Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Tăng Văn Bình - Thủ khoa Đại học 2010 đạt 30/30 điểm

Em Tăng Văn Bình, học sinh lớp 12A1, chuyên Toán, Trường THPT Phan Bội Châu - Nghệ An, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh tế - đối ngoại với điểm số tuyệt đối 30/30.

Ngày nhận tin báo con đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương, chị Trần Thị Dung - mẹ Bình cũng như anh em, bà con làng xóm vui mừng khôn tả. Bên cạnh niềm vui, chị vẫn rơi nước mắt vì quãng đường phía trước còn lắm nỗi gian truân, vất vả....
Tăng Văn Bình vừa trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh tế - đối ngoại với điểm số tuyệt đối 30/30.
Mồ côi cha từ 8 tháng tuổi
Sinh năm 1992 trong một gia đình nghèo ở xóm Yên Hoa, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, 8 tháng tuổi Bình đã mồ côi cha. Mẹ Bình, chị Trần Thị Dung (hiện là giáo viên mầm non xã Yên Sơn) một mình vất vả nuôi hai con khôn lớn. Giáo viên mầm non thời đó được trả lương theo mùa vụ, mỗi mùa được khoảng 2 tạ thóc, các con còn nhỏ dại, gánh nặng gia đình dồn lên vai chị. Đồng lương ít ỏi, ngoài thời gian ở trường, chị phải làm thêm ruộng khoán, nuôi thêm con lợn, con gà, nấu thêm nồi rượu để đủ chi tiêu.
Em Tăng Văn Bình ngày còn nhỏ.
Thương mẹ tảo tần, lam lũ, các con chị Bình đều chăm ngoan, học giỏi. “Chứng kiến mẹ vất vả, gánh vác, lo toan mọi chuyện, em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mẹ... Mỗi khi nghĩ về mẹ, về những hi sinh mà mẹ dành cho hai chị em, em như được tiếp thêm động lực để vươn lên...” - em Tăng Thị Tuyết Trinh, chị gái Bình, sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, tâm sự.
Ba mẹ con Bình.
Những năm học cấp 2, khi còn học trường làng, ngoài giờ học, Bình tranh thủ thời gian rỗi phụ giúp mẹ việc nhà. Lên cấp 3, theo học trường chuyên của tỉnh, trọ học xa nhà, Bình tự lo lắng mọi chuyện. Tiền mẹ gửi cho Bình không nhiều, em phải chắt chiu, tính toán chi li để chi tiêu đủ trong một tháng.
Khó khăn, vất vả, nhưng 12 năm liên tục, Bình đều là học sinh giỏi toàn diện. Năm học lớp 12, Bình đạt giải Nhất học sinh giỏi Toán cấp tỉnh, giải Nhì học sinh giỏi Toán quốc gia và được gọi vào đội tuyển Toán đi thi quốc tế. Chọn khoa Kinh tế - đối ngoại (Trường ĐH Ngoại thương) để thi, Bình đã lượng được sức mình vì đây là khoa có điểm chuẩn cao, thi vào khoa này hầu hết là những học sinh có học lực khá, giỏi.
Vượt qua gần 5.000 thí sinh khác, Bình xuất sắc giành vị trí thủ khoa với số điểm tuyệt đối 30/30. “Khi nhận được thông tin từ báo chí đưa lên mạng em cũng không tin mình đạt điểm tuyệt đối đó đâu. Em nghĩ cũng được khoảng 29,5 điểm gì đó thôi, thực sự bất ngờ anh ạ. Đến giờ này em cũng không tin mình đạt điểm cao như vậy...” - Bình tâm sự.
Nỗi niềm của tân thủ khoa
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, một mình mẹ chèo chống nuôi hai chị em ăn học. Trước đây, học gần nhà còn đỡ, hàng tháng mẹ gửi xuống cho Bình gạo và thực phẩm, chi tiêu sinh hoạt ở Vinh cũng không đến nỗi đắt đỏ. Bây giờ, ra Hà Nội trọ học, trước mắt là các khoản đóng góp, rồi chi tiêu hàng tháng... Đồng lương của mẹ “chia” sao đủ cho hai chị em? Đó là tâm sự, là nỗi niềm, là băn khoăn lớn nhất của Bình hiện nay.
Em Tăng Văn Bình cùng mẹ: "Món quà này em dành cho mẹ người đã hy sinh vì em rất nhiều...".
Nghe tin Bình đậu thủ khoa, họ hàng, làng xóm ai cũng mừng cho em, nhưng không ít người ái ngại cho hoàn cảnh gia đình em hiện tại. Nhưng sau niềm hân hoan, phấn khởi, tự hào là nỗi lo chồng chất.
“Hoàn cảnh gia đình khó khăn, giờ cả hai đứa đều học đại học, sức khỏe tôi cũng đã yếu, làm thế nào xoay xở đủ tiền học phí, tiền chi tiêu cho các con theo học đại học khiến tôi lo lắng. Trước đây tôi phải đi đóng gạch thuê kiếm tiền nuôi con ăn học, giờ đây ruộng cũng đã trả cho nhà nước vì không cày bừa được…”, chị Dung giãi bày.
Nghe tin em Bình đỗ thủ khoa đại học, bà con hàng xóm đến chia vui cùng mẹ em (bên trái).

Nghe tin cháu đỗ thủ khoa đại học, bà Trần Thị Nhỏ (còn gọi là bà Mai, 85 tuổi) - bà nội Bình cũng đến chúc mừng. Bà bảo: "Bố cháu mất từ lâu, một mình mẹ nó dìu dắt hai chị em cũng kiệt sức rồi, anh em ai cũng nghèo. Giờ cháu nó đi học thì muôn vàn khó khăn lại chồng chất, biết mẹ nó có đảm bảo được không".
Bình và bà nội.

Bằng ý chí, nghị lực, cậu bé mồ côi cha từ nhỏ đã đạt được rất nhiều thành tích trong học tập... khiến mọi người phải kính nể.

Khi tôi hỏi “Chị sợ cái gì nhất trong cuộc sống này?”, chị Dung nước mắt lăn trên đôi gò má gầy guộc: “Tôi sợ nhất lúc này là không đủ sức khỏe để lo cho các con. Thứ hai, kinh tế gia đình không đủ để cho các con ăn học...”.

Nói vậy, nhưng chị Dung vẫn quyết tâm: “Đến ngày nhập học nếu không có tiền cho con, tôi phải đi huy động anh em, bà con làng xóm, vay ngân hàng và bằng mọi cách để con được đi học”.
Mới đây, đại diện Hội Khuyến học xóm Yên Hoa, ông Nguyễn Văn Ngọc - chủ tịch hội cùng các ban ngành đoàn thể trong xóm, xã đã đến thăm và động viên an ủi em Bình. Thay mặt Hội Khuyến học xóm, ông Ngọc đã trao cho em Bình phần quà 100.000 đồng.
Chia tay gia đình em Bình, hàng trăm người dân có mặt tại nhà em nhắn nhủ với PV Dân trí: “Xin hãy giúp đỡ cháu Bình vượt qua khó khăn này với nhé.... Gia đình cháu khó khăn lắm".

Thủ khoa Tăng Văn Bình sẽ được thưởng 10 triệu đồng và cấp học bổng toàn khóa học (tương đương học phí hệ chính quy), được tiếp nhận và miễn phí ở ký túc xá (KTX) của trường.
Ngoài ra, ĐH Ngoại thương thưởng 5 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu á khoa khối A (đạt 29,5 điểm) và thủ khoa khối D1 (đạt 28,0 điểm).
Trường thưởng 2 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa các khối D2, D3, D4, D6. Tiếp nhận và miễn phí ở KTX cho các thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế đỗ và đăng ký học tại trường. Hỗ trợ học phí và ưu tiên tiếp nhận vào ở KTX đối với các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010 nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, chính sách này áp dụng chung cho cả hai cơ sở.
Trao đổi với Dân trí, GS.TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Hàng năm Trường ĐH Ngoại thương vẫn có chính sách ưu tiên cho những thí sinh đạt điểm cao. Tuy nhiên năm nay do sinh hoạt phí gia tăng, hơn hết là với đề thi khó mà em Bình vẫn đạt được 30/30 và là thủ khoa tuyệt đối đến thời điểm này nên trường quyết định tăng thêm mức thưởng cho các em”.
“Tôi đọc báo Dân trí biết hoàn cảnh gia đình em Bình khá khó khăn, nên hy vọng với học bổng toàn khóa học sẽ giúp em vượt qua hoàn cảnh để học tốt. Quan điểm của Trường ĐH Ngoại thương là không để các em phải bỏ học hoặc không nhập học do hoàn cảnh gia đình khó khăn” - GS. Châu chia sẻ.
Cũng theo GS. Châu thì sở dĩ có kinh phí để làm việc này là do nhà trường có khoản Quỹ phát triển tài năng do các đơn vị tài trợ. Chính sách này sẽ tiếp tục được duy trì ở các mùa tuyển sinh kế tiếp.
Mathvn.Com (theo Dân Trí)

Đinh Anh Minh - thần tượng mới của học sinh Quốc Học Huế

Nếu như trước đây, học sinh trường Quốc học Huế có Lê Bá Khánh Trình (HCV Olympic Toán học quốc tế) và Hồ Ngọc Hân (Vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2009") là niềm tự hào, thì giờ đây họ đã có thần tượng mới: ĐINH ANH MINH - học sinh lớp 12 chuyên Lý (2009-2010) - người vừa giành tấm huy chương vàng duy nhất cho đoàn Việt Nam tại IPhO 2010.

Trong số 5 HS Việt Nam tham dự đội tuyển Olympic Vật lý quốc tế 2010, Đinh Anh Minh, cậu học trò chuyên Lý trường THPT Quốc Học Huế là người duy nhất đạt HCV. Tỉnh TT-Huế và trường đã tổ chức đón người mang vinh dự về cho tổ quốc một cách long trọng tại sân bay Phú Bài.

Đinh Anh Minh, "chàng trai vàng” của Vật lý Việt Nam.

Chiều 27-7, sân trường THPT Quốc Học Huế chật kín người, khắp trường rộn ràng bằng rôn, cờ hoa chào đón Đinh Anh Minh trở về. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo nhiều ban ngành đều có mặt, xem đây là một sự kiện đáng nhớ của tỉnh TT-Huế.

Một lãnh đạo của  Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế hân hoan: “Lâu rồi ngành Giáo dục mới đón nhận niềm vui lớn thể này. Phần thưởng cao quý của Anh Minh còn là nguồn động viên tinh thần đội ngũ giáo viên, giúp chúng tôi định hướng phương pháp đào tạo tài năng trẻ”.

Anh Minh vừa bước vào cổng trường đã bị vây kín giữa tiếng chúc mừng, hoa, quà của thầy cô, bạn bè. Cạnh em, người mẹ với chiếc camera cá nhân lặng lẽ ghi lại từng khoảnh khắc của cậu con trai cưng. Chính bà bật khóc nghẹn ngào khi nhận được tin báo Anh Minh đạt HCV.

Trong suốt hành trình đến đỉnh vinh quang của Minh, bà sát cánh từng bước và âm thầm theo sát con. Sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, sau khi đinh Anh Minh tốt nghiệp THCS ở trường Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, gia đình quyết định cho em thi tuyển vào trường THPT Quốc Học Huế. Đều đặn mỗi tuần hai lần, tờ mờ sáng, mẹ chở Minh vào Huế học luyện thi. Nỗ lực cao độ, năm 2007, Anh Minh đỗ vào lớp chuyên Lý và đạt điểm tuyệt đối ở môn học này. Bố mẹ bận rộn với công việc kinh doanh ở quê, một mình Minh ở Huế xoay sở từ sinh hoạt đến học tập.
Trong tốp 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, Anh Minh có điểm lý thuyết 9,1/10; điểm thực hành 6,5/10, là 1 trong 34 gương mặt quốc tế đạt HCV.


Trong mắt bạn bè, Anh Minh học cực giỏi, sôi nổi, nhanh nhạy và có nhiều tài lẻ. Năm lớp 12, em giành giải nhất cấp tỉnh môn Lý, giải ba cấp tỉnh môn Toán, giải khuyến khích cấp tỉnh môn Tin, giải nhất quốc gia môn Lý.

Về con đường đến với tấm Huy chương vàng Olympic vật lý quốc tế, Minh cho biết: “Em luôn nắm vững lý thuyết và áp dụng một cách có hệ thống vào thực tế. Ngoài ra, em đọc rất nhiều sách tham khảo, vào mạng internet bổ sung kiến thức, tải các dạng bài về làm thêm”.



Đinh Anh Minh trở về trong niềm tự hào của người thân và bạn bè.


Bà Hồ Thị Thủy, Giám đốc Công ty Zonga, mẹ Minh kể: “Gia đình tập cho cháu tự lập từ sớm nên để cháu một mình ở Huế vợ chồng tôi cũng không lo lắm. Cháu được các thầy trong đội tuyển đánh giá cao. Bố mẹ không tạo áp lực cho cháu nên cháu lên đường với tâm lý thoải mái, kết quả cuộc thi cũng là một bất ngờ lớn với chúng tôi”.

Phỏng vấn nhanh Đinh Anh Minh, em cho biết trước khi thi, em rất tự tin với phần làm bài của mình và chắc chắn sẽ đạt điểm cao. Bí quyết của em là học chắc lý thuyết, đồng thời áp dụng kiến thức một cách có khoa học vào thực tế như tự dịch các sách đề Olympic bằng tiếng Anh, tìm tài liệu trên Internet.
“Cảm giác của em khi mang vinh dự lớn về cho đất nước, cho Huế thật là tuyệt vời. Em rất vui, niềm vui không thể diễn tả được”, Minh chia sẻ.
Minh cho biết thêm: “Em rất vui mừng và hạnh phúc. Phía sau tấm HCV này còn có công lao của ba mẹ, thầy cô, những người luôn sát cánh bên em. Em dự định sẽ theo học ngành Điện - Điện tử ở trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, sau đó là tìm kiếm học bổng để có thể du học nước ngoài”.

Tấm huy chương vàng quý giá.
Theo thầy Nguyễn Phước Bửu Tuấn, hiệu trưởng THPT chuyên Quốc Học, Minh là học sinh đầu tiên mang về huy chương vàng môn Vật lý trong kỳ thi Olympic quốc tế cho trường Quốc Học và cũng là đầu tiên trong tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đinh Anh Minh đã đem về niềm tự hào lớn lao cho trường, phát huy truyền thống học tốt của học sinh Trường Quốc Học.
Theo cô Võ Thị Thu Ân, chủ nhiệm đội tuyển Olympic Vật lý trường Quốc Học, quá trình Minh đi thi, cả trường rất lo vì đây là lần đầu tiên em thử sức trên đấu trường thế giới, và cũng là “em út” của đội 5 thí sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế 2010 tại Croatia vừa rồi. Trong quá trình học, Minh luôn thể hiện sự thông minh, khả năng tiếp thu bài nhanh và sự tự tìm tòi nghiên cứu rất đáng khâm phục.

Minh chụp ảnh cùng cô giáo phó hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm đội tuyển Olympic Vật lý Quốc Học.
Hiện tại, Đinh Anh Minh đã được đặc cách vào học tại khoa Điện - Điện tử, ĐH Bách Khoa TPHCM. Trong tương lai, em ước mơ được trở thành một kỹ sư chuyên nghiên cứu về hạt cơ bản nanô. “Em muốn đi học tại nước ngoài, sau đó về phục vụ quê hương”, Minh tâm sự.
Được biết, thành tích của Đinh Anh Minh trong những năm qua rất đáng nể. Từ năm lớp 1 đến 12, Minh đều là học sinh giỏi. Lớp 8, đoạt giải 3 môn Vật lý thị xã Quảng Trị. Lớp 9 đoạt giải Nhất môn Vật lý tỉnh Quảng trị. Lớp 10 Minh giành huy chương vàng Olympic 30-04 môn Vật lý. Lớp 11, Minh “rinh” huy chương đồng giải toán trên máy tính Casio.
Riêng năm 12, Minh đạt đến 4 giải thưởng gồm: giải Nhất Cuộc thi Vật lý tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải Ba môn Toán tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải Khuyến khích Tin học tỉnh Thừa Thiên - Huế và giải Nhất Vật lý Quốc gia.


Hàng trăm bạn học sinh trường THPT chuyên Quốc học chờ “chàng trai vàng” Đinh Anh Minh.

Chen chúc ở khe cửa nhìn vào sân bay

Háo hức khi Minh xuống máy bay.

Đi ra sân bay với tiếng vỗ tay tán thưởng.
và thật nhiều hoa
 Minh chụp ảnh với nhiều thầy cô giáo và bạn bè.

Minh về trường Quốc học.


Minh chụp ảnh với các thầy cô tại Trường Quốc học.

Minh chụp ảnh cùng mẹ.

Minh được các phóng viên phỏng vấn, quay phim và chụp hình không ngơi nghỉ.
Tại buổi lễ tuyên dương và đón Đinh Anh Minh trở về, UBND tỉnh TT-Huế đã trao bằng khen và phần thưởng trị giá 30 triệu đồng; Tập đoàn dầu khí Việt Nam tặng 30 triệu đồng; bà Thân Thị Hoa, Giám đốc Vietcombank tặng ba triệu đồng.
Mathvn.Com (Nhân Dân/Dân Trí)

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Điểm thi Đại học Huế năm 2010

Năm nay, ban tuyển sinh đã trao đổi công việc với ban chấm thi vào ngày 14/7. Chiều 14 và sáng 15/7, hội đồng đã thảo luận đáp án, chấm thử (chấm chung) và bắt đầu chấm chính thức. xem diem thi dai hoc hue nam 2010, dhsp hue, dai hoc khoa hoc hue.
xem diem thi dai hoc hue 2010
Có tất cả 74.371 bài thi tự luận (năm 2009 là 71.990), trong đó môn Toán (có mặt ở các khối A, B, D, M, T, V) chiếm nhiều nhất với 46.397 bài.
Đến hết ngày 24/7 đã chấm xong các môn tự luận (Toán, Văn, Sử, Địa). Riêng các bài trắc nghiệm đã chấm xong và đã gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT trong ngày 21/7.
Mặc dù các môn khối C đã chấm xong và nhập điểm nhưng thực hiện nguyên tắc bí mật, chưa được ráp phách và thống kê điểm đến thời điểm hiện tại nên theo Hội đồng tuyển sinh, không ai có thể biết thông tin gì về kết quả chấm thi.
Qua trao đổi với các Trưởng môn chấm thi, có những thông tin sơ bộ như sau: Toán khối A có 1 bài đạt điểm 10, điểm 9,5 và 9 cũng có một số bài nhưng không nhiều. Toán khối B đã có bài đạt điểm 10, điểm 9,5 hoặc 9 có dưới 10 bài. Hóa khối B có 2 bài điểm 10. Hóa khối A, Vật lý, Sinh học không có bài điểm 10. Văn khối C đã có những bài đạt 8,5 điểm.
Dự kiến khoảng một hai ngày tới (28,29/7), ĐH Huế sẽ công bố điểm thi năm 2010. Để tra cứu điểm thi Đại học Huế năm 2010, các bạn xem ở đây.

Nguyễn Duy Thái Sơn và hai học trò giành huy chương bạc IMO 2010

Chiều 19/7, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cùng hàng trăm thầy trò trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn vui mừng đón hai học sinh của thành phố dự kỳ thi Olympic toán quốc tế (IMO) 2010 lần thứ 51 tại Astana, Kazakhstan với thành tích là hai tấm huy chương bạc.
nguyen duy thai son chuyen le quy don da nang
Hai thí sinh của trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tham dự kỳ thi lần này là Nguyễn Việt Cường (học sinh lớp 12A2) và Phạm Kiều Hiếu (lớp 12A1). Cả hai học sinh này đều có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, và có một điểm chung là rất say mê môn Toán.

Ngay từ nhỏ, Phạm Việt Cường đã tự nhận thức mình phải nỗ lực học tập để không phụ công cha mẹ. Ông Phạm Văn Mẫn, ba của Cường cho biết, Cường rất chăm chỉ học tập. Em ham học đến mức nửa đêm thấy bài toán khó chưa giải xong vẫn còn điện thoại để trao đổi với thầy giáo.

Thành tích học tập của Cường rất đáng nể. Chỉ duy nhất năm học lớp 1, Cường là học sinh khá, 11 năm còn lại em luôn là học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, Cường đoạt giải nhì môn Toán cấp thành phố; năm lớp 11 đoạt giải nhất môn Toán cấp thành phố; năm lớp 12 giành giải nhất môn Toán cấp thành phố, giải ba môn Toán cấp quốc gia và huy chương bạc môn Toán Olympic Quốc tế.

Cường cho biết, em muốn trở thành một nhà nghiên cứu khoa học. Trước mắt, trong năm học tới em sẽ đăng ký vào học Khoa Điện tử Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Còn Nguyễn Kiều Hiếu sống với người mẹ đã về hưu, nên cuộc sống cũng khá khó khăn. Hiếu bảo có được thành tích này là nhờ sự động viên hàng ngày của người mẹ khắc khổ của mình, cùng với sự truyền nhiệt huyết học Toán của người thầy giáo dạy Toán của mình.

Cả 12 năm học, Hiếu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong ba năm học trung học phổ thông, Hiếu đã giành một giải nhì và hai giải nhất môn Toán cấp thành phố, giải ba môn toán quốc gia và giờ là huy chương bạc Olympic Toán quốc tế. Dự tính của Hiếu trong năm học tới, Hiếu sẽ theo học Cử nhân tài năng Toán tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thầy giáo Nguyễn Duy Thái Sơn, người đã truyền niềm đam mê học toán cho hai học sinh và cũng là người đi cùng hai em tham dự kỳ thi cho biết, trong hai huy chương bạc của học sinh Đà Nẵng giàn được lần này, trường hợp của Nguyễn Kiều Hiếu hơi tiếc một chút. Nếu còn thêm một chút thời gian nữa, Hiếu sẽ giành được thêm điểm ở câu số 6 và chắc chắn đoàn Việt Nam sẽ có thêm huy chương vàng.

Thầy Sơn tâm sự: “Tôi chỉ đóng góp một phần nhỏ vào thành tích này là tạo cho các em niềm tin, tạo cho các em tình yêu môn Toán, còn lại đều là nỗ lực của các em".

Chuyện TS Toán học Nguyễn Duy Thái Sơn đi dạy phổ thông
nguyen duy thai son chuyen le quy don da nang
TS Toán học Nguyễn Duy Thái Sơn

"Tôi có những học trò rất đam mê Toán học. Dạy các em, tôi thấy mình làm được những điều có ích", tiến sĩ Nguyễn Duy Thái Sơn chia sẻ lý do vì sao đường đường là một tiến sĩ từng giảng dạy và nghiên cứu ở Ý, Mỹ, Áo, Nhật, đang công tác ở Viện Toán học, lại chấp nhận về dạy phổ thông.
Anh cũng là một trong số ba tiến sĩ được "hút" về Đà Nẵng theo chính sách thu hút nhân tài và là giáo viên phổ thông duy nhất được mời vào Ban đề thi và chấm thi trong kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 48 tổ chức ở Việt Nam vừa qua. "Tất nhiên trong thỏa thuận hợp đồng với Sở Nội vụ, tôi có thể đi sau năm năm làm việc hoặc hơn", TS Sơn giải thích.

Quê Bình Định, tốt nghiệp và được giữ lại giảng dạy ở ĐH Huế năm 1985. Năm 1997, TS Sơn nhận lời mời sang thỉnh giảng nửa năm ở ĐH Ohio; kết thúc đợt giảng dạy đó, anh được phía bạn mời ở lại tiếp tục giảng dạy thêm nửa năm nữa. Hồ sơ gia hạn cần có xác nhận (đồng ý trên nguyên tắc) của Đại sứ quán VN tại Washington trước khi được gửi về nước.
Thủ tục này đòi hỏi thời gian, vì thế hồ sơ gia hạn của anh bị chậm khi về đến ĐH Huế và đã không được chấp thuận. Trong thời gian này, anh nhận được một học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ của Hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản (JSPS), nhưng mãi đến khi rời Mỹ về nước để xin phép đi Nhật, anh mới biết hồ sơ gia hạn gửi từ Mỹ của anh chưa được chấp thuận, do đó mọi thủ tục liên quan đến chuyến đi Nhật đều bị “ách tắc”.
Khi hạn nhận học bổng đã cận kề, Nguyễn Duy Thái Sơn quyết định sang Nhật. Ở đó hai năm, anh lại nhận thêm một học bổng của Áo rồi mới trở về làm việc tại Viện Toán học.

Thời gian này, do hoàn cảnh gia đình, nên khi biết về chính sách thu hút nhân tài của TP, TS Sơn đã quyết định đầu quân về dạy Toán tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Đã có một số lời mời về làm việc ở ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn (hiện, anh vẫn thường xuyên lên thỉnh giảng cho Khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Đà Nẵng), nhưng anh vẫn chọn ở lại dạy Toán phổ thông.

"Nhiều người ngạc nhiên về sự lựa chọn của tôi? Ở Đà Nẵng, điều kiện làm việc, nghiên cứu cũng không thể sánh được với điều kiện ở hai thành phố lớn, và nhiều khó khăn khác..., nhưng cách đối xử của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tinh thần ham học hỏi của học trò đã giữ chân tôi ở lại".

Trực tiếp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã gặp gỡ và mời TS Sơn về Đà Nẵng. Gương mặt Nguyễn Duy Thái Sơn đặc biệt hứng khởi khi nói về những đêm 1, 2 giờ sáng còn điện thoại với học trò chỉ để chia sẻ niềm vui giải xong một bài toán hóc búa!
 Anh cũng kể lại câu chuyện, có một cậu học trò xuất sắc quê Quảng Ngãi trước khi chuẩn bị nhận học bổng của tỉnh để đi du học (và học xong sẽ phải quay về tỉnh) đã gọi điện hỏi xin ý kiến tư vấn của anh. Lời khuyên và những câu chuyện của anh đã khiến cậu học trò thay đổi quyết định, tìm một hướng đi khác cho mình.
MathVn.Com được biết thêm, thầy Nguyễn Duy Thái Sơn đã được tôn vinh là "nhà giáo được học sinh yêu quý nhất năm học 2009-2010" của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng.
Vietnam+/VNN

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Ngô Bảo Châu đoạt huy chương Fields 2010 ? (Bao-Chau Ngo Fields Medalist)


Ngo Bao Chau doat huy chuong fields 2010, giai thuong fields 2010, Bao-Chau Ngo Fields  Medalist 2010
Bao-Chau Ngo (Ngô Bảo Châu), ứng viên
sáng giá cho giải thưởng Fields 2010.
Ngày 19/8 năm nay, Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ) sẽ tổ chức lễ trao giải Fields năm 2010 cho các nhà toán học trẻ tuổi xuất sắc nhất thế giới đương đại.
Ngô Bảo Châu đoạt huy chương Fields 2010  Bao-Chau Ngo in Fields Medalist
Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, vì trên mạng và trên báo  không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này. Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công trình được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.
Giáo sư Châu đã được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010. Thông thường, vinh dự ấy gắn liền với khả năng được trao giải Fields. Nếu Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields năm nay, anh sẽ trở thành công dân Việt Nam đầu tiên mang lại cho Tổ quốc mình một trong những vinh dự khoa học cao quý nhất thế giới. Xin nói thêm, cho tới nay châu Á mới có ba công dân Nhật Bản được tặng giải thưởng Fields, nếu không kể đến hai người Hoa quốc tịch Mỹ và Australia đoạt giải.


Ngô Bảo Châu xuất hiện trong nhiều danh sách dự đoán các ứng viên giải Fields năm nay. Thí dụ anh đứng đầu danh sách một dự đoán trên mạng mathoverflow.net; một bài trên mạng math.columbia.edu khẳng định: nhiều người nghĩ rằng “Ngô là người chắc chắn thắng nhờ công trình của ông về bổ đề cơ bản” (Ngo is a shoo-in for his work on the fundamental lemma).


Dưới đây xin giới thiệu một số dự đoán về giải Fields năm nay, lấy từ các blogger của nước láng giềng Trung Quốc, nơi “khát” các giải thưởng quốc tế nhất:


Tình hình gần đây của giới toán học quốc tế có vẻ trầm lắng, không ồn ào như mấy năm trước, nhất là khi cả thế giới sững sờ trước tin nhà toán học tài ba Perelman từ chối nhận giải Fields 2006giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay tặng cho người chứng minh được giả thuyết Poincaré. Hồi ấy các mạng Trung Quốc còn xôn xao với tin một người Hoa là Khưu Thành Đồng (Shing-Tung Yau, sinh năm 1949, giải Fields 1982 và giải Wolf) và hai nhà toán học Trung Quốc khác “có liên quan” tới công trình của Perelman. Họ cũng tranh cãi về việc nhà toán học Terence Tao giải Fields 2006 (tên chữ Hán là Đào Triết Hiên) có phải là người Trung Quốc hay không.


Theo thông lệ, Hội Liên hiệp Toán học quốc tế (IMU, International Mathemathical Union) sẽ cử ra một tiểu ban xét chọn giải Fields gồm khoảng 10 người, đứng đầu là đương kim Chủ tịch IMU – ông Laszlo Lovasz, nhà toán học người Hungary. Chức vụ trưởng tiểu ban có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả xét chọn giải Fields. Nghe nói năm xưa Atiyah, khi làm trưởng ban xét chọn giải Fields, đã bỏ ngoài tai mọi xì xào, nhất quyết chọn nhà vật lý người Mỹ Witten làm chủ nhân giải Fields 1990. Từ đó tới nay, ngành toán-vật lý luôn hoạt động sôi nổi, chứng tỏ Atiyah là người có tầm nhìn.



Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD, còn gọi là “giải Nobel Toán”, bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Trong thời gian 70 năm, từ năm 1936 đến 2006 có 48 người được tặng giải này.
Vì thế để dự đoán giải Fields năm nay, có lẽ cũng nên xem Laszlo Lovasz có sở thích gì. Ông này khi học trung học đã giành ba huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO - International Mathemathical Olympiad) các năm 1964, 1965 và 1966. Một điều thú vị: con trai ông cũng đoạt huy chương vàng IMO 2008. Lovasz chủ yếu chuyên làm về lĩnh vực tổ hợp học (combinatorics), từng đoạt giải Wolf lĩnh vực này.


Gần đây trang bìa tạp chí Nature số tháng 8 có đưa tin về hai nhà toán học ở Princeton là Salvatore Torquato và Yang Jiao đã có thành tựu lớn về cải tiến năm loại khối đa diện Plato và các bố trí của khối đa diện Archimedes; Yang Jiao là nghiên cứu sinh ở Princeton. Nhưng thành tựu trên còn xa mới với tới giải Fields, vì hai người này thậm chí không được mời làm báo cáo về tổ hợp học. Cho nên có lẽ lĩnh vực này khó có ứng viên cho giải Fields, dù nhà tổ hợp học Lovasz làm trưởng ban xét chọn; tương tự như Trung Quốc năm 2002 là nước chủ nhà của Đại hội quốc tế các nhà toán học nhưng không người Trung Quốc nào đoạt giải Fields.


Về lĩnh vực xác suất (probability theory), vì năm 2006 Werner và Okounkov đã nhận giải Fields ở Madrid rồi nên năm nay lĩnh vực này sẽ không có dịp được xét tặng giải nữa.
Vậy ta hãy xem trong số các nhà toán học dưới 40 tuổi được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Đại hội quốc tế các nhà toán học 2010, ai xứng đáng là ứng viên giải Fields năm nay?


Nói chung những người này đều là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực của họ, có nhiều khả năng đoạt giải Fields.


Lĩnh vực đại số có Bao-Chau Ngo (tức Ngô Bảo Châu), người Việt Nam, có lẽ là nhà đại số học danh tiếng nhất hiện nay. Trên mạng có rất ít tư liệu về ông, tư liệu hiện có chủ yếu bằng tiếng Việt Nam, khi dùng công cụ dịch của Google dịch ra tiếng Trung Quốc thì không tài nào hiểu được. Các bloger Trung Quốc đành trước tiên dịch ra Pháp ngữ (vì họ cho rằng tiếng Việt gần với tiếng Pháp), sau đó dịch ra tiếng Anh, thấy hiệu quả rất tốt.


Cống hiến chính của Ngo là đã cùng thầy mình là Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita, kết quả này có thể dẫn tới việc chứng minh nhiều định lý quan trọng khác của đại số học. Ngo sinh năm 1972 tại Hà Nội, học trung học ở trường chuyên toán thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tài năng toán học cực cao, hai lần đoạt huy chương vàng IMO các năm 1988, 1989 với số điểm tối đa. Sau đó ông nhận học bổng toàn phần tại Đại học Sư phạm Paris. Trường này từng có bảy người đoạt giải Fields, so với Đại học Princeton chỉ có hai. Hiện nay ông làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton. Nghe nói năm 2008 Ngo lại chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands, vì thế giới toán học quốc tế lại một lần nữa quan tâm tới ông.


Nếu dịch hết các trang mạng Việt Nam viết về Bao-Chau Ngo thì có thể thấy họ hết sức đề cao ông. Nhưng khả năng đoạt giải Fields của Ngo thì tuyệt đối là dựa vào thực lực của ông, chứ không phải do dư luận tâng bốc.


Một nhà toán học khác rất có triển vọng là Artur Avila, sinh năm 1979 tại Brazil, 16 tuổi đoạt huy chương vàng IMO, 19 tuổi viết bài báo đầu tiên về toán học, 21 tuổi đi Pháp học, lấy bằng tiến sĩ, đúng là lý lịch chuẩn của một thiên tài thiếu niên. Avila chủ yếu làm về lĩnh vực hệ thống động lực, đã đạt nhiều thành tựu có tính sáng tạo đầu tiên, từng nhận giải Grand Prix Jacques Herbrand của Viện Khoa học Pháp giành cho các nhà khoa học dưới 35 tuổi (Werner năm 2003 cũng đoạt giải này, sau đó năm 2006 đoạt giải Fields). Avila hiện làm việc tại Viện Toán Clay.


Dĩ nhiên, trong số các nhà khoa học không được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ cũng có nhiều tài năng xuất sắc. Thí dụ Damny Calegari, hiện là giáo sư Viện Công nghệ California, năm 2009 từng được tặng giải Clay. Ngoài ra Calegari còn là một nhà văn. Truyện ngắn A Green Light của ông từng được Hội Nhà văn quốc tế tặng giải Truyện ngắn hay nhất năm 1992.
Tóm lại, qua dự đoán của các bloger Trung Quốc nói trên, có thể thấy Ngô Bảo Châu rất có triển vọng trở thành chủ nhân giải Fields năm nay, như mong muốn tự đáy lòng của chúng ta. Con người khiêm tốn hiền lành ấy sẽ đem về cho nền khoa học của đất nước giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học. Cầu cho mong ước của chúng ta sẽ trở thành sự thật!
MathVn.Com/Tia Sáng

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

GS Ngô Bảo Châu về nước công tác

Chiều 21/7, Ngô Bảo Châu đã có cuộc gặp thân mật với Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch hội đồng, chúc mừng thành tích khoa học của giáo sư Bảo Châu và bày tỏ hy vọng ông đoạt giải thưởng Fields năm nay.
GS Ngo Bao Chau, Prof Ngo
GS Ngô Bảo Châu.
Fields Medal là giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới, thường được ví như "Nobel toán học". Giải thưởng này do Hội nghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt. Hội nghị sắp tới diễn ra tháng 8 tại Ấn Độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong số hai khách mời trẻ phát biểu trong phiên toàn thể.
Tên của những người đạt giải thưởng Fields sẽ được công bố tại hội nghị.
Những dự đoán về khả năng giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, sẽ giành giải thưởng danh giá này nổi lên từ sau khi công trình toán học của ông được đánh giá là một trong 10 phát hiện tiêu biểu nhất của năm 2009. Châu đã chứng minh được bổ đề cơ bản Langlands - một vấn đề hóc búa của thế giới toán học trong suốt 30 năm qua.
Vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích.
Ngô Bảo Châu đã làm được điều đó, công bố kết quả năm 2008 và được xác nhận năm ngoái.
Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận".
Tên tuổi của Ngô Bảo Châu bắt đầu nổi tiếng thế giới kể từ năm 2004, khi anh được nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng học chuyên toán đại học Tổng hợp (nay là đại học quốc gia). Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Sau đó Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
Năm ngoái, Châu được mời giảng dạy tại Đại học Chicago.
“Rõ ràng đây là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất thời đại của chúng ta. Tôi kỳ vọng những điều thực sự lớn lao từ người thanh niên này”, Robert Fefferman, giáo sư toán kiêm trưởng khoa Vật lý của Đại học Chicago, phát biểu.
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất trong nước.
TTO/VNE

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Xem điểm thi Đại học miễn phí - Tra điểm thi Đại học Online

Đã có nhiều trường ĐH công bố điểm thi. Hãy chọn trường rồi nhập tên (hoặc một phần của tên) hoặc số báo danh vào ô dưới đây đề xem điểm thi Đại học Cao đẳng của bạn: Xem điểm thi Đại học 2012 miễn phí

Xem điểm thi Đại học năm 2012 miễn phí - Tra cứu điểm thi đại học 2012 - Xem điểm thi đại học cao đẳng 2012 - Xem diem thi dai hoc 2012 mien phi - Trang web xem điểm thi đại học 2012 online - Tra cứu điểm thi đại học năm 2012. Tra diem thi dh cd 2012 o dhqg tphcm, ha noi, dai hoc vinh, dai hoc hue, dai hoc da nang: Tra cứu điểm thi Đại học 2012

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Đề thi ĐẠI HỌC môn Toán từ 2002 đến 2010 và đáp án

de thi dai hoc mon toan tu 2002 - 2010 va dap an
Tuyển tập đề thi + đáp án môn Toán từ ngày thi chung (2002 đến 2010) chỉ trong 1 file.
Phần đầu là tuyển tập các đề thi (27 trang) và phần sau là đáp án chi tiết của Bộ GD-ĐT. Rất tiện để các bạn in ra (người chỉ cần đề thi thì chỉ in 27 trang đầu).
Download ở đây (PDF in RAR, 7.51 MB, Mediafire link): DOWNLOAD (new)

Bộ Giáo dục - Đào tạo đạo văn ở đề thi Đại học 2010 môn Tiếng Anh?

Bộ Giáo dục - Đào tạo đạo văn ở đề thi Đại học 2010 môn Tiếng Anh?- nocopyright
Trong đề thi tuyển sinh tiếng Anh (khối D), có một đoạn văn khoảng 450 từ so sánh đặc tính của truyện tranh Âu Mĩ và Trung Quốc.  Nội dung đoạn văn ngầm chỉ trích truyện tranh Âu Mĩ tuyên truyền chính trị bằng biếm họa, còn truyện tranh Trung Quốc thì mang tính giáo dục.  Điều đáng nói là đề thi có nhiều sai sót về cách cấu trúc ý tưởng, câu văn, và thậm chí cách dùng mạo từ cũng sai.  Ngay cả cách bỏ dấu phẩy cũng có vấn đề.  Để chắc ăn tôi đã cho một chuyên gia về báo chí của Úc xem qua đề thi, và bà này cũng có cùng nhận xét với tôi.  Một bạn đọc du học sinh đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Úc còn email riêng cho tôi và viết “Cháu đọc những nhận xét của chú về đề thi ĐH năm nay và nhận thấy những bất cập chú nêu là có cơ sở. Ngoài ra nếu phân tích về từ vựng thì theo cháu đang còn nhiều sai sót nữa.”  Thật khó tưởng tượng nổi một đề thi tuyển sinh đại học mà phạm phải những lỗi căn bản như thế!
Cách diễn tả thì rất đặc thù Trung Hoa (và có phần Việt Nam).  Chính vì cách viết mang màu sắc Á châu mà một đồng nghiệp của tôi đã thắc mắc không biết đây là đề thi do chính các chuyên gia của Bộ GDĐT soạn ra, hay là họ lấy từ một nguồn khác.  Độc giả du học sinh tôi vừa nhắc trên có cung cấp một trang blog với đoạn văn y chang như trong đề thi của Bộ GDĐT.  Thật ra, một vài trang blog khác (chẳng hạn như trang này) cũng có đề thi tương tự, nhưng ngắn hơn.  Có thể so sánh 2 bản dưới đây để thấy Bộ GDĐT đã lấy đoạn nào và gọt bỏ đoạn nào:
Hai đoạn văn giống hệt nhau (chữ tô màu vàng là khác nhau)
Một đoạn câu hỏi tiếng Anh trên mạng Đề thi đại học tiếng Anh 2010, mã đề 358
In the West, cartoons are used to make people laugh. The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise, Even though it is all very funny, however, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose.
Cartoons in the West have been associated with political and social matters for many years. In wartime, for example, they proved to be an excellent way of spreading propaganda. Nowadays, cartoons are often used to make short, sharp comments on politics and government as well as on a variety on social matters. In this way, the modern cartoon has become a very powerful force in influencing people in Europe and the United States.

Một version khác thấy trên mạng

In the West,cartoons are used chiefly to make people laugh. The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise it contained. Even though it is very funny, however, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose.

Cartoons in the West have been associated with political and social matters for many years. Nowadays cartoons are often used to make short,sharp comments on politics and government as well as on a variety of social matters. In this way, the modern cartoon has become a very powerful force in influencing people in Europe and the United states.

Unlike most American and European cartoons,however,many Chinese cartoon drawings in the past have also attempted to educate people, especially those who could not read and write. Such cartoons about the lives and sayings of great men in china long ago have proved extremely useful in bringing education to illiterate and semi-literate people throughout China.
In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh. The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained. Even though it is very funny, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose.
Cartoons in the West have been associated with political and social matters for many years. In wartime, for example, they proved to be an excellent way of spreading propaganda. Nowadays cartoons are often used to make short, sharp comments on politics and governments as well as on a variety of social matters. In this way, the modern cartoon has become a very powerful force in influencing people in Europe and the United States.

Đoạn dưới đây không có ở mạng trích dẫn đầu nhưng lại có ở mạng khác
















Unlike most American and European cartoons, however, many Chinese cartoon drawings in the past have also attempted to educate people, especially those who could not read and write. Such cartoons about the lives and sayings of great men in China have proved extremely useful in bringing education to illiterate and semi-literate people throughout China.

Đối chiếu đề thi của Bộ GDĐT và các trang blog này tôi có cảm tưởng người soạn đề thi  của Bộ cắt và dán nhiều chỗ.  Có lẽ đó là lí do tại sao nội dung đề thi rất luộm thuộm về ý tưởng.
Chưa hết, ngay cả một phần trong đề thi 529 cũng lấy từ một nguồn khác.  Câu hỏi bắt đầu từ “It’s often said …” hoàn toàn giống một câu hỏi được đăng trên một trang mạng Trung Quốc.  Có thể xem bộ câu hỏi tiếng Anh đăng trên trang web của TQ đó ở đây, nhưng những câu hỏi này có lẽ cũng được sao chép từ nguồn nào đó.  Để tiện so sánh, bảng dưới đây trình bày hai đề thi.  Tuy giống nhau, nhưng các nhà soạn đề thi Việt Nam có xu hướng sửa chữ, và thêm vài đoạn khác.  Nhưng không thể loại trừ khả năng những đoạn văn khác cũng lấy từ … nguồn khác!
Đoạn đề tiếng Anh trên mang Đề thi tiếng Anh Đại học 2010, mã đề 529
It's often said that we learn things at the wrong time. University students frequently do the minimum amount of work because they're crazy for a good social life instead. Children often scream before their piano practice because it's so boring. They have to be given gold stars and medals to be persuaded to swim, or have to be bribed to take exams. But when you're older? Ah, now that's a different story.
Overt the years. I've done my share of adult learning. At 30, I went to a college and did courses in History and English. It was an amazing experience. For starters, I was paying, so there was no reason to be late-I was the one frowning and drumming my fingers if the teacher was delayed, not the other way round. Indeed, if I could persuade him to linger, it was a prize. not a trouble. I wasn't frightened to ask questions and homework was a pleasure not a pain. When I passed. I had passed for me and me alone. not my parents or my teachers. The satisfaction I got was entirely personal.
Some people fear going back to school because they worry that their brains have got show. But the joy is that, although some parts have been dull sometimes, your brain has learnt all kinds of other things since you were young. It's learnt to think independently and flexibly and is much better at relating one thing to another. What you lose in the dull department, you gain in the maturity department.
In some ways. age is a positive plus. For instance, when you're older, you get more self-controlled. Experience has told you that, if you' re calm and simply do something carefully again and again, at last you'll get the hang of it. The confidence you have in other areas-from being able to drive a car, perhaps--means that if you can't, say, build a chair immediately, you don't, like a child, want to destroy your first pitiful attempts. Maturity tells you that you will, with application, eventually get there.

It’s often said that we learn things at the wrong time. University students frequently do the minimum of work because they’re crazy about a good social life instead. Children often scream before their piano practice because it’s so boring. They have to be given gold stars and medals to be persuaded to swim, or have to be bribed to take exams. But the story is different when you’re older.
Over the years, I’ve done my share of adult learning. At 30, I went to a college and did courses in History and English. It was an amazing experience. For starters, I was paying, so there was no reason to be late – I was the one frowning and drumming my fingers if the tutor was late, not the other way round. Indeed, if I could persuade him to linger for an extra five minutes, it was a bonus, not a nuisance. I wasn’t frightened to ask questions, and homework was a pleasure not a pain. When I passed an exam, I had passed it for me and me alone, not for my parents or my teachers. The satisfaction I got was entirely personal.
Some people fear going back to school because they worry that their brains have got rusty. But the joy is that, although some parts have rusted up, your brain has learnt all kinds of other things since you were young. It has learnt to think independently and flexibly and is much better at relating one thing to another. What you lose in the rust department, you gain in the maturity department.
In some ways, age is a positive plus. For instance, when you’re older, you get less frustrated. Experience has told you that, if you’re calm and simply do something carefully again and again, eventually you’ll get the hang of it. The confidence you have in other areas – from being able to drive a car, perhaps – means that if you can’t, say, build a chair instantly, you don’t, like a child, want to destroy your first pathetic attempts. Maturity tells you that you will, with application, eventually get there.
I hated piano lessons at school, but I was good at music. And coming back to it, with a teacher who could explain why certain exercises were useful and with musical concepts that, at the age of ten, I could never grasp, was magical. Initially, I did feel a bit strange, thumping out a piece that I’d played for my school exams, with just as little comprehension of what the composer intended as I’d had all those years before. But soon, complex emotions that I never knew poured out from my fingers, and suddenly I could understand why practice makes perfect.

Soạn thảo đề thi ở nước ngoài là một việc làm rất công phu.  Ở bang New South Wales (Úc), khởi đầu là Bộ Giáo dục kêu gọi các thầy cô giáo từ tất cả các trường đề nghị câu hỏi; sau đó một hội đồng chuyên gia họp và chọn câu hỏi.  Các bộ câu hỏi này sẽ được thẩm định bằng cách lồng ghép vào đề thi chính thức thông qua các kỳ thi (nhưng không chấm điểm). Sau khi thu thập đủ dữ liệu, Bộ Giáo dục mới quyết định chọn những câu hỏi khả thi và thích hợp.  Trong một số trường hợp, bộ đề thi chuẩn không đủ, thì phải mua dữ liệu đề thi nơi khác, nhưng những trường hợp này chỉ áp dụng cho các kì thi hành nghề chuyên môn chứ không phải thi tuyển sinh đại học hay thi tốt nghiệp trung học. Chẳng hạn như trường hợp thi tuyển bác sĩ ngoại quốc ở Úc, họ mua dữ liệu đề thi của Canada, hẳn nhiên, không phải tất cả. Trong trường hợp sử dụng các tác phẩm đã được đăng tải thì bắt buộc phải có giấy phép của nhà xuất bản hoặc tác giả, và phải ghi lại nguồn bản quyền và xác nhận phép. Nhưng một điều chắc chắn là không bao giờ có chuyện cóp đề thi từ nơi này hay nơi khác, vì làm như thế là vi phạm luật sở hữu trí tuệ và là tội đạo văn, chuyện không thể nào chấp nhận được trong ngành giáo dục, và như thế là một nỗi nhục cho nền giáo dục nước nhà.
Tôi không biết qui trình soạn đề thi ở Việt Nam ngày nay ra sao, nhưng câu hỏi trong đề thi rõ ràng có vấn đề.  Những so sánh dữ liệu trên đây cho thấy đề thi tuyển sinh (phần tiếng Anh, Khối D) không phải do hội đồng soạn đề thi của Bộ GDĐT đã soạn ra.  Rất có thể những đề thi này được sao chép và "chế biến" từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng ngay cả cách sao chép cũng không thể hiện tính nghiêm túc (formality) của một đề thi tiếng Anh. Soạn giả hay người sao chép hình như không phân biệt được văn viết và văn nói, mặc dù có dấu hiệu cố gắng thay đổi câu văn. Chẳng hạn như "at last" thì đổi thành "eventually"; "dull" thành "rusted up"; "when I passed an exam" (văn nói); hay như kiểu viết tắt như "you'll" lại không thay đổi (mà điều này lại là điều cấm kị trong cách hành văn viết trong thi cử).  Hành động sao chép đề thi như thế rất phù hợp với định nghĩa của "đạo văn".  Bộ Giáo dục và Đào tạo của một quốc gia 86 triệu dân với một nền văn hiến lâu đời mà phạm lỗi đạo văn thì thật là một xì-căng-đan, một vết nhơ cho nền giáo dục nước nhà.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) 


 Về đề thi môn Tiếng Anh khối D 2010, GS Nguyễn Văn Tuấn có bài nhận xét sau đây:

Dưới đây là trích một câu trong đề thi tuyển sinh đại học năm 2010, môn tiếng Anh, khối D. Nếu cần một bằng chứng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến học đường Việt Nam trong thời kì hiện nay, thì đề thi tiếng Anh năm nay là một chứng từ khá rõ rệt. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là đề thi này có khá nhiều vấn đề về cú pháp tiếng Anh ...

Câu hỏi gồm 7 đoạn văn với 445 từ.  Nội dung câu hỏi có thể tóm lược như sau. Truyện tranh của phương Tây chỉ làm cho người ta cười là chính, nhưng đoạn khác thì nói rằng truyện tranh của phương Tây mang màu sắc tuyên truyền chính trị, gây tác động lớn đến người dân Âu châu và Mĩ! Còn truyện tranh của Trung Quốc thì mang tính giáo dục công chúng, đặc biệt là dạy viết và đọc.  Truyện tranh Trung Quốc nói về cuộc sống và phát ngôn của các nhân vật vĩ đại Trung Hoa, và qua đó mang chữ đến những người dân mù chữ hay bán mù chữ.  Đến một đoạn cuối của đề thi, người soạn đề cho biết hồi nào đến giờ việc truyền bá kiến thức và văn hóa diễn ra theo hướng từ phương Tây đến phương Đông, nhưng ngày nay nhờ truyện tranh của Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, sự "bất cân đối" đang dần dần được chỉnh sửa.

Nếu đọc kĩ, có thể nói hầu như đoạn văn nào cũng có vấn đề.  Những vấn đề về nội dung, cú pháp, thậm chí văn phạm có thể tìm thấy trong bất cứ đoạn văn nào. Không biết các bạn thì sao, chứ đứng trên quan điểm viết văn khoa học, tôi có thể nói rằng cấu trúc của toàn bộ bài văn (câu hỏi) không tốt, nội dung có phần sai lệch, và quan trọng hơn hết là tiếng Anh không chuẩn, thậm chí sai chính tả.  Chúng ta thử đọc qua vài đoạn để thấy nhận xét trên của tôi có cơ sở.
Về nội dung, có thể đặt vấn đề ngay từ câu đầu (““In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh”).  Tôi không nghĩ tranh truyện của phương Tây chủ yếu làm cho người ta cười đâu.  Nói đến chủ yếu (chiefly = almost entirely), tức là một cách định lượng trên 95% truyện tranh phương Tây chỉ pha trò thì chắc không đúng, bởi vì rất rất nhiều truyện tranh có nội dung nghiêm chỉnh (cũng có khi bạo động), nhất là truyện tranh dành cho trẻ em.  Nhưng điều quan trọng là sau câu văn mở đầu nói là truyện tranh phương Tây chỉ làm cho người ta cười, thì câu văn trong đoạn văn thứ hai lại viết truyện tranh phương Tây là có nội dung … tuyên truyền!  Ở phương Tây, người dân rất ghét “propaganda” (tuyên truyền).  Họ dùng truyện tranh và biếm họa để châm biếm, chứ không phải tuyên truyền.  Có lần kí giả Úc còn dám vẽ biếm họa với thủ tướng Úc như con chó xù của Tổng thống George W. Bush!
Một nội dung khác cũng buồn cười không kém là mâu thuẫn trong 2 đoạn văn.  Chẳng hạn như một đoạn văn đầu thì viết rằng truyện tranh phương Tây là tuyên truyền chính trị, nhưng đoạn văn phía dưới thì viết là truyện tranh Trung Quốc cũng giáo dục con người.  Điều lạ lùng ở câu văn này là tác giả vào đề bằng câu “Unlike most American and European cartoons …”!  Không tin?  Nguyên văn thế này:
Unlike most American and European cartoons, however, many Chinese cartoon drawings in the past have also attempted to educate people, especially those who could not read and write.” (Không giống như phần lớn truyện tranh Mĩ và Âu châu, nhiều truyện tranh Trung Quốc trong quá khứ cũng cố gắng giáo dục công chúng, đặc biệt là những người không đọc và viết được). Đã "không giống" thì sao "cũng" được?
Chú ý chữ “also” (cũng).  Nếu also, thì người đọc hiểu là truyện tranh Trung Quốc cũng tuyên truyền chính trị!  Nhưng không, câu văn thứ 2 cho biết truyện tranh Trung Quốc mang tính giáo dục!  À, vậy truyện tranh phương Tây cũng mang tính giáo dục?  Thế thì một trong hai mệnh đề của đề thi này phải sai về ý nghĩa?
Có thể nói toàn bộ đề thi là những ý tưởng lôm côm, lặp đi lặp lại cứ như là kinh kệ.  Để chứng minh cho nhận xét đó, tôi mời các bạn đọc 3 câu văn sau đây chỉ nói đến một ý duy nhất là truyện tranh Trung Quốc có nội dung truyền bá tư tưởng của các nhà hiền triết Trung Hoa.  Câu đầu là “The cartoons themselves have thus served to illustrate the teachings of the Chinese sages in a very attractive way”.  Nhưng hình như tác giả sợ người đọc quên, nên phía dưới lại viết tiếp “In addition to commenting on serious political and social matters, Chinese cartoons have aimed at spreading the traditional Chinese thoughts and culture as widely as possible among the people.” Ngạc nhiên thay, tác giả vẫn chưa “tha” độc giả, nên “bồi” thêm một câu khác cũng y chang ý tưởng: “Thus, through cartoons, the thoughts and teachings of the old Chinese philosophers and sages …” Viết văn khoa học mà như thế này là bị từ chối ngay, bởi vì nó mang tính xem thường độc giả như là con nít, nên cứ lải nhải một ý tưởng làm mất thì giờ người đọc. Cũng xin chú ý cách dùng mạo từ sai văn phạm ở các câu văn này (“the teachings of the Chinese sages”, hay “the traditional Chinese thoughts and culture”)!
Còn cách hành văn thì chỉ có thể nói là thiếu chuẩn mực và rườm rà.  Có câu văn phức tạp một cách không cần thiết.  Ví dụ như câu văn “Today, however, Chinese cartoons have an added part to play in spreading knowledge” có cụm từ “an added  part to play” vừa mù mờ, vừa – nói theo tiếng Anh là – distraction.  Ngay cả cụm từ “To play in spreading knowledge” tuy không sai về văn phạm, nhưng là cách nói không chuẩn tiếng Anh, mà rất ư là … Việt Nam.  Ngoài ra, chữ however ở đây rất vô duyên, bởi vì nó chẳng có ý nghĩa transition từ đoạn văn trước nào cả.
Không có một câu văn nào để có thể nói là hay cả.  Vào đầu, câu văn “In the West, cartoons are used chiefly to make people laugh”, người soạn đề thi dùng trạng từ chiefly là một ngạc nhiên.  Tôi đoán tác giả muốn nói rằng ở các nước phương Tây, truyện tranh được sử dụng chủ yếu làm cho người ta cười.  Tiếng Anh có nhiều trạng từ có nghĩa “chủ yếu”, như mainly, chiefly, primarily, largely, mostly, principally, first and foremost, v.v… nhưng nghĩa của chúng thì không hẳn giống nhau.  Từ điển tiếng Anh cho biết chiefly có nghĩa là “almost entirely” (tức là hầu như tất cả).  Bởi vì chiefly xuất phát từ chief (có nghĩa là sếp), nên ít được sử dụng hơn các từ khác.  Nếu tôi là người soạn tôi sẽ viết “In the West, cartoons are primarily used for entertainment”.
Câu văn sau thì hơi … lạ.  Tác giả viết “The important feature of all these cartoons is the joke and the element of surprise which is contained.”  Có 2 vấn đề ở đây.  Thứ nhất, người đọc kĩ sẽ hỏi “The feature” ở đây là feature gì, bởi vì trước đó chưa có nói đến feature nào cả!  Ngoài ra, “the element of surprise” là element nào, vì chưa có yếu tố nào được đề cập trước đó!  Thứ hai, về nội dung thì lặp lại ý của câu văn trước, tức là không cung cấp thêm thông tin nào cả.  Câu trước thì nói là làm cho người ta cười, câu hai thì nói đặc điểm quan trọng là làm trò cười.  Nói tóm lại, câu này có vấn đề về dùng mạo từ và ý nghĩa thì thiếu tính liên tục và không cho thêm thông tin.
Đến câu thứ ba “Even though it is very funny, a good cartoon is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose” thì hoàn toàn thừa, và không có cấu trúc logic.  Câu văn này cũng chẳng có cung cấp thêm thông tin nào.  Cách viết cũng không chuẩn: ở câu văn thứ 2 thì viết “The important feature”, nhưng câu thứ 3 thì “A particular feature”!  Câu văn này rất tiêu biểu cho cách viết của người Việt, tức là nhập 2 ý thành một (“is always based on close observation of a particular feature of life and usually has a serious purpose”), làm cho người đọc rất khó hiểu, chẳng biết tác giả muốn nói cái gì.  Thật vậy, người ta phải hỏi “a particular feature of life” là cái gì, và nó có liên quan gì đến “a serious purpose”?  Người ta cũng phải hỏi tại sao dùng “Even though” (ngay cả)?
Chúng ta thử đọc đoạn văn sau đây: “Until recently, the transfer of knowledge and culture has been overwhelmingly from the West to the East and not vice versa. By means of cartoons, however, publishing companies in Taiwan, Hong Kong and Singapore are now having success in correcting this imbalance between the East and the West.”  Thấy gì từ đoạn văn này?  Tôi phải hỏi làm sao có chuyện “transfer of culture” được?  Tôi chỉ nghe và biết có “Transmission of culture”, chứ không có nghe hay đọc “transfer of culture”.  Tuy nhiên, “transfer of knowledge” thì có.  Cách viết này cho thấy người soạn đề thi bất cẩn khi dùng từ và … lười biếng.  Lười biếng ở chỗ dùng danh từ transfer để nói đến cả hai đối tượng!  Từ lười biếng dẫn đến sai lầm hơi ngớ ngẩn.  Kế đến là câu “correcting this imbalance between the East and the West” là không rõ nghĩa, thậm chí sai.  Imbalance là mất cân đối.  Không rõ nghĩa vì đọc câu văn xong, người ta phải hỏi “this imbalance between the East and the West” là mất cân đối giữa Đông và Tây là mất cân đối về cái gì?  Câu đầu, tác giả đề cập đến xu hướngtrend chuyển gia kiến thức từ Tây sang Đông, mà xu hướng thì không đi với chữ imbalance được.  Tại sao câu đầu từ thứ tự là West rồi đến East, nhưng đến câu sau thì đảo ngược trật tự sang East rồi đến West.  Đây là một biểu hiện của sự bất cẩn khi soạn đề thi!
Có khi tác giả quên bỏ dấu phẩy, hay bỏ dấu không nhất quán.  Chẳng hạn như trong câu “Until recently, the transfer of knowledge …” tác giả bỏ dấu phẩy đúng chỗ (sau cụm từ mang tính thời gian until recently), nhưng đến câu “Nowadays cartoons are often used to make short”, tác giả … quên bỏ dấu phẩu sau chữ nowadays!  Một lỗi lầm khó chấp nhận, nhất là đây là một đề thi mang tính làm gương.
Thật ra, tôi có thể chỉ ra thêm khoảng chục vấn đề khác, nhưng thiết tưởng bao nhiêu đó cũng đủ để chứng minh rằng đề thi đã được soạn thiếu cẩn thận, không chuẩn về mặt tiếng Anh, mà nội dung thì cũng rất … lôm côm.  Điều ngạc nhiên là một đề thi mang tính giáo dục khách quan, nhưng lại hàm ý tuyên truyền cho ... “nước lạ”.  Thật ra, nói vậy cũng không công bằng, vì sinh viên học sinh ta cần có kiến thức từ nhiều nguồn, và Trung Quốc là nước quan trọng để biết.  Nhưng với nội dung lệch lạc như thế tôi e rằng sẽ gieo một sự thiếu khách quan cho các em.  Ngoài ra, và cách hành văn kém chuẩn mực như thế thì thật là đáng tiếc.
GS. Nguyễn Văn Tuấn

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Đáp án đề thi CAO ĐẲNG khối A - B - C - D 2010 của Bộ GD-ĐT

Đáp án đề thi CAO ĐẲNG khối A - B - C - D 2010 của Bộ GD-ĐT. Click vào chữ "Tải về" để download.

KHỐI A
KHỐI B
KHỐI C
 KHỐI D
 SINH
VĂN
VĂN 
TOÁN
TOÁN
SỬ
TOÁN
HÓA
HÓA
ĐỊA
ANH VĂN

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Đáp án môn Hóa khối A, B - môn Anh văn khối D - kỳ thi Cao đẳng 2010

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TẤT CẢ CÁC MÔN KHỐI A, B, C, D CAO ĐẲNG 2010 CỦA BỘ GIÁO DỤC: DOWNLOAD

Đáp án môn Hóa khối A, B - môn Anh văn khối D - kỳ thi Cao đẳng 2010
* Đáp án đề thi CAO ĐẲNG môn HÓA khối A, khối B năm 2010: Tải về
* Đáp án đề thi CAO ĐẲNG môn Anh văn (Tiếng Anh) khối D năm 2010: Tải về
*Đã có đáp án chi tiết cả 2 môn Hoá, Anh văn!

Giải thưởng Fields - Phần 3: Fields Medal và ICM 2010

Đại hội Toán học Thế giới (ICM 2010) năm nay dự kiến sẽ có 3.500 đại biểu đến từ 65 quốc gia trên thế giới tham gia. Nước chủ nhà đăng cai Ấn Độ có 3 đại diện ứng cử viên có khả năng giành huy chương Fields 2010.
Sơ lược lịch sử giải thưởng Fields

Fields Medal là giải thưởng toán học được trao tối đa cho 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Giải được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU) diễn ra 4 năm một lần. Đây được coi là giải thưởng toán học uy tín hàng đầu thế giới. Giải thưởng gồm huy chương Fields và tiền thưởng. Năm 2006, số tiền thưởng mà mỗi nhà toán học giành giải Fields Medal nhận được là 15.000 đô la Canada (15.000 USD hay 10.000 Bảng Anh).
Nhà toán học người Canada John Charles  Fields
Nhà toán học người Canada John Charles Fields
Fields Medal do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu tiên năm 1936 cho 2 nhà toán học Lars Ahlfors người Phần Lan và Jesse Douglas người Mỹ. Từ năm 1966, Fields Medal bắt đầu được trao cho 4 nhà toán học trong một đợt.
Tính đến năm 2006, tổng cộng đã có 48 nhà toán học trên toàn thế giới nhận được giải Fields Medal. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 nhà toán học nhận giải, xếp thứ hai là Pháp với 9 giải, Liên Xô cũ và Nga với 8 nhà toán học được vinh danh. Thứ tự tiếp theo lần lượt là: Anh (6), Nhật Bản (3), Bỉ (2), Australia (1), Đức (1), Italia (1), Na Uy (1), New Zealand (1), Phần Lan (1), Thụy Điển (1).
Nhà  toán học Phần Lan Lars Ahlfors - người đầu tiên giành giải  Fields Medal năm 1936. Ông sinh ngày 18/4/1907
Nhà toán học Phần Lan Lars Ahlfors - người đầu tiên giành giải Fields Medal năm 1936. Ông sinh ngày 18/4/1907
 Fields Medal vẫn luôn được ví là giải “Nobel của toán học”. Tuy nhiên, số tiền thưởng kèm theo của Fields Medal không thể so sánh với con số 1,5 triệu USD mà mỗi nhà khoa học giành giải Nobel nhận được. Bên cạnh đó, Fields Medal có điều kiện trao giải nghiêm ngặt hơn Nobel vì có giới hạn độ tuổi, đồng thời Fields Medal thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu, trong khi giải Nobel thường được trao cho một công trình đơn lẻ.

Cho đến nay, nhà toán học trẻ tuối nhất từng giành giải Fields Medal là nhà toán học Jean-Pierre Serre người Pháp. Ông giành giải năm 1954 khi mới 28 tuổi. Năm 2006, lần đầu tiên giải Fields Medal bị từ chối. Nhà toán học người Nga Grigori Perelman khi đó đã không đến dự lễ trao giải diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha.
Grigori Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối giải  thưởng Fields Medal 2006
Grigori Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối giải thưởng Fields Medal 2006

Cơ hội lớn cho toán học Việt Nam

Trong lịch sử hơn 70 năm tồn tại của Fields Medal, châu Á mới có duy nhất một đại diện từng giành được giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990. Giải thưởng Fields Medal 2010 có thể sẽ được lần đầu tiên được trao cho một đại diện của Đông Nam Á và là đại diện thứ 2 của châu Á: Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu của Việt Nam.

Trong thời gian qua, thông tin về vị giáo sư toán học trẻ tuổi người Việt Nam Ngô Bảo Châu đã được nhắc đến rất nhiều. Công trình toán học chứng minh cho bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands năm 2009 của Ngô Bảo Châu đã được tờ The Time của Mỹ bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học năm 2009.
Đây là công trình được đánh giá mang tính đột phá vì kết nối được hai lĩnh vực của toán học là số học và hình học, đồng thời đã chứng minh được điều mà nhiều nhà toán học nổi tiếng trên thế giới không thể giải quyết được trong suốt 30 năm qua.
Năm 2004, Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon đã giành giải thưởng toán học Clay sau khi "giải quyết" được một trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản chương trình Langland. Và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Ngô Bảo Châu từng giành giải toán học Clay năm 2004, giải thưởng danh giá về toán học trên thế giới mỗi năm chỉ trao cho 1 – 2 người, và giải Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu năm 2007.
Năm 2008, Ngô Bảo Châu tiếp tục giành giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Hiện Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm giáo sư Đại học Chicago, Mỹ. Anh sẽ chính thức về làm việc tại Khoa Toán của trường đại học này vào ngày 1/9/2010.

Ngô Bảo Châu là một trong số 20 nhà toán học được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể của Đại hội Toán học thế giới (sẽ họp tại Ấn Độ vào 8/2010). Nhiều nhà toán học có uy tín dự đoán tại đại hội này Châu có thể được tặng Huy chương Fields.
Một  mặt huy chương Fields với hình Archimedes được dập nổi
Một mặt huy chương Fields với hình Archimedes được dập nổi
Giải Fields Medal sẽ được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM - International Congress of Mathematicians) 2010 được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ từ ngày 19-27/8/2010. Đây cũng là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Toán học Ấn Độ và 50 năm thành lập Hiệp hội Toán học Rumania. Đây là lần đầu tiên IMC được tổ chức tại Ấn Độ và là lần thứ 3 được tổ chức tại một nước Châu Á (lần đầu tiên là tại Tokyo, Nhật Bản năm 1990, lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2002).
Hyderabad, Ấn Độ - Nơi sẽ diễn ra ICM 2010 và lễ trao giải Fields  Medal 2010
Hyderabad, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra ICM 2010 và lễ trao giải Fields Medal
Giải thưởng Fields Medal được trao lần đầu tiên năm 1936, nhưng ICM tồn tại trước đó 40 năm. ICM lần đầu tiên được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ năm 1897. ICM năm nay dự kiến sẽ có 3.500 đại biểu đến từ 65 quốc gia trên thế giới tham gia. Nước chủ nhà đăng cai Ấn Độ có 3 đại diện ứng cử viên có khả năng giành giải Fields Medal 2010.
(BEE-KH&ĐS).

Bài đăng phổ biến