Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
Danh sách học sinh giỏi đoạt giải Quốc gia năm 2012
Nếu xếp theo thứ tự đơn vị có nhiều học sinh đạt giải nhất thì Hà Nội dẫn đầu cả nước với 125 giải. Kế tiếp đến là Nam Định - 82 giải, Hải Phòng - 78 giải. TPHCM xếp thứ 10 với 58 giải.
Thừa Thiên Huế có được 57 giải, trong đó MÔN TOÁN chỉ đạt 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
Xem danh sách tất cả học sinh đoạt giải của 63 tỉnh thành: Download Danh sach Hoc sinh gioi Quoc gia 2012.
Tags: Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012, tất cả các môn, danh sách học sinh giỏi quốc gia năm 2012, toán lý hóa tin học sinh văn sử địa tiếng anh tiếng pháp.
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Thời gian thi Đại học, Cao đẳng năm 2012
Thời gian | Nhiệm vụ | |
Buổi sáng | Buổi chiều | |
6g30 – 6g45 | 13g30 – 13g45 | Cán bộ coi thi đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi. |
6g45 – 7g00 | 13g45 – 14g00 | Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi |
7g00 – 7g15 | 14g00 – 14g15 | Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh |
7g15 – 10g15 | 14g15 – 17g15 | Thí sinh làm bài thi |
10g15 | 17g15 | Cán bộ coi thi thu bài thi |
Thời gian | Nhiệm vụ | |
Buổi sáng | Buổi chiều | |
6g30 – 6g45 | 13g30 – 13g45 | Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi. |
6g45 – 7g00 | 13g45 – 14g00 | Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi; một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN. |
7g00 – 7g15 | 14g00 – 14g15 | Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN. |
7g15 | 14g15 | Bắt đầu giờ làm bài (90 phút) |
7g30 | 14g30 | Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng thi giao cho thư ký điểm thi. |
8g30 | 15g30 | Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài. |
8g45 | 15g45 | Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn giao phiếu TLTN. |
Xem thêm: Lịch thi Đại học, Cao đẳng 2012 chính thức
Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012
ĐÁP ÁN 40 đề thi thử môn Toán 2012 của thầy Văn Phú Quốc
Tập tài liệu được soạn thảo công phu, dày 260 trang. Tác giả gửi đăng độc quyền trên MATHVN.COM.
Tải file PDF ở đây (2.38 MB, 260 pages): Download DAP AN 40 de thi thu mon Toan 2012
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Trị số khuất cho mặt phẳng trong Geometer's Sketchpad
Tải về flash tại đây: mediafire.com
Chúc các bạn thực hiện thành công.
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Tổng hợp công thức, lý thuyết, bài tập Vật lý 12 ôn thi ĐH, CĐ
Sách hữu ích cho các thầy cô dạy Vật lý 12 và các em học sinh chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2012.
Tải file PDF (228 trang, 2.3MB) tại đây: Download Tong hop cong thuc, bai tap Vat ly 12.
Xem thêm: 80 đề thi thử Đại học môn Vật Lý có đáp án / Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Vật Lý / Tuyển tập Đề thi ĐH, CĐ môn Vật Lý theo chủ đề
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
Có nên dự thi khối A1?
Ít trường tuyển sinh khối A1
Cho đến thời điểm hiện tại, rất ít trường thông báo tuyển sinh khối A1. Cụ thể, trường ĐH Kinh tế, Đà Nẵng thông báo tuyển 2 ngành là Kinh tế đầu tư và Quản trị hệ thống thông tin, 2 ngành này cùng tuyển khối A, A1 và D1, 2, 3, 4 với 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành.Trường CĐ Công nghệ thông tin - ĐH Đà Nẵng mở thêm ngành Hệ thống thông tin cho khối A, A1, D1 với 60 chỉ tiêu. ĐH Kỹ thuật Hưng Yên tuyển sinh khối A1 cho tất cả các ngành; ĐH Ngoại thương tuyển khối A1 cho tất cả các ngành (trừ ngành ngoại ngữ), trường ĐH Xây dựng tuyển sinh khối A1 với ngành công nghệ thông tin; ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, một số trường ĐH dân lập và trường ĐH khu vực phía Nam thông báo tuyển sinh khối A1.Ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hà Nội, chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên thi khối A1, việc thông báo cũng hơi muộn, do vậy thí sinh nên cân nhắc lựa chọn khối thi. Khối A1 cửa xét tuyển hẹp, bởi năm nay nhiều trường không tổ chức thi khối A1. Nếu em nào lựa chọn thi khối A1 thì cân nhắc giữa môn Hóa và môn Ngoại ngữ xem môn nào là thế mạnh của mình thì thi vào. Nếu phân vân giữa khối A1 và A thì nên thi khối A. Các em cần phải tự tin vào sự lựa chọn của mình”.
Khối A1 thi cùng đợt với khối A
Hầu hết các thí sinh có ý định dự thi khối A1 đều giỏi các môn thi khối A (Toán, Lý, Hóa). Tuy nhiên, theo lịch thi Đại học 2012, khối A1 được dự thi cùng đợt với khối A. Một điều đáng lưu ý nữa là: thí sinh dự thi khối A1 chỉ được xét tuyển vào cùng khối chứ không được xét tuyển sang khối A. Do vậy thí sinh phải cân nhắc kĩ giữa khối A và A1.Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
Hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.
Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.
Ví dụ 3: Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng
Mức tiền phụ cấp thâm niên=[Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng]x[Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ]x[Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng]
Điều 3. Hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được thực hiện như sau:a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu theo các Biểu 1, Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 5a (đối với khối địa phương), hoặc Biểu 1, Biểu 4, Biểu 5b (đối với Bộ, ngành trung ương) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 4. Hướng dẫn về hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012.2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập
a) Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định;
b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định;
c) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên theo các Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 4.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.
Tải bản word đầy đủ ở đây: DOWNLOAD 54/2011/ND-CP Guide
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012
Phụ cấp thâm niên cho giáo viên: Mong đừng bị lãng quên!
Mòn mỏi chờ phụ cấp thâm niên
Theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP (xem phụ lục ở cuối bài viết) về phụ cấp thâm niên cho giáo viên, từ ngày 01/9/2011, những giáo viên có thời gian giảng dạy từ 5 năm trở lên sẽ được hưởng khoản phụ cấp có giá trị bằng 5% mức lương đang hưởng. Những năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm sẽ được tính thêm 1% và khoản tiền này được trả vào kỳ lương hằng tháng. Trước thông tin này, khỏi phải nói, giáo viên vui mừng thế nào. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa nhận được khoản phụ cấp trên.Bà Lê Thị Minh Loan, Trưởng phòng Giáo dục Q.9, cho hay: "Ngay trong tháng 7.2011, khi nghị định vừa ban hành, ai cũng phấn khởi và phòng giáo dục đã triển khai xuống các trường. Các công việc hành chính như thống kê số lượng, hạch toán cụ thể từng GV được hưởng bao nhiêu, các trường đều tiến hành một cách nhanh chóng sao cho đến tháng 9 là chi trả ngay. Tuy nhiên đến giờ này, ngân sách cũng chưa về và chúng tôi cũng chưa có thông tin cụ thể". Một GV ở Q.1 có 20 năm đứng lớp than thở: "Cả trường tôi, GV nào cũng mừng. Vậy mà chờ đợi mãi nên đâm ra nản. Động viên tinh thần, giải quyết khó khăn cho nhà giáo mà để họ phải đợi dài cổ. Thử hỏi như vậy làm sao thu hút được học sinh thi vào ngành sư phạm".
Mong đừng bị lãng quên
Ông Trần Minh Thư, Hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên Q.10, nói: "Nghị định đã được ký ban hành, trách nhiệm của những bộ phận có liên quan phải thực hiện ngay".Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.10 thì cho rằng: "Đừng để nghị định như lời hứa của Bộ năm 2010, GV sẽ sống được bằng lương. Thực tế đến giờ lời hứa đó bị lãng quên mà nguồn động viên cho những người đứng lớp cũng trầy trật mãi không được nhận thì buồn cho nghề giáo lắm".
Đề cập vấn đề này, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay: "Cứ phải chờ thông tư hướng dẫn chứ không có cách nào khác. Riêng TP.HCM đảm bảo có thông tư thì GV sẽ được truy lĩnh ngay vì ngân sách nhà nước luôn sẵn sàng cho nguồn kinh phí này".
Về quy trình thực hiện, ông Nguyễn Đình Thái Châu, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM, giải thích: "Sau khi Chính phủ ký nghị định thì các bộ, ngành có liên quan phải họp bàn thống nhất để ban hành thông tư hướng dẫn. Khi thông tư được triển khai đến các địa phương thì sở tài chính sẽ rót kinh phí về các quận, huyện để chi trả cho GV". Cũng theo ông Thái Châu: "Sở dĩ GV chưa nhận được khoản tiền này là do chưa có thông tư hướng dẫn".
Bộ GD-ĐT: Thấy có lỗi vì sự chậm trễ
Báo Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Kim Tự, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), xung quanh vấn đề phụ cấp thâm niên cho giáo viên.Thưa ông, chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo thực thi từ ngày 1.9.2011, được tính từ ngày 1.5.2011, thế nhưng cho đến nay GV trong diện được phụ cấp vẫn mong ngóng. Xin ông cho biết vì sao việc ban hành thông tư hướng dẫn lại chậm trễ như vậy?
Một số trường ĐH đã chủ động thực hiện chính sách và các địa phương, theo tôi biết, đã chủ động lập dự toán chi. Nói như vậy nhưng chúng tôi cũng thừa nhận việc ban hành hướng dẫn là chậm trễ. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT rất quan tâm, liên tục đốc thúc vấn đề này, bản thân ban soạn thảo như chúng tôi cũng thấy rất có lỗi với các thầy cô trên cả nước vì sự ban hành chậm trễ này.
Theo quy trình, vì là thông tư liên tịch nên một mình Bộ GD-ĐT không thể chủ động về thời gian được, mặc dù Bộ GD-ĐT đã xây dựng soạn thảo, phải xin ý kiến của các bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh - Xã hội, bộ Nội vụ.
Vậy bao giờ thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được ban hành?
Chắc chắn là trong tháng 2.2012 này thông tư sẽ được ban hành và có hiệu lực để các địa phương, cơ sở giáo dục công lập triển khai thực hiện ngay.
Xin ông cho biết đối tượng cụ thể nào sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên và thời gian hưởng phụ cấp ra sao?
Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục ĐH công lập.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập nhưng trước đây giảng dạy ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Vậy cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đã nghỉ hưu có được hưởng mức phụ cấp thâm niên này không?
Cán bộ quản lý giáo dục ở cấp phòng, sở, bộ là đối tượng công chức nên không nằm trong diện được hưởng phụ cấp này. Còn những người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các cơ sở giáo dục công lập thì vẫn là nhà giáo vì theo quy định họ vẫn phải đứng lớp, như vậy họ vẫn là nhà giáo và họ vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Ngoài ra, những nhà giáo được điều động từ các trường lên làm chuyên viên ở các phòng, sở GD-ĐT trong giai đoạn từ tháng 9.2010 đến tháng 5.2015, không giữ chức vụ quản lý thì được bảo lưu phụ cấp ưu đãi trong vòng tối đa là 3 năm.
Những nhà giáo trước khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên như quy định trong Nghị định (chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện từ tháng 5.2011) thì đương nhiên được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
PHỤ LỤC: Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (có hiệu lực 01/9/2011)
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên
Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2012
Việc bổ sung khối thi A1 gồm ba môn toán, lý, tiếng Anh được sự nhất trí cao của các trường ĐH. Khối thi mới bên cạnh khối A cho một số ngành có nhu cầu tuyển sinh sẽ giúp mở rộng đối tượng dự thi, nhất là ở các chuyên ngành đào tạo cần tiếng Anh.
Nhiều cải tiến trong mùa tuyển sinh 2012 sẽ tạo cơ hội cho thí sinh và cả các trường ĐH, CĐ. Trong ảnh: học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2012 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: H.T.V.
1. Chính thức bổ sung khối thi A1
Việc bổ sung khối thi A1 gồm ba môn toán, lý, tiếng Anh được sự nhất trí cao của các trường ĐH. Khối thi mới bên cạnh khối A cho một số ngành có nhu cầu tuyển sinh sẽ giúp mở rộng đối tượng dự thi, nhất là ở các chuyên ngành đào tạo cần tiếng Anh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, để bảo đảm sự ổn định ở các trường tuyển sinh theo khối thi truyền thống và không ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng ôn tập của học sinh trong ba năm THPT (theo ban và theo khối), các trường sẽ vẫn phải tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước. Việc bổ sung khối thi mới được thực hiện nếu trường thấy cần thiết và phù hợp với từng ngành đào tạo.
2. Thêm cụm thi Hải Phòng, mở rộng cụm thi Vinh
Để tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, thi tuyển và tiết kiệm chi phí cho thí sinh, năm 2012 ngoài các cụm thi Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ sẽ có thêm cụm thi Hải Phòng - nơi tiếp nhận thí sinh Hải Phòng, Quảng Ninh thi vào ĐH Hàng hải và các trường ĐH tại Hà Nội. Cụm thi Vinh sẽ mở rộng việc tiếp nhận thí sinh các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị thi vào các ĐH tại TP.HCM, TP Hà Nội và ĐH Vinh.
3. Bộ không đứng tên trong cuốn Những điều cần biết...
Trước hội nghị, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ không in cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ như mọi năm. Các thông tin chi tiết về trường, chỉ tiêu cụ thể, mã ngành dự thi, khối thi, xét tuyển, vùng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh mà trường đăng ký với bộ sẽ được đưa lên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
Các thông tin chi tiết khác về tuyển sinh như chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho từng ngành, môn thi năng khiếu, môn nhân hệ số, học phí, số chỗ trong ký túc xá, các trường công bố công khai trên website của trường, các phương tiện truyền thông và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin do trường công bố.
Tuy nhiên, tại hội nghị, đại diện nhiều trường cho rằng việc thiếu vắng cuốn Những điều cần biết... là sự thiệt thòi, không công bằng cho học sinh vùng sâu vùng xa. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định trường THPT nào chưa có mạng Internet thì thông báo với Cục Công nghệ thông tin của bộ, lập tức sẽ được nối mạng, phục vụ thí sinh.
Trước băn khoăn của nhiều trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận kết luận sẽ đề nghị Nhà xuất bản Giáo Dục xem xét việc in cuốn sách này, nhưng bìa sách sẽ không để tên Bộ GD-ĐT như mọi năm, vì đó không phải nội dung do Bộ GD-ĐT quy định, ban hành. Tính chính xác của thông tin tuyển sinh sẽ do các trường chịu trách nhiệm.
4. Không giới hạn hồ sơ xét tuyển
Một nội dung nằm trong chiến lược giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ là năm 2012 Bộ GD-ĐT giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi xét tuyển. Thí sinh sẽ được nộp hồ sơ xét tuyển không giới hạn đến các trường khác nhau và các trường sẽ xét tuyển nhiều lần mà không bị hạn định về thời gian mỗi đợt xét tuyển hay bắt buộc điểm xét tuyển lần sau phải cao hơn lần trước...
Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai các điều kiện xét tuyển, thời gian nhận hồ sơ, thời gian công bố điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển, chỉ tiêu cần tuyển, ngành và khối xét tuyển, mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển...
Bộ cũng dự định hằng năm chậm nhất đến ngày 31-12, các trường sẽ báo cáo về kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm. Thậm chí sau ngày 31-12, nếu các trường chưa tuyển hết chỉ tiêu (nhất là các trường theo học chế tín chỉ) có thể tiếp tục tuyển sinh.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ giao Vụ Kế hoạch - tài chính xem xét lại phương án gia hạn thời gian đăng ký xét tuyển cho các trường đến hết ngày 31-12 vì thời hạn như vậy quá dài. “Chốt thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh về bộ là ngày 31-12 sẽ có thể khiến xã hội có cảm giác các cơ sở giáo dục vơ hết cái này, cái kia. Bộ sẽ điều chỉnh theo hướng rút ngắn thời hạn xét tuyển của các trường, phù hợp với ngày bộ báo cáo chỉ tiêu tuyển sinh lên Quốc hội” - bộ trưởng cho biết.
5. Trường đặc thù có thể tuyển sinh trung cấp
Theo thông tư 57 quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ được áp dụng bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2012, các trường ĐH sẽ không được phép tuyển sinh hệ trung cấp. Tuy nhiên, tại hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, nhiều trường thuộc khối năng khiếu - nghệ thuật, y - dược cho rằng quy định này quá cứng nhắc, không phù hợp với thực tế đào tạo tại nhà trường.
Đại diện Học viện Âm nhạc quốc gia VN thẳng thắn cho rằng: “Học viện Âm nhạc quốc gia với đặc thù đào tạo riêng biệt, nếu không có hệ trung cấp thì cũng không phát triển được đào tạo ĐH. Thực tế đa số sinh viên ĐH xuất phát từ hệ trung cấp của trường”.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ xem xét cụ thể đề nghị của các trường, đáp ứng nguyện vọng thật sự của người học và người dạy, có thể điều chuyển để một số trường ĐH đặc thù về văn hóa - nghệ thuật, các trường quốc phòng - an ninh, y - dược tiếp tục được tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp.
6. Tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH
Một quyết định được nhiều học sinh các trường THPT chuyên, học sinh thi học sinh giỏi quốc gia mong đợi là quyết định tuyển thẳng học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vào ĐH.
Đối với học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn thi đoạt giải, nếu dự thi ĐH, CĐ thì được ưu tiên theo hai hướng: thứ nhất, nếu dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn ĐH trở lên, không có môn nào bị điểm 0 thì các trường tuyển thẳng vào ĐH; thứ hai, nếu dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn CĐ đến dưới điểm sàn ĐH, không có môn nào bị điểm 0 thì các trường tuyển thẳng vào CĐ.
LÙI NGÀY THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG | |
Thời gian thi sẽ được lùi lại 4-5 ngày so với năm trước (những năm trước đợt 1 thi ngày 4 và 5-7, đợt 2 ngày 9 và 10-7, đợt 3 ngày 14 và 15-7) để các ngày thi rơi vào đúng thứ bảy, chủ nhật, tránh tắc đường; thời gian giữa hai đợt thi giãn ra để các trường kịp chuẩn bị, không cập rập. | |
Ðợt 1: 7 và 8-7 | Khối A, A1, V |
Ðợt 2: 14 và 15-7 | Khối B, C, D và các khối năng khiếu |
Ðợt 3: 21 và 22-7 | Thi CÐ tất cả các khối (như năm 2011) |
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ
Nguồn: tuoitre.vn
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
Lịch thi Đại học 2012 (chính thức)
Ngày 14/2/2012, tại Hội nghị Hiệu trưởng trường Đại học Cao đẳng năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố những thay đổi trong tuyển sinh 2012, trong đó có sự điều chỉnh lịch thi cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Ban đầu, Bộ GD-ĐT dự kiến kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2012 được tổ chức 3 đợt thi vào các ngày thứ bảy và chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7 năm 2012. Tuy nhiên, lịch thi dự kiến này không được sự ủng hộ của Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ. Vì vậy, đến ngày 24/2/2012, Bộ GD-ĐT quyết định giữ lịch thi ổn định như năm ngoái. Cụ thể như sau:
Đợt I: ngày 4 và 5/7/2012 thi đại học khối A, V và A1 (khối A1 gồm 3 môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh mới được bổ sung trong kì thi năm nay).
Đợt II: ngày 9 và 10/7/2012, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu.
Đợt III: ngày 15 và 16/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối.
Lịch thi chi tiết cho từng khối thi (ngày, buổi, giờ thi) đã được Bộ GD-ĐT công bố như sau:
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
Một chút Toán học cho ngày Valentine 2012
Lưới tình |
Hạnh phúc |
Nhói đau |
Tan vỡ |
Liên quan: Biểu tượng của tình yêu / Đồ thị trái tim / Thơ tình Toán học
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
Tô màu hình chóp trong Geometer's Sketchpad
Nếu máy tính bạn chưa cài đặt chương trình Java thì mô hình Geometer's Sketchpad có trong bài viết này không hiển thị được. Vì thế bạn vui lòng tải về và cài đặt Java tại địa chỉ http://java.com nhé!
Để tô màu luân phiên cho các mặt hình chóp như trong mô hình trên mời bạn theo dõi flash ghi lại thao tác thực hiện dưới đây.
Các bước thực hiện
1. Dựng hình chóp và thiết lập trị số khuất của các mặt.
2. Tô màu cho các mặt rồi thiết lập mặt khuất và ẩn màu đó đi.
3. Chọn lại màu cho mỗi mặt.
Tải về flash tại đây: mediafire.com Chúc bạn thành công.
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...