).
Con trội hơn bạn thấy rõ, chị Yến phấn khởi : “Cho con học trước khỏe thật, con khỏe mà mẹ cũng bớt cực bao nhiêu. Con mình đọc viết thành thạo, còn làm được cộng trừ chứ không như nhiều mẹ giờ còn phải tập cho con cầm bút, viết từng nét chữ thì hỏi bao giờ đuổi cho kịp bạn bè”.

Người mẹ này còn khoe thêm, kiến thức con mình học được trong hè vừa rồi đã xong 1/2 chương trình lớp 1 nên cả kỳ 1 này cháu tha hồ mà chơi, chả phải lo lắng vì “Bài nào con mình cũng biết tuốt rồi thì đâu phải học nhiều nữa”. Cũng vì con học trước chương trình nên chị Yến cũng không tập cho con thói quen, nề nếp học tập hàng ngày mà mặc cháu thích làm gì thì làm.

Trường hợp được học trước chương trình như cháu Thanh không phải là ít. Lo lắng con vào năm học thua bạn bè, nhiều ông bố mà mẹ đã cho con “luyện” trong ngày hè để khi đến trường, con có thể “đón đầu” các kiến thức.

Lên thời khóa biểu học buổi tối cho đứa con đang học lớp 2 nhưng đến giờ vợ chồng anh Sáu (nhà ở P.4, Q. Tân Bình) không thể nào thuyết phục con ngồi vào bàn học. Hoặc có ngồi vào bàn đầu óc cháu cũng nghĩ đến những chuyện khác chứ không tập trung bài vở. Lý do cháu được học trước chương trình, bài nào ở lớp cháu cũng đã biết. Cháu còn chê: “Bài cô dạy ở lớp dễ òm”.

Lịch học buổi tối của cháu bị “vỡ” nhưng anh chị không mấy lo lắng mà ngược lại thấy con mình được học trước, biết trước bạn bè họ càng mừng . Chỉ đến khi giáo viên chủ nhiệm mời vợ chồng anh Sáu lên làm việc để trao đổi về về việc trong giờ học cháu không hề để ý nghe giảng, không tập trung mà chỉ lo chọc phá bạn bè. Khi cô giáo nhắc, cháu đều nói bài này con được học rồi, con biết hết rồi nên không muốn học nữa. Con học trước lợi đâu chưa thấy, anh chị Sau đang phải đau đầu hợp tác với giáo viên để đưa con vào khuôn khổ, nề nếp.

Giỏi trước kém sau

Hầu hết khi cho con học trước chương trình của lớp mới, các PH không lường được rằng, việc được học trước, các em chỉ hơn bạn bè ở thời gian đầu nhưng trước đó bị học quá sức, giờ “biết rồi” nên các em chủ quan, thích "xả hơi" nên sau đó rất khó bắt nhịp được việc học ở lớp. Trong khi các bạn HS khác được học kiến thức mới thì rất thích thú, tập trung. Chính vì thế, khi vào “guồng” HS được học trước tưởng rằng sẽ giỏi hơn bạn lại bị yếu đi, khả năng tiếp thu giảm. Việc trẻ học trước chương trình không có tác dụng mà còn gây hại cho trẻ theo kiểu giỏi trước kém sau.

Nguy hiểm nhất là đối với các em HS vừa bước vào lớp 1 đã được bố mẹ đầu tư trang bị các kiến thức viết chữ, làm toán thành thạo. Đang ở giai đoạn chuyển từ vui chơi sang việc học, bị ép học trước là quá tải với các em. Sau đó, khi đến lớp các em sẽ mất tập trung, mất hứng thú với việc học dù mới đầu các em khá hơn bạn bè trang lứa. Đang “giỏi hơn bạn” mà sau đó bị kém đi các em cũng dễ sinh ra tâm lý chán nản, chẳng còn hứng thú với học tập. Điều này có thể để lại ảnh hưởng đến đam mê học tập của các em về lâu về dài.

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 1, cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) cho hay một trong những khó khăn hàng đầu với giáo viên lớp đầu cấp là nhiều em được bố mẹ cho học trước kiến thức trong khi đây mới là giai đoạn khởi đầu việc học. Khi bạn bè chăm chú, thích thú với những nét chữ đầu đời thì các em lại lỡ đãng hoặc quậy phá trong lớp.

Cô Sương khẳng định, phần lớn những HS được học trước sau đó lại là những em kém nhất lớp. Mới đầu các em hơn hẳn bạn bè nhưng khi việc học vào nề nếp, các em lại bị “đuối”. Thầy cô phải dạy đúng chương trình, kiến thức theo lứa tuổi giờ mới bắt đầu học chữ chứ không thể chạy theo một số HS được bố mẹ cho học trước.

“Những trường hợp này chúng tôi lưu ý với PH, phối hợp “phanh” các em lại, tạo cho các em nề nếp, khuôn khổ của việc học để dần thích nghi với các bài giảng ở lớp. Nhưng việc này rất khó, nhiều PH cũng chủ quan theo con. Còn một số người muốn “phanh” con lại, đặt con vào nề nếp mà không làm nổi chỉ biết khóc tự trách mình”, cô Sương chia sẻ.

Ở chương trình mẫu giáo dành cho trẻ 5 tuổi đã có đầy đủ các bước cho trẻ vào lớp 1 như các em được làm quen chữ viết, con số. Khi vào lớp 1, các em được học từng bước dành cho trẻ chưa biết chữ từ cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét chữ… Việc cho các em học trước là sai quy định. Nhưng trên thực tế, rất nhiều PH vẫn không hiểu, vì muốn con mình hơn con người khác nên vẫn "nhồi" cho con học trước.

Ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đã nhiều lần khẳng định theo nghiên cứu của ngành giáo dục trẻ được học trước chỉ trội vài tháng đầu, sau đó khả năng tiếp thu của các em giảm hẳn.

Hoài Nam

Nguồn tin: Dân Trí

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Đăng ký xét tuyển NV 2: Thí sinh được tặng điểm

Dùng tiền, dùng học bổng “khủng” để thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển vẫn chưa đủ, các trường còn sẵn sàng xé rào, bất chấp cả quy chế tuyển sinh để thu hút thí sinh nộp hồ sơ NV 2 về trường mình.



Hồ sơ sinh viên để đăng ký xét tuyển kèm theo tờ rơi thông báo “thưởng điểm” cho thí sinh của Trường ĐH Đông Á  - Ảnh: Việt Hùng
Từ đầu tháng 8-2011, trên website của các trường ĐH, CĐ đã tràn ngập thông tin về xét tuyển NV2, 3. Có trường khi nhận hồ sơ của thí sinh đã thông báo mức điểm này “đủ làm hồ sơ nhập học”, có trường “khoe” với thí sinh mình được áp dụng điều 33 quy chế nên điểm chuẩn sẽ giảm xuống. Nặng “đô” hơn, có trường còn thưởng điểm cho thí sinh...

Đăng ký xét tuyển NV2 từ khi có điểm thi

Trong khi đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay các trường ĐH, CĐ chỉ được phép nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 từ ngày 25-8 đến 15-9. Nhưng từ cuối tháng 7-2011, Trường ĐH Đại Nam đã thông báo tuyển sinh NV2 năm học 2011-2012, trong đó nhà trường cho biết nhận xét tuyển NV2 tất cả hồ sơ phù hợp có điểm tổng ba môn thi trên mức điểm sàn được Bộ GD-ĐT công bố. Đồng thời trong phần “hướng dẫn thí sinh” nêu rõ thời gian đăng ký xét tuyển NV2. Từ ngày thí sinh có kết quả báo thi đến hết giờ giao dịch của bưu điện ngày 15-9.

Cũng từ cuối tháng 7-2011, Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển NV2 từ ngày 15-8 và công bố điểm trúng tuyển (điểm thi + điểm ưu tiên) = điểm sàn, có vận dụng điều 33 quy chế tuyển sinh: nhân đôi điểm ưu tiên khu vực. Nhà trường còn nêu rõ học sinh có hộ khẩu thường trú tại miền Trung được tự do chọn ngành học.

Tại Trường ĐH Cửu Long, trong thông báo xét tuyển NV2 ghi “thí sinh NV2 có tổng điểm ba môn (kể cả ưu tiên khu vực và đối tượng) bằng điểm sàn trở lên nhanh chóng đến trường để được hướng dẫn thủ tục xét tuyển và nhập học”. Dù phần cuối của thông báo này ghi chung chung “thời gian xét tuyển NV2” từ ngày 25-8, nhưng ngày 22-8 khi chúng tôi liên lạc thì bộ phận tuyển sinh của trường cho biết “ngay bây giờ thí sinh có thể nộp hồ sơ NV2”.

Thưởng 0,5 điểm

Mấy ngày gần đây nhiều thí sinh, phụ huynh ở Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận xôn xao chuyện Trường ĐH Đông Á “tặng 0,5 điểm cho thí sinh”. Chiều 23-8, chúng tôi liên lạc với ban tuyển sinh của trường này về thông tin trên thì được một nhân viên cho biết: “Nếu có phiếu ưu tiên xét tuyển của nhà trường sẽ được tặng điểm. Mỗi sinh viên Trường ĐH Đông Á được nhà trường gửi qua đường bưu điện 1-2 phiếu ưu tiên xét tuyển này để sinh viên đưa cho người thân và bạn bè”.

Khi được biết chúng tôi có người quen vừa thi ĐH chỉ đạt 12,5 điểm khối D (dưới mức điểm sàn ĐH - PV), nhân viên tuyển sinh của trường này không quan tâm đến việc thí sinh có thuộc đối tượng ưu tiên hay khu vực nào, liền tư vấn: “Cứ đăng ký vào học ĐH của trường. Chỉ cần gửi phiếu báo điểm ghi rõ NV vào học ngành nào của trường sẽ được học”.

Đồng thời cán bộ tuyển sinh của trường yêu cầu chúng tôi mua bộ hồ sơ trúng tuyển, trong này có kèm “Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển năm 2011 vào Trường ĐH Đông Á”. Với phiếu này, thí sinh có tổng điểm thi ĐH, CĐ năm 2011 thấp hơn điểm chuẩn của trường 0,5 điểm chỉ cần điền đầy đủ thông tin và gửi trực tiếp về trường sẽ được công nhận trúng tuyển.

Hiện nay, tại rất nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập không tổ chức thi, chủ yếu nguồn tuyển từ việc xét tuyển NV2 đều tổ chức tư vấn cho thí sinh thông tin xét tuyển NV2. Điều đáng nói các thí sinh chỉ cần đạt mức điểm sàn ĐH, CĐ đều được các nhân viên tuyển sinh của các trường này tư vấn ngay “mức điểm đó làm hồ sơ đầy đủ nộp vào học luôn”.

Như trường ĐH Hồng Bàng là ví dụ, ngày 23-8 một cán bộ của trường này cho biết nhà trường đã nhận được hơn 100 bộ hồ sơ xét tuyển NV2.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng nhà trường - giải thích: “Nhà trường vẫn xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT nhưng nhiều thí sinh, phụ huynh đến trường nộp hồ sơ chúng tôi đành nhận vì không thể đuổi họ về được”.

Đồng thời ông Hùng cũng cho biết dự kiến điểm trúng tuyển NV2 vào trường sẽ tương đương điểm sàn nên cán bộ tuyển sinh giải thích “trúng tuyển” với thí sinh như vậy. “Tuy nhiên, không nên khẳng định ngay bây giờ điểm nào sẽ trúng tuyển vì nhà trường chưa xét tuyển. Tôi sẽ rút kinh nghiệm cho các nhân viên để họ tư vấn thí sinh đạt mức điểm sàn là có cơ hội trúng tuyển cao thôi”.

Nhiều trường dùng “phao” điều 33

Ngày 21-8, Trường ĐH Lương Thế Vinh đã hồ hởi công bố “tin đặc biệt quan trọng về tuyển sinh 2011”. Theo đó, nhà trường cho biết ngày 18-8, Bộ GD-ĐT cho phép Trường ĐH Lương Thế Vinh được áp dụng điều 33 của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành. Cụ thể là mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực (KV) kế tiếp được phép lớn hơn 0,5 điểm nhưng không quá 1 điểm đối với các ngành của trường là nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật và thú y. Thí sinh nộp hồ sơ vào ba ngành trên ở bậc ĐH có điểm ưu tiên KV tăng thêm 0,5 điểm so với quy định chung ở các KV tương ứng.

Trường ĐH Hà Tĩnh cũng cho biết năm nay trường được Bộ GD-ĐT cho phép vận dụng điều 33 quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, nhà trường thông báo cách tính điểm ưu tiên KV tuyển sinh: KV2 được ưu tiên 1 điểm, KV2-NT ưu tiên 2 điểm và KV1 ưu tiên 3 điểm. Hầu hết ngành tuyển sinh khối A, D1 của trường này đều bằng điểm sàn (13 điểm). Như vậy, thí sinh thuộc KV1 dự thi khối A, D1 chỉ cần đạt 10 điểm là trúng tuyển.

Theo ông Bùi Văn Ga - thứ trưởng Bộ GD-ĐT, điều 33 trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ áp dụng cho những vùng, ngành khó tuyển được phép vận dụng. Các trường phải làm kế hoạch cụ thể, nêu rõ tỉnh cần bao nhiêu nhân lực, ngành nghề, nơi đào tạo... trình UBND tỉnh, thành phố xem xét. Sau đó có tờ trình để Bộ GD-ĐT xem xét và duyệt chứ không được tự do áp dụng điều 33 tuyển sinh ồ ạt theo ý muốn.

Tuy nhiên, trên thực tế quy định này đang được nhiều trường đua nhau xin được áp dụng để hạ mức điểm chuẩn. Trong tuyển sinh năm trước có trường chưa chính thức được bộ cho phép vẫn “khoe” với thí sinh đã được áp dụng điều 33 để lôi kéo thí sinh.

19 giờ vẫn bán “hồ sơ sinh viên” để tham gia xét tuyển

Chiều 23-8, chúng tôi đến Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) để hỏi thủ tục xét tuyển vào ĐH-CĐ của trường này và được giới thiệu vào phòng hỗ trợ sinh viên. Tại đây, chúng tôi được thông báo nhà trường xét tuyển các ngành bằng điểm sàn của bộ (ĐH: khối A, D là 13 điểm và khối B, C là 14 điểm, tương tự bậc CĐ là 10 và 11 điểm).

Khi được hỏi về các chính sách ưu tiên, ưu đãi của nhà trường, chúng tôi được giới thiệu được cộng điểm ưu tiên 0,5 điểm và giá trị học bổng năm 2011 dành cho tân sinh viên lên đến 500 triệu đồng. Đồng thời, cán bộ nhà trường hướng dẫn chúng tôi mua hồ sơ sinh viên để được xét tuyển.

Đến khoảng 19g, chúng tôi quay lại trường và mua bộ hồ sơ sinh viên tại cổng bảo vệ nhà trường với giá 5.000 đồng. Mỗi bộ hồ sơ gồm có bì hồ sơ riêng của nhà trường và một tờ giấy bốn trang A4 có đóng dấu treo của nhà trường để điền vào cùng kèm theo tờ gấp ĐH Đông Á - tuyển sinh năm 2011 hướng dẫn cụ thể các bước điền hồ sơ cũng như các ưu tiên, học bổng của nhà trường.

VIỆT HÙNG

TRẦN HUỲNH

Nguồn tin: tuoitre.vn

Bắc Giang: Sở GD-ĐT sai sót, thí sinh mất oan điểm ưu tiên

Do sai sót từ Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang nên toàn bộ học sinh khối 12 Trường THPT Yên Dũng số 3 thuộc huyện Yên Dũng của địa phương này đã bị mất 0,5 điểm ưu tiên khu vực trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011.

Thông tin này được thầy Nghiêm Xuân Cường, hiệu trưởng Trường THPT Yên Dũng số 3 xác nhận. Thầy Cường cho biết: “Những sai sót này được phát hiện và phản ánh lên Sở từ hồi tháng 3/2011 nhưng không hiểu sao lúc đó Sở lại không điều chỉnh ngay”.

Cũng theo thầy Cường thì trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 toàn trường có gần 600 em đăng ký dự thi rải rác ở nhiều trường khác nhau. Sau khi biết điểm chuẩn của các trường thì đã có 20 em viết đơn đề nghị chứng nhận khu vực ưu tiên vì đây là những em chỉ thiếu 0,5 điểm là đỗ. Còn đối với các em đã trúng tuyển hoặc có điểm quá thấp thì không ảnh hướng nhiều nên cũng không thắc mắc.

“Việc đảm bảo quyền lợi cho các em là điều cần biết bởi các em vẫn còn cơ hội tham gia xét tuyển NV2 hay NV3” - thầy Cường nhấn mạnh.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi cũng đã trao đổi với ông Ngô Thanh Sơn - phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang. Sau khi kiểm tra sự việc, ông Sơn cho biết: “Đúng là có sự nhầm lẫn xuất phát từ phía Sở. Trường THPT Yên Dũng số 3 đóng ở địa bàn xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng. Trước kia xã này thuộc vùng ưu tiên KV2-NT. Tuy nhiên vào ngày 12/3/2009 UB Dân tộc đã ban hành quyết định số 61 công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính và đã chính thức đưa xã Cảnh Thụy vào danh sách này. Do việc ban hành muộn nên những thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2010 không được hưởng đối tượng ưu tiên khu vực KV1. Đối với năm 2011 thì các em được hưởng điểm ưu tiên KV1 nhưng do trong quá trình xử lý có thể cán bộ tuyển sinh của Sở không năm rõ thay đổi này nên đã nhầm lẫn”.

Cũng theo ông Sơn, sau khi phát hiện sự việc Sở GD-ĐT cũng đã báo cáo lên Bộ GD-ĐT. Theo hướng dẫn của Bộ thì Sở nên trực tiếp đến các trường mà các em dự thi để trình bày và tiến hành điều chỉnh. Cho đến nay phần lớn các trường đều đã đồng ý điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực cho các em. Những em đủ điểm trúng tuyển sau khi điều chỉnh cũng đã được gửi giấy báo. Tuy nhiên một số trường đề nghị phải có công văn của Bộ mới đồng ý nên Sở cũng đã thông tin lại với Bộ để đảm bảo quyền lợi cho các em.

Trao đổi với Dân trí chiều ngày 26/8, ông Ngô Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết: “Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận thông tin báo cáo của Sở Bắc Giang. Trong ngày hôm nay Bộ sẽ có công văn gửi các trường ĐH, CĐ để đảm bảo quyền lợi của các em”.

Nguyễn Hùng
Nguồn tin:
Dân trí

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Tạp chí Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá về chiến lược và sức mạnh quân sự của Việt Nam

Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 15, trong những năm gần đây thực lực quân sự của Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á

Thời gian gần đây, Việt Nam có rất nhiều động thái ở Biển Đông: Vào cuối tháng 5 Việt Nam chỉ trích tàu cá Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông, dân chúng Việt Nam liên tục trong nhiều tuần biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 9/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố phải bảo vệ vùng biển và các đảo của Việt Nam bằng sức mạnh của toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ngày 13/6, Hải quân Việt Nam hai lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng Biển Đông, sau đó lại công bố lệnh huy động nhập ngũ. Ngày 15/7, Việt Nam và Mỹ bắt đầu tổ chức diễn tập liên hợp trong một tuần ở vùng biển gần Đà Nẵng. Để củng cố lợi ích đã có của mình ở Biển Đông, Việt Nam một mặt dựa vào sức mạnh của ASEAN và cơ hội thuận lợi Mỹ “trở lại Đông Nam Á” để đẩy mạnh ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng thiết thực tăng cường bố trí quân sự và hiện đại hóa quân đội ở Biển Đông.

I - Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, thực lực quân sự của Việt Nam được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông và tác phong ngoan cường, xét về sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á.

Lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh. Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.

Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế. Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.

Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.

Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa. Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân. Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.

Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.

II - Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.

Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”. Vì thế Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.

Bước vào thế kỷ mới, Việt Nam đặc biệt chú trọng ảnh hưởng của tranh chấp chủ quyền và lợi ích biển ở Biển Đông đối với an ninh quốc gia. Sau Đại hội lần thứ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chiếm, làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân. Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần. “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh. Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan. Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa. Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên. Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”. Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến. Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby". Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

III - Tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ-Ấn Độ là có ý đồ ở Biển Đông

Trong tiến trình thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, Việt Nam có một biện pháp quan trọng là tích cực tăng cường quan hệ quân sự với các nước, trong đó hợp tác quân sự giữa Việt Nam với Mỹ và Ấn Độ là đặc biệt đáng quan tâm, vì đây cũng là một bộ phận của chiến lược quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, được thể hiện ở ý đồ “liên Mỹ”, “liên Ấn” để kiềm chế Trung Quốc.

Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Cohen đi thăm Việt Nam, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam sau 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, đánh dấu việc khởi động quan hệ quân sự Việt-Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (con), Mỹ đã mở rộng giao lưu quân sự với Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên diễn ra liên tục, tàu quân sự hai nước thường xuyên đi thăm lẫn nhau, lại còn đi đến hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, y học quân sự... Sau khi Obama lên nắm quyền, quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến thêm một bước mật thiết hơn. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức giao lưu phòng vệ cấp thứ trưởng quốc phòng, tàu sân bay USS George Washington và tàu khu trục mang tên lửa USS John S. McCain của Mỹ đến thăm Việt Nam cập cảng Đà Nẵng. Việt Nam còn diễn tập quân sự chung với Mỹ ở Biển Đông. Ngoài hy vọng được Mỹ viện trợ quân sự và đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, việc Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác là kéo Mỹ vào, làm tăng thêm sức nặng đối đầu với Trung Quốc, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày một nổi lên rõ hơn.

Những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng không ngừng mở rộng. Tháng 3/2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Fernandez đi thăm Việt Nam, ký “Hiệp định hợp tác phòng vệ” giữa hai nước, quyết định tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi tình báo, đóng tàu hải quân, chống cướp biển. Để thực hiện các nội dung hữu quan, tháng 10 năm đó hai nước còn tổ chức diễn tập quân sự chung ở Biển Đông. Ngoài ra, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ về kỹ thuật công nghiệp quân sự cũng không ngừng gia tăng. Nhà máy công nghiệp quân sự Nasik của Ấn Độ đã giúp Việt Nam cải tiến khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-21 đang trong chế độ quân dịch. Ấn Độ còn quyết định cung cấp cho Việt Nam các bộ linh kiện dùng để kiểm tra sửa chữa máy bay chiến đấu MiG và nâng cấp máy bay chiến đấu SU-27. Cung cách Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và Ấn Độ, lôi kéo các nước lớn can thiệp tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ khiến cho vấn đề Biển Đông phức tạp thêm một bước./. 

Theo Tạp chí “Tri thức thế giới” (Trung Quốc)

Hương Trà (gt)

Nguồn: nghiencuubiendong.vn

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông

Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.

Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỹ đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.

Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.

Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.

Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.

Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.

6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.

Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ - TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.

Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung - Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.

Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.

Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.

Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.

Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.

Tác giả: Tiết Lý Thái - Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford

Hạnh Quyên (gt)

Nguồn: nghiencuubiendong.vn

Trò trờ thầy

- Năm học mới đã bắt đầu nhưng ở nhiều trường trên địa bàn TP.HCM, thời khóa biểu vẫn còn để trống nhiều ô vì phải chờ... giáo viên.



Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, từ khi đào tạo đa ngành, ĐH Sài Gòn đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành sư phạm. Trong ảnh: thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sài Gòn năm 2011 - Ảnh: TR.HUỲNH

“Trường cần 10 giáo viên nhưng đến thời điểm này mới chỉ một giáo viên đến nhận nhiệm sở. Phòng GD-ĐT cho biết đang làm thủ tục tuyển ba giáo viên nữa cho trường. Còn lại vẫn phải chờ...” - bà Lê Thị Hạnh, hiệu trưởng Trường mầm non 12, Q.3, cho biết. Thừa nhận tình trạng các trường đang mong ngóng giáo viên từng ngày, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.3, cho biết: “Sau khi tuyển dụng giáo viên đợt 1 cho năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn Q.3 vẫn còn thiếu 27 giáo viên".

"Hiện ban giám hiệu các trường đang trông chờ và hi vọng vào kết quả tuyển dụng giáo viên của đợt 2, 3, 4. Chứ tình hình như năm nay là rất khó khăn, thường nếu thiếu giáo viên thì các trường sẽ bố trí bảo mẫu lấp vào. Nhưng năm nay việc tuyển bảo mẫu cũng khó thực hiện, thu nhập bảo mẫu ở trường mầm non chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng thì làm sao tìm người?”.

Tăng sĩ số

Sáng 17-8, phụ huynh có con học lớp 2 và lớp 4 tại một trường tiểu học ở Củ Chi phản ảnh với Tuổi Trẻ: “Học sinh đã tựu trường từ 15-8 nhưng đến nay con tôi vẫn chưa học chương trình của năm học mới vì thiếu giáo viên. Học sinh lớp 2 phải nhờ một giáo viên mỹ thuật trông lớp giùm để chờ Phòng GD-ĐT đưa giáo viên mới về. Trong khi đó, học sinh lớp 4 phải tách ra, dồn vào những lớp khác, tăng sĩ số học sinh/lớp cũng vì thiếu giáo viên”.

Trao đổi về vấn đề trên, hiệu trưởng trường này chia sẻ: “Chúng tôi vừa nhận được thông tin Phòng GD-ĐT huyện sẽ đưa giáo viên về vào tuần sau nên dự kiến tuần sau học sinh sẽ chính thức học chương trình mới”.

Tương tự, ông Phan Văn Đồng, trưởng Phòng GD-ĐT Q.10, cho biết: “Hiện vẫn còn thiếu 66 giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non. Trong khi chờ đợi, các lớp phải tăng sĩ số học sinh để bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp”.

Tại hội nghị về công tác chuẩn bị năm học mới 2011-2012, bà Cao Thị Tuyết Mai, phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.4, thông tin: “Q.4 mới tuyển được 24 người so với nhu cầu 40 giáo viên mầm non, 14 người so với nhu cầu 35 giáo viên tiểu học. Ở bậc tiểu học, cả quận mới chỉ có hai trường có giáo viên thể dục, còn lại đều là giáo viên thỉnh giảng từ trung tâm thể dục thể thao. Hiện các trường vẫn đang chờ đợt tuyển thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nếu không được, các trường đành hợp đồng với giáo viên đã về hưu hoặc giáo viên không có hộ khẩu TP.  Tuy nhiên, nguồn tuyển này không ổn định”.

Tận dụng nhiều nguồn

Trong khi đó, một số trường THCS trên địa bàn Q.8 đang điêu đứng vì năm nay số giáo viên xin nghỉ hoặc thuyên chuyển khá nhiều. Tại Trường THCS Phan Đăng Lưu, năm học này có nhiều giáo viên thuyên chuyển, như các môn văn, sử, thể dục, sinh, hóa. Có giáo viên của trường ngụ ở Bình Chánh nhưng được điều về dạy, phải đi xe buýt quá xa nên năm nay xin về dạy tại Bình Chánh.

Có giáo viên đã công tác 10 năm nhưng xin đi quận khác có thu nhập cao hơn. Những lý do muôn thuở mà giáo viên xin đi là bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, nhà xa... khiến hiệu trưởng cũng chẳng thể làm gì khác. Trường có 40 lớp nhưng hiện chỉ có một giáo viên dạy thể dục. Nhà trường phải hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng nhưng gọi rất nhiều nguồn thì mới mời được hai giáo viên về dạy, bởi với mức lương thỉnh giảng 30.000 đồng/tiết, ít giáo viên nào chịu dạy.

Năm nay khá nhiều quận huyện cho biết giáo viên thể dục đang trở thành “hàng hiếm”, do mức lương thấp hơn nhiều so với dạy ở các trường đại học, cao đẳng nên giáo viên thể dục dần dần rời bỏ các trường phổ thông.

Tại Q.6, Phòng GD-ĐT vừa giải quyết 18 trường hợp xin thuyên chuyển đến công tác tại các quận huyện khác trong TP. Hiện Q.6 dự kiến tuyển thêm 101 giáo viên trong các đợt tuyển dụng tiếp theo. Trong đó quận xin tuyển giáo viên cấp mầm non và tiểu học không có hộ khẩu tại Q.6 để đáp ứng nhu cầu cấp bách về giáo viên của các cấp học này. Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng đợt 2 của Q.6 rơi vào giáo viên tiểu học, giáo viên các môn sinh học, thể dục, tin học, nhạc, họa và tăng cường tiếng Anh.

Không chỉ Q.6, năm nay khá nhiều địa phương đã phải sử dụng các nguồn tuyển khác nhau để có giáo viên đứng lớp như: tuyển giáo viên chỉ có hộ khẩu KT3, giáo viên đã về hưu, giáo viên THCS xuống dạy tiểu học... Thậm chí khi không còn nguồn tuyển, ban giám hiệu một số trường tiểu học cũng phải đứng lớp và làm luôn công tác chủ nhiệm.

Theo ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, sở dĩ có tình trạng thiếu giáo viên là vì những năm gần đây các trường sư phạm trên địa bàn TP đào tạo theo xu hướng đa ngành, chỉ tiêu đào tạo sư phạm giảm nên các trường nguồn tuyển giáo viên cũng giảm. Sở GD-ĐT TP đã và sẽ tiếp tục làm việc với các trường sư phạm cũng như đề xuất với Bộ GD-ĐT để tăng chỉ tiêu đào tạo ở trường sư phạm. Bên cạnh đó, sở khuyến khích các quận huyện thực hiện chế độ liên kết cử tuyển: Phòng GD-ĐT phối hợp trực tiếp với trường sư phạm chọn người ở ngay địa phương mình để đi học”.

H.HƯƠNG - LƯU TRANG

Hà Nội: sẽ tuyển thêm 7.500 cán bộ, giáo viên

Theo ông Nguyễn Hữu Độ - giám đốc sở GD-ĐT Hà Nội, trong năm 2011 Hà Nội sẽ tuyển dụng vào viên chức 7.502 cán bộ, giáo viên nhưng trong số đó sẽ có 5.853 giáo viên và 250 nhân viên cho bậc giáo dục mầm non. Ông Độ khẳng định theo lộ trình đến hết năm 2015, sẽ giải quyết biên chế cho tất cả số giáo viên mầm non đang làm hợp đồng vào biên chế nhà nước. TP Hà Nội cũng đã thông qua cơ chế cho hơn 26.000 giáo viên mầm non được hưởng các chế độ, chính sách như viên chức nhà nước.

Để đảm bảo chất lượng giáo dục, năm học 2011-2012 Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn việc luân chuyển giáo viên để bổ sung nguồn giáo viên có chất lượng cho các cơ sở giáo dục còn thiếu, yếu.

VĨNH HÀ

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Bài tập Giải tích dành cho Olympic Toán - Văn Phú Quốc

Tuyển tập 178 trang gồm các bài tập dành cho Olympic Toán SV. Tác giả: Văn Phú Quốc, GV Đại học Quảng Nam: Download.
Ảnh chụp từ một nửa trang của tài liệu
Trong nhiều năm qua, các cuộc thi Olympic toán quốc gia, quốc tế dành cho học sinh, sinh viên đã trở thành một sân chơi trí tuệ nhằm phát hiện và ươm mầm những tài năng toán học tương lai. Qua một thời sinh viên Đại học sư phạm đã từng nhiều lần tham dự các kỳ thi Olympic toán, bản thân tôi đã học tập được những điều thật quý giá về vấn đề rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo thông qua việc giải các bài toán khó. Hơn thế nữa, xuất phát từ nhiều đam mê và yêu thích với lĩnh vực giải tích toán học, tôi luôn có mong muốn tìm tòi, tổng hợp những bài toán có lời giải đẹp và khó trên những tạp chí toán trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở những bài toán sưu tầm được, tôi mở rộng nó theo nhiều hướng khác nhau để được những bài toán mới lạ hơn, hấp dẫn hơn. Nhằm giúp các bạn học sinh , sinh viên đang ôn luyện để chuẩn bị thi Olympic có thêm một tài liệu hỗ trợ cho việc giải toán của mình, tôi xin mạnh dạn viết cuốn sách: Bài tập giải tích dành cho Olympic toán. Mong rằng qua cuốn sách này, các bạn sẽ tìm thấy được niềm vui và những cảm xúc riêng trước những dạng toán, những bài toán hay mà lâu nay trong những giáo trình giải tích căn bản các bạn rất ít gặp. Nội dung cuốn sách này được chia ra làm 7 chương. Từ chương 1 đến chương 5, mỗi chương được chia ra làm 3 phần gồm: Tóm tắt lý thuyết- Các dạng bài tập (có kèm theo lời giải chi tiết)- Bài tập đề nghị. Chương 6 là hệ thống các bài tập tổng hợp- nâng cao cho các chương trên với những định hướng, gợi ý cách giải. Chương 7 là phần giới thiệu các đề thi của Hội Toán học Việt Nam đã ra thi từ năm 1993 đến 2011. Với kinh nghiệm còn non trẻ của một giảng viên trong buổi đầu dạy học, chắc chắn rằng cuốn sách này còn rất nhiều những sai sót, rất mong sự chỉ dạy thêm của quý thầy cô giáo, sự đóng góp của các bạn học sinh-sinh viên yêu thích toán để tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Tải tập tài liệu hữu ích này tại đây: Download.

Bài đăng phổ biến