Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Isaac Newton và giai thoại quả táo rơi

Những tài liệu được viết bằng tay, miêu tả chi tiết về việc nhà khoa học Isaac Newton đưa thuyết vạn vật hấp dẫn sau khi ông chứng kiến những trái táo rơi từ trên cây xuống đất, đã lần đầu tiên được Hội Hoàng gia Anh cho công bố trên Internet.

Mô tả ảnh.

Tài liệu miêu tả khoảnh khắc nhà khoa học Newton phát hiện ra thuyết vạn vật hấp dẫn là một phần trong cuốn sách dày 1752 trang về tiểu sử các nhà khoa học vĩ đại của tác giả William Stukeley. Cho đến trước thời điểm công bố rộng rãi, cuốn sách quý hiếm này vẫn được lưu giữ tại Hội Hoàng Gia (Royal Society).

Bản báo cáo viết tay này là một trong số những tài liệu về Newton được công khai trên internet bởi Viện Hàn lâm Anh quốc nhân kỷ niệm 350 năm thành lập viện này.

Lord Rees, chủ tịch Hội Hoàng Gia, nói: “Cuốn sách của Stukeley cung cấp những thông tin giá trị và chính xác về tiểu sử của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Tôi rất vui khi cuốn sách này được số hóa và đưa lên mạng. Điều này sẽ cho phép mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với những tài liệu viết tay có một không hai này”.

Stukeley cũng sinh ra ở Lincolnshire và đã sử dụng quan hệ này để kết bạn với Newton. Stukeley đã vài lần trò chuyện với anh bạn thâm niên hơn kia, và hai người gặp nhau đều đặn vì là thành viên của Hội Hoàng gia, và trao đổi với nhau. Vào một dịp đặc biệt trong năm 1726, Stukeley và Newton đã có một buổi ăn tối chung với nhau ở London.

“Sau buổi tối, tiết trời đang ấm áp, chúng tôi đã tản bộ ra vườn và uống trà dưới tán một số cây táo, chỉ có ông và tôi”, Stukeley viết trong tập bản thảo viết tay kĩ càng mà Hội Hoàng gia cho công bố.


Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Isaac Newton và những trang viết về ông của Stukeley

“Giữa những bài thuyết giảng khác, ông bảo tôi, ông lại ở trong tình huống tương tự, như trước đây khi ý tưởng về lực hấp dẫn xuất hiện trong đầu của ông. Tại sao quả táo đó luôn luôn rớt thẳng đứng xuống đất, ông tự nghĩ mãi; nhân lúc một quả táo rơi xuống, khi ông ngồi trong tư thế suy tư.

“Tại sao nó không rớt sang bên, hay rớt lên trên cao? Mà cứ luôn phải rớt xuống tâm trái đất? Nhất định lí do là trái đất đã hút nó xuống. Phải có một sức mạnh hút kéo nào đó ở vật chất. Và tổng sức mạnh hút kéo trong vật chất của trái đất phải nằm ở tâm của trái đất, chứ không nằm ở bất kì chỗ nào khác của trái đất.

“Vì thế, quả táo này có rơi vuông góc hay tiến về phía tâm ấy hay không? Nếu vật chất theo cách đó hút lấy vật chất, thì nó phải tỉ lệ với lượng của nó. Do đó, quả táo hút lấy trái đất, đồng thời trái đất hút lấy quả táo”.

Tác giả Stukeley cũng thu thập các tư liệu về thời niên thiếu của Newton trong thời gian định cư và học ở Grantham, Lincolnshire. Trong đó, một câu chuyện đã ghi lại rằng lúc nhỏ nhà bác học Newton đã dựng được một mô hình của cối xay gió và làm nó hoạt động như cối xay gió thực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến