Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008
How to success in life? - by Ph.D Dong
Nếu: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z đặt tương ứng với:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26.
Khi đó:
H-A-R-D-W-O-R- K (Làm việc chăm chỉ)
tương ứng với: 8+1+18+4+23+15+18+11 = 98%;
Và: K-N-O-W-L-E-D-G-E (Kiến thức)
tương ứng với: 11+14+15+23+12+5+4+7+5 = 96%;
Và: A-T-T-I-T-U-D-E (Thái độ)
tương ứng với: 1+20+20+9+20+21+4+5 = 100%.
Ta có: L-O-V-E-O-F-G-O-D (Tình yêu của Thượng đế, số phận)
tương ứng với: 12+15+22+5+15+6+7+15+4 = 101%.
Vì vậy, ta có thể kết luận theo toán học rằng: Trong khi "Hard Work" và "Knowledge" sẽ giúp bạn gần tới thành công, và "Attitude" quyết định bạn sẽ ở đâu, bạn chỉ đạt đến đỉnh cao của danh vọng khi bạn có "Love of God"!
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008
Dạy ra sao nếu không đọc - chép?
- Bộ Giáo dục - đào tạo chủ trương từ năm học 2009 - 2010 sẽ không còn việc đọc - chép. Chủ trương này ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của dư luận, trong đó có giáo viên, học sinh. Nếu chủ trương này thực hiện thành công sẽ cải tiến chất lượng giáo dục sâu rộng. Thế nhưng qua báo chí, tôi chưa thấy ngành giáo dục có kế hoạch khi từ bỏ đọc - chép thì giảng dạy ra sao.
Một tiết học môn sinh của học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1 (TP.HCM) với bảng tương tác thông minh (active board) - Ảnh: Như Hùng |
Trước hết phải nói rằng mãi đến gần bắt đầu năm học mới, bộ mới triển khai chủ trương bỏ đọc - chép là khá muộn. Lẽ ra nên bắt đầu từ năm học trước hoặc triển khai từ bây giờ nhưng đến năm học sau nữa mới chính thức thực hiện, để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị, ít nhất về mặt tâm lý. Bởi vì phương pháp giảng dạy này dường như đã thâm căn cố đế, tức ăn sâu vào suy nghĩ của cả giáo viên lẫn học sinh, từ đó hình thành lối tư duy thụ động, thói quen chờ cái có sẵn. Cho nên không thể ngày một ngày hai thay đổi được.
Bây giờ nếu bỏ đọc - chép thì giáo viên sẽ dạy như thế nào? Điều này đòi hỏi mỗi trường học phải có cơ sở vật chất và hệ thống đồ dùng dạy học đáp ứng được việc trình bày bài giảng của giáo viên mà không cần đọc - chép. Trường phải có phòng thí nghiệm, có phương tiện, dụng cụ để thực nghiệm, thực hành, các điều kiện truyền đạt bổ trợ (như xem phim/kịch, tổ chức biểu diễn văn nghệ...).
Thí dụ: khi học về địa lý các châu lục, thay vì thao thao đọc rằng châu Mỹ nằm ở đâu, có bao nhiêu quốc gia, đặc điểm tự nhiên, dân số, xã hội, thể chế chính trị... thì học sinh cần được xem một số phim tư liệu, trong đó có đủ thông số theo yêu cầu nhưng buộc học sinh phải theo dõi và tự ghi chép. Học sinh cũng nên được xem các loại bản đồ để biết đặc điểm khí hậu, vị trí địa lý, tình hình kinh tế của các nước...
Nâng cao một chút thì hướng dẫn các em tìm hiểu (thông qua sách báo, truyền hình và nhất là Internet) rồi trình bày, thảo luận trước lớp, giáo viên chỉ là người chốt lại các vấn đề đúng, sửa chữa những thiếu sót, nhầm lẫn... Có như vậy các em mới thấy hứng thú trong học tập, bài học được hiểu đầy đủ và sâu sắc, đồng thời thấy được vai trò chủ động và tích cực của mình trong buổi học.
Còn như hiện nay, trong điều kiện nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp giảng dạy còn chưa đồng đều, điều kiện dạy và học còn thiếu thốn, sẽ thật khó để từ bỏ được đọc - chép. Thậm chí, nếu nơi nào chạy theo phong trào (điều này có khả năng xảy ra rất lớn) sẽ có những biến tướng. Chẳng hạn, thay vì đọc - chép như trước đây thì giáo viên có thể chỉ cho học sinh chép ngay trong sách giáo khoa những đoạn quan trọng... Như vậy có thể sẽ từ dạng đọc - chép này biến sang dạng đọc - chép khác, chứ chưa thể thực hiện được theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - đào tạo cũng như sự trông đợi của xã hội.
Nói vậy để thông cảm rằng một chủ trương mới không thể có ngay chuyển biến và kết quả tích cực trong năm đầu thực hiện, nhưng cũng từ đó phải tiếp tục chuẩn bị, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Bởi vì đây là một chủ trương dài hơi, nằm trong loạt những cải tiến khác mang tính đồng bộ và bổ trợ nhau. Vì vậy nếu không có một khởi đầu tốt ở một khâu sẽ không có tiền đề tốt cho những năm sau, và các khâu khác cũng không thể phát huy tích cực được.
TRỊNH MINH GIANG (TP.HCM)
Bài giảng của giáo sư Trần Văn Khê Tình cờ tôi có xem một buổi dạy học của giáo sư Trần Văn Khê trên truyền hình. Phương pháp của thầy là kiến thức không do người thầy truyền thụ mà người thầy dẫn dắt để học trò tự tìm tòi kiến thức. Hôm đó thầy dạy các em nhỏ câu ca dao: “Chuồn chuồn có cánh thì bay. Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn”. Thầy đưa ra một tấm tranh có hình con chuồn chuồn và hỏi đây là con gì? Học trò đáp con chuồn chuồn, thầy viết “chuồn chuồn” lên bảng. Thầy hỏi tiếp thấy chuồn chuồn có gì? Có cháu nói có đầu, có đuôi, có cánh... Thầy lại viết “có cánh”. Thế có cánh để làm gì? “Để bay ạ”, thầy viết “thì bay”... Cứ thế thầy dẫn dắt các cháu đến hết hai câu ca dao. Đến từ thằng cu thì lúc này có nhiều dị bản, có cháu nói “thằng bé xíu”, có cháu biết thì nói “thằng cu Tí”, có cháu còn chọc bạn “thằng Bình móm”. Buổi học thật vui và khắc sâu vào tâm trí trẻ con. Chúng ta thấy gì qua giờ dạy của giáo sư Trần Văn Khê? Nếu tính về hiệu quả tiếp thu của học sinh, khơi gợi hứng thú trong học tập thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu đứng trên lĩnh vực chuyên môn sư phạm thì khi dạy như thế người thầy sẽ tốn thời gian gấp nhiều lần, không đủ thời gian “chạy” giáo án. Thông thường khi dạy, đa số giáo viên chỉ cần viết hai câu ca dao lên bảng, học trò chép vào và cứ thế học thuộc lòng. Nếu tính về thi cử thì học trò của giáo sư Trần Văn Khê chắc chắn sẽ bị điểm thấp vì viết ra nhiều dị bản không có trong đáp án. Chủ trương không đọc - chép là rất đúng nhưng theo tôi, cần phải có những cải tiến song hành về sách giáo khoa và thi cử. HUỲNH HIẾU (Tiền Giang) |
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008
Nghịch lý Russell (nghịch lý người thợ cạo râu)
Ngày xưa, có 1 ông thợ cạo, sống ở làng Seville. Tại làng đó, tất cả đàn ông đều tự cạo râu hoặc nhờ thợ cạo. Và ông thợ này đã tuyên bố: “Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng Seville mà không tự cạo râu”.Đây là câu chuyện rất thú vị được kể nguyên văn từ nhà toán học Bertrand Russell nhưng cũng đầy rắc rối. Rắc rối vì, nếu như thế các đấng nam nhi của làng chia làm 2 nhóm: nhóm tự cạo râu và nhóm không tự cạo râu. Vậy thì thợ cạo thuộc nhóm nào đây?
Nếu thuộc nhóm tự cạo râu (nhóm 1) thì ông không cạo cho những người tự cạo râu, tức là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông phải thuộc nhóm không tự cạo râu (nhóm 2).
Nếu ở nhóm 2 thì ông sẽ cạo râu cho ông vì ông cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Lúc đó hoá ra ông lại tự cao râu cho mình. Hóa ra, ông là người thuộc nhóm 1.
Vậy thì ông thợ cạo sẽ như thế nào?
Điều trên có lẽ chỉ xảy ra nếu như người thợ cạo đó không sống ở làng Seville. Đây là điều không thể, vì ở đầu câu truyện đã nói rõ, người thợ cạo có lẽ sống ở làng Seville. Vậy thì người thợ cạo chỉ có thể là phụ nữ !!! Lại không đúng nốt. Vì trong câu chuyện đã nói rõ có 1 ông thợ cạo.
Vậy mâu thuẫn ở đây là gì? Hay đây là câu chuyện không có thật. Nghĩa là Russell đã nói dối. Có lẽ, không phải vậy, bởi nếu thế, ông đã không thể trở thành nhà toán học lỗi lạc, và câu chuyện trên sẽ phải bị xếp xó chứ không trở thành nghịch lý Russell nổi tiếng ngày nay.
Thật ra, câu chuyện này dùng để minh họa cho 1 loại mâu thuẫn gặp phải trong lý thuyết tập hợp. Khi ta xét tập hợp :”S là tập hợp của tất cả các tập hợp” để rồi gặp phải tình huống: “Một phần tử thuộc hoặc không thuộc tập S đều dẫn đến mâu thuẫn”. Sau đó, để tránh sai lầm trên, người ta không dùng thuật ngữ “tập hợp của tất cả các tập hợp” mà đề xuất một khái niệm mới, tổng quát hơn là “lớp”. Trong đó, người ta chỉ cần khoanh vùng một tập hợp bao gồm đủ nhiều các tập hợp nào đó (nhưng không phải là tất cả) để làm việc thì sẽ không phải gặp mâu thuẫn nữa.
Một phần của nghịch lý, được khám phá bởi Bertrand Russell vào năm 1901.
Giả sử tập S là “tập hợp tất cả các tập hợp không chứa chính nó”. Một cách hình thức : A là một phần tử của tập S nếu và chỉ nếu A không là phần tử của chính A.
Nếu S chứa chính nó thì theo định nghĩa của S, tập S không phải là một phần tử của S . Nếu S không chứa chính nó thì cũng do định nghĩa của S chính S lại là một phần tử của S. Các mệnh đề “S là một phần tử của S” và “S không là phần tử của S” cả hai không thể đúng, đó chính là mâu thuẫn.
Nghịch lý này thúc đẩy Russell phát triển lý thuyết kiểu và Ernst Zermelo phát triển lý thuyết tập hợp tiên đề ngày nay trở thành lý thuyết tập hợp Zermelo-Fraenkel.
(Theo thunhan.wordpress.com)
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008
Trắc nghiệm Toán theo chuyên đề: Tổ hợp và Ứng dụng Đạo hàm
Trước đây đã có một số chuyên đề Trắc nghiệm cho cả 3 khối. Nay bổ sung thêm 2 chuyên đề nhỏ.
- 75 câu trắc nghiệm Tổ hợp: Tải về.
- 38 câu trắc nghiệm Tổ hợp : Tải về.
- Bài tập ứng dụng đạo hàm (K.12) - Tự luận và trắc nghiệm: Tải về.
Bài liên quan: Trắc nghiệm theo chuyên đề : Toán 10 - 11 - 12
Thư gửi Bộ trưởng: "Bệnh thành tích"
Đây là những lời tâm sự của tập thể giáo viên đang giảng dạy tại một trường công lập gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong quá trình thực hiện phong trào “Hai không” do Bộ GD-ĐT phát động.
“Năm học vừa qua, cuộc vận động “Nói không với bệnh thành tích trong trường học” của Bộ trưởng được chúng tôi hưởng ứng nhiệt liệt. Chúng tôi vừa thực hiện, vừa theo dõi tin tức trong cả nước về sự thay đổi của ngành giáo dục nước nhà.
Chúng tôi rất cảm phục ông Hiệu trưởng của Trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Phước, Ninh Thuận mà một số báo đã đưa tin. Kết quả 95% học sinh yếu kém của trường này thật sự là một con số kinh khủng. Thế nhưng vị Hiệu trưởng này vẫn can đảm nhìn nhận sự thật đau lòng này.
Không những thế, ông còn được sự đồng tình của Sở Giáo dục tỉnh Ninh Thuận. Có thể nói sự kiện này làm chúng tôi rất mừng vì thấy giáo dục nước nhà đã từng bước đi lên. Nếu ai cũng được như vậy thì đến một lúc nào đó, học sinh không còn ngồi nhầm lớp nữa.
Trông người mà thấy buồn cho mình. Phần lớn học sinh mà chúng tôi đang giảng dạy rất kém. Có thể nói chúng tôi đang dạy các kiến thức của cấp III cho học sinh cấp I. Các em đến trường như một phản xạ. Các em đến trường không mục đích. Các em nhìn lên bảng một cách thờ ơ, cặp mắt vô hồn, đầu óc trống rỗng. Chúng tôi đứng trên bục giảng nhìn các em và chúng tôi hiểu tại sao các em như vậy. Các em không hiểu thầy cô đang nói gì.
Bộ trưởng có tưởng tượng được học sinh lớp 10 trường chúng tôi không phân biệt được hình vuông với hình bình hành và hình thoi không? Chúng tôi không thể truyền đạt được cho các em những kiến thức cơ bản nhất mà sách giáo khoa yêu cầu. Các em không có khả năng hiểu được các môn tự nhiên và môn Ngoại ngữ. Các em cũng không thể học thuộc được các môn xã hội. Mỗi khi có kiểm tra thì các em lại dùng tài liệu như một thói quen.
Năm nay là một năm, mà theo chúng tôi, đầy sóng gió. Mặc dù trường tôi là một trường bán công, học sinh đầu vào rất thấp nhưng chưa năm nào chúng tôi thấy nhiều học sinh yếu kém như năm nay. Chúng tôi quyết tâm không để các em ngồi nhầm lớp. Chúng tôi muốn các em học thật, lên lớp thật. Nhưng chúng tôi không thể ngờ việc này lại đầy khó khăn và trở ngại.
Trường chúng tôi vừa tổng kết năm học với hơn 60% học sinh yếu kém (con số này theo nhiều giáo viên trong trường vẫn còn là con số ảo). Ban giám hiệu nhà trường lập tức yêu cầu các giáo viên phải chỉnh sửa điểm cho học sinh từ ở lại được thi lại, từ thi lại được lên lớp với lí do “không biết ăn nói như thế nào với phụ huynh”.
Kết quả ảo từ cấp I, II làm chúng tôi lao đao, khốn đốn. Các giáo viên chủ nhiệm chúng tôi phải nháo nhào đi xin điểm các thầy cô bộ môn. Gặp người dễ thì không sao, gặp người nghiêm túc, chủ nhiệm chúng tôi phải chịu đựng những ánh mắt khó chịu xen chút khinh bỉ. Và vấn đề lớn là chuyện học nhầm lớp vẫn cứ tiếp diễn. Ngồi nhầm lớp phải chăng đã trở thành “quốc nạn”?
Thưa Bộ trưởng, vì cuộc sống, chúng tôi không thể theo lí tưởng mà Bộ trưởng đề ra. Có lẽ câu nói ngày xưa vẫn còn đúng với ngày nay: “phép vua thua lệ làng”. Hiệu trưởng nhiều lần đề nghị chúng tôi làm đơn xin nghỉ việc vì cho rằng học sinh yếu kém là do lỗi của chúng tôi (thật sự chúng tôi không biết mình có lỗi gì vì chúng tôi đã dốc hết sức để giảng dạy cho các em), Hiệu trưởng còn cho rằng chúng tôi không có khả năng giảng dạy!
Chúng tôi có gia đình. Khi chúng tôi bị đuổi việc, không ai bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi đành phải cấy điểm ảo cho các em mà trong lòng ray rức không yên. Khi cho các em lên lớp là thương hay không thương các em?
Thưa Bộ trưởng, chúng tôi thật có lỗi với đất nước, có lỗi với Bộ trưởng. Chúng tôi không đủ can đảm và sức mạnh để chống chọi với cái gọi là “bệnh thành tích”. Phải chăng chúng tôi đã góp phần làm trì trệ sự nghiệp giáo dục của nước nhà ? Những học sinh mà chúng tôi đào tạo, sau này sẽ biết làm gì để xây dựng đất nước với đầu óc của một đứa bé thơ?
Cuối cùng, chúng tôi rất mong Bộ trưởng có những văn bản rõ ràng gửi về các Sở Giáo dục, các trường học, trong đó nêu rõ việc kỉ luật như thế nào đối với những cá nhân vi phạm qui chế chuyên môn và chúng tôi cũng mong Bộ trưởng đưa ra được các biện pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ được những giáo viên chân chính. Có như vậy, chúng tôi mới có thể cùng với Bộ trưởng tiêu diệt được quốc nạn ngồi nhầm lớp”.
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008
Giáo án Toán 12 nâng cao - chương trình mới
Cám ơn bạn Hoang An Dinh đã cộng tác.
Nếu bạn không thể download với các link trên thì hãy sang đây để download tất cả giáo án từ lớp 1 đến lớp 12.
100 inequalities and more - HojooLee
Inequalities are useful in all ¯elds of Mathematics. The purpose in this book is to present standard techniquesin the theory of inequalities. The readers will meet classical theorems including Schur's inequality, Muirhead'stheorem, the Cauchy-Schwartz inequality, AM-GM inequality, and HoÄlder's theorem, etc. There are manyproblems from Mathematical olympiads and competitions. The book is available at http://my.netian.com/»ideahitme/eng.html. I wish to express my appreciation to Stanley Rabinowitz who kindly sent me his paper On The ComputerSolution of Symmetric Homogeneous Triangle Inequalities. This is an un¯nished manuscript. I wouldgreatly appreciate hearing about any errors in the book, even minor ones. You can send all comments tothe author at hojoolee@korea.com.
Download
Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2008
Lỗ hổng trong tam giác
Xem câu trả lời tại đây.
Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008
Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008
Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm diệt virus
Sau nhiều lần trải nghiệm sử dụng khá nhiều phần mềm diệt virus. Tôi đã lọc lại và sử dụng đồng thời 3 phần mềm sau (từ đó đến nay, máy tôi không bị nhiễm thêm một con virus nào):
1. AVG AntiVirus Free Edition: Bản này hoàn toàn miễn phí và được tôi sử dụng thường xuyên nhất. Gần như 100% virus được diệt khi quét bằng AVG.
2. BitDefender AntiVirus Plus V10: Phần mềm được đánh giá là số 1 nhiều năm liền. Tôi chỉ sử dụng nó sau khi AVG báo là có nhiều virus.3. BKAV AntiVirus Free Edition: Ai cũng biết tới phần mềm nội địa này. Thi thoảng tôi mới lôi cổ nó ra chạy cho có lệ. Tuy nhiên, đôi khi nó lại phát hiện ra những con virus nội mà 2 phần mềm trên không nhìn thấy!
Đến đây chắc bạn sẽ hỏi: Sử dụng nhiều phần mềm như vậy, liệu có nặng máy không? Máy tôi cài đặt rất nhiều phần mềm nhưng chưa đầy 30 giây là đã khởi động xong. Khi làm việc thì hầu như chẳng bao giờ chờ đợi.Để không bị chậm máy, bạn không cho các chương trình đã cài đặt khởi động cùng Windows.
- Trước hết, bạn vào start / run gõ msconfig.
- Cửa sổ System Configuration Utility hiện ra, bạn chọn thẻ Start up và bỏ dấu tick (màu xanh) ở trước các phần mềm đã cài đặt. (3 phần mềm nói trên, nằm ở 4 dòng bôi xanh, đã không được tick). Bạn chỉ nên tick những phần mềm hay dùng (như tôi, tôi chỉ chọn Unikey và 2 cái khác). Như vậy máy của bạn sẽ khởi động rất nhanh.
- Sau khi đóng cửa sổ này, một bạn thông báo hiện ra bảo bạn có khởi động lại máy không. Nếu bạn muốn thấy xem máy mình đã khởi động nhanh hay chưa thì hãy chọn Restart. Ngược lại thì bạn chọn Exit without Restart để tiếp tục làm việc.
- Sau khi đã khởi động lại, một bảng thông báo xuất hiện. Bạn tick vào trước dòng "Don't show..." và nhấn OK.
Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008
Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008
Thứ Tư, 6 tháng 8, 2008
Một số chuyên đề Toán THPT - bài tập có lời giải
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2008
Thứ Hai, 4 tháng 8, 2008
Cabri 3D - Cài đặt - Hướng dẫn sử dụng - Ví dụ minh họa
Lưu ý khi cài đặt
Một số máy khi cài đặt Cabri 3D bằng ngôn ngữ Tiếng Việt (Vietnamese) sẽ bị lỗi khi hoàn thành (thanh công cụ bị che,...). Do vậy, bạn nên sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh (English) để cài đặt.
Sau khi đã cài đặt xong và kích hoạt key, bạn mới chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt theo trình tự sau
Hướng dẫn sử dụng
Đây là một số file hướng dẫn sử dụng của người Việt hóa bản Cabri 3D: Download
Đây là file hướng đẫn sử dụng đầy đủ của Cabrilog: Download
Một số ví dụ minh họa về hình động
Một số sản phẩm của các đơn vị ở T.T. H trong 1 ngày tập huấn (do vậy chưa có nhiều những sản phẩm công phu). Để có hình động, bạn nhấn F10, sau đó click vào nút: Khởi động hoạt náo
- Phi thuyền: Download
- Vệ tinh: Download
- Xe đạp: Download
- Hình nón: Download
- Conic (tương giao của mặt phẳng với mặt nón): Download
- Đường thẳng - mp cố định: Download
- Tương giao của mặt cầu - mặt phẳng:Dowwnload
- Một bài tập hay: Download
- Thể tích khối trụ: Download
- Thiết diện: Download
Ví dụ khác: Download
Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2008
Tuyển tập các đề thi của các nước trên thế giới - Cao Minh Quang
Download
Chúc mừng Toán THPT đã hoạt động trở lại
Dù đang khôi phục dữ liệu và chắc chắn có đôi chút thất thoát nhưng dẫu sao cũng còn nguyên các bài viết hữu ích cho mọi người.
Toán THPT sẽ gồm trang tin (http://www.toanthpt.net/News )
và diễn đàn quen thuộc (http://toanthpt.net )
Chúc mừng!!!
Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2008
Tại sao không nên bình chọn cho Vịnh Hạ Long?
Ở một diễn đàn trên mạng nơi tôi là thành viên thường lưu truyền khái niệm ngầm “tao khen cho mày chết”. Biểu hiện của khái niệm ấy thì thế này, một số thành viên (thường là nam) thỉnh thoảng lại đổ xô vào khen bài viết của một thành viên nữ nào đó, khen với giọng điệu rất hoa mỹ, đôi khi còn thậm xưng, khen một thành mười. Những lời khen có cánh ấy thường khiến thành viên nữ kia càng lúc càng phấn khích, càng tích cực thể hiện hơn. Nếu không tỉnh táo mà để bị cuốn vào, cô ấy sẽ có khi còn tưởng mình thực sự được mười như lời khen rồi hành xử và ăn nói rất… linh tinh, trở thành trò cười cho đám đông rồi lặng lẽ mất hút khỏi diễn đàn không mảy may dấu vết.
Tôi làm thành viên ở diễn đàn ấy đã lâu, cũng lắm phen được/bị “khen cho chết” như thế, nên dần dần cũng biết cách nhìn ra phía sau lời khen xem ai là người nói ra nó, uy tín và phong cách của người ấy trên diễn đàn ra sao, có đáng tin cậy không… Và tôi thường đặt ra một câu hỏi rất quan trọng: “Mình có thực sự xứng với lời khen ấy không?”. Đến bây giờ, khi đã đưa tác phẩm đến với đông đảo bạn đọc, tôi vẫn thường áp dụng cách suy nghĩ trước lời khen như thế để đọc những ý kiến bình luận sách của mình. Điều này giúp tôi giữ được thái độ đúng mực và tránh được những lời phát biểu thất thố, ít nhất ở những nơi “công cộng, công khai” như báo và web (hôm nay, tôi xin phép được kém khiêm tốn đi một tí, vì có người mới khen tôi trả lời phỏng vấn hay).
Đọc đến đây chắc các bạn sốt ruột lắm rồi nhỉ, tôi bảo viết về Hạ Long mà lại buôn chuyện rõ nhảm nhí. Sở dĩ tôi kể lể về những kinh nghiệm bản thân như thế là để nói lên thái độ của mình về việc bình chọn cho vịnh Hạ Long. Những đề cử hay những danh hiệu kêu choang choang kia cũng giống như những lời khen. Tôi không phải là người dễ dãi với lời khen nên cảm thấy hơi gợn trong lòng khi thấy nhiều người chỉ vì một “lời khen” (theo tôi là) không đáng mà phải kêu gọi cổ động rồi hướng dẫn thực hiện bình chọn mất công, mất thời gian như thế.
Hạ Long bây giờ đã và đang (còn sẽ hay không thì chưa biết, tôi sẽ nói rõ ở phần sau) là di sản thiên nhiên thế giới, danh hiệu này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận. Bạn có thấy “lời khen” từ UNESCO xứng đáng không? Nào mình thử ngẫm xem nhé, “lời khen” từ một tổ chức chính thức, ra đời cách đây 62 năm, quy tụ các chuyên gia uy tín của nhiều nước, đã đạt được nhiều thành tựu trong việc gìn giữ các di sản và làm việc dựa trên những giám định chuyên môn so với “lời khen” từ một tổ chức tư nhân mới được thành lập cách đây 8 năm, chưa có hoạt động đáng kể nào ngoài việc lập website, thu thập mail cùng tin nhắn bình chọn, bán đồ lưu niệm và bán bản quyền truyền hình, bạn thích cái nào hơn?
Đến đây, tôi xin phép được quay trở lại với cái diễn đàn trên mạng mà mình đã tham gia gần 6 năm nay. Nếu bây giờ có hai người khen tôi, một là thành viên lâu năm và đã có nhiều đóng góp nghiêm túc, khen thận trọng vừa phải, còn một là thành viên chưa lâu lắm và chưa thể hiện được gì nhiều, khen tôi như thể tôi là thiên tài, trước mắt, tôi sẽ cảm ơn cả hai người theo đúng phép lịch sự. Còn về lâu về dài, tôi hẳn sẽ ghi nhớ lời khen thận trọng vừa phải mà cố gắng quên lời khen thiên tài kia dù trong lòng cũng bâng khuâng tiêng tiếc (người ta khen mình là thiên tài, sướng bỏ xừ!). Thà không được làm thiên tài mà cứ ở chơi lâu trong sự quý mến của mọi người còn hơn, chứ cứ ảo tưởng với cái lời khen có cánh kia rồi dăm bữa nửa tháng lại phải bán xới mà đi trong tiếng chì tiếng bấc thì buồn cực kỳ!
Đến đây, tôi xin phép đưa ra một thông tin nho nhỏ mà có thể nhiều bạn khi kêu gọi mọi người vào website của tổ chức tư nhân nọ bình chọn cho vịnh Hạ Long không để ý (vì thông tin không tích cực cho lắm nên báo chí chắc cũng chả đưa rầm rộ làm gì). Mới năm ngoái thôi, UNESCO đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những hoạt động kinh tế mà tỉnh Quảng Ninh tiến hành ở hoặc ở gần khu vực di sản như chở than, xây nhà máy xi măng… Cũng có thông tin rằng UNESCO đã cảnh báo về việc sẽ rút vịnh Hạ Long khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới nếu tình hình không được cải thiện.
Đến đây, tôi xin trích lời bình luận của một vài độc giả sau khi các bạn ấy đọc bức thư tuần trước của tôi:
- Việc Hạ Long lọt vào bất cứ danh sách kỳ quan hay di sản nào bây giờ cũng là một thảm hoạ dẫn đến phá hủy hệ sinh thái trong vịnh. Điều tương tự đã xảy ra ở Nha Trang, khi được xếp vào danh sách 29 vịnh đẹp nhất thế giới, tỉnh Khánh Hoà đã gây ra hàng loạt những vụ tàn sát thiên nhiên xây resort. Gần đây nhất là chuyện xảy ra ở Hòn Tằm. (Kyle Vu)
- Vụ này hao hao như vụ chạy để có cái thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao... Có cái nó ở tầm thế giới thôi. (Duy Hiên)
- Bệnh thành tích của người Việt Nam quá nặng rồi :) (Nguyen L)
Còn bức thư này thì quá dài rồi! :D Túm lại, theo thiển ý của tôi, nếu các bạn thực sự muốn vịnh Hạ Long nói riêng và nước Việt Nam nói chung được biết đến, được ca ngợi trên toàn thế giới, hãy làm điều gì đó thiết thực và có tính bền vững (dù rất nhỏ thôi) hơn là việc đổ công đổ sức để đạt cho được một danh hiệu quá phô trương. Chắc hẳn bạn cũng biết giải thưởng Mâm xôi vàng song song với giải Oscar hay giải Ig-Nobel song song với Nobel. Tôi đang nghĩ đến viễn cảnh một mai có tổ chức nào đó sẽ mở cuộc bình chọn “7 quái quan thế giới”…
Vịnh Hạ Long của chúng ta chỉ có một, còn các cuộc bình chọn trên thế giới thì nhiều.
Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008
Không gian vectơ tôpô - Trần Quân Kỳ
Download ngay tại đây: Download
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...