Trong chủ đề "giáo viên tám không" mà bạn đọc VietNamNet đang quan tâm và thảo luận sôi nổi, cô giáo cấp 2 đã về hưu Nguyễn Thị Minh Hoa ở Hà Nội "xin nói tiếp tới một thực trạng nguy hiểm của ngành giáo dục (GD), mà một vài phản hồi ở đây đã nhắc đến". Đó là những cảnh báo rằng 3 đến 10 năm nữa, chúng ta sẽ không tuyển được người giỏi vào ngành GD.
Dưới đây là ý kiến của bạn đọc Minh Hoa.
Giờ học của thầy và trò Trường THCS nội trú Lộc Bình (Lạng Sơn). Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tôi nghĩ rằng, không phải 3 đến 10 năm nữa, mà ngay cả hiện nay chúng ta đã đang và sẽ không thể tuyển được người giỏi làm nghề dạy học. Vì sao vậy?
Trừ những người giỏi đã trót ở gần hết đời hoặc quá nửa đời người với nghề đành ở lại, chứ những ai năng động, có tâm, có tầm, có tài lại chịu làm việc ở môi trường nhiều áp lực như nghề dạy học?
Đã thế, chỉ nhận được đồng lương "giật gấu vá vai". Nếu dạy thêm thì bị xã hội "miệt thị".
Còn người trẻ, đã trót học sư phạm (SP), có ai kiên trì đi dạy hợp đồng (HĐ) năm này qua năm khác với số tiền chưa đủ tiền ăn sáng không?
Đã thế, chỉ nhận được đồng lương "giật gấu vá vai". Nếu dạy thêm thì bị xã hội "miệt thị".
Còn người trẻ, đã trót học sư phạm (SP), có ai kiên trì đi dạy hợp đồng (HĐ) năm này qua năm khác với số tiền chưa đủ tiền ăn sáng không?
Ở trường tôi, có những em dạy HĐ đến năm thứ ba mà chỉ được trả 200.000 đồng mỗi tháng. Ngoài việc phân nhiều giờ, nhà trường còn giao cho các em đủ mọi việc, nào là công tác Đoàn Đội, Thư viện, phòng Thí nghiệm,... đủ mọi việc không tên, không tiền... Đã thế, chẳng may lại còn bị ăn mắng...
Có em sau khi tốn kém nhờ vả để dược dạy HĐ, không ngờ thực tế cay đắng như thế, về khóc với mẹ, rồi hai mẹ con cùng ôm nhau khóc.
Trượt biên chế vì "đấu" không tới "giá"
Có người sẽ hỏi sao các em không thi vào biên chế đi để ăn lương Nhà nước?
Xin thưa: không dễ.
Có em sau khi tốn kém nhờ vả để dược dạy HĐ, không ngờ thực tế cay đắng như thế, về khóc với mẹ, rồi hai mẹ con cùng ôm nhau khóc.
Trượt biên chế vì "đấu" không tới "giá"
Có người sẽ hỏi sao các em không thi vào biên chế đi để ăn lương Nhà nước?
Xin thưa: không dễ.
Nếu là 3 môn có thể "kiếm ăn" bằng dạy thêm như Văn, Toán, Tiếng Anh thì tùy từng địa bàn mà người ta "ra giá".
Mà cái giá này người ta có nói thẳng với mình đâu... Vậy là người xin việc cứ dò dẫm, qua cầu nọ cầu kia... Cho nên, có những người thi biên chế đến lần thứ 3, thứ 4 mà vẫn rớt vì "đấu" chưa tới "giá".
Thế nhưng vào được biên chế, công việc đồng lương thế nào thì... ai cũng biết.
Trong khi các công ty các liên doanh người ta chào mời, đào tạo, đãi ngộ người tài... rầm rộ, liệu có nên bỏ qua?
Mà cái giá này người ta có nói thẳng với mình đâu... Vậy là người xin việc cứ dò dẫm, qua cầu nọ cầu kia... Cho nên, có những người thi biên chế đến lần thứ 3, thứ 4 mà vẫn rớt vì "đấu" chưa tới "giá".
Thế nhưng vào được biên chế, công việc đồng lương thế nào thì... ai cũng biết.
Trong khi các công ty các liên doanh người ta chào mời, đào tạo, đãi ngộ người tài... rầm rộ, liệu có nên bỏ qua?
"Con ngỗng đẻ trứng vàng" cho nhà quản lý?
Chắc là vẫn có người muốn vào ngành SP. Nhưng tuyệt đại đa số chắc không phải con em GV.
Trong khi các ngành khác như là Ngân hàng, Bưu điện... việc cho con vào ngành là một ưu đãi thì trong ngành GD không có.
Nhưng giả sử nếu có thì sẽ là một nỗi khiếp sợ của cha mẹ. Cách đây 3 năm, trường tôi có một GV định cho con thi SP. Cả trường ai cũng gàn, những người chân tình thì khuyên "đừng", những người mạnh mồm thì bảo "hâm".
Chắc là vẫn có người muốn vào ngành SP. Nhưng tuyệt đại đa số chắc không phải con em GV.
Trong khi các ngành khác như là Ngân hàng, Bưu điện... việc cho con vào ngành là một ưu đãi thì trong ngành GD không có.
Nhưng giả sử nếu có thì sẽ là một nỗi khiếp sợ của cha mẹ. Cách đây 3 năm, trường tôi có một GV định cho con thi SP. Cả trường ai cũng gàn, những người chân tình thì khuyên "đừng", những người mạnh mồm thì bảo "hâm".
Trong thời đại cạnh tranh như thế này, ngành nghề nào còn bao cấp, ngành đó không tuyển được người tài. Nhà nước càng có nhiều ưu đãi tầm vĩ mô thì càng béo bở người canh cổng ở vi mô. Ngành GD là một ngành nghề bao cấp như thế.
Hiện nay, nó là con "ngỗng đẻ trứng vàng" cho những nhà quản lý, còn GV thì nói chung là. người .. đổ vỏ.
Hiện nay, nó là con "ngỗng đẻ trứng vàng" cho những nhà quản lý, còn GV thì nói chung là. người .. đổ vỏ.
Nhà nước có nhiều ưu đãi, nhưng đến được tay GV thì rất ít.
Ai muốn vào nghề dạy học nữa, trừ khi "chạy cùng sào, đành vào... SP"!
Ai muốn vào nghề dạy học nữa, trừ khi "chạy cùng sào, đành vào... SP"!
- Nguyễn Thị Minh Hoa (đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội)
Đọc những ý kiến của các đồng nghiệp mà cảm thấy buồn. Ý kiến nào cũng có lý. Nhưng "đã mang lấy nghiệp vào thân" thì phải chịu vậy. Cứ làm việc theo lương tâm của một con người các bạn sẽ cảm thấy thanh thản. Nguyễn Hoa (Thanh Hóa) Tôi xin đưa ra ý kiến này! Các bạn cứ nói là đồng lương giáo viên không đủ sống. Các bạn là thầy giáo mà nói dối không biết ngượng. Dạ thưa, lương các bạn hiện giờ là (2,34x650)x1.3 nữa, vị chi gần 2 triệu đồng. Các bạn không đủ tiêu? Đồng ý nếu bạn ở thành phố. Còn ở huyện, thị xã, thậm chí một số tỉnh thì vẫn sống bằng lương như thường. Các bạn thử ra ngoài xã hội thử là việc xem, trăm thứ chuyện đau đầu, chuyện sếp, đồng nghiệp ganh ghét, đối nội, đối ngoại. Một ngày hết 10 tiếng với 100% sức lực, tối về phải chăm lo cái gia đình bé nhỏ nữa, rồi chuyện con cái học hành, thầy cô, ra bài nhiều quá, con không làm hết cô giáo la con, làm ngoài còn có thu nhập để trả tiền học thêm và các khoản phát sinh của nhà trường, còn làm công chức thì sao? Một đièu chắc là lương thấp hơn giáo viên rồi. Một ngày, giáo viên dạy bao nhiêu thời gian? Công chức nhà nước, một ngày làm 8 tiếng, rồi nội bộ đấu đá, đồng nghiệp với nhau mà bằng mặt không bằng lòng. Thôi tổng kết là nhưu vậy, mỗi ngành mỗi nghề đều có cái khó và khổ như nhau. Các bạn cũng được xã hội tôn trọng, học trò khi nhắc đến côgiáo, thầy giáo đều rất tôn trọng rồi. Lê Thanh Bình (Nha Trang, Khánh Hoà) Là một giáo viên dạy THCS đã được mười hai năm, ban đầu tôi yêu nghề lắm. Bằng chứng là tôi đã được mấy tấm giấy chứng nhận giáo viên giỏi... nhưng càng ngày tôi càng muốn bỏ nghề. Bởi vì: áp lực trong ngành giáo dục ngày càng tăng, những quy định rập khuôn máy móc, sự thực dụng trong quan hệ giữa các đồng nghiệp trong trường, học sinh vô lễ với thầy cô, đồng lương không đủ sống... Các bạn thử tượng tượng xem sẽ như thế nào trong trường hợp sau : dạy hết tiết 5, đã gần 12h trưa, ra đến cổng trường có một đám học sinh ném vào trước bánh xe máy một tấm ván cắm đinh nhọn , cổng trường đông không kịp tránh, bánh xe đâm phải đinh xì hơi. Tôi phải dắt xe dưới cái nắng gay gắt hơn hai cây số mới có chỗ vá xe...Những ngày sau đó lên lớp tôi không dám nhìn xuống học sinh "thân yêu " của mình nữa vì tôi sợ mình muốn bỏ nghề nhanh hơn... Trần Mỹ Linh (Vinh - Nghệ An) |
Theo Vietnamnet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét