- Bài tập Hình học 11 (Chương 2: QHSS và Chương 3: QHVG) - gồm tóm tắt lý thuyết và những bài tập từ cơ bản đến phức tạp - của thầy Trần Sĩ Tùng: Download
- Chuyên đề Quan hệ vuông góc và Quan hệ song song trong không gian (giúp tự LTĐH): Download
Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Bài tập Hình học không gian 11
Bài tập Hình học không gian 11 gồm hai bộ chuyên đề. Mỗi bộ gồm 2 file về Quan hệ song song và Quan hệ vuông góc trong không gian. Các bài tập được tuyển chọn theo dạng. Tuyển tập này phù hợp với các học sinh lớp 11 và học sinh ôn thi Đại học.
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
Bài tập Tổ hợp, xác suất (Đại số 11 nâng cao)
Bài tập Tổ hợp, xác suất (Đại số 11 nâng cao) của thầy Trần Sĩ Tùng (Bình Định). Gồm tóm tắt lý thuyết, đề bài tập và đáp số. Học sinh có thể sử dụng để rèn luyện kĩ năng giải toán Tổ hợp xác suất. Giáo viên có thể dùng làm tư liệu để dạy thêm.
Download bai tap to hop xac suat 11 tại đây: Download.
Đã đăng: Chuyên đề Tổ hợp xác suất luyện thi Đại học
Download bai tap to hop xac suat 11 tại đây: Download.
Đã đăng: Chuyên đề Tổ hợp xác suất luyện thi Đại học
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
Bài tập THỂ TÍCH (Hình học 12)
Bài tập THỂ TÍCH (Hình học 12) gồm lý thuyết và đề bài tập chọn lọc. Trong đó có phần tuyển chọn các bài toán về thể tích trong đề thi tốt nghiệp, đề thi đại học môn Toán các năm trước.
Download tại đây: Download Chuyen de The tich 12.
Cùng chuyên đề Thể tích:
Download tại đây: Download Chuyen de The tich 12.
Cùng chuyên đề Thể tích:
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Hơn 2.300 tỉ đồng cho đề án xây dựng 63 trường chuyên
Bộ Giáo dục Đào tạo đã xây dựng một dự án đầu tư thuộc Chương trình phát triển giáo dục trung học để thực hiện Đề án với tổng kinh phí hơn 2.300 tỉ đồng, trong đó sẽ đầu tư cơ sở vật chất, 63 trường chuyên trên toàn quốc sẽ được cung cấp trang thiết bị theo các cấp độ khác nhau; đồng thời sẽ phát triển đội ngũ giáo viên: hơn 1.000 giáo viên các trường chuyên trên toàn quốc sẽ được tập huấn chuyên sâu, tiệm cận với chương trình quốc tế, tập huấn việc sử dụng thiết bị dạy học.
Chương trình còn có kế hoạch tập huấn tiếng Anh cho 456 giáo viên, hướng tới mục tiêu là giáo viên chuyên có thể dạy các môn học cho học sinh bằng tiếng Anh. Tổng kinh phí tập huấn tiếng Anh là 638.400 USD. Sắp tới 15 trường chuyên trọng điểm của quốc gia sẽ được đầu tư ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, ngôi trường hiện đại nhất thủ đô.
Khi Đề án bắt đầu được khởi động, đông đảo đội ngũ giáo viên, nhà khoa học trong cả nước đã rất vui mừng, phấn khởi vì đó là “cú hích” cho hệ thống hệ thống trường chuyên hiện nay đang sút kém dần. Nhưng ngay lập tức, nhiều giáo sư, nhà giáo tâm huyết với giáo dục nêu ý kiến bày tỏ băn khoăn về đề án này.
PGS Văn Như Cương: Đề án này còn làm qua loa
PGS Văn Như Cương |
Số lượng trường chuyên chiếm con số rất ít trong hệ thống các trường THPT, là nơi bồi dưỡng tài năng nên chương trình dạy học khác với trường THPT bình thường. Do vậy, tôi thấy trong mục đích xây dựng trường chuyên trở thành trường tiên tiến trọng điểm để cho các trường khác noi theo là không ổn. Hai hệ thống trường, 2 mục đích khác nhau, không thể lấy đó là mô hình cho trường khác được.
Tôi không hiểu sao bỏ ra số tiền lớn hơn 2.300 tỷ như vậy chỉ để xây mỗi tỉnh một trường chuyên. Trong khi đó nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa hiện nay rất khó khăn, nhà công vụ giáo viên chưa có, chỉ cần nhà nước đầu tư 1 - 2 tỷ xây nhà cho giáo viên, xây trường học cho học sinh vùng sâu, vùng xa khỏi gió, mưa như thế những người dân ở đó đã vui lắm rồi. Chúng ta bỏ ra hơn 2.300 tỷ để xây trường chuyên thì tôi thấy chúng ta đang hướng tới người giàu, không hướng tới người nghèo.
Trường chuyên ở địa phương nói thẳng ra là dành cho các con ông cháu cha, con nhà giàu người ta tìm mọi cách cho con cháu họ vào. Điều nữa mà tôi rất băn khoăn, ví dụ như trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội xây tới hơn 400 tỷ, trong lúc đó có bao nhiêu trường khác ở Hà Nội còn rất thiếu thốn, nhiều trường còn đi học nhờ, đi thuê địa điểm. Hà Nội chơi hơi sang, vì trường hiện đại quá nên việc bảo vệ và giữ vệ sinh trường... cũng rất tốn tiền.
Trong Đề án có nêu rằng, sẽ cho 200 giáo viên đi đào tạo thạc sỹ ở nước ngoài, đồng thời cử đi học 730 giáo viên cũng đi đào tạo ở nước ngoài để có thể về dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng tiếng Anh cho học sinh. Bộ cũng sẽ đào tạo thạc sỹ trong nước cho 500 giáo viên và bồi dưỡng, đào tạo tiếng Anh, tin học cho 1.560 cán bộ quản lý. Dự kiến kinh phí để phát triển đội ngũ giáo viên khoảng 624 tỷ đồng. Tất cả những “con số” này đầy phiêu lưu.
Về giáo viên, lực lượng giáo viên dạy ở trường chuyên hiện nay là rất thiếu. Hiện chúng ta chưa có một chương trình chuyên tốt, giáo viên dạy chuyên giỏi thì thiếu trầm trọng, những thầy giáo có uy tín thì già rồi mà chưa có đội ngũ kế cận. Tại sao việc đầu tư giáo viên không ở ngay các trường sư phạm mà phải đưa đi đào tạo ở nước ngoài quá tốn kém. Muốn chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên thì phải chuẩn bị ngay từ các trường sư phạm.Tôi thấy hơi vô lý.
Tôi thấy vô lý nữa của Đề án là đào tạo trường chuyên là dạy các em có tài năng, có năng khiếu nhưng sau khi các em học ở trường chuyên xong lại không có tiếp trường để các em tiếp tục phát huy khả năng của mình. Có em học chuyên Toán cấp III, sau đó lên đại học lại thi vào Y. Như vậy chúng ta bồi dưỡng các em lại chẳng đi đến đâu, không có kết quả. Trong khi đó, những em giỏi toán này, chúng ta phải tiếp tục hướng các em nghiên cứu về Toán thì mới đúng.
Đó là giai đoạn sau của trường chuyên còn giai đoạn trước của trường chuyên cũng không được để ý. Sau tiểu học là chúng ta phát hiện được các em có năng khiếu theo môn học nhưng chúng ta lại không có trường chuyên cấp II để bồi dưỡng các em mà đến cấp III mới có, bỏ phí mất thời gian dài. Do vậy, tôi thấy đề án này còn làm qua loa.
MathVn.Com (Theo Hồng Hạnh, Dân Trí)
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010
Cách vào Facebook khi bị chặn (cập nhật tháng 11/2010)
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới nhưng đã có một chút trở ngại khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Nói "một chút" cho khiêm tốn chứ thật ra không phải vậy. Khoảng một năm nay, tôi (và nhiều người Việt Nam) không thể vào được facebook.com theo cách thông thường. Thậm chí đã sử dụng đến Open DNS nhưng vẫn vô hiệu.
Hôm nay, trong một nỗ lực trở lại, tôi đã cố vượt tường rào bằng nhiều cách (có được nhờ search trên mạng) và tất cả đều thất bại. Các cách mà người ta bày hình như đã lỗi thời.
Vô tình tôi kết hợp cả change IP address và DNS thì vào facebook một cách ngon lành. Vì vậy mới viết bài này để chia sẻ cùng mọi người.
Bước 1. Vào Start > Setting > Control Panel > Network Connections. Xuất hiện LAN or High-Speed Internet
Bước 2. Click phải chuột, chọn Properties.
Bước 3. Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và click vào Properties.
Bước 4. Điền các số như trong ảnh dưới đây: Xem ảnh
Bước 5. Click OK. Quay lại biểu tượng kết nối LAN or High-Speed Internet, click phải, chọn Repair.
Bạn có thể kiểm tra thành quả của mình bằng cách trở thành Fan của MathVn.Com (mới khai trương): http://www.facebook.com/mathvncom
Chúc bạn thành công!
Hôm nay, trong một nỗ lực trở lại, tôi đã cố vượt tường rào bằng nhiều cách (có được nhờ search trên mạng) và tất cả đều thất bại. Các cách mà người ta bày hình như đã lỗi thời.
Vô tình tôi kết hợp cả change IP address và DNS thì vào facebook một cách ngon lành. Vì vậy mới viết bài này để chia sẻ cùng mọi người.
Bước 1. Vào Start > Setting > Control Panel > Network Connections. Xuất hiện LAN or High-Speed Internet
Bước 2. Click phải chuột, chọn Properties.
Bước 3. Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và click vào Properties.
Bước 4. Điền các số như trong ảnh dưới đây: Xem ảnh
Bước 5. Click OK. Quay lại biểu tượng kết nối LAN or High-Speed Internet, click phải, chọn Repair.
Bạn có thể kiểm tra thành quả của mình bằng cách trở thành Fan của MathVn.Com (mới khai trương): http://www.facebook.com/mathvncom
Chúc bạn thành công!
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
Tôn Thân - người thầy giản dị của Ngô Bảo Châu
Có một người thầy của những nhà khoa học nổi tiếng, dù đã thành danh trên thế giới, họ vẫn nhắc tới thầy với một niềm yêu kính vô hạn. Hình như, tình cảm ấy, trong khung cảnh của giáo dục hiện nay thật hiếm hoi với nhiều người. Từ những ngày tháng khó khăn nhất, khi thầy phải sống bằng những đồng tiền nhỏ nhoi của thời bao cấp, đạp chiếc xe đạp tọc tạch, thầy đã không bao giờ nhận chiếc phong bì từ gia đình học sinh.
Không muốn học trò coi thường mình
Thầy Tôn Thân là giáo viên dạy toán cấp II của nhiều nhân vật nổi tiếng: GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Lê Hồng Vân, GS Vũ Đình Hòa, GS Đặng Vũ Minh, nhà báo Thu Uyên...
15 năm dạy các lớp chuyên toán của Hà Nội đặt tại Trường THCS Trưng Vương, bắt đầu từ năm 1969, thầy đã phát hiện và đào tạo nhiều HS, để rồi sau này, từ những viên gạch đầu tiên mà thầy đặt nền móng, từ sự yêu thương và công bằng của thầy đối với tất cả học trò, họ đã gặt hái nhiều thành công trên đường đời và luôn khắc ghi hình ảnh thân thương về thầy.
Khi được hỏi về thời bao cấp, có hiện tượng phụ huynh biếu xén quà cáp không, thầy Tôn Thân nói, hiện tượng giáo viên lợi dụng phụ huynh vẫn có. Người thì nhờ suất tem phiếu mua cái này cái kia, người thì nhận lương thực, thực phẩm... Cái thời khó khăn ấy, đúng là ai cũng nghèo, cũng khổ, nhưng không có nghĩa là phụ huynh không quan tâm đến các thầy cô và thực lòng muốn tặng cái này, cái nọ. Thầy có học trò có bố làm giám đốc Sở thương nghiệp, nhưng thầy không bao giờ nhờ cậy mối quan hệ đó để có suất mua ưu tiên cái gì, càng không nhận những quà biếu từ họ.
Thầy Thân nhớ kỷ niệm, có một phụ huynh rút thăm được suất mua cái quạt máy vì liên tục là lao động giỏi nhiều năm liền (ngày đó quạt máy cực hiếm và không phải ai cũng được quyền mua), cứ nằng nặc biếu thầy suất mua đó, nhưng thầy không dám nhận, vì cái tình ấy, quà ấy lớn quá.
Mặc dù rất tự hào về những học trò thành danh trong khoa học hay trở thành nhà doanh nghiệp lớn, thầy vẫn thương và quan tâm nhiều đến những học trò chẳng may thất bại, nghèo khó.
GS Ngô Bảo Châu là học trò khóa thứ 7, khóa cuối cùng thầy Tôn Thân giảng dạy tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Trong diễn văn tại lễ mừng GS Ngô Bảo Châu tại Mỹ Đình, GS đã nhắc tới thầy Tôn Thân đầu tiên, góp phần đào tạo ông về môn Toán. Trong ảnh, thầy Tôn Thân và GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây người hâm mộ. |
Thầy Tôn Thân là giáo viên dạy toán cấp II của nhiều nhân vật nổi tiếng: GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Lê Hồng Vân, GS Vũ Đình Hòa, GS Đặng Vũ Minh, nhà báo Thu Uyên...
15 năm dạy các lớp chuyên toán của Hà Nội đặt tại Trường THCS Trưng Vương, bắt đầu từ năm 1969, thầy đã phát hiện và đào tạo nhiều HS, để rồi sau này, từ những viên gạch đầu tiên mà thầy đặt nền móng, từ sự yêu thương và công bằng của thầy đối với tất cả học trò, họ đã gặt hái nhiều thành công trên đường đời và luôn khắc ghi hình ảnh thân thương về thầy.
Thầy Tôn Thân, trong căn nhà mới chuyển đến gần chục năm nay, mới được sửa sang lại từ năm ngoái, đã tràn ngập những bông hoa chúc mừng của học trò cũ đến trước ngày 20/11.
Có ai đó đã nói rằng, muốn biết được tình cảm thực của trò, phải biết đợi! Đợi khi nào các em không còn học mình ở trường nữa, thầy Thân đùa là "khi nào các em hết là con tin của mình", đã ra trường, đã lặn lội ở phương trời nào mà về thăm mình mới là đáng quý, là thực.
Thầy Tôn Thân kể, từ ngày vẫn còn sống trong căn nhà rộng 22 mét vuông ở 16 Hàng Da, nơi gần chục người trong gia đình nhà thầy sinh sống, khi mà lương của thầy chỉ có 53 đồng/tháng, thầy đã không nhận bất cứ quà cáp biếu xén của phụ huynh.
Đã có thời người ta rẻ rúng ngành sư phạm quá, khiến cho người giỏi không muốn vào ngành sư phạm. Nhưng nếu vì nghèo mà người thầy ưa được biếu xén quà cáp thì HS coi thường. Thời nào cũng thế, người ta luôn ngưỡng mộ những người thầy có cả trí tuệ và nhân cách Tôn Thân |
Thầy Thân nhớ kỷ niệm, có một phụ huynh rút thăm được suất mua cái quạt máy vì liên tục là lao động giỏi nhiều năm liền (ngày đó quạt máy cực hiếm và không phải ai cũng được quyền mua), cứ nằng nặc biếu thầy suất mua đó, nhưng thầy không dám nhận, vì cái tình ấy, quà ấy lớn quá.
GS Vũ Hà Văn (HS cũ của thầy Tôn Thân, khóa 1980-1981) đến thăm thầy giáo cũ khi có dịp về Hà Nội. GS Vũ Hà Văn hiện là giáo sư đại học tại Mỹ, được coi là hàng đầu về Toán Tổ hợp. |
Thầy Tôn Thân không nhận bất cứ quà cáp gì, mặc dù cả hai vợ chồng đều là giáo viên, lương tháng đều thấp, con ốm đau không đủ tiền mua thuốc, không tiền mua sữa. Nhà thầy ở căn gác 2 phố Hàng Da, ngày ngày phải xuống xách nước sạch từ tầng một lên (thường 10 giờ khuya mới xuống xách nước vì lúc đó vắng người), xách nước bẩn từ trên xuống đem đi đổ. Năm 1982, thầy được giải nhất Cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm toàn quốc, được thưởng chiếc xe đạp thống nhất, nhưng hôm lĩnh thưởng phải dắt bộ về, vì sau đó phải sửa xe mới đi được.
Thầy bảo, "sở dĩ ngày đó, dù nghèo đến mấy, tôi không nhận quà biếu từ phụ huynh vì không muốn học trò coi thường mình. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu mình làm không đúng là chúng biết. Nếu để chúng coi thường thì mình không dạy chúng được".
Thầy Tôn Thân, sau nhiều lần phụ huynh tha thiết đề nghị, đã phải chấp nhận một món quà, đó là sách. Những phụ huynh có điều kiện đi nước ngoài, thường mua tặng thầy sách dạy Toán bằng nhiều thứ tiếng.
Thầy Tôn Thân cho biết, nhờ hàng chục cuốn sách Toán mà phụ huynh và học trò tặng, bằng đủ mọi thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, về sau thầy đã áp dụng dạy cho học trò rất hiệu quả và trau dồi khả năng viết sách Toán từ lớp 6 đến lớp 9 của mình một cách xuất sắc.
Thầy cảm động mãi một chuyện đã qua nhiều năm, học trò Đặng Hoàng Trung (khóa học 1976-1977), một trong ba học sinh đầu tiên của thầy được huy chương Toán quốc tế (kỳ thi lần thứ 16), sau khi được đi học ở nước ngoài đã gửi về một kiện hàng toàn sách Toán, nặng 20kg, nhờ mẹ phải đưa tận tay thầy trước ngày 20/11.
Ngày 19/11, trời mưa tầm tã, thế mà vị phụ huynh ấy, ướt lướt thướt, đi bộ ôm bọc sách Toán bọc ni lông con gửi đến tặng thầy. Khi bóng người mẹ ấy đã khuất sau góc phố, thầy mới giật mình nhớ ra nhà của em Trung cách nhà thầy 2 cây số...
Người thầy của những nhà khoa học lớn
15 năm dạy chuyên toán ở trường THCS Trưng Vương, thầy Tôn Thân đã dạy 7 khóa học trò với 215 HS giỏi toán, đạt 42 giải toàn quốc. Năm 1974, đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên dự thi toán quốc tế ở Đức, có 5 HS thì có tới 4 em là HS cũ của thầy Tôn Thân.
Đó là Hoàng Lê Minh (HCV), Đặng Hoàng Trung (HCĐ), Vũ Đình Hòa (HCB). Thầy mỉm cười nhớ lại khóa đầu tiên có Hoàng Lê Minh đạt HCV, và kết thúc khóa thứ 7 cũng có học trò cũ Ngô Bảo Châu đạt HCV.
Những học trò cũ vẫn thỉnh thoảng đến thăm thầy Tôn Thân. Với họ, thầy Tôn Thân là người thầy tỏa sáng về trí tuệ và nhân cách. |
Thầy cảm động khi nhớ lại, có một học trò sau nhiều năm ra trường vẫn lận đận nên nhất quyết không về thăm thầy theo lớp cũ, không phải trò không nhớ thầy, mà anh quyết tâm phải thành công mới dám về thăm thầy. Nhưng thầy Thân bảo, với thầy, học trò nào cũng như nhau, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, không chỉ học trò giỏi thầy mới yêu quý.
GS Vũ Đình Hòa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người nhiều lần dẫn đoàn HS Việt Nam đi thi Olympic Toán quốc tế, học trò đầu tiên được HCV của thầy Tôn Thân đã từng có hồi ức về người thầy mà GS kính trọng thực sự:
"Khi cũng là người thầy trên bục giảng, tôi thấy đây là điều cốt yếu nhất của ngành sư phạm. Không có một phương pháp giảng dạy nào là tốt nếu người thầy không có tình yêu đằm thắm dành cho học trò...Thầy đã gợi cho HS của mình những ước mơ thật lớn, những đích thật cao xa. Với thầy Thân, chúng tôi đã được học bằng hình thức dạy học tiên tiến nhất. Có lẽ, thầy là người thứ hai sau bố mẹ luôn lo lắng thật sự cho chúng tôi. Những điều đó thầy làm bằng trái tim và và bằng cái tâm của một con người vì tương lai, chứ không phải vì thành tích cá nhân trước mắt. Tôi biết rất rõ điều đó, vì khi đó chúng tôi là những đứa trẻ ngây thơ nhưng nhạy cảm..."
- Theo Tú Uyên (Việt Nam Nét)
Thầy Tôn Thân, sinh năm 1943, là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam). Thầy có hơn 49 đầu sách về giáo dục toán học, chủ biên nhiều sách toán từ lớp 6 đến lớp 9. Thầy được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2006. Phương pháp dạy học mà thầy rất tâm đắc là: Đừng bắt người ta uống, hãy bắt người ta khát. Hình ảnh sinh động và cảm động nhất về thầy Tôn Thân và các học trò giỏi toán của mình đã từng thể hiện qua thiên ký sự đặc sắc nhất dài 15 chương của cựu nhà báo Đỗ Quốc Anh (nay là Vụ trưởng phụ trách Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam). |
Thiết kế bài giảng Toán 10, Toán 11
Bộ sách "Thiết kế bài giảng Toán 10, Toán 11" sẽ giúp quý thầy cô soạn giáo án khi dạy học, các bạn sinh viên soạn giáo án khi thực tập sư phạm. Sách có nhiều hướng thiết kế, có nhiều dạng, nhiều loại câu hỏi, bài tập nhằm hướng học sinh đến những đơn vị kiến thức nhất định.
Các thiết kế trong sách vừa có tính định hướng, vừa cụ thể giúp giáo viên có thể áp dụng với từng đối tượng học sinh.
Bản PDF được scan và chia sẻ bởi DongPhD:
Các thiết kế trong sách vừa có tính định hướng, vừa cụ thể giúp giáo viên có thể áp dụng với từng đối tượng học sinh.
Bản PDF được scan và chia sẻ bởi DongPhD:
- Thiết kế bài giảng Đại số và Giải tích 11: Download
- Thiết kế bài giảng Hình học 11: Download
- Thiết kế bài giảng Đại số 10 nâng cao - Tập 1: Download
- Thiết kế bài giảng Đại số 10 nâng cao - Tập 2: Download
- Thiết kế bài giảng Hình học 10 nâng cao - Tập 1: Download
- Thiết kế bài giảng Hình học 10 nâng cao - Tập 2: Download
GS Ngô Bảo Châu được tôn vinh tại Đại học Paris 11
Tối 16-11, trường Đại học Paris 11, ở thành phố Orsay, ngoại ô Paris (Pháp) đã tổ chức lễ tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields 2010.
Trường Đại học Paris 11 là nơi giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng học tập và nghiên cứu.
Lễ tôn vinh đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Pháp Valérie Pécresse; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Lê Kinh Tài; đại diện Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), một số trường đại học, viện nghiên cứu ở Pari, cùng đông đảo nhà khoa học, sinh viên Việt Nam và Pháp đang công tác, học tập tại trường Paris 11.
Nhiều tờ báo của Ấn Độ đăng trang nhất sự kiện tổng thống Ấn Độ trao giải Fields cho giáo sư Ngô Bảo Châu |
Trong diễn văn mở đầu buổi lễ, Giám đốc Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze, đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp giáo sư Ngô Bảo Châu, người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với Giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 1 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009.
Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu tại buổi lễ tôn vinh ở ĐH Paris 11
Đại sứ Lê Kinh Tài nhấn mạnh giải thưởng Fields là niềm tự hào của ngành giáo dục, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo Việt Nam, Pháp và Mỹ đã giúp đỡ, giảng dạy và đồng hành cùng Ngô Bảo Châu trong suốt chặng đường học tập, nghiên cứu và rèn luyện của anh. Ông cũng khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để giáo sư Ngô Bảo Châu có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành toán học nước nhà. |
Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là sự "say mê nghiên cứu khoa học" và "sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh".
Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp-Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (Hà Nội).
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Pháp Valérie Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà giáo sư Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11.
Bà Pécresse cũng bày tỏ vui mừng trước quyết định của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa 3 châu lục Á-Âu-Mỹ.
Bày tỏ sự xúc động đặc biệt khi được trở lại nơi đã trải qua những tháng ngày học và nghiên cứu Toán, Giáo sư Ngô Bảo Châu nói rằng Paris 11 chính là nơi đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời khoa học của anh.
Buổi lễ tôn vinh càng thêm ý nghĩa khi các giáo sư, thầy giáo, những người từng làm việc với Ngô Bảo Châu phát biểu cảm nghĩ của họ về giáo sư và coi anh như một người thân trở về nhà. Con đường khoa học của Ngô Bảo Châu được lật giở từng trang qua những lời kể xúc động, chân thành, như lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ yêu toán của trường Paris 11 tiếp bước thế hệ cha anh.
Theo TTXVN/TTO
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Tài liệu ôn thi Olympic Toán sinh viên (Đại số - Giải tích)
Đã đăng: - Download bộ đề thi Olympic sinh viên Việt Nam và thế giới 2010 và trước đó (đồ sộ)
Bài viết này sẽ giới thiệu bộ tài liệu ôn thi Olympic Toán sinh viên (Đại số - Giải tích) của các giảng viên khoa Toán ĐHSP Huế.
Bài viết này sẽ giới thiệu bộ tài liệu ôn thi Olympic Toán sinh viên (Đại số - Giải tích) của các giảng viên khoa Toán ĐHSP Huế.
Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010
Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế 2010-2011
Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010-2011 diễn ra từ ngày 9-11/11/2010 cho các môn Văn hóa và Giải toán trên MTCT.
- Điểm thi và kết quả thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế 2010-2011 môn Giải Toán trên MTCT Casio các khối lớp 8, 9, 11, 12: Xem và download
- Điểm thi HSG các môn: Toán, Văn, Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh, Anh văn,...: Xem và download
- (Update 17/11/2010): Danh sách học sinh đoạt giải tất cả các môn và xếp hạng của từng trường: Download
Kỷ yếu Toán học Trại hè Hùng Vương 2010, 2009, 2008
1. Ky yeu Toan hoc Trai he Hung Vuong 2010 - Ky yeu Trai he Hung Vuong mon Toan nam 2010 - Ki yeu Trai he Hung Vuong nam 2010 mon Toan: Download
2. Ky yeu Toan hoc Trai he Hung Vuong 2009 - Ky yeu Trai he Hung Vuong mon Toan nam 2009 - Ki yeu Trai he Hung Vuong nam 2009 mon Toan: Download
3. Ki yeu Trai he Hung Vuong 2008 mon Toan - Ky yeu Trai he Hung Vuong nam 2008 mon Toan - Download ky yeu Trai he Hung Vuong mon Toan nam 2008: Download
2. Ky yeu Toan hoc Trai he Hung Vuong 2009 - Ky yeu Trai he Hung Vuong mon Toan nam 2009 - Ki yeu Trai he Hung Vuong nam 2009 mon Toan: Download
3. Ki yeu Trai he Hung Vuong 2008 mon Toan - Ky yeu Trai he Hung Vuong nam 2008 mon Toan - Download ky yeu Trai he Hung Vuong mon Toan nam 2008: Download
Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Căn hộ công vụ là một phần thưởng"
Việc Giáo sư Ngô Bảo Châu (nhà Toán học Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng Fields) nhận căn hộ cao cấp trị giá 12 tỷ của Chính phủ đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Người thì ủng hộ, kẻ thì châm chọc. Trong đó có ý kiến của một bạn có nick là Lucio mà Giáo sư rất quan tâm và có cả một entry trả lời. Xin trích nguyên văn bài viết mới nhất trên blog của Giáo sư.
Bạn Lucio có viết :
Tôi không biết ý kiến này của tôi có được ông đăng hay không, nhưng cứ mạnh dạn nói thắng với ông.
Tôi thấy việc ông Châu nhận nhà thật không công bằng với các nhà khoa học khác như bác Hoàng Tuỵ, người mà đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên. cho đến giờ phút này ông Châu chưa có công trạng gì đáng kể cho VN, vậy tại sao ông nhận? Sau này ông có công thật sự như bác Tuỵ thì hãy xét sau.
Về mặt kinh tế thì hãy làm phép tính. Căn hộ đó trị giá 600 ngàn USD, mỗi tháng cho thuê cũng được ít nhất 1500USD, mỗi năm ông Châu chỉ về nhà có 3 tháng, vậy nếu nhà nước trả công ông Châu 10 ngàn USD môt tháng thì 20 năm mới hết số tiền 600 ngàn usd đó. Làm như thế tức là đã trả công xứng đáng cho ông Châu, và không mang tiếng là trả lương thấp cho các nhà khoa học ở nước ngoài. Nếu ông Châu không làm được gì nhiều cho đất nước VN thì sao? lúc đó lấy lại nhà à? mà ông Châu có đủ tài năng đề làm nổi danh tất các các ngành khoa học của Toán của VN không? Tôi tin là không vì Toán học rất rộng lớn!
Tôi không hiểu ông Châu nghĩ gì mà dám nhận ngôi nhà đó và dám vượt mặt các những người có công thực sự với khoa học nước nhà như bac Tuỵ. Nói thực sự kính trọng ông Châu trước đó thì nay đã hết trong tôi, với tôi giờ ông cũng là một tri thức tầm thường và hám tiền.
Câu trả lời của tôi :
Các bạn quan tâm có thể xem và tham gia ý kiến trên bài viết gốc của GS NBC.
Bạn Lucio có viết :
Tôi không biết ý kiến này của tôi có được ông đăng hay không, nhưng cứ mạnh dạn nói thắng với ông.
Tôi thấy việc ông Châu nhận nhà thật không công bằng với các nhà khoa học khác như bác Hoàng Tuỵ, người mà đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên. cho đến giờ phút này ông Châu chưa có công trạng gì đáng kể cho VN, vậy tại sao ông nhận? Sau này ông có công thật sự như bác Tuỵ thì hãy xét sau.
Về mặt kinh tế thì hãy làm phép tính. Căn hộ đó trị giá 600 ngàn USD, mỗi tháng cho thuê cũng được ít nhất 1500USD, mỗi năm ông Châu chỉ về nhà có 3 tháng, vậy nếu nhà nước trả công ông Châu 10 ngàn USD môt tháng thì 20 năm mới hết số tiền 600 ngàn usd đó. Làm như thế tức là đã trả công xứng đáng cho ông Châu, và không mang tiếng là trả lương thấp cho các nhà khoa học ở nước ngoài. Nếu ông Châu không làm được gì nhiều cho đất nước VN thì sao? lúc đó lấy lại nhà à? mà ông Châu có đủ tài năng đề làm nổi danh tất các các ngành khoa học của Toán của VN không? Tôi tin là không vì Toán học rất rộng lớn!
Tôi không hiểu ông Châu nghĩ gì mà dám nhận ngôi nhà đó và dám vượt mặt các những người có công thực sự với khoa học nước nhà như bac Tuỵ. Nói thực sự kính trọng ông Châu trước đó thì nay đã hết trong tôi, với tôi giờ ông cũng là một tri thức tầm thường và hám tiền.
Câu trả lời của tôi :
Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng.
Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước ? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Viêt Nam có tồn tại. Bác Tụy đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm viẹc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam.
Một cách cống hiến khác là đào tạo nhiều nhà khoa học cho Việt Nam. Về điểm này thì còn xa tôi mới làm được như bác Tụy, và các anh chị lớn tuổi khác. Nhưng tôi còn nhiều thời gian hơn họ.
Theo tôi, cống hiến không phải là quá trình nhiều năm ngồi ăn lương của nhà nước.
Bác Tụy và các nhà toán học Việt Nam tiền bối mà tôi biết, đều đã được nhà nước phân nhà, cấp đất. Vì thế, tôi không thấy sự thiếu công bằng khi so sánh về giá trị. Thực ra so sánh ở đây cũng rất khập khiễng, vì căn hộ này là căn hộ công vụ mà cá nhân tôi không có quyền bán, chuyển nhượng. Nó là sở hữu nhà nước.
Tôi tin là nhà nước sẽ phổ biến hơn việc cấp căn hộ công vụ như một biện pháp để cuốn hút người tài. Đấy là cách các Đại học ở Trung Quốc đã làm từ mười năm trở lại đây. Không phải cái gì Trung Quốc làm, mình cũng phải làm. Vấn đề là nếu không làm thế thì làm gì ?
Bạn kính trọng hay coi tôi là trí thức tầm thường ham tiền, thực ra là việc của bạn. Dù sao cũng xin cảm ơn bạn đã đặt ra câu hỏi một cách thẳng thắn để tôi có dịp trả lời.
Các bạn quan tâm có thể xem và tham gia ý kiến trên bài viết gốc của GS NBC.
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
Chuẩn bị thành lập Viện nghiên cứu Toán cao cấp ở Việt Nam
Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp GS Ngô Bảo Châu nhân dịp ông về nước làm việc với các bộ ngành về việc thành lập Viện Nghiên cứu Toán cao cấp.
Thủ tướng tiếp GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Chinhphu.vn |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ngày nay, Toán học không chỉ là chìa khóa để phát triển các ngành khoa học khác mà còn có những ứng dụng trực tiếp và quan trọng vào cuộc sống.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển nền Toán học, coi đây là tiền đề để phát triển nền khoa học cơ bản của Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành công của GS Ngô Bảo Châu có tác động rất lớn đến việc đổi mới giảng dạy và học tập môn Toán, đồng thời cũng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tới những đỉnh cao trong Toán học.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020”, trong đó có nội dung quan trọng là thành lập Viện Nghiên cứu Toán cao cấp.
Thủ tướng mong GS Ngô Bảo Châu dành thời gian, cùng với Bộ GD&ĐT sớm đưa Viện Nghiên cứu Toán cao cấp đi vào hoạt động, đồng thời góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán.
GS Ngô Bảo Châu cảm ơn Chính phủ đã quan tâm, tạo điều kiện cho giáo sư và gia đình, đồng thời cho rằng để thúc đẩy phát triển Toán học không thể chỉ dựa vào công sức của một cá nhân. Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa.
Giáo sư khẳng định cá nhân ông sẽ nỗ lực hết sức và làm tất cả những gì có thể để đóng góp cho sự phát triển Toán học nước nhà.
Trước đó, Chính phủ đã tặng gia đình GS Ngô Bảo Châu căn hộ rộng 160 m2 ở nội thành Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách Nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.
Ngày 17/8/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020” với tổng kinh phí đầu tư 651 tỷ đồng. Mục tiêu của Chương trình là phát triển nền Toán học Việt Nam mạnh mẽ về mọi mặt.
Chương trình đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 có đủ đội ngũ giảng viên Toán có trình độ ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó trên 70% giảng viên ở các trường đại học lớn có bằng tiến sĩ. Bên cạnh đó, xây dựng Viện Toán học và 1-2 khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán của khu vực.
Chương trình đã đưa ra 7 nội dung và giải pháp thực hiện chương trình trọng điểm, trong đó, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng "Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán". Đây sẽ là một cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đỉnh cao về Toán học cho các giảng viên đại học, các nhà toán học, các tân tiến sĩ, các nghiên cứu sinh đến thực hiện các ý tưởng, các đề tài nghiên cứu toán học xuất sắc, có ý nghĩa khoa học và ứng dụng cao.
Bên cạnh đó, hoàn thiện lại hệ thống các lớp chuyên Toán theo chủ trương mới của Bộ GD-ĐT, thi học sinh giỏi, cấp học bổng, ưu tiên tuyển chọn vào đại học, đào tạo giáo viên. Khuyến khích giảng viên Toán ở các trường đại học đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Cử cán bộ nghiên cứu - giảng dạy Toán đi đào tạo nâng cao và thực hiện trao đổi khoa học định kỳ ở nước ngoài. Đồng thời, mời các nhà Toán học hàng đầu thế giới là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam đang công tác ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu, thực hiện các đề tài Toán học trọng điểm, các đề tài nghiên cứu chung.
Đặc biệt, Chương trình hỗ trợ một số đề tài nghiên cứu ứng dụng Toán học trọng điểm với kinh phí đủ cao. Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị lớn về Toán học trong nước và quốc tế, trong đó có kinh phí hỗ trợ các nhà Toán học trẻ có năng lực từ các nước xung quanh, nhằm tạo ra sức hút trong khu vực.
(Theo VnExpress/Dân Trí)
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010
Chuyên đề Toán học trường Phổ thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Tuyển tập một số chuyên đề Toán học của trường Phổ thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) - Chuyên đề Toán học PTNK ĐHQG Tp HCM:
- Chuyên đề Toán học PTNK số 9: Download
- Chuyên đề Toán học PTNK số 8: Download
- Chuyên đề Toán học PTNK số 3: Download
- Chuyên đề Toán học PTNK sô 2: Download
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010
Phương trình mũ và logarit (Tài liệu tự ôn thi Đại học 2011)
Chuyên đề: Phương trình, bất phương trình mũ và logarit giúp học sinh tự ôn thi Đại học.
Tác giả: Thầy Nguyễn Hữu Thanh, Thuận Thành I, Bắc Ninh
Tài liệu được in dưới dạng ảnh (MDI). Download tại đây: Download
Liên quan:
Tác giả: Thầy Nguyễn Hữu Thanh, Thuận Thành I, Bắc Ninh
Tài liệu được in dưới dạng ảnh (MDI). Download tại đây: Download
Liên quan:
Lại Văn Sâm biết được mấy từ tiếng Anh?
Đáng lẽ tôi không bàn về vụ việc Tiếng Anh của Lại Văn Sâm, nhưng vì đọc bài “Anh Sâm nói đúng đến 90%” tôi phải có vài ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề. Ông quan chức phát biểu câu vừa đề cập chứng tỏ ông đã có cân đo đông đếm (vì có con số). Nhưng tiếc rằng con số của ông rõ ràng là sai. Sự thật vẫn là sự thật: ông Lại Văn Sâm dịch sai hoàn toàn ý và chữ của Ngô Ngạn Tổ.
Cách làm rõ vấn để nhất là so sánh những phát biểu của Ngô Ngạn Tổ và cách dịch của Lại Văn Sâm và của tôi. Trong bảng dưới đây, tôi trích lại phát biểu của Ngô Ngạn Tổ, lời dịch của tôi, và lời dịch của ông Lại Văn Sâm để các bạn theo dõi:
Vụ việc rõ như ban ngày như thế mà vẫn có người ở vị trí có trách nhiệm phát biểu một cách vô cùng thiếu trách nhiệm. Điều này làm cho chúng ta hoài nghi khả năng thật của các quan chức. Chúng ta cũng có lí do để đặt dấu hỏi thật lớn về khả năng và trình độ văn hóa của những người gọi là “MC kì cựu”.
MC "kỳ cựu" Lại Văn Sâm |
Ngô Ngạn Tổ | Tạm dịch (của tôi - NVT) | Lại Văn Sâm dịch |
Good evening, ladies and gentlemen. I just want to say what a pleasure and honor it has been for me to take part in the first Vietnam International Film Festival in this beautiful city of Hanoi on its 1000th birthday. | Kính chào quí bà và quí ông. Tôi chỉ muốn nói rằng thật là một vinh hạnh cho tôi tham dự vào chương trình Liên Hoan Phim Quốc Tế Việt Nam lần thứ nhất tại thành phố Hà Nội xinh đẹp vào dịp sinh nhật thứ 1000. | Vâng, Ngô Ngạn Tổ có gửi tới lời chào tới tất cả những người biết anh, hâm mộ anh qua những tiếng reo hò khi anh xuất hiện. Cảm ơn tất cả mọi người đã chào đón anh ở thủ đô Hà Nội, nơi mà anh cũng biết rất nhiều qua báo, đài ... |
I think this week has been full of new and interesting challenges for everyone, but what holds true is the passion of film is very much alive here | Tôi nghĩ tuần lễ này đã có đầy đủ những thử thách mới mẻ và thú vị cho mọi người, nhưng sự thật ở đây là niềm đam mê về điện ảnh rất ư sống động | Và anh ấy cũng rất phấn khởi khi được mời tới dự liên hoan phim quốc tế lần đâu tiên tổ chức tại Việt Nam và anh tin tưởng rằng với đà này thì điện ảnh Việt Nam sẽ có tương lai rất sáng. |
I think the goal of any film festival is not only to bring world cinemas to local audiences but also to bring local cinemas to world audiences, and I think that's certainly been achieved here | Tôi nghĩ mục tiêu của bất kì cuộc liên hoan phim nào đều không chỉ là đem điện ảnh thế giới đến với khán giản địa phương, mà còn đem điện ảnh địa phương đến với khán giả thế giới, và tôi nghĩ mục tiêu này chắc chắn đã đạt được trong cuộc liên hoan phim lần này. | Và anh ấy nói rằng là ở Hà Nội trong những ngày qua thì anh ấy cũng được chứng kiến những dòng người đổ đến các rạp để xem các phim trình chiếu trong liên hoan phim quốc tế như thế nào |
I just want to say that I wish the best of luck for the future of the Vietnam International Film Festival and I hope that opportunity will come back again. Thank you. | Tôi chỉ muốn nói rằng tôi mến chúc điều may mắn nhất đến tương lai của Liên Hoan Phim Quốc Tế Việt Nam, và tôi hi vọng rằng cơ hội đó sẽ quay lại. Cảm ơn quí vị. | Vâng, thưa quý vị! Anh đã chúc cho liên hoan phim một thành công tốt đẹp nhất |
Vụ việc rõ như ban ngày như thế mà vẫn có người ở vị trí có trách nhiệm phát biểu một cách vô cùng thiếu trách nhiệm. Điều này làm cho chúng ta hoài nghi khả năng thật của các quan chức. Chúng ta cũng có lí do để đặt dấu hỏi thật lớn về khả năng và trình độ văn hóa của những người gọi là “MC kì cựu”.
(Đoạn trích từ bài viết "Bàn về MC người Việt" của GS Nguyễn Văn Tuấn. Hình ảnh minh hoạ do MathVn thêm vào).
Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010
Gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận căn hộ do Chính phủ cấp
Chiều 2-11, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Trần Quang Quý đã tới thăm gia đình gia đình Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới mà Chính phủ vừa mua để giao cho gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu sử dụng lâu dài.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết đây là lần đầu tiên Thường trực Chính phủ quyết định sử dụng ngân sách nhà nước để mua nhà và giao cho một nhà khoa học sử dụng lâu dài.
Đó không chỉ là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà còn là sự tin tưởng, gửi gắm của giới khoa học và nhân dân Việt Nam về những đóng góp quan trọng của giáo sư Ngô Bảo Châu vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền khoa học cơ bản của đất nước trong thời gian tới.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói chuyện với giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình - Ảnh: Chinhphu.vn |
Thay mặt gia đình, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ niềm vui và vinh dự khi cùng gia đình ở tại căn hộ tiện nghi, hiện đại được Chính phủ cấp.
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết đây là căn hộ mới xây dựng, có thiết kế tiện nghi và phù hợp về nhu cầu sinh hoạt và làm việc của giáo sư trong thời gian ở Việt Nam.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đánh giá rất cao việc Chính phủ xúc tiến khẩn trương thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về toán và cho rằng đây là tiền đề để tạo bước đột phá trong việc phát triền nền toán học cũng như nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam trong 10 năm tới.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm nhà giáo sư Ngô Bảo Châu - Ảnh: Chinhphu.vn |
Căn hộ mà Chính phủ giao cho gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B nằm giữa 2 phố Bùi Thị Xuân và Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bắt đầu từ tháng 11-2010, gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu đã chính thức dọn về ở căn hộ mới.
Tòa nhà Vincom B, nơi gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu sắp ở. Ảnh: Tiến Dũng. |
PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền, mẹ của giáo sư Ngô Bảo Châu, cho biết giáo sư Ngô Bảo Châu hiện đã nhận giảng dạy tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ) 9 tháng/năm. Trong thời gian nghỉ 3 tháng không hoạt động tại Mỹ, giáo sư Ngô Bảo Châu hoàn toàn tự chủ về thời gian để trở về Việt Nam với vai trò là người đứng đầu Viện nghiên cứu cao cấp về toán tại Hà Nội cũng như tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhằm thúc đẩy ngành toán học Việt Nam.
(Theo chinhphu.vn)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...