Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Có phải thiên tài mới làm Toán?

Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Để có những cống hiến tốt và hữu ích cho toán học, bạn cần phải làm việc chăm chỉ, nghiên cứu sâu một lĩnh vực, tìm hiểu các lĩnh vực và các công cụ khác, đặt câu hỏi, nói chuyện với các nhà toán học, và suy nghĩ về những "bức tranh lớn". Và tất nhiên, một lượng đủ trí thông minh, kiên nhẫn, và cẩn thận cũng là các yêu cầu. Điều đó không có nghĩa là cần một tố chất thiên tài kì diệu mà từ đó sinh ra các cái nhìn sâu sắc, các lời giải xuất thần cho các bài toán, hoặc những khả năng siêu nhiên khác.
 có phải thiên tài mới làm Toán
Hình ảnh phổ biến về các thiên tài cô độc (và có thể hơi điên) - những người bỏ qua các sách vở và các quy ước và điều khiển bởi một số nguồn cảm hứng không thể giải thích được từ đó tìm ra một lời giải tuyệt vời cho một bài toán làm ngỡ ngàng tất cả các chuyên gia - không những là một hình ảnh duyên dáng và lãng mạn, mà còn là một hình ảnh cực kì không chính xác, ít nhất là trong thế giới của toán học hiện đại. Đúng là ta có các kết quả và hiểu biết ngoạn mục, sâu sắc và đáng chú ý trong toán học, nhưng chúng là những thành công vất vả và thành tựu đó có được nhờ sự tích luỹ trong nhiều năm, nhiều thập kỷ, hoặc thậm chí nhiều thế kỷ với sức làm việc bền bỉ và sự tiến bộ của nhiều nhà toán học giỏi và vĩ đại; việc chuyển biến từ giai đoạn hiểu biết này sang giai đoạn khác là không tầm thường, và đôi khi khá bất ngờ, nhưng vẫn xây dựng dựa trên nền tảng của công việc trước đó chứ không phải là hoàn toàn bắt đầu từ đầu. (Chẳng hạn với công việc của Wiles trong Định lý cuối cùng của Fermat, hoặc của Perelman với giả thuyết Poincaré.)

Thực ra, tôi tìm thấy thực tế của những nghiên cứu toán học ngày nay - trong đó những tiến bộ là có được một cách tự nhiên là hệ quả của công việc khó khăn, trực tiếp bằng trực giác, các tài liệu chuyên ngành, và một chút may mắn - là thoả đáng hơn rất nhiều so với hình ảnh lãng mạn tôi có trước đó là một sinh viên toán đạt được thành tựu từ các nguồn cảm hứng thần bí của một số dòng máu "thiên tài" quý hiếm. Việc "sùng bái thiên tài" trong thực tế gây ra một số vấn đề, vì không ai có thể sản xuất (rất hiếm) nguồn cảm hứng về bất cứ điều gì khi tiếp cận một cách thường xuyên, và với độ chính xác hoàn toàn đáng tin cậy. (Nếu ai đó có ảnh hưởng đến như vậy, tôi khuyên bạn nên hoài nghi về các tuyên bố của họ.) Áp lực cố gắng hành xử theo điều không tưởng này có thể làm cho một số người bị ám ảnh với "những bài toán lớn" hoặc "học thuyết lớn", những người khác mất mọi nghi ngờ đúng đắn trong nghiên cứu hoặc trong các công cụ của họ, và một số người khác chán nản khi tiếp tục nghiên cứu toán học. Ngoài ra, việc cho rằng sự thành công từ tài năng bẩm sinh (ra khỏi tầm kiểm soát) chứ không phải là do nỗ lực, làm việc theo kế hoạch, và giáo dục (trong vòng kiểm soát) có thể dẫn đến một số vấn đề khác.

Tất nhiên, ngay cả khi bác bỏ khái niệm của thiên tài, vẫn còn đó suy nghĩ, một số nhà toán học nhanh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, hiểu biết hơn, hiệu quả hơn, cẩn thận hơn, hoặc nhiều sáng tạo hơn những người khác. Tuy nhiên điều này không bao hàm chỉ các nhà toán học "tốt nhất" mới nên làm toán, đây là sai lầm chung do hiểu nhầm giữa lợi thế tuyệt đối lợi thế cạnh tranh. Các lĩnh vực nghiên cứu và các vấn đề toán học thú vị để nghiên cứu là rất rộng lớn - vượt xa tầm thâu tóm của các nhà toán học "tốt nhất", và đôi khi trong tập hợp các công cụ hay ý tưởng rằng bạn sẽ tìm thấy cái gì mà các nhà toán học giỏi khác có bỏ qua, đặc biệt ngay cả các nhà toán học lớn nhất vẫn còn có những điểm yếu trong một số khía cạnh của nghiên cứu toán học. Miễn là bạn có giáo dục, có đam mê, và một lượng tài năng thích hợp, sẽ có một số phần của toán học, nơi bạn có thể tạo ra các đóng góp liên tục và hữu ích. Nó có thể không là phần quyến rũ nhất của toán học, nhưng thực tế điều này cũng không tệ, trong nhiều trường hợp các điều cơ bản tầm thường của một vấn đề lại trở nên thực sự quan trọng hơn bất kỳ các ứng dụng ưa thích nào. Mặt khác, đúc rút các kinh nghiệm từ các phần không hấp dẫn của một lĩnh vực là cần thiết trước khi có bất kỳ cơ hội để tấn công những bài toán nổi tiếng trong lĩnh vực nào đó; hãy xem các ấn phẩm đầu tay của bất kỳ nhà toán học vĩ đại thời nay để kiểm chứng những gì tôi nói.

Trong một số trường hợp, nhiều tài năng "chưa qua xử lý" trở nên thực sự có hại cho sự phát triển của toán học lâu dài của một người; nếu các lời giải cho các bài toán đến quá dễ dàng, ví dụ như, người đó không cần đặt nhiều năng lượng nhiều vào làm việc chăm chỉ, đặt các câu hỏi ngớ ngẩn, hoặc mở rộng phạm vi của mình, và vì thế cuối cùng các kỹ năng của người đó bị kìm hãm. Hơn nữa, nếu một người quen với sự thành công dễ dàng, họ không thể phát triển đủ tính kiên nhẫn cần thiết để đối phó với vấn đề thực sự khó khăn. Tài năng là quan trọng, tất nhiên, nhưng làm thế nào để phát triển và nuôi dưỡng nó càng quan trọng hơn.

Nên nhớ rằng toán học chuyên nghiệp không phải là một môn thể thao (tương phản sắc nét với các cuộc thi toán học). Mục tiêu trong toán học không phải là để có được thứ hạng cao nhất, "điểm số" cao nhất, hoặc giải thưởng cao nhất, thay vào đó là sự gia tăng hiểu biết về toán học (cả cho chính bạn, và cho đồng nghiệp và sinh viên của bạn), và để gánh vác một phần sự phát triển và các ứng dụng của nó. Để thực hiện những công việc này, toán học cần tất cả những người tốt mà nó có được.
(Theo VnMath.Com, dịch từ blog của Terry Tao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến