“Nếu bạn lái xe thật nhanh từ đầu này đến đầu kia của Singapore thì chỉ khoảng một tiếng đồng hồ sau xe bạn sẽ rơi xuống biển” - tiến sĩ Ng Pak Tee, giảng viên Học viện Giáo dục Singapore mở đầu phần giới thiệu về đất nước Singapore với “lớp học giảng viên nguồn quốc gia” của chúng tôi như vậy.
Đấy là lớp học được tổ chức 1 tuần tại Hà Nội và 2 tuần tại Singapore theo sự ký kết trực tiếp giữa chính phủ 2 nước nhằm giúp VN nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Dự án có giá trị hơn 2 triệu USD, do Chính phủ Singapore đài thọ. Tuy Singapore nhỏ bé là thế, nhưng đến nhiều trường học của đảo quốc này bạn sẽ thấy những khoảng không gian rộng lớn. Trường ĐH Công nghệ Nanyang, trường ĐH lớn thứ hai của Singapore, nơi chúng tôi theo dự khóa tập huấn giảng viên nguồn cho chương trình bồi dưỡng 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông của VN, nằm trên những ngọn đồi nhấp nhô, rợp mát bóng cây. Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho giáo dục (GD) nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này. Nó không thuần túy là một chính sách, mà như một nguyên lý được đúc kết từ cuộc sống, từ thực tiễn phát triển ngoạn mục của Singapore trong hơn 40 năm qua. Nó giúp tôi củng cố thêm suy nghĩ sau khi được học tập, nghiên cứu ở nhiều nước: trong thời đại kinh tế tri thức, vị thế của GD trong một quốc gia như thế nào thì vị thế của quốc gia đó trên thế giới sẽ như thế ấy.
Trước năm 1997, GD Singapore vẫn còn mang nặng nhiều đặc điểm của một nền GD truyền thống kiểu Á Đông. Với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, GD Singapore từ bỏ cách dạy học máy móc, kinh viện chỉ giúp học sinh (HS) ghi nhớ kiến thức để làm bài tập và vượt qua các kỳ thi, chuyển sang cách dạy đào tạo nên những con người có năng lực tư duy và sáng tạo. Khả năng đó được rèn luyện thông qua những bài tập làm dự án, đề xuất giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày như chế tạo ra một con dao chuyên dụng để cắt bánh kem, thiết kế một chiếc hộp giấy nhiều tầng để đựng khoai tây chiên... Đưa ra khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu muốn gửi đến người dân Singapore thông điệp đã đến lúc mọi công dân đều phải biết tự suy nghĩ, nền GD Singapore phải đào tạo ra được những con người biết độc lập suy nghĩ.
Với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn), trong lớp học, giáo viên giảng bài ít hơn, nhưng HS phải học nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác và trò chơi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. HS được tạo điều kiện để trao đổi với nhau và với giáo viên. Nhờ đó HS sẽ thích học hơn và học được nhiều điều hơn. Những điều mà HS học được nhiều hơn chủ yếu không phải là kiến thức. Vấn đề quan trọng ở đây là các kỹ năng sống như kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng, hội nhập với thế giới; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng xử lý tình huống... Những kỹ năng đó rất thiết yếu đối với con người trong thời đại ngày nay, khi sự thay đổi diễn ra hằng ngày trong một môi trường kinh tế, xã hội ngày càng được quốc tế hóa.
Cho đến nay, GD của Singapore đã trải qua nhiều bước cải cách quan trọng, trong đó có hai cột mốc, đáng kể nhất, đó là năm 1997 với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập (Thinking Schools, Learning Nation) và năm 2005 với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn) (Teach less, Learn more).
Đấy là lớp học được tổ chức 1 tuần tại Hà Nội và 2 tuần tại Singapore theo sự ký kết trực tiếp giữa chính phủ 2 nước nhằm giúp VN nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Dự án có giá trị hơn 2 triệu USD, do Chính phủ Singapore đài thọ. Tuy Singapore nhỏ bé là thế, nhưng đến nhiều trường học của đảo quốc này bạn sẽ thấy những khoảng không gian rộng lớn. Trường ĐH Công nghệ Nanyang, trường ĐH lớn thứ hai của Singapore, nơi chúng tôi theo dự khóa tập huấn giảng viên nguồn cho chương trình bồi dưỡng 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông của VN, nằm trên những ngọn đồi nhấp nhô, rợp mát bóng cây. Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho giáo dục (GD) nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này. Nó không thuần túy là một chính sách, mà như một nguyên lý được đúc kết từ cuộc sống, từ thực tiễn phát triển ngoạn mục của Singapore trong hơn 40 năm qua. Nó giúp tôi củng cố thêm suy nghĩ sau khi được học tập, nghiên cứu ở nhiều nước: trong thời đại kinh tế tri thức, vị thế của GD trong một quốc gia như thế nào thì vị thế của quốc gia đó trên thế giới sẽ như thế ấy.
Trước năm 1997, GD Singapore vẫn còn mang nặng nhiều đặc điểm của một nền GD truyền thống kiểu Á Đông. Với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, GD Singapore từ bỏ cách dạy học máy móc, kinh viện chỉ giúp học sinh (HS) ghi nhớ kiến thức để làm bài tập và vượt qua các kỳ thi, chuyển sang cách dạy đào tạo nên những con người có năng lực tư duy và sáng tạo. Khả năng đó được rèn luyện thông qua những bài tập làm dự án, đề xuất giải pháp cho những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày như chế tạo ra một con dao chuyên dụng để cắt bánh kem, thiết kế một chiếc hộp giấy nhiều tầng để đựng khoai tây chiên... Đưa ra khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu muốn gửi đến người dân Singapore thông điệp đã đến lúc mọi công dân đều phải biết tự suy nghĩ, nền GD Singapore phải đào tạo ra được những con người biết độc lập suy nghĩ.
Với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn), trong lớp học, giáo viên giảng bài ít hơn, nhưng HS phải học nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác và trò chơi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. HS được tạo điều kiện để trao đổi với nhau và với giáo viên. Nhờ đó HS sẽ thích học hơn và học được nhiều điều hơn. Những điều mà HS học được nhiều hơn chủ yếu không phải là kiến thức. Vấn đề quan trọng ở đây là các kỹ năng sống như kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng sống hòa nhập với cộng đồng, hội nhập với thế giới; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng xử lý tình huống... Những kỹ năng đó rất thiết yếu đối với con người trong thời đại ngày nay, khi sự thay đổi diễn ra hằng ngày trong một môi trường kinh tế, xã hội ngày càng được quốc tế hóa.
Cho đến nay, GD của Singapore đã trải qua nhiều bước cải cách quan trọng, trong đó có hai cột mốc, đáng kể nhất, đó là năm 1997 với khẩu hiệu Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập (Thinking Schools, Learning Nation) và năm 2005 với khẩu hiệu Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn) (Teach less, Learn more).
HS có thể dễ dàng quên nội dung một bài học đạo đức về sự đoàn kết, có thể không hứng thú với một câu chuyện dạy về sức mạnh của sự hợp lực. Nhưng nếu HS được thường xuyên chuẩn bị các bài thuyết trình, làm các bài tập theo hình thức làm việc theo nhóm thì ý thức về đoàn kết, kỹ năng giải quyết xung đột, tìm sự đồng thuận để giải quyết vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm, học cách lắng nghe và tôn trọng người khác sẽ từng giờ từng ngày trở thành quen thuộc trong ý nghĩ của các em. HS không chỉ được GD để sống chung trong một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo, mà còn được tạo điều kiện để hiểu biết thêm về các quốc gia khác, bước đầu có một cái nhìn toàn cầu thông qua những chuyến tham quan và hoạt động xã hội ở nước ngoài.
Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho GD nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này - Bùi Mạnh HùngGD Singapore rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động cho HS. Mỗi lớp học 40 HS sẽ có khoảng 10 vị trí lãnh đạo và các vị trí này sẽ được luân phiên sao cho HS nào cũng có cơ hội để trải nhiệm cương vị của một người lãnh đạo. Qua đó, tố chất lãnh đạo của từng công dân được rèn luyện và thử thách từ nhỏ. Nhiều trường học Singapore phát triển những bộ môn thể thao tương đối mạo hiểm như leo núi, tuột dây men theo tường của một tòa nhà cao tầng hay lao mình trong tư thế hai tay được buộc vào một chiếc ròng rọc trượt nhanh theo đường dây cáp vắt ngang từ tầng lầu của một tòa nhà, cao khoảng 10 mét ra một chiếc trụ ở một khoảng sân rộng, độ nghiêng của dây cáp khoảng 30 độ. Những bộ môn đó không chỉ giúp HS tăng cường thể lực mà còn rèn luyện cho các em lòng can đảm, dám chấp nhận rủi ro để thay đổi, để chinh phục khó khăn, để thực hiện những gì mà mình muốn...
Có nhiều cách để đánh giá một nền GD. Nói GD Singapore là một nền GD lớn vì đó là một nền GD luôn đổi mới, có khả năng đào tạo ra những con người thích ứng tốt với sự thay đổi trong một thời đại từng giờ từng ngày thay đổi. Để có một nền GD đổi mới, trước hết những con người trong hệ thống đó phải muốn đổi mới và có khả năng đổi mới. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng không kém là nhà nước phải tạo ra cho nó cơ chế và cung cấp cho nó nguồn lực để đổi mới.
Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho GD nhiều nhất. Đó là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này - Bùi Mạnh HùngGD Singapore rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động cho HS. Mỗi lớp học 40 HS sẽ có khoảng 10 vị trí lãnh đạo và các vị trí này sẽ được luân phiên sao cho HS nào cũng có cơ hội để trải nhiệm cương vị của một người lãnh đạo. Qua đó, tố chất lãnh đạo của từng công dân được rèn luyện và thử thách từ nhỏ. Nhiều trường học Singapore phát triển những bộ môn thể thao tương đối mạo hiểm như leo núi, tuột dây men theo tường của một tòa nhà cao tầng hay lao mình trong tư thế hai tay được buộc vào một chiếc ròng rọc trượt nhanh theo đường dây cáp vắt ngang từ tầng lầu của một tòa nhà, cao khoảng 10 mét ra một chiếc trụ ở một khoảng sân rộng, độ nghiêng của dây cáp khoảng 30 độ. Những bộ môn đó không chỉ giúp HS tăng cường thể lực mà còn rèn luyện cho các em lòng can đảm, dám chấp nhận rủi ro để thay đổi, để chinh phục khó khăn, để thực hiện những gì mà mình muốn...
Có nhiều cách để đánh giá một nền GD. Nói GD Singapore là một nền GD lớn vì đó là một nền GD luôn đổi mới, có khả năng đào tạo ra những con người thích ứng tốt với sự thay đổi trong một thời đại từng giờ từng ngày thay đổi. Để có một nền GD đổi mới, trước hết những con người trong hệ thống đó phải muốn đổi mới và có khả năng đổi mới. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ. Điều quan trọng không kém là nhà nước phải tạo ra cho nó cơ chế và cung cấp cho nó nguồn lực để đổi mới.
PGS Bùi Mạnh Hùng (viết từ Singapore) đăng trên Thanh Niên
P.S: Đọc bài này bạn có thấy buồn cho nền Giáo dục Việt Nam hiện nay ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét