Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

Bài tập Giải tích và lời giải - Tập 1 - Kaczor, Novak - Đoàn Chi dịch

Đây là cuốn sách bài tập Giải tích cổ điển có nội dung khá phong phú, được dịch bởi Đoàn Chi, từ các cuốn sách bài tập Giải tích nổi tiếng Kaczor và Novak.
Cuốn sách này dày 365 trang, đặc biệt hữu ích cho các bạn sinh viên năm 1 khoa Toán các trường Đại học. Nó còn là tài liệu tham khảo quý giá cho các giảng viên.
Download tại đây: Download (PDF + DJVU)
Nếu bạn muốn download 3 tập nguyên bản (tiếng Anh) thì vào đây.

Nhân đây cũng xin giới thiệu một tập tài liệu nhỏ (18 trang) về bài tập giải tích cổ điển của Đặng Tuấn Hiệp: Download

Bài liên quan: Bài tập Giải tích và lời giải - Tập 2

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

11 lời giải cho một bài toán bất đẳng thức

Đọc báo giúp bạn số 3 giới thiệu bài "11 lời giải cho một bài toán", được lấy từ "Ôn tập kiến thức thông qua việc giải một bài Toán" đăng trên tạp chí Toán học Tuổi trẻ số tháng 4 năm 2008. Lưu ý rằng trong bài báo đó, thầy Nguyễn Văn Nhiệm nêu ra 7 cách giải nhưng có đến 11 lời giải khác nhau của bất đẳng thức quen thuộc:


Photobucket

Photobucket


Photobucket

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Tạp chí Mathematical Reflections


Mathematical Reflections được biên tập bởi Tiến sĩ Titu Andreescu tại Trường Đại học Texas tại Dallas. Ông là tác giả của các cuốn sách hay về toán sơ cấp. Bạn có thể tìm thấy một số ở đây. Ban biên tập tạp chí khuyến khích tất cả mọi người sử dụng Mathematical Reflections như là một nguồn để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Tạp chí này cung cấp cho bạn với nguồn tài nguyên chất lượng cho các kì thi môn Toán cũng như các kiến thức bổ sung cho người yêu toán.
Tạp chí cũng mong muốn gửi lời mời viết bài đến học sinh, giáo viên, và người đam mê môn Toán từ tất cả mọi nơi trên toàn cầu.
Mathematical Reflections 2008, Issue 5(số hiện tại) đã xuất bản. Xem chi tiết.
Các số trước đó từ 2006 đến nay. Xem chi tiết.
PS: Bài viết cho Mathematical Reflections gửi về reflections@awesomemath.org (nên ở dạng TEX)

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2008

Sáng tạo bất đẳng thức - Phạm Kim Hùng

Một cuốn sách đồ sộ về bất đẳng thức thời @, đã được xuất bản tại Việt Nam và một số nước (hình như có Mỹ). Tác giả cuốn sách này là một sinh viên 19 tuổi - Phạm Kim Hùng.
Đây là thư của Phạm Kim Hùng gửi các thành viên khi cuốn sách sắp ra mắt (2006).


Hôm nay Hung-khtn rất vui mừng được thông báo với các bạn rằng: Cuốn sách Sáng tạo Bất Đẳng Thức sẽ ra mắt các bạn trong mùa hè này, và nếu may mắn thì sẽ đến tay các bạn ngay trong tháng 7 này. Cuốn sách được viết ra với hy vọng bạn đọc sẽ thay đổi cách nhìn nhận về các bất đẳng thức sơ cấp hiện nay và giới thiệu các phương pháp quan trọng trong chứng minh bất đẳng thức. Có lẽ đây sẽ là một cuốn sách rất cần thiết nếu các bạn thực sự muốn tìm hiểu sâu về bất đẳng thức hoặc có mong muốn tham ra các kì thi học sinh giỏi toán quốc gia và quốc tế, vì bất đẳng thức luôn là một dạng toán sơ cấp không thể thiếu trong hầu hết các kì thi Olympic toán trên khắp thế giới. Bất đẳng thức cũng là một dạng toán rất đặc biệt vì nó không đòi hỏi quá nhiều kiến thức cao siêu mà quan trọng chỉ là biết kết hợp những sự đơn giản nhất lại thật khéo léo. Chính vì vậy, hầu hết các nội dung trong sách hoàn toàn phù hợp thậm chí với một bạn học sinh THCS ngay từ lớp 8.
Hung-khtn cũng đã từng là học sinh như các bạn (mình mới chỉ rời khối THPT Chuyên Toán-Tin, trường ĐHKHTN Hà Nội cách đây một năm), nên có thể nói rằng đây thực sự là cuốn sách của Học sinh và thực tế, nó cũng đã tổng hợp được rất nhiều sự đóng góp của rất nhiều bạn học sinh trên cả nước, đặc biệt là sự cộng tác hết mình của các thành viên trên DĐTH, và hi vọng nó sẽ thực sự gần gũi với các bạn. Cuốn sách cũng sẽ được xuất bản ra nước ngoài trong thời gian tới ở một nhà xuất bản danh tiếng (nhưng bây giờ mình muốn giữ bí mật về chuyện này) với nhan đề: Secrets in Inequalities. Mình cũng hy vọng cuốn sách sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các bạn, mình cũng rất vui nếu các bạn giúp mình hoàn thành một số phần còn dang dở trong sách (các câu hỏi mở) cho những lần xuất bản tiếp theo. Tất cả các bài toán của các bạn, các vấn đề mới các bạn gửi đến sẽ được trích dẫn tên, trường học của các bạn.

Phạm Kim Hùng
Download tại đây: Download here

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Chuyện Toán - Phần 3: "Nhìn kỹ mặt đất trước khi ngước nhìn bầu trời"

Nhìn kỹ mặt đất trước khi ngước nhìn bầu trời
Talét (624-547 trước Công nguyên), nhà toán học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, thuở nhỏ là một người rất yêu thiên nhiên. Có lần ở trong vườn, Talét mải mê ngắm nhìn các vì sao, vừa ngắm vừa đi thụt lùi, bất ngờ bị thụt xuống hố, ngã lăn quay. Bà vú nuôi vội chạy đến đỡ và ca cẩm: “Tôi đã bảo mà, cậu muốn nhìn lên trời cao thì cứ việc nhìn, nhưng trước tiên phải nhìn kỹ mặt đất đã chứ”. Lời khuyên đó đã theo Talét suốt cả cuộc đời: “Muốn nhìn xa thấy rộng, muốn để cho trí tuệ vươn tới những vì sao xa vời, trước hết phải hiểu tường tận những sự vật quanh ta và những kiến thức cơ sở”.

Không gì mạnh bằng niềm đam mê

Nhà toán học người Tiệp Khắc Bécna Bônxanô kể lại: Một lần về nghỉ hè ở Praha ông bị cảm nặng. Người rét run và cảm thấy đau nhừ khắp cơ thể. Để khuây khỏa, ông đã lấy cuốn Những nguyên lý của Ơclít ra đọc. Càng đọc ông càng ngạc nhiên về cách trình bày mới mẻ của tác giả. Sự tài tình của Ơclít đã làm cho ông vui thích, khoan khoái đến nỗi cảm thấy hoàn toàn khỏi bệnh.

Học gì, làm gì cũng được nhưng phải giỏi!

Vũ Hữu (1443-1530), tác giả bộ sách toán cổ nhất nước ta Lập thành toán pháp dạy các phép tính toán từ thường thức đến phức tạp. Thuở nhỏ, Vũ Hữu học rất giỏi, nổi tiếng khắp huyện Đường An (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Em ruột Vũ Hữu là Vũ Phong thì lại rất say mê vật, ít ngó ngàng đến sách vở. Người bác sốt ruột, gọi Vũ Hữu đến bảo: “Cháu phải cấm em cháu vật, kẻo hàng xóm láng giềng người ta chê cười”. Vũ Hữu thưa: “Thưa bác, cháu mà bỏ học đi tập vật thì thua em cháu. Em cháu vật giỏi, bây giờ mà phải bỏ thì phí quá. Miễn là giỏi thì làm nghề gì cũng quý ạ, còn lười biếng thì học gì, làm gì cũng bị người ta chê cười...”. Quả đúng như vậy, hai anh em Vũ Hữu về sau, anh được tôn là “trạng toán” còn em là “trạng vật” đều mang lại vinh dự cho quê hương.


(Theo Nguyễn Như Mai, Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn, Kể chuyện các nhà toán học, NXB Kim Đồng, 2007.)

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Thêm một chứng minh ngắn gọn cho bất đẳng thức AM-GM (Cauchy)

Chứng minh này công bố năm tháng 5, năm 1976 trong bài báo có tên là "An Inductive Proof of the A.M.-G.M. Inequality" của Kong-Ming Chong người Malaysia, trên AMM, Vol. 83, No. 5 trang 369. Chứng minh đó chỉ nửa trang bằng tiếng Anh.

Một chứng minh đặc sắc khác có ở đây.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Đề thi và lời giải kì thi Toán quốc tế dành cho sinh viên (IMC) từ 1994 đến 2008

Năm 2008 vừa rồi Việt Nam vừa tham gia kì thi IMC (International Mathematics Competition for University Students) tại University College London và American University in Bulgaria ở Blagoevgrad, Bulgaria, từ 25 đến 31, tháng 7, 2008. Cuộc thi này thu hút 90 trường đại học đại diện từ 40 quốc gia trên thế giới. Lần này Việt Nam (cụ thể là đội Hanoi University of Science với 309 điểm) xếp thứ 16 toàn đoàn.
Đề thi và lời giải từ 1994 đến 2008. Tải về.
Password giải nén: mathvn.com

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2008

Sở hữu một mẫu blog 3 cột như một trang web chuyên nghiệp

Cũng có bạn tưởng rằng mathvn.com được xây bằng một công nghệ làm web chuyên nghiệp nào đó, nhưng sự thật chỉ là một blog bình thường được xây dựng trên nền blogger.com . Blog của tôi được thiết kế với một mẫu làm sẵn và tôi chỉ việc chỉnh sửa đôi chút cho thích hợp.
Nếu bạn muốn có một mẫu blog như trang mathvn.com (cũ) thì download tại đây
Muốn có mẫu như hình ảnh trên thì download tại đây
Sang đây để lấy nhiều mẫu hơn cho blog của bạn: http://autoposts.blogspot.com.


Sau khi có mẫu (bạn giải nén để lấy file .XML), bạn hãy đăng nhập vào blog của mình tại blogger.com để thay đổi mẫu (hoặc tạo mới). Tiến trình như sau:
Vào Layout (Bố cục) - Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) - Nhấn Browse chọn file mẫu - Nhấn Upload (Tải lên).
Cuối cùng chỉ cần nhấn "Lưu mẫu" (ở cuối trang) là xong.
(Bài viết này chỉ dành cho người mới viết BLOG)

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

Đề thi và lời giải của kì thi Olympic toán sinh viên toàn quốc từ 1999-2005

Kỳ thi Olympic toán sinh viên toàn quốc lần thứ Nhất được tổ chức năm 1993 tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) với sự góp mặt của ba trường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là một sân chơi lớn để sinh viên trong cả nước có dịp gặp gỡ, trao đổi, giao lưu và thể hiện khả năng học toán, làm toán của mình. Từ đó đến nay, các kỳ thi Olympic toán sinh viên toàn quốc đã liên tục được mở rộng quy mô và dần dần đến được với tất cả các trường đại học. Kỳ thi này là một sự kiện quan trọng đối với phong trào học toán của sinh viên các trường đại học trong cả nước.
Đây là bộ đề thi kèm theo hướng dẫn giải của kì thi này từ 1993 đến 2005 (gần giống cuốn sách Các đề thi Olympic toán sinh viên toàn quốc / Nguyễn Văn Mậu,Lê Ngọc Lăng, Phạm Thế Long,Phạm Minh Tuấn, NXB Giáo dục, 2006. chỉ thiếu một số kiến thức bổ sung).
Tải về tại đây
Ps: Kì thi đã tổ chức nhiều năm nhưng chưa có nổi một tên miền chính thức và chẳng có logo. Thật thiếu sót.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2008

Chuyện Toán - Phần 2: "Ta sẽ đạo hàm ngươi"

Trong mục comment của bài viết trước, một số bạn hỏi có thêm nhiều chuyện lạ khác không? Câu trả lời là có. Thật vậy,...

Image Hosting





Thuần túy vs ứng dụng

Một nhà toán học thuần túy và một nhà toán học ứng dụng được yêu cầu tính xem 2×2.
Lời giải của nhà toán ứng dụng như sau:
Ta có 2 × 2 = 2 ×1/(1-1/2).

Nhân tử thứ hai ở vế phải có thể biểu diễn dưới dạng tổng của cấp số nhân
1/(1-1/2) = 1 + 1/2 +1/4 + 1/8 + ....
Cắt các số hạng kể từ số hạng thứ 3 trong chuỗi trên ta có thể xấp xỉ
2 ×2 = 2 ×(1 +1/2) = 3
Lời giải của nhà toán thuần túy là:


Ta có


2 × 2 = (-2) ×1/(1-3/2).


Nhân tử thứ hai ở vế phải có thể biểu diễn dưới dạng tổng của cấp số nhân


1/(1-3/2) = 1 + 3/2 +9/4 + 27/8 + ...


Chuỗi này phân kì vậy. 2 × 2 không tồn tại. !!!



Ta sẽ đạo hàm ngươi


Trong một ngõ hẹp tối tăm đôi bạn hàm số gặp phép toán đạo hàm.
"Tránh đường cho ta đi nếu không ta sẽ đạo hàm nhà ngươi đến 0"- Phép toán đạo hàm chỉ thấy tên hằng số.
- Thử coi - Ta là ex.
Lại ngõ hẻm đó vào một đêm tối tăm, ex lại gặp một phép toán đạo hàm khác.
-"Tránh đường cho ta đi nếu không ta sẽ đạo hàm nhà ngươi đến 0"
-Thử coi - Ta là ex.
Thế thì ngươi chớ có trách ta, ta là d/dy.




1 = 2?

Mục đích của chúng ta là chứng minh 1 = 2.

Để ý rằng:

1 = 1^1 = 1

2 + 2 = 2^2 = 4

3 + 3 + 3 = 3^2 = 9

4 + 4 + 4 + 4 = 4^2 = 16

và một cách tổng quát:

x + x + ..... + x = x^2

\___ x lần ___/

Đạo hàm hai vế ta được:

1 + 1 + ..... + 1 = 2 x

\___ x lần ___/

Suy ra 1 .x = 2 x

Giản ước x khi nó khác 0 ta có 1 = 2. Sai ở đâu nhỉ?

Bạn có lời bình nào cho các chuyện này không?


Blog chính thức hoạt động với tên miền chuyên nghiệp mathvn.com

Loay hoay mãi cuối cùng cũng nghĩ ra và mua được một tên miền khá ưng ý: mathvn.com. Tên miền này chính thức hoạt động vào hôm nay 16/10/2008, tròn 5 tháng kể từ ngày đầu tiên tôi viết blog (16/05/08) với tên miền cũ: quyndc.blogspot.com.
Từ nay, bạn có thể vào blog dễ dàng hơn vì chỉ cần gõ mathvn.com, ngắn gọn và dễ nhớ. Hơn thế, các link có liên quan đến quyndc.blogspot.com vẫn hoạt động và được tự động chuyển sang link tương ứng với mathvn.com.
Trong thời gian qua, blog đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn, trong đó đặc biệt phải kể đến sự đóng góp của DongPhD và của Đinh Hoàng An.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Chức năng mới của Blogger: Reaction (Phản ứng) và cách đưa vào Blog

Với Reactions (phản ứng)- tính năng mới của Blogger, bạn có thể nhận được một thông tin phản hồi từ việc nhấp chuột của bạn đọc. Bạn có thể hình dung nó như là một phiếu thăm dò ý kiến nhỏ cho mỗi bài đăng blog, hay là phiên bản mềm dẻo để xếp hạng sự yêu thích của độc giả đối với từng bài đăng và có thể tùy chỉnh những lựa chọn nào có sẵn theo ý bạn. Điều này sẽ giúp blog của bạn nhận được thông tin phản hồi từ những người đọc bài viết của bạn nhưng hơi ngắn gọn. Nói nhanh cho nó vuông là như thi trắc nghiệm vậy.
Để kích hoạt Reactions, bạn đăng nhập vào
http://draft.blogger.com/ và đi đến Layout( Bố cục). Từ đây, click vào link “Edit” ở tiện ích Blog Posts (Bài đăng trên Blog) và sau đó kiểm tra "Reactions" (Phản ứng).
Bạn có thể chỉnh sửa Reactions bằng cách nhấp chuột vào nút Edit(Sửa) hoặc nhấp chuột như được hiển thị.
Bạn có thể tùy chỉnh vị trí của Reactions (Phản ứng) trong bài viết bằng cách kéo các qua xung quanh trong hộp Arrange Items("Sắp xếp Mục"). Chúng tôi thấy rằng nó có vẻ tốt nhất khi nó trên một dòng riêng, nhưng bạn có thể thay đổi tùy ý.
Bạn có thể tùy chỉnh các tùy chọn của họ và nhãn để phù hợp với chủ đề và phong cách của blog của bạn (nếu biết HTML).




Lưu ý: Nếu blog của bạn dùng Template cổ điển thì bạn chỉ cần thực hiện như trên là OK.
Nhưng đối với những blog có chỉnh sửa template thì có thể nó sẽ không hiện ra như ý. Để khắc phục điều này, bạn hãy vào phần chỉnh sửa Layout (Bố cục), chọn Edit HTML (Chỉnh sửa HTML), nhớ đánh dấu vào ô Expand widget templates (Mở rộng mẫu tiện ích), sau đó tìm tới đoạn mã sau (nhấn Ctrl+F để tìm từ "post-footer-line post-footer-line-2"):



Chèn vào ngay trước <div class='post-footer-line post-footer-line-2'>... hoặc sau thẻ < div > < /div > chứa "post-footer-line post-footer-line-2"


Nếu việc copy đoạn mã trên mà vẫn không thực hiện được thì bạn hãy
kích vào đây. Sau đó chọn View-->Source và copy đoạn mã vừa hiện ra.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

Câu trả lời cho bài "Lỗ hổng trong tam giác"

Trong bài đăng trước (xem ở đây), quyndc đã đặt câu hỏi lỗ hổng trên là do đâu. Chẳng qua là là do nét vẽ hơi dày nên gây ra ảo giác. Thật ra cạnh huyền của tam giác thứ hai là một đường gấp khúc. Vẽ một cách chính xác ta có hình này



hay hình này


Góc tù do sự gấp khúc tạo ra khoảng 1800-1015' vì

(bạn hãy tự giải thích dựa vào tam giác màu lục đậm và màu đỏ). Dùng công cụ lượng giác hoặc hình giải tích, bạn sẽ thấy rằng hai hình này có diện tích bằng nhau. Chi tiết dành cho bạn đọc.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

Đề thi tìm kiếm tài năng Toán học ở Mỹ

Đây là bộ đề thi tìm kiếm tài năng toán học ở Mỹ mà tôi sưu tầm được. Các bạn lấy về tham khảo nhé.
Tải ở đây: Download

Ban hành cấu trúc đề và hình thức thi, tuyển sinh 2009

Chiều 13/10, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long chính thức ký ban hành cấu trúc đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009.


Công văn gửi các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ trên cả nước nói rõ, từ năm 2009, chương trình THPT có sự thay đổi so với trước đây nên phải lập cấu trúc đề thi mới cho năm 2009. Đề nghị các đơn vị trên khẩn trương triển khai thực hiện và thông báo, hướng dẫn cho các đối tượng thí sinh sẽ dự thi.

Ông Long cho biết, nguyên tắc lập cấu trúc đề thi là nội dung nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; đề thi đáp ứng cho tất cả các đối tượng thí sinh học lớp 12 THPT năm 2009.
Theo quy chế thi hiện hành, thí sinh tự do phải thi cùng đề thi như thí sinh đang học lớp 12 THPT năm 2009. Đặc biệt nhấn mạnh thí sinh tự do phải tự cập nhật, bổ sung kiến thức để chuẩn bị cho việc dự thi.
Bộ GD-ĐT sẽ thông báo hướng dẫn ôn tập cho tất cả các đối tượng dự thi, trong đó có thí sinh tự do.
Theo ông Long, đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT dành cho thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT; đề thi mỗi môn chỉ gồm một nội dung giống nhau dành cho tất cả thí sinh.
Đề thi mỗi môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đều có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và nâng cao; phần riêng (cho chương trình chuẩn hoặc nâng cao). Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó, nghĩa là chuẩn hoặc nâng cao. Riêng thí sinh tự do được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài.
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 cũng thay đổi tương ứng với các môn trên, gồm 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao và phần riêng theo từng chương trình (chuẩn hoặc nâng cao). Tuy nhiên, thí sinh sẽ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài.
Lưu ý, thi tốt nghiệp hay tuyển sinh, nếu thí sinh làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng không được chấm.
Dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 sẽ gồm có 8 đối tượng, trong đó, học lớp 12 THPT có 5 đối tượng và thí sinh tự do 3 đối tượng. Cụ thể, HS giáo dục THPT gồm 4 nhóm đối tượng và học viên GDTX học theo chương trình GDTX cấp THPT.
4 nhóm đối tượng của HS giáo dục THPT là: HS Ban Khoa học tự nhiên (học 4 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh theo chương trình nâng cao); Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (học 4 môn Văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ theo chương trình nâng cao), các môn còn lại học theo chương trình chuẩn; HS Ban Cơ bản học tất cả các môn theo chương trình chuẩn hoặc học từ 1-3 môn nâng cao (theo chương trình nâng cao hoặc theo chương trình chuẩn đồng thời học chủ đề tự chọn nâng cao các môn học đó); HS trường THPT Kỹ thuật học tất cả các môn theo chương trình chuẩn.
Thí sinh tự do có 3 đối tượng là đã học chương trình phân ban thí điểm, chương trình không phân ban và đã học chương trình bổ túc THPT.
Về hình thức thi năm 2009, thi theo hình thức tự luận các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; thi theo hình thức trắc nghiệm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật).
Môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 (trong số các môn trên) sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3/2009.

(Theo Vietnamnet)

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

Tạo "xem tiếp" một cách tự động có hỗ trợ thumbnail ảnh


Với phiên bản này, có hỗ trợ hình đại diện, nó sẽ lấy ảnh đầu tiên trong bài viết làm ảnh đại diện.
Cách làm như sau:
Vào Layout (Bố cục) - Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) - chọn Expand widget (Mở rộng mẫu tiện ích) , tìm đến thẻ <data:post.body/> và thay nó bằng đoạn code sau:

<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'><div expr:id='"summary" + data:post.id'><data:post.body/></div><script type='text/javascript'>createSummaryAndThumb("summary<data:post.id/>");</script><span class='rmlink' style='float:right'><a expr:href='data:post.url'>...xem tiếp...</a></span></b:if><b:if cond='data:blog.pageType == "item"'><data:post.body/></b:if >

Ngoài ra bạn còn phải cho đoạn code dưới đây vào phần HEAD (<head> ... </head>) của template:

<script type='text/javascript'>
summary_noimg = 430;
summary_img = 340;
img_thumb_height = 100;
img_thumb_width = 120;
</script>
<script src='http://www33.websamba.com/anhvosite/blogger/js/summary-post-v20-test.js' type='text/javascript'/>


(Theo VietWebGuide.com)

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

McMIX v2008.09 - Phần mềm trộn đề trắc nghiệm miễn phí tốt nhất

McMIX v2008.09 - Phần mềm trộn đề trắc nghiệm miễn phí tốt nhất
Các tác giả của phiên bản này là Võ Tấn Quân - Nguyễn Vũ Hoàng Anh đã có thư gửi cho các cá nhân và đơn vị như sau:
Chúng tôi xin trân trọng thông báo phiên bản McMIX 2008.09 đã được chính thức công bố ngày 30/09/2008.
Ngoài chức năng hoán vị (trộn) đề thi và in đề thi hoán vị như phiên bản năm 2007 trước đây, phiên bản này có thêm các tính năng mới:
- Import mọi dạng thức đề thi chỉ cần chuẩn bị một file word duy nhất
- Có chức năng in phiếu làm bài thi để tổ chức thi và chấm thi thủ công
- Có chức năng chấm thi thủ công bằng phiếu soi
- Có chức năng chấm thi thủ công bằng cách soi trên màn hình máy tính
- Sửa một số lỗi của phiên bản cũ
Hy vọng các chức năng mới sẽ làm cho tính tiện ích của McMIX ngày càng phong phú.
Nếu lần đầu tiên cài đặt McMIX vui lòng cài đặt trước dotnet frame work 2.0. Dotnet frame work 2.0 đã đính kèm trong phần mềm mcmix 64bit.
Theo tôi (quyndc) thì đây là phần mềm soạn thảo trắc nghiệm miễn phí tốt nhất. Rất dễ sử dụng và cho kết quả rất đẹp. Cần đọc kỹ file Hướng dẫn sử dụng kèm theo.
Download McMIX v2008.09 tại đây: Download (mới, mcmix 64bit)

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2008

Chèn ô comment (nhận xét) vào ngay dưới bài viết trong Blogspot


Để chèn ô comment như trên vào ngay dưới bài viết, hãy đăng nhập vào trang http://draft.blogger.com/, rồi vào phần Settings (Cài đặt), chọn mục Comments (Nhận xét), trong phần nhỏ Comment Form Placement (Vị trí mẫu nhận xét) bạn sẽ thấy có thêm 1 mục mới là Embedded below post (Nhúng bên dưới bài đăng) chỉ cần chọn nó là xong.
Đối với những blog có chỉnh sửa template của phần comment thì có thể nó sẽ không hiện ra như ý. Để khắc phục điều này, bạn hãy vào phần chỉnh sửa Layout (Bố cục), chọn Edit HTML (Chỉnh sửa HTML), nhớ đánh dấu vào ô Expand widget templates (Mở rộng mẫu tiện ích), sau đó tìm tới đoạn mã sau (nhấn Ctrl+F để tìm từ "data:post.allowComments"):
<p class="'comment-footer'"><b:if cond="'data:post.allowComments'"><a href="'data:post.addCommentUrl'" onclick="'data:post.addCommentOnclick'"><data:postcommentmsg/></a></b:if> </p>
Thay thế nó bằng đoạn mã sau là xong:


Xét kĩ càng 1 chút sẽ thấy sự cải tiến này của Blogger mới chỉ là đổi mới bề mặt mà chưa thực sự tích hợp vào bài viết. Bạn hãy xem mã nguồn của 1 bài viết sau khi chỉnh sửa như trên, sẽ thấy Blogger chèn form vào theo cách chèn Iframe, có nghĩa là mã của nó nằm ở ngoài và được nhúng vào trang hiện thời. Đây chỉ là cách làm gián tiếp, khác với cách làm trực tiếp ở các blog khác là mã được sinh ra ngay tại chính trang đó.
Dù sao cũng được, hiệu quả của nó cũng không khác lắm, và quan trọng là nó hoạt động tốt.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

Thêm một bộ giáo án Toán THCS ( 6 - 7 - 8 - 9 )

Ngoài bộ giáo án Toán THCS đã giới thiệu trước đây, các bạn tải bộ này về dùng hoặc để tham khảo.
  • Giáo án toán lớp 6
  • Giáo án toán lớp 7
  • Giáo án toán lớp 8
  • Giáo án toán lớp 9
Các bộ này đã cũ, mời sang đây để tải các bộ giáo án 3 cột mới hơn, đẹp hơn.

Chuyện vui Toán học - Phần 1

Chuyện lạ có mặt ở khắp nơi. Trên quan điểm toán học ta có thể chia chuyện lạ ra làm hai loại. Đó là chuyện lạ có thật và chuyện lạ...mà không có thật. Theo bạn các chuyện sau thuộc loại nào?
Đường đi ngắn nhất

Trong một giờ hình học thầy giáo yêu cầu học sinh vẽ đường ngắn nhất giữa hai điểm A và B được cho trên bảng.


Thầy giáo hỏi:
-Ai dạy em điều này, Johnny?
-Bố em, một tài xế taxi.




Cái mới của giới hạn


Trong một bài kiểm tra thầy giáo yêu cầu học sinh tính giới hạn:


Tại sao? Em hãy giải thích?
-Em bắt chước ví dụ của thầy là:



Ứng dụng toán học vào tiếng Anh.


Hôm nay thầy giáo tiếng Anh bị ốm và thầy giáo toán được nhờ dạy thay. Thầy giáo đáng kính này bắt đầu viết bảng động từ bất quy tắc.


Lúc đó, thầy nói:
- Ta gọi quá khứ phân từ của động từ Grow là x. Ta có tỉ lệ sau:



Nhiều mẫu chuyện thú vị khác có thể tìm thấy ở đây hoặc ở đây. Bạn nào có chuyện gì thú vị liên quan xin viết ở Comment.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Tài liệu, đề cương ôn thi cao học - Đề thi cao học

Tài liệu dưới đây gồm rất nhiều chuyên đề (khoảng 20) dùng cho ôn thi cao học toán được soạn bởi TS. Trần Huyên, TS. Lê Hoàn Hóa và PGS. TS Mỵ Vinh Quang. Bên cạnh đó nhiều đề thi cao học, đề cương ôn thi các năm trước của Huế, Vinh, Quy Nhơn cũng xuất hiện ở đây. Toàn bộ tài liệu này được sưu tập bởi Nguyễn Văn Hạnh, ĐHSP Huế. Bạn có thể download theo một trong các liên kết dưới đây.
DOWNLOAD
Bạn cần ĐỀ THI CAO HỌC thì xem ở đây.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

Giáo án Tiểu học tất cả các môn (từ lớp 1 đến lớp 5)

Bộ giáo án Tiểu học môn Toán (từ lớp 1 đến lớp 5) mới tìm được. Tất cả đều là file word được nén trong 1 file. Hy vọng sẽ giúp ích cho các thầy cô giáo tiểu học.
Download (Toàn bộ giáo án Toán từ lớp 1 đến lớp 5).
Tiện đây giới thiệu luôn bộ giáo án tổng hợp tất cả các môn ở tiểu học. Tải về theo các liên kết dưới đây:
Lớp 1 , Lớp 2 , Lớp 3 , Lớp 4 , Lớp 5


Nếu bạn không thể download với các link trên thì hãy sang đây để download tất cả giáo án từ lớp 1 đến lớp 12.

Chuyên đề Toán THCS - Đề kiểm tra THCS - Đề ôn thi vào lớp 10

  • Bộ sưu tập đề kiểm tra toán THCS (6, 7,8,9). Tải về
  • Các đề ôn thi vào lớp 10 (có lời giải). Tải về
  • Đề thi môn Toán vào trường THPT Quốc Học Huế từ 2005 đến nay. Tải về
  • Các chuyên đề toán THCS (dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi) (pdf, gồm các chuyên đề sau: bội chung và ước chung, số chính phương, bất đẳng thức, các phương pháp tính tổng, các chuyên đề về hình học, phương trình và hệ phương trình). Tải về

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Giáo án Toán THCS (lớp 6, 7, 8, 9)

Xin giới thiệu một bộ giáo án toán 6, 7, 8, 9; hầu hết là file word dễ chỉnh sửa thành cái của mình. Mọi ý kiến xin đề xuất ở mục Nhận xét.
  1. Giáo án Toán 6 cả năm 3 cột (Số học + Hình học, 2012): Download
  2. Giáo án Toán lớp 7 cả năm 3 cột (mới, 2012): Download
  3. Giáo án Toán lớp 8 3 cột (mới, 2012): Download
  4. Giáo án Toán 9 cả năm 3 cột (Đại số, Hình học, Tự chọn): Download
  5. GSP thiết kế cho các bài giảng THCS: Download

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

Số nguyên tố Mersene thứ 46 vừa được tìm ra

Số nguyên tố Mersene thứ 46 đã được tìm ra. Đó là số gần 13 triệu chữ số(12,978,189 chữ số). Số nguyên tố Mersene là số nguyên tố có dạng và ai cũng biết chương trình Great Internet Mersenne Prime Search (GIMPS) được George Woltman khởi động vào năm 1996 nhằm mục đích tìm các số này. Theo Julie Rehmeyer ở Science News xuất bản vào ngày 28,tháng 9, 2008.


With nearly 13 million digits, it makes the number of atoms in the known universe seem negligible, a mere 80 digits.

Tạm dịch là:
Với gần 13 triệu chữ số, nó làm cho số nguyên tử ta biết trong vũ trụ trở nên không đáng kể, nó chỉ khoảng 80 chữ số.
Đó là số

Nếu in ra trên giấy A4 với cỡ chữ là 12pt thì nó sẽ có độ dài khoảng 30 dặm. Hình ảnh dưới đây chỉ là một số chữ số ở đầu và ở cuối của số này.

Dưới đây là bảng xếp hạng các số nguyên tố Mersene từ 1 đến 10.

Nền giáo dục lớn trên một đất nước nhỏ

“Nếu bạn lái xe thật nhanh từ đầu này đến đầu kia của Singapore thì chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau xe bạn sẽ rơi xuống biển” - tiến sĩ Ng Pak Tee, giảng viên Học viện Giáo dục Singapore mở đầu phần giới thiệu về đất nước Singapore với “lớp học giảng viên nguồn quốc gia” của chúng tôi như vậy.
Đấy là lớp học được tổ chức 1 tuần tại Hà Nội và 2 tuần tại Singapore theo sự ký kết trực tiếp giữa chính phủ 2 nước nhằm giúp VN nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Dự án có giá trị hơn 2 triệu USD, do Chính phủ Singapore đài thọ. Tuy Singapore nhỏ bé là thế, nhưng đến nhiều trường học của đảo quốc này bạn sẽ thấy những khoảng không gian rộng lớn. Trường ĐH Công nghệ Nanyang, trường ĐH lớn thứ hai của Singapore, nơi chúng tôi theo dự khóa tập huấn giảng viên nguồn cho chương trình bồi dưỡng 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông của VN, nằm trên những ngọn đồi nhấp nhô, rợp mát bóng cây. Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho giáo dục (GD) nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này. Nó không thuần túy là một chính sách, mà như một nguyên lý được đúc kết từ cuộc sống, từ thực tiễn phát triển ngoạn mục của Singapore trong hơn 40 năm qua. Nó giúp tôi củng cố thêm suy nghĩ sau khi được học tập, nghiên cứu ở nhiều nước: trong thời đại kinh tế tri thức, vị thế của GD trong một quốc gia như thế nào thì vị thế của quốc gia đó trên thế giới sẽ như thế ấy.
Trước năm 1997, GD Singapore vẫn còn mang nặng nhiều đặc điểm của một nền GD truyền thống kiểu Á Đông. Với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, GD Singapore từ bỏ cách dạy học máy móc, kinh viện chỉ giúp học sinh (HS) ghi nhớ kiến thức để làm bài tập và vượt qua các kỳ thi, chuyển sang cách dạy đào tạo nên những con người có năng lực tư duy và sáng tạo. Khả năng đó được rèn luyện thông qua những bài tập làm dự án, đề xuất giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày như chế tạo ra một con dao chuyên dụng để cắt bánh kem, thiết kế một chiếc hộp giấy nhiều tầng để đựng khoai tây chiên... Đưa ra khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu muốn gửi đến người dân Singapore thông điệp đã đến lúc mọi công dân đều phải biết tự suy nghĩ, nền GD Singapore phải đào tạo ra được những con người biết độc lập suy nghĩ.
Với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn), trong lớp học, giáo viên giảng bài ít hơn, nhưng HS phải học nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác và trò chơi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. HS được tạo điều kiện để trao đổi với nhau và với giáo viên. Nhờ đó HS sẽ thích học hơn và học được nhiều điều hơn. Những điều mà HS học được nhiều hơn chủ yếu không phải là kiến thức. Vấn đề quan trọng ở đây là các kỹ năng sống như kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng, hội nhập với thế giới; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng xử lý tình huống... Những kỹ năng đó rất thiết yếu đối với con người trong thời đại ngày nay, khi sự thay đổi diễn ra hằng ngày trong một môi trường kinh tế, xã hội ngày càng được quốc tế hóa.
Cho đến nay, GD của Singapore đã trải qua nhiều bước cải cách quan trọng, trong đó có hai cột mốc, đáng kể nhất, đó là năm 1997 với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập (Thinking Schools, Learning Nation) và năm 2005 với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn) (Teach less, Learn more).
HS có thể dễ dàng quên nội dung một bài học đạo đức về sự đoàn kết, có thể không hứng thú với một câu chuyện dạy về sức mạnh của sự hợp lực. Nhưng nếu HS được thường xuyên chuẩn bị các bài thuyết trình, làm các bài tập theo hình thức làm việc theo nhóm thì ý thức về đoàn kết, kỹ năng giải quyết xung đột, tìm sự đồng thuận để giải quyết vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm, học cách lắng nghe và tôn trọng người khác sẽ từng giờ từng ngày trở thành quen thuộc trong ý nghĩ của các em. HS không chỉ được GD để sống chung trong một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo, mà còn được tạo điều kiện để hiểu biết thêm về các quốc gia khác, bước đầu có một cái nhìn toàn cầu thông qua những chuyến tham quan và hoạt động xã hội ở nước ngoài.
Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho GD nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này - Bùi Mạnh HùngGD Singapore rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động cho HS. Mỗi lớp học 40 HS sẽ có khoảng 10 vị trí lãnh đạo và các vị trí này sẽ được luân phiên sao cho HS nào cũng có cơ hội để trải nhiệm cương vị của một người lãnh đạo. Qua đó, tố chất lãnh đạo của từng công dân được rèn luyện và thử thách từ nhỏ. Nhiều trường học Singapore phát triển những bộ môn thể thao tương đối mạo hiểm như leo núi, tuột dây men theo tường của một tòa nhà cao tầng hay lao mình trong tư thế hai tay được buộc vào một chiếc ròng rọc trượt nhanh theo đường dây cáp vắt ngang từ tầng lầu của một tòa nhà, cao khoảng 10 mét ra một chiếc trụ ở một khoảng sân rộng, độ nghiêng của dây cáp khoảng 30 độ. Những bộ môn đó không chỉ giúp HS tăng cường thể lực mà còn rèn luyện cho các em lòng can đảm, dám chấp nhận rủi ro để thay đổi, để chinh phục khó khăn, để thực hiện những gì mà mình muốn...
Có nhiều cách để đánh giá một nền GD. Nói GD Singapore là một nền GD lớn vì đó là một nền GD luôn đổi mới, có khả năng đào tạo ra những con người thích ứng tốt với sự thay đổi trong một thời đại từng giờ từng ngày thay đổi. Để có một nền GD đổi mới, trước hết những con người trong hệ thống đó phải muốn đổi mới và có khả năng đổi mới. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng không kém là nhà nước phải tạo ra cho nó cơ chế và cung cấp cho nó nguồn lực để đổi mới.
PGS Bùi Mạnh Hùng (viết từ Singapore) đăng trên Thanh Niên
P.S: Đọc bài này bạn có thấy buồn cho nền Giáo dục Việt Nam hiện nay ?

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008

Chèn công thức Toán vào Blogspot

Sau đây xin giới thiệu cách chèn công thức Toán từ Latex vào blogspot một cách đơn giản và cho kết quả khá đẹp. Đây là kết quả tìm được của DongPhD.
Cách làm như sau:
Bạn viết đoạn mã sau vào bài viết ở chế độ "Chỉnh sửa HTML"

sẽ cho kết quả là


Một cách tổng quát:

Bạn chỉ việc thay LATEXCODE bởi đoạn mã (LATEX) cần viết.
Xem cách lấy mã Latex từ MathType ở đây.

Bài đăng phổ biến