Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Hải quân VN có đủ sức đối đầu TQ?

Mới đây, Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói rằng trong vòng 6 năm nữa Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm để bảo vệ, Việt Nam cũng sẽ mua thêm máy bay tên lửa để nâng cao khả năng tự vệ của mình.

Danh sách vũ khí quân sự VN đặt mua tử Nga: 6 tàu ngầm Kilo và 12 máy bay SU 30 Sukhoi

Trước một Trung Quốc đang gia tăng hiện đại hóa quốc phòng ngày một nhiều và đặc biệt là lực lượng hải quân, liệu Việt Nam có đủ sức đương đầu với những tấn công từ Trung Quốc nếu có thể xảy ra, bảo vệ chủ quyền trên biển của mình?

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á, thuộc Học viện Quốc phòng Canberra, Úc về vấn đề này.

Điểm yếu của TQ

Trước hết đánh giá về thực lực của hải quân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển và lãnh thổ của mình, giáo sư Carl Thayer nói:
Việt Nam đã lựa chọn khá thành công chiến lược ngăn chống xâm nhập lãnh hải. Tàu ngầm Kilo là loại tàu quy ước và là loại cực kỳ êm nhẹ, không gây tiếng động, mà Trung Quốc thì yếu kém trong chiến thuật chống tàu ngầm. Một khi các tàu này đi vào hoạt động, bất kỳ lúc nào Trung Quốc đưa tàu chiến xuống vùng đòi chủ quyền của Việt Nam thì họ cũng phải tính đến một thực tế là tàu ngầm của Việt Nam đang phục kích đâu đó và có thể ngăn cản được Trung Quốc. Trong trường hợp có những xung đột nhỏ thì Việt Nam có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho Trung Quốc.

Việt Hà: Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam mới tuyên bố là trong vòng 6 năm nữa Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền của mình, ông đánh giá thế nào về khả năng này của Việt Nam trong vòng 6 năm tới trong tương quan lực lượng với hải quân Trung quốc?

Carl Thayer: 6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng bạn cũng phải tính đến hệ thống rada trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực mà Việt Nam đang mua ngày càng nhiều. Đó là loại máy bay SU 30 Sukhoi nhiều chức năng. Bằng cách phát triển các khả năng để dò biết được Trung Quốc đang ở đâu thì Việt Nam có thể tập trung lực lượng của mình ở đó.

Tàu ngầm Kilo là loại tàu quy ước và không gây tiếng động, mà Trung Quốc thì yếu kém trong chiến thuật chống tàu ngầm. Trong trường hợp có những xung đột nhỏ thì Việt Nam có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho Trung Quốc.

Carl Thayer

Các hệ thống này không thể ngăn chặn được hoàn toàn việc Trung quốc xâm lược ở tất cả mọi nơi nhưng khi chúng ta nói đến tương lai khai thác dầu của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có thể bảo vệ được họat động này của mình. Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị Trung Quốc bắt nạt. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng những phát triển mới này ở Việt Nam.
Tuy nhiên 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình. Sau 6 năm thì Trung Quốc sẽ phải tính kỹ lưỡng hơn trước khi có bất cứ hành động gì.

Thực lực của VN

Việt Hà: Một số các website về quốc phòng của Trung Quốc gần đây có nhận định rằng Việt Nam dù có hạm đội tàu ngầm nguy hiểm nhưng lại có một số hạn chế về nhân lực điều khiển các thiết bị mới cũng như thiếu các thiết bị khác như hệ thống thông tin hay hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường tàu ngầm. Điều này sẽ hạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm, ông đánh giá thế nào về nhận xét này?

000_Hkg464025-250.jpg
Một thủy thủ Pháp trò chuyện với bộ đội biên phòng VN tại cảng Hải Phòng hôm 05/7/2007. Ảnh minh họa. AFP

Carl Thayer: Tất cả những điều đó đều đúng, tuy nhiên chúng ta không thể so sánh toàn bộ hải quân của Trung Quốc với hải quânViệt Nam, mà chúng ta phải so sánh các lực lượng nào mà Trung quốc sẽ sử dụng trong một trường hợp cụ thể. Ví dụ đó là để trừng phạt Việt Nam hay đe dọa Việt Nam. Và lực lượng đó sẽ phải hoạt động ở một dải mở rộng. Tàu Trung Quốc phải đi một đoạn đường dài đến Việt Nam và tàu ngầm  có thể ở bất cứ đâu và có thể gây thiệt hại cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không phải quá chậm trong việc học và đưa các công nghệ mới vào.

Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống đánh máy bay từ thời Liên Xô cũ như thế nào để chống lại Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói về sự chênh lệch nhưng để nói rõ ý của tôi thì hãy so sánh Anh và Achentina trong cuộc chiến hai nước trước kia trên biển. Chỉ có vài tên lửa Achentina đã làm chìm tàu chiến của Anh. Mặc dù Anh thống trị ở đảo Falkland  nhưng vấn đề là mỗi khi họ gửi tầu chiến đến thì họ phải lo lắng về lực lượng không quân của đối phương.

Cho nên đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một thì Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là phòng thủ, đó là ý tôi muốn nói.

Việt Hà: Trong một lần phỏng vấn trước ông có nói là quân đội Việt Nam bây giờ trang bị không bằng Thái lan, Malaysia, Singapore, mà chỉ hơn Cambuchia, Lào, liệu trong vòng 6 năm tới Việt nam với các trang bị quốc phòng mới, có thể hy vọng vượt lên ngang bằng các nước khác trong khu vực?

Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một thì Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là phòng thủ, đó là ý tôi muốn nói.

Carl Thayer

Carl Thayer: Không có một ai trong khu vực có thể so sánh ngang hàng với Singapore được, đó là một cách biệt rất lớn về công nghệ. Việt Nam tất nhiên là hơn hẳn Lào, Cambuchia và thậm chí Philippines. Để so sánh được với Malaysia cũng rất khó vì kinh tế Malaysia phát triển hơn nhiều và có nhiều tàu chiến hơn. Theo tôi Việt Nam phải có một quyết định quan trọng ngay bây giờ. Việt Nam có lực lượng quân đội thường trực lớn, rất tốt trong tự vệ, nhưng phải tiêu tốn nhiều nguồn lợi, và lại muốn hiện đại hóa không quân, hải quân một lúc. Một quan chức quốc phòng Việt Nam đã viết về vấn đề này và có nói đến việc cắt giảm bộ binh để có tiền cho không quân và hải quân. Đây là một tiến triển tốt.

Tôi không nói là Việt Nam không thể hiện đại hóa quân đội và đạt đến mức độ đó, nhất là khi Việt Nam có quan hệ với nhiều cường quốc trên thế giới và khu vực, và học được kinh nghiệm từ đó. Cuối cùng chúng ta sẽ thấy Việt Nam có các cuộc diễn tập quân sự thật sự chứ không phải chỉ là những họat động đơn thuần như bây giờ, và bằng cách đó sẽ cải thiện khả năng của Việt Nam. Việt Nam sẽ theo dõi Trung Quốc đang làm gì và điều này sẽ thúc đẩy những gì Việt Nam đang làm.

Họ có liên hệ với 60 đến hơn 80 nước trên thế giới, trong khi đại hội đảng vừa rồi cũng có kêu gọi sự mở rộng quan hệ này. Theo tôi, chúng ta sẽ thấy Việt Nam sẽ chuyển theo hướng rất kiên quyết để hiện đại hóa quân đội. Việt Nam sẽ có thể vẫn chưa bằng Thái Lan, Malaysia nhưng có thể ở hạng 3 trong khu vực.

Kết hợp không quân và hải quân

Việt Hà: Với những trang bị quốc phòng mà Việt Nam đang gia tăng, liệu nếu một trận đụng độ với Trung Quốc tương tự như trận Trường Sa năm 1988 xảy ra thì Việt Nam có đủ sức đối đầu để bảo vệ các đảo của mình?

000_Hkg5203489-250.jpg
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo.

Carl Thayer: Cuộc đụng độ năm 1988 là khi Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhiều và họ đã sử dụng các lực lượng này để giết quân Việt Nam, những người lính bị cô lập tại các đảo đá. Đó là một ví dụ khủng khiếp về sự cực đoan dân tộc của Trung Quốc. Việt Nam đã thách thức Trung Quốc trong nhiều năm và nhiều nơi, và họ đã phải chịu tổn thất, tôi nghĩ là Việt Nam sẽ cẩn thận hơn, tất nhiên khó mà nói được điều gì.

Cho đến lúc này Việt Nam có nhiều đảo ở biển Đông hơn Trung Quốc, gấp 3 lần, và làm sao có thể biết được một khi họ phát triển quan hệ với Mỹ và các nước khác nữa thì sẽ ra sao. Một khi mà hệ thống thông tin tình báo trao đổi phát triển thì họ sẽ biết trước được Trung Quốc định làm gì. Khi đối đầu trực tiếp thì Trung Quốc có tàu chiến hiện đại hơn và đó là đối đầu mà Việt Nam tìm mọi cách tránh, và đó là lý do mà tàu ngầm là khó nhìn thấy bởi các tàu chiến lớn như tàu của Malaysia vốn có thể thành một mục tiêu dễ thấy.

Với sự kết hợp của tàu ngầm và máy bay Sukhoi và cả tên lửa chống tàu từ đất liền được phát triển khá nhanh trong thời gian qua thì Việt Nam có thể chặn Trung Quốc khỏi những khu vực ưu tiên hàng đầu ngoài khơi.

Carl Thayer

Việt Nam đang ở hạng 3 về trang bị quốc phòng, với sự kết hợp của tàu ngầm và máy bay Sukhoi và cả tên lửa chống tàu từ đất liền được phát triển khá nhanh trong thời gian qua thì Việt Nam có thể chặn Trung Quốc khỏi những khu vực ưu tiên hàng đầu ngoài khơi, không phải là mọi nơi nhưng những nơi trọng yếu nhất.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Nguồn: RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến