Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Áp dụng định lí Vi-ét giải bài toán so sánh nghiệm của PT bậc hai với 1 hoặc 2 số thực

Sáng kiến kinh nghiệm: “Áp dụng định Vi-ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” cho học sinh THPT. Giúp định hướng và biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp “Áp dụng định Vi - ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” cho học sinh THPT.

Trong sáng kiến kinh nghiệm này, các dạng bài có thể giải được bằng phương pháp “Áp dụng định Vi - ét giải bài toán so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với một hoặc hai số thực ” là

+ So sánh hai nghiệm của phương trình bậc hai với một số thực a.
+ So sánh hai nghiệm của phương trình bậc hai với hai số thực a và b.
+ So sánh các nghiệm của phương trình bậc ba với số thực a.
+ Tìm điều kiện của tham số để hàm số có cực trị thỏa mãn điều kiện cho trước.
+ Tìm điều kiện của tham số để hai đồ thị hàm số cắt nhau tại n điểm (n = 2 hoặc n = 3) thỏa mãn điều kiện cho trước.

Download toàn bộ tài liệu tại http://www.mediafire.com/?6aqqwr2ue6oyy2v
Nguồn: vnmath

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Vũ Hà Văn - người khai sinh số học tổ hợp

MATHVN Xin giới thiệu bài viết mới nhất về một trong hai giáo sư Toán học trẻ nhất Việt Nam - GS Vũ Hà Văn.
Vu ha van, Vũ Hà Văn, Giáo sư, Nhà toán học
Giáo sư Vũ Hà Văn

Giáo sư Vũ Hà Văn là người đầu tiên trên thế giới tìm ra toán "số học tổ hợp" - tạo ra một con đường mới cho nền toán học thế giới. Anh cũng là người đưa ra lời giải cho một loạt các bài toán lớn mà nhiều thập niên lại đây, không ai giải được. Nhưng có lẽ ít ai ngờ, vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới lại có một tuổi thơ đầy nhọc nhằn trong những tháng năm đạn bom khói lửa ở quê hương Việt Nam.

Giải bài toán "bí" nhiều thập niên


Một loạt các lý thuyết toán học của các nhà toán học lẫy lừng như Segre về đại số năm 1950; Shamir về đồ thị ngẫu nhiên năm 1980 và bài toán của hai nhà Nobel vật lý Wigner - Dyson năm 1950, 1960, trong hàng chục năm qua chưa có ai giải đáp nổi để đưa vào ứng dụng. Bài toán “bí” này chỉ chấm dứt khi vị GS toán học người Việt, Vũ Hà Văn - hiện đang giảng dạy ở Trường ĐH Tổng hợp Rutgers, Hoa Kỳ - tìm ra một loạt các định lý về xác suất tổ hợp, ma trận ngẫu nhiên, mật độ giá trị riêng của ma trận ngẫu nhiên.

Sau khi đưa ra các định lý để lý giải, vận dụng các lý thuyết toán của các nhà toán học trên, thì những bài toán vốn đang nằm "ngủ" hàng chục năm qua mới được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Anh cũng chính là người "khai mở" nên số học tổ hợp (nằm trong toán tổ hợp), một loại hình toán mới trên thế giới.

Với loại hình toán học mới này, Vũ Hà Văn đã xuất bản một cuốn sách mang tên Additive combinatorics dày 570 trang do nhà xuất bản Đại học Cambridge ấn hành. Cuốn sách này anh viết chung với Terence Tao, một trong những nhà toán học hàng đầu của thế giới.

Nhờ những sáng tạo mở ra ngành toán học mới và tìm ra lời giải cho những bài toán "bí" suốt nhiều thập niên, Vũ Hà Văn được trao tặng giải thưởng George Polya. Tên tuổi và những đóng góp của anh được đặt bên cạnh những tên tuổi toán học lớn của thế giới. Thần đồng toán học thế giới L.Lovasz, hiện là chủ tịch Hội toán học thế giới cũng được trao giải thưởng này vào năm 1979.

GS Vũ Hà Văn cho biết: "Một số công trình phát triển và ứng dụng lý thuyết xác suất mà nhờ đó tôi được trao giải Polya là công trình mà qua đó để giải quyết một số bài toán tổ hợp. Phần lớn các công trình này được bắt nguồn từ luận án Tiến sĩ tôi viết tại Đại học Yale (1994-1998). Trong vòng 10 năm qua, các ý tưởng đã được đào sâu, tìm được nhiều ứng dụng và tôi cũng đã phát triển chúng thêm rất nhiều".

Cuộc hội ngộ với thần đồng toán học L.Lovasz


Có lẽ, người có công đưa Vũ Hà Văn đến với thành công ấy, chính là thần đồng toán học L.Lovasz. Đến bây giờ anh vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh năm 1987, sau khi tốt nghiệp Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, Vũ Hà Văn lên đường sang Hungary học ngành điện tử tại ĐH Bách khoa Budapest. Trong cuộc thi toán Schweitrer Miklos dành cho sinh viên Hungary, bài luận của Vũ Hà Văn đã được Viện sĩ Hàn lâm, thần đồng toán học thế giới L.Lovasz nghe. Ngay sau đó, thần đồng toán học đã đích thân gửi thư tới Đại sứ quán Việt Nam tại Budapest và bày tỏ về khả năng toán học đặc biệt của Văn. Thần đồng toán học thế giới đã đề nghị Đại sứ quán cho sinh viên Vũ Hà Văn được tiếp tục quá trình học tập tại khoa Toán của Trường ĐH Tổng hợp Eotvos Lorand.

"Tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ để chúng ta có thể đào tạo tài năng này một cách tốt nhất", giáo sư L.Lovasz nhấn mạnh trong lá thư gửi Đại sứ quán. Lá thư này đã tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời chàng sinh viên Vũ Hà Văn. Anh chuyển từ ngành Điện sang học ngành Toán.

Dưới sự giảng dạy trực tiếp của thần đồng toán học thế giới - GS L.Lovasz, chàng sinh viên Việt Nam Vũ Hà Văn đã sớm bộc lộ những sáng tạo xuất sắc trong ngành Toán và đạt được những thành tích đáng nể trong cuộc đời sinh viên.

Liên tục trong các năm 1991, 1992, 1993 anh đã đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Schwritzer - là cuộc thi toán khó nhất cho sinh viên nhằm tìm những nhà nghiên cứu cho tương lai. Là sinh viên năm thứ 3, anh được cử đi dự hội nghị toán học trẻ quốc tế tổ chức tại Đại học Conell ở Hoa Kỳ. Tại hội nghị lớn này, anh đã được đọc bài luận và đăng bài trên tạp chí toán học thế giới. Sang năm học thứ tư, anh được cấp thêm một học bổng của các nước trong khối Cộng đồng châu Âu, sang Bỉ theo học chuyên đề một năm tại Trường đại học Gent.

Năm 1994, tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ, Vũ Hà Văn lại được nhận giải thưởng Renyi Kato của Hội toán học Hungary và được nhận làm luận án tiến sĩ. Với bảng thành tích dày đặc sau 5 năm được thần đồng toán học thế giới giảng dạy, khi tốt nghiệp đại học tại Hungary, có tới 3 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ đã đồng ý triệu tập Vũ Hà Văn sang học tiến sĩ.

Cuối cùng, mùa hè năm 1994, Vũ Hà Văn đã quyết định sang Hoa Kỳ học tiến sĩ ngành toán tại ĐH Yale, là ngôi trường cổ có ngành toán tốt nhất Hoa Kỳ, dưới sự hướng dẫn của GS Lovasz. Hiện anh đang giảng dạy tại ĐH Tổng hợp Rutgers, New Jersey - ngôi trường có bộ môn toán tổ hợp mà anh theo đuổi. Vũ Hà Văn còn được mời làm Chủ nhiệm chương trình "Số học tổ hợp" của IAS.
vu ha van va gia dinh
GS Vũ Hà Văn và gia đình nhỏ

Cuộc sống gia đình bình dị


Nhìn cuộc sống đầy đủ, tên tuổi vang dội của GS Vũ Hà Văn bây giờ thì ít ai ngờ, anh cũng từng trải qua tuổi thơ đầy nhọc nhằn trong những năm tháng quê hương Việt Nam còn khó khăn. Đó là những năm tháng mà cha Vũ Hà Văn, nhà thơ Vũ Quần Phương gọi là: "Sống cho qua kỳ đói, khỏi kỳ loạn và chỉ nghĩ làm sao để gia đình được cơm no áo ấm, chứ không dám mơ tới cơm ngon áo đẹp".

Vũ Hà Văn sinh năm 1970, đúng những năm tháng chiến tranh, khói lửa, nên cuộc sống vô cùng vất vả. Cho đến khi thi đỗ điểm rất cao vào khoa Điện tử - Tin học của ĐH Bách khoa Hà Nội, được tiêu chuẩn theo học ở nước ngoài và sang Hungary học, anh vẫn sống trong sự túng thiếu.

Một lần, anh đã phải thốt lên với cha: "Trong đời làm sinh viên của con, con chưa bao giờ được mua đồ mới để dùng cả". Tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, sách vở, radio... Văn đều phải mua lại của những sinh viên tốt nghiệp về nước với giá chỉ bằng 20 - 30% so với đồ mới. Nhưng tất cả những nhọc nhằn của tuổi thơ, của chàng sinh viên xa nhà nơi đất khách cũng không quật ngã được ý chí mạnh mẽ trong Vũ Hà Văn. "Những năm Văn học ở Hungary thiếu thốn lắm, học bổng chỉ đủ ăn thế mà sau 3 năm học đầu, Văn vẫn tiết kiệm được 100 USD mang về cho bố mẹ. Khi cầm đồng tiền ấy, tôi thực sự rất xúc động và thương con", nhà thơ Vũ Quần Phương kể.

Những thành công lớn trên thế giới của Vũ Hà Văn sau này dường như không chỉ là những trái ngọt nơi đầu cành ở chốn đất khách quê người, mà nó đã được ươm mầm từ những năm tháng thơ ấu. Lớn lên trong khốn khó, nhọc nhằn về kinh tế nhưng Vũ Hà Văn lại được hưởng một môi trường giáo dục gia đình tình cảm và luôn đặt sự học lên hàng đầu.

Cha anh, nhà thơ Vũ Quần Phương dù công việc có bận đến bù đầu, vẫn luôn đưa con đi học hàng ngày. Khi đến giờ đón con tan học, dù đang ngồi uống bia vui vẻ bù khú với bạn bè, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng gác cốc đứng dậy đi đón con. "Đừng bao giờ để đứa trẻ đứng đợi ở cổng trường bơ vơ, dù là 5 phút. Khi mà tất cả lớp về hết rồi mà còn mỗi con mình đứng đó thì nó buồn đến chừng nào và lo sợ đến chừng nào. Tôi mồ côi bố từ năm lên 6 nên càng thấm thía sự cô đơn và không bao giờ muốn con có cảm giác mà tôi từng trải qua", nhà thơ Vũ Quần Phương tâm sự. Ông cũng hết sức cầu kỳ khi chọn thầy, chọn trường cho con bởi theo ông, sự thành công của đứa trẻ có sự đóng góp chủ yếu của các thầy. Tâm niệm vậy, nên ngay từ bé, ông đã miệt mài tìm bằng được cho con vị thầy giáo giỏi bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ là thầy Tôn Thất. Dù ngày nắng cũng như ngày mưa gió, bão bùng, ông vẫn đạp xe chở con hàng cây số đến nhà thầy học.

Vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới suốt ngày bù đầu với việc giảng dạy, nghiên cứu, viết sách nhưng vẫn không quên ngày nào cũng gửi email từ Hoa Kỳ về Việt Nam cho cha mẹ. Bức thư dù ngắn ngủi vài dòng hay dài dằng dặc đến vài trang, luôn là những thông điệp, những dòng tin nhắn, những bức ảnh kể về công việc, cuộc sống trong ngày của Văn và vợ con. Và anh cũng tận tụy với con, với gia đình như chính cha anh đối với anh thuở còn thơ ấu. Sáng sáng, anh đưa hai con tới trường, rồi lái xe tới nơi làm việc hoặc làm việc tại nhà để đến 4 giờ chiều lại vội vã đi đón con, nấu bữa tối cho cả gia đình. "Do công việc giảng dạy và nghiên cứu của tôi chủ động được thời gian hơn nên những khi không phải đi giảng dạy ở các nước, tôi thường đảm nhiệm việc đưa đón con tới trường giúp vợ. Vợ tôi phải làm công việc theo giờ hành chính không thể về sớm được nên tôi cũng giúp vợ công việc nội trợ như nấu cơm, đi chợ", vị giáo sư toán học hàng đầu thế giới mỉm cười "thanh minh".

Nhờ những sáng tạo mở ra ngành toán học mới và tìm ra lời giải cho những bài toán "bí" suốt nhiều thập niên, Vũ Hà Văn được trao tặng giải thưởng George Polya 2008, lần trao giải George Polya gần đây nhất. Đây là giải thưởng cao nhất dành cho những người nghiên cứu toán tổ hợp của Hội Toán học ứng dụng và công nghiệp Mỹ (SIAM) lập ra từ năm 1969. Theo đánh giá của SIAM, các công trình của Vũ Hà Văn đã phát triển các bất đẳng thức cơ bản cho các đa thức ngẫu nhiên. Các bất đẳng thức này có phạm vi ứng dụng rộng hơn các bất đẳng thức trước đây; chúng cho phép tìm ra lời giải cho một số bài toán lớn từ lâu nay trong hình học xạ ảnh, hình học lồi, lý thuyết đồ thị… Các bất đẳng thức này là một trong những đóng góp quan trọng nhất trong lý thuyết tổ hợp xác suất trong một thập kỷ qua.
MathVn.Com (Theo Gia đình & Xã hội, Dân trí copy lại).

Xem thêm: Vũ Hà Văn - một trong hai giáo sư Toán học trẻ nhất Việt Nam

Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

* Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân

Trả lời câu hỏi liên quan đến biển Đông của đại biểu Quốc hội sáng 25-11, người đứng đầu Chính phủ đã nắm rất chắc vấn đề, trả lời rành rẽ và một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

       »» Xem toàn văn báo cáo giải trình của Thủ tướng


Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng 25-11 - Ảnh: Nam Khánh

Video Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn - Nguồn: VTV1

Biển Đông - chủ đề chưa được đề cập trong báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi bước vào phiên chất vấn trực tiếp - đã được đại biểu Quốc hội Lê Bộ Lĩnh (phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường) đặt thành câu hỏi đầu tiên với người đứng đầu Chính phủ, sáng qua 25-11.

Không nhìn vào văn bản và trả lời thẳng nội dung câu hỏi, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với bốn nhóm vấn đề về biển Đông.

Xác định chủ quyền Hoàng Sa từ lâu

Trước hết, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Trong vịnh Bắc bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới vào năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ, theo Công ước luật biển, thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Đại biểu Lê Bộ Lĩnh: Thủ tướng cho biết quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước, trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, tất cả việc làm của mọi người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, thật sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đồng thời không hoan nghênh, buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động, những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội.

Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán, đến năm 2009 hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường còn khác xa nhau. Đầu năm 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, nguyên tắc đó đã được ký kết nhân dịp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc mới đây.

Chúng ta đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc để xúc tiến đàm phán giải quyết phân định này. Trong khi chưa phân định, hai bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến, và cũng trên cơ sở này ta đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm việc an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta.

Thứ hai, Thủ tướng khẳng định chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng cho rằng chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất từ thế kỷ 17, khi quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Nhưng năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa.

Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý lúc bấy giờ của chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm đó và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước luật biển, DOC...

Thứ ba, theo Thủ tướng, chủ trương của ta đối với thực hiện chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là nghiêm túc thực hiện Công ước luật biển, DOC và “thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta yêu cầu các bên liên quan giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này. Chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế, xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ, bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước ngọt... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân trên quần đảo Trường Sa.

Bên cạnh đó, Chính phủ đang yêu cầu đánh giá lại cơ chế, chính sách đối với đồng bào ta khai thác thủy hải sản, vận tải biển trong khu vực này. Cơ chế đã có và đang phát huy hiệu quả, nhưng cần phải sơ kết để bổ sung, khuyến khích hỗ trợ bà con làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa.

Liên quan đến cam kết quốc tế, chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước luật biển, DOC, phải bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh trật tự, tự do hàng hải ở biển Đông. Đây là mong muốn, lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam vì biển Đông là tuyến đường có dung lượng từ 50-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ Đông sang Tây. Lập trường này của chúng ta được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Thứ tư, giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trên phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước luật biển. Chúng ta đã và tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý và thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiệu quả hơn đối với vùng biển này.

Vì sao cần có Luật biểu tình?

Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) về những căn cứ mà Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét đưa Luật biểu tình vào chương trình xây dựng pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng điều 69 của Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình, như vậy nên bắt tay nghiên cứu xây dựng Luật biểu tình.

Theo Thủ tướng, trong cuộc sống hiện nay có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho việc quản lý của chính quyền. Đã khó như thế thì cũng nảy sinh lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.

Vì vậy, Chính phủ thấy rằng nên kiến nghị với Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đạo luật đó cũng để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật, đồng thời đạo luật đó cũng có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, lợi ích của xã hội và nhân dân.

Dừng ngay dự án khai thác trái phép

Đại biểu Lê Hồng Tịnh (Hậu Giang) và đại biểu Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) cùng chất vấn Thủ tướng về tình trạng khai thác quặng trái phép, không phép. Làm thế nào xuất nhập khẩu khoáng sản có hiệu quả?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải trình rằng: Chính phủ đã có một cuộc họp thảo luận chuyên về vấn đề này, từ đó Chính phủ kết luận chỉ đạo mấy giải pháp lớn.

Thứ nhất, yêu cầu chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo, ngăn chặn bằng được việc khai thác khoáng sản trái phép. Không thể nói rằng việc khai thác khoáng sản trên địa bàn đó mà chính quyền không biết.

Thứ hai, Chính phủ chủ trương tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản, đồng thời rà soát các dự án đang khai thác.

Dự án nào gây ô nhiễm môi trường, khai thác trái với giấy phép, gây hư hỏng đường sá, mất an ninh trật tự thì phải dừng ngay. Việc rà soát này đi liền với bổ sung quy hoạch để quy hoạch theo hướng chế biến sâu, có hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, Chính phủ chủ trương kiểm soát xuất khẩu khoáng sản, xuất khẩu quặng ngay tại các dự án chứ không phải để kiểm soát ở cửa khẩu. Nếu làm đúng giấy phép nhưng xuất khẩu không có lợi, để dành chế biến sâu hơn thì cũng có giải pháp thích hợp để dừng lại. Bộ Công thương đã cho dừng xuất khẩu quặng sắt ở mỏ Quý Sa (Lào Cai).

Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tăng thêm ngân sách để tiếp tục khảo sát, điều tra, nghiên cứu về khoáng sản của nước ta. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải báo cáo với tôi rằng chúng ta mới thăm dò hơn 50% đất liền về khoáng sản, trên biển mới có hơn 1%, phải thêm kinh phí để thăm dò, để chúng ta biết chúng ta có cái gì, bao nhiêu, chất lượng, trữ lượng thế nào để hoạch định chiến lược cho phù hợp.

Giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông

Trong phần báo cáo, giải trình thêm trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác định tai nạn và ùn tắc giao thông là vấn đề nghiêm trọng, bức xúc. Thủ tướng đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đề cao trách nhiệm và kỷ luật kỷ cương, huy động mọi nguồn lực để thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông.

Theo Thủ tướng, Chính phủ đã và đang chỉ đạo tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về một con số để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, bảo đảm điện, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.

Thủ tướng khẳng định trong thời gian tới sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư phát triển ba năm 2013-2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 7 (2009-2013), tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500.000 tỉ đồng, gấp 2,76 lần so với năm năm 2004-2008, vượt mục tiêu nghị quyết trung ương 7 đề ra.

VÕ VĂN THÀNH

Đại biểu Quốc hội nhận xét

Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường):

Thủ tướng trả lời ấn tượng

TT - Vấn đề an ninh, chủ quyền trên biển Đông là vấn đề cá nhân tôi rất quan tâm. Qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri rất quan tâm vấn đề này.

Vì vậy, tôi đã chọn để chất vấn và được Thủ tướng cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, nêu rõ quan điểm, khẳng định rõ lập trường của Chính phủ cũng như cá nhân Thủ tướng về các vấn đề đang tồn tại trên biển Đông. Tôi nghĩ nhiều cử tri sẽ yên tâm với việc Chính phủ đã và đang thực thi các biện pháp đủ mạnh để giữ vững chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của VN.

Đại biểu Lê Bộ Lĩnh trên diễn đàn Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng

Qua hơn hai ngày chất vấn, tôi ấn tượng với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ. Ông Huệ nắm vững vấn đề, giải đáp rõ câu hỏi của đại biểu và nêu rõ quan điểm của mình. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng có lẽ do mới nhận nhiệm vụ hơn ba tháng nên chỉ đi vào những việc chi tiết, chưa nắm vấn đề một cách tổng thể.

Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN):

Tôi muốn Thủ tướng nói rõ hơn các giải pháp

Thông tin về biển Đông và chủ quyền của VN trên biển Đông, Thủ tướng đã trả lời rõ ràng, không né tránh. Tuy vậy, Thủ tướng chỉ trả lời ở tầm vĩ mô và hệ thống hóa lại thôi. Câu hỏi của tôi là giải pháp gì để ngư dân yên tâm bám biển, đẩy mạnh đánh bắt cá ở biển Đông mà nước lớn không dùng sức mạnh để thu lưới, giữ thuyền của ngư dân VN, nhất là ở hai ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa? Với câu hỏi này, tôi mong muốn Thủ tướng nói rõ hơn các giải pháp cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề vĩ mô.

Cử tri Nguyễn Ngọc Hòa (khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội):

Đại biểu nhầm vai?

Kết thúc dự án 5 triệu ha rừng

Chiều 25-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho phép kết thúc dự án trồng mới 5 triệu ha rừng sau 13 năm thực hiện. Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia, hằng năm báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện.

Quốc hội cũng yêu cầu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng. Có giải pháp tổng thể giải quyết tình trạng cháy rừng, chặt phá rừng và khai thác sử dụng rừng trái pháp luật. Trước mắt tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi để khắc phục nạn đốt phá rừng làm nương rẫy...

LÊ KIÊN - CẦM VĂN KÌNH ghi

Nguồn: tuoitre.vn

Xem thêm

»» Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

»» Cần huy động lực lượng tìm giải pháp cho Hoàng Sa

»» Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa

Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa

Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.



Các bạn trẻ Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm hiểu các hiện vật về Hoàng Sa tại Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở Lý Sơn - Ảnh: M.Thu

Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.

Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc này tại Quốc hội.

Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.

Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.

Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.

Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...

Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.

Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

Không thể khác.

GIÁP VĂN DƯƠNG

Chi ngân sách thường xuyên cho huyện đảo Hoàng Sa

Ngày 28-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho biết TP Đà Nẵng năm nào cũng chi ngân sách để các cán bộ chuyên trách huyện đảo này làm nhiệm vụ sưu tầm, trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa. Các tư liệu này được giới thiệu tại phòng trưng bày Bảo tàng Hoàng Sa (đặt tại trụ sở huyện Hoàng Sa, số 32 Yên Bái, TP Đà Nẵng).

Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp quận huyện thứ tám của TP Đà Nẵng và có tổ chức bầu cử. Trước đó tháng 3-2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc công nhận huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị bầu cử của TP Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa cùng với huyện Hòa Vang và hai quận Hải Châu, Sơn Trà thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Đà Nẵng.

Trước đó Nhà xuất bản Thông Tin & Truyền Thông (Bộ Thông tin - truyền thông) đã họp với Hội đồng thẩm định trung ương do giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chủ trì để rà soát chuẩn bị lần cuối trước khi cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa được xuất bản vào cuối năm nay.

Theo ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa dày hơn 200 trang, gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam, Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa, Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Ngoài ra Kỷ yếu Hoàng Sa còn giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, tầm quan trọng cùng những nội dung cơ bản của quá trình xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ trong lịch sử.

Điểm nổi trội của cuốn sách này là sự hiện diện của 24 nhân chứng sống từng có một thời làm việc tại Hoàng Sa trước năm 1974. Việc xuất bản cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân về bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc. Đồng thời cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc cũng như đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc không đúng sự thật về Hoàng Sa của Việt Nam.

Đ.NAM - H.KHÁ

Nguồn: tuoitre.vn

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Những hình ảnh về Thầy, trò, ... trường THPT Hiệp Hòa số 1 - Kỉ niệm 50 ngày thành lập trường (12/11/2011)







Đề cương Toán 11 năm 2011 - 2012 (học kì 1) toàn tập

Bộ Đề cương Toán 11 học kỳ 1 năm 2011 - 2012 toàn tập, gồm tóm tắt lý thuyết từng bài, một lượng bài tập phong phú đa dạng. Gồm cả Đại số và Hình học 11.
De cuong Toan 11, hoc ki 1, nam hoc 2011-2012, de cuong on tap lop 11
Đề cương Toán 11, học kì 1, năm học 2011 - 2012
Tải ebook "Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 11" dày 72 trang tại đây: Download.

Đã đăng: Đề cương ôn tập học kỳ 1 Toán 11 năm học 2010-2011 / Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 năm học 2010-2011 / Đề cương ôn tập Toán 10, học kì 1 năm học 2011-2012

64 câu khảo sát hàm số + Đáp án

Chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 năm học 2011-2012 sắp đên. Giới thiệu đến các em học sinh 64 câu khảo sát hàm số + đáp án của thầy Cù Đức Hòa - THPT Vĩnh Chân - Phú Thọ

Download toàn bộ tài liệu tại http://www.mediafire.com/?ny4astk2t3nn2hf
Lê Văn Chuyên: toan-thpt.blogspot.com

Ẩn bài viết ngoài trang chủ

- Thực ra việc ẩn bài viết ở trang chủ ta phải dùng một thủ thuật khác với thủ thuật ẩn widget, nếu dùng thủ thuật ẩn widget thì bài viết không được ẩn hoàn toàn. Vì thế mình sẽ dùng CSS kết hợp lệnh <b:if> để ẩn nó.

Đây là thủ thuật đơn giả nên mình sẽ không post hình minh họa kết quả.
Trước tiên thực hiện bạn phải xác định id của widget "Bài đăng trên blog", thông thường nó đều có id là "Blog1". (xem trong code template (mở rộng mẫu tiện ích))

Xem hình họa:


Sau khi xác định đc id này, ta thực hiện các bước sau:
1. Vào bố cục
2. Vào chỉnh sửa code HTML
3. Chèn đoạn code bên dưới vào sau dòng code ]]></b:skin>

<style>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
#Blog1 {
display:none;
visibility:hidden;
}
</b:if>
</style>

4. Save template.

Theo Fandung

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Powerpoint to Flash v2.6.1.2948 - Chuyển file Powerpoint thành Flash (PPT to Flash Converter)

Powerpoint to Flash

PowerPoint to Flash sẽ giúp bạn chuyển các tập tin PPT thành Flash một cách dễ dàng. Chương trình có khả năng chuyển bất kỳ trình chiếu PPT sang Flash ngay lập tức trong khi vẫn giữ các tính năng của trình chiếu gốc.
Có thể tạo một trình chiếu Flash tùy chỉnh dễ dàng với PowerPoint to Flash với một số bước như:
- Chuẩn bị slide trong PowerPoint
- Thêm vào văn bản, logo và hình ảnh của bạn
- Hiệu chỉnh ảnh động, thiết đặt playback và âm thanh
- Thiết lập khoảng thời gian chuyển tiếp
Bạn cũng có chuyển đổi một trình chiếu Flash đa tập tin tương tác hoặc một tập tin PPT thành một trình chiếu Flash đơn giản, duy nhất với các thông tin cá nhân của bạn.

Download Powerpoint to Flash v2.6.1.2948 + Crack

Flash Menu Labs Pro v 2.08 - Thiết kế menu flash chuyên nghiệp

Bạn có muốn một Flash menu tuyệt vời với những hiệu ứng ấn tượng, chuyển động bắt mắt và cấu trúc không tầm thường, nhưng không muốn mất hàng tháng gõ mã ActionScript và chỉnh sửa giao diện?

image

Với Flash Menu Labs bạn sẽ có tất cả các tính năng cần thiết chỉ trong vài phút!
Flash Menu Labs là một công cụ mạnh mẽ để tạo Flash menu cho website của bạn ngay tức khắc.
Ngay cả dẫn không chuyên với hiểu biết vềctionScr Flash và Aipt ở số 0 cũng có thể thành công với chương trình.

Thêm nhiều tính năng nữa
* Không yêu cầu các kĩ năng về Flash và lập trình
Chúng tôi làm giúp bạn tất cả các công việc về lập trình và tạo hoạt ảnh
* 50 skin riêng biệt
Bạn không cần phải mua từng mẫu menu một. Flash Menu Labs Std Edition có tất cả 50 skin. Nhớ rằng bạn có thể thay đổi màu sắc từng mẫu.
* 25 hiệu ứng ân tượng
Thay đổi các hiệu ứng đồ họa chưa bao giờ dễ hơn. Chỉ cần chọn 1 trong 26 hiệu ứng và xem kết quả.
* Tùy biến bản màu của menu
FML là một công cụ rất dễ sử dụng để thay đổi cách phối màu của skin menu. Tất cả những gì bạn cần là bật tùy chọn màu, thiết lập màu và sự bão hoà. Hãy xem ảnh chụp màn hình.
* Thêm những hình ảnh riêng của bạn
Bạn có thể thêm các logo, icon và background itheo ý mình ở các định dạng jpg, gif, png, swf.
* Kích cỡ file nhỏ
FML menu trung bình không quá 30-40 kb.
* Chọn một menu có sẵn hoặc thay đổi theo cách bạn muốn
Tùy vào nhu cầu bạn có thể chọn một mẫu hoặc tùy chọn các đặc điểm như kích cỡ, font, hình dạng con trỏ khi chỉ vào, âm thanh bật/tắt, vị trí logo ...
* Giao diện thân thiện
Chúng tôi tạo ra Flash Menu Labs để nó có thể được dùng với mọi người. Do vậy các công cụ cần thiết đều trong tầm tay.
* Sô lượng các menu phụ không giới hạn
Chúng tôi không hạn chế bạn với một menu. Thêm vào các menu và các menu phụ nếu bạn cần.
* Không cần chỉnh sửa XML thủ công
Không cần biên tập bất kì file XML bằng tay. Mọi văn bản, kết nối và tùy chọn có thể được biên tập trong ứng dụng, vốn rất dễ sử dụng và có các hệ thống trợ giúp tích hợp.
* Đơn giản để bắt đầu
Rất dễ dàng khi bắt đầu sử dụng FML ngay cả khi bạn mới làm quen với công nghệ web. Cho dù có bao nhiêu câu hỏi bạn đều có thể dùng những hướng dẫn chi tíêt của Flash Menu Labs hoặc liên hệ với chúng tôi.
* Tùy biến bố trí menu
Bạn có thể kéo ngang menu hay đảo ngược lại trong chưa tơi một giây
* Không cần thêm phần mềm
Bạn không cần mua những phần mềm đắt tiền để tạo và chỉnh các hiệu ứng bắt mắt.

Download Flash Menu Labs Pro v2.08 FuLL

Sothink SWF Quicker 5.0 – Thiết kế, chỉnh sửa Flash dể dàng, nhanh chóng

Sothink SWF Quicker 5.0

Sothink SWF Quicker là một trình soạn thảo Flash swf tuyệt vời để thực hiện dựa trên các ứng dụng Flash cho trang web của bạn. Là công cụ toàn diện giúp bạn tạo Flash games, Flash videos, interactive animations, Flash filter effects, text effects, slide shows, vv Không chỉ là công cụ tạo Flash, Sothink SWF Quicker cung cấp các tính năng sửa đổi tất cả các yếu tố trong phim Flash, chẳng hạn như thêm hoặc sửa đổi văn bản, thay thế hình hoặc âm thanh, giao việc liên kết, v. v …

Tính năng
* Phần mềm cung cấp một nhóm các công cụ để bạn tạo các hình đồ họa vector và text theo cách “What You See Is What You Get” (những gì bạn thấy sẽ những gì bạn có được).
* Hỗ trợ nạp nhiều dạng media khác nhau như *.ai, *.mp3, *.mpeg, *.avi, *.mov, v.v….
* Tạo và quản lý các hình động qua chức năng Timeline.
* Hỗ trợ hoàn toàn cú pháp của Flash ActionScript 2.0 để kiểm soát các hình động.
* Phần mềm cung cấp một trình ActionScript Editor thông minh, để hỗ trợ Syntax Highlighting, Auto Completion và Dynamic Prompt.
* Hỗ trợ việc chỉ định keyframes để tự động tạo các hình động.
* Một số lượng lớn các ứng dụng động tích hợp có thể được ứng dụng vào bất kỳ các biểu tượng nào.
* Tích hợp nhiều lọai Album Flash, Banner, Navigation Button và các dạng mẫu Slide Show sẽ hướng dẫn bạn tạo những file nghệ thuật Flsh chuyên nghiệp một các dễ dàng.
* Hỗ trợ nạp và hiệu chỉnh các file SWF và các file EXE được nén từ các file SWF.

Download Sothink SWF Quicker 5.0 + Key
Key and Serial
Name:
sothink swf quicker
Code: 000016-0B68W0-ZEB6KD-Q076YJ-E9KDM5-599GM7-MHK231-123X5X-V6ZFQ7-0QDXKP

Phương pháp qui nạp Toán học – Sai lầm ở đâu?

Sau đây tôi xin đăng lại nguyên văn bài đăng trên blog mathvn như sau:

Các học sinh 11 vừa học xong bài "Phương pháp quy nạp Toán học". Vậy các em hãy xem lời giải của bài toán sau đây.
Bài toán: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n mệnh đề sau đây đúng: "Nếu a và b là những số nguyên dương mà max(a,b)=n thì a=b".
Lời giải:
Bước cơ sở: Với mỗi n nguyên dương, kí hiệu A(n) là mệnh đề đã cho. Rõ ràng A(1) đúng vì nếu max(a,b)=1 thì hiển nhiên a=b (do a,b nguyên dương).
Bước quy nạp: Giả sử A(k) đúng. Nếu a, b là những số nguyên dương sao cho max(a,b)=k+1 thì hai số c=a-1, d=b-1 có max(c,d)=k. Do đó theo giả thiết quy nạp, ta suy ra c=d. Vì vậy a-1=b-1, suy ra a=b. Vậy A(k+1) đúng.
Theo nguyên lý quy nạp, A(n) đúng với mọi số nguyên dương n.
Nếu bài toán trên đúng thì ta suy ra mọi số tự nhiên đều bằng nhau. Điều này là vô lí. Vì vậy chắc chắn trong lời giải trên có chỗ nào đó bị sai. Bạn hãy tìm xem!

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Phương pháp quy nạp Toán học - Sai lầm ở đâu?

Các học sinh 11 vừa học xong bài "Phương pháp quy nạp Toán học". Vậy các em hãy xem lời giải của bài toán sau đây.
Bài toán: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n mệnh đề sau đây đúng: "Nếu a và b là những số nguyên dương mà max(a,b)=n thì a=b".
Lời giải:
Bước cơ sở: Với mỗi n nguyên dương, kí hiệu A(n) là mệnh đề đã cho. Rõ ràng A(1) đúng vì nếu max(a,b)=1 thì hiển nhiên a=b (do a,b nguyên dương).
Bước quy nạp: Giả sử A(k) đúng. Nếu a, b là những số nguyên dương sao cho max(a,b)=k+1 thì hai số c=a-1, d=b-1 có max(c,d)=k. Do đó theo giả thiết quy nạp, ta suy ra c=d. Vì vậy a-1=b-1, suy ra a=b. Vậy A(k+1) đúng.
Theo nguyên lý quy nạp, A(n) đúng với mọi số nguyên dương n.

Nếu bài toán trên đúng thì ta suy ra mọi số tự nhiên đều bằng nhau. Điều này là vô lí. Vì vậy chắc chắn trong lời giải trên có chỗ nào đó bị sai. Bạn hãy tìm xem!

Đã đăng: Tập xác định hàm số lũy thừa - sai lầm ở đâu?

IObit chính thức cho ra mắt phiên bản IObit Advanced SystemCare 5 PRO Final

IObit vừa chính thức cho ra mắt phiên bản IObit Advanced SystemCare 5 Final mới với nhiều cải tiến đáng chú ý.

IObit Advanced SystemCare 5 Final cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe máy tính tất-cả-trong-một tự động và liên tục với tính năng chống spyware, bảo vệ sự riêng tư, tối ưu hóa hiệu suất và khả năng dọn dẹp hệ thống một cách toàn diện. IObit Advanced SystemCare 5 sửa chửa các lỗi cứng đầu, dọn dẹp rác, tối ưu hóa Internet và tăng tốc download, đảm bảo các dữ liệu cá nhân được bảo mật, và bảo dưỡng hiệu suất hệ thống một cách hoàn toàn tự động.

IObit Advanced SystemCare PRO 5.0.0

IObit Advanced SystemCare 5 có gì mới?

  • Chức năng ActiveBoost mới giúp tối ưu hóa hiệu suất máy tính thời gian thực
    Công nghê Active Boost hoạt động một cách tích cực trong nền thống thống, quản lý thông minh tài nguyên hệ thống trong thời gian thực, phát hiện kịp thời các nguồn tài nguyên không được sử dụng đến và tối ưu hóa khả năng sử dụng CPU và bộ nhớ RAM.
  • Công nghệ Cloud (Đám mây) mới giúp dữ cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật
    Công nghệ Cloud (Đám mây) mới đảm bảo cơ sở dữ liệu luôn được cập nhật tại mọi thời điểm do đó bạn có thể nhận được các cấu hình và mẫu mã độc mới nhất, giúp PC của bạn được bảo vệ và được tối ưu hóa tốt hơn.
  • Kiến trúc mới và mã nguồn được viết lại cho hệ thống 32bit/64bit
    Cải tiến này sẽ giúp PC của bạn hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.
  • Công nghệ giao diện người dùng mới để khởi động nhanh hơn và tiêu thụ bộ nhớ ít hơn
    Với công nghệ giao diện người dùng mới, Advanced SystemCare 5 sẽ khởi động nhanh hơn bằng cách sử dụng ít tài nguyên hệ thống hơn; điều này có thể hỗ trợ việc cải thiện sự ổn định của máy tính của bạn..
  • Cải thiện giao diện người dùng để mang lại cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn
    Giao diện người dùng mới cho phép bạn điều chỉnh các thiết lập cơ bản từ cửa sổ chính, giúp Advanced SystemCare 5 dễ tiếp cận và thuận tiện hơn để sử dụng.
  • Mô-đun Care (Chăm sóc máy tính) được cải thiện với chức năng dọn dẹp và tối ưu hóa mạnh mẽ hơn
    Các cải tiến trong mô-đun “Care” bao gồm các tính năng như “Tối ưu hóa khởi động máy tính” sẽ quét và dọn dẹp PC của bạn một cách thuận tiện hơn.
  • Mô-đun Turbo Boost với chế độ Làm việc & Chơi game
    Nay bạn sẽ có 2 lựa chọn để Turbo Boost, chế độ Làm Việc và chế độ Chơi Game. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh các thiết lập cho mỗi chế độ tại giao diện chính của chương trình.

Giống với phiên bản Advanced SystemCare 4, Advanced SystemCare 5 Final được phát hành với hai phiên bản: Trả phí – IObit Advanced SystemCare PRO 5 và Miễn phí – IObit Advanced SystemCare FREE 5

IObit Advanced SystemCare 5 hiện có sẵn để tải miễn phí về tại:

01. Advanced SystemCare 5 PRO v5.00.158 Final
02. Download IObit Advanced SystemCare 5 PRO FREE Final FULL: asc5-setup.exe

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Truy tìm ngược từ file pdf sang file tex đối với VieTex

latex
Khi soạn thảo và biên dịch tài liệu từ file tex sang file pdf xong, bạn đọc lại thấy trong tài liệu có vài lỗi chính tả, bạn thấy bố cục chưa hợp lý bạn muốn đổi section thành subsection, bạn có ý tưởng chèn thêm nội dung B vào trước nội dung A,... Lúc đó bạn phải lục tung file tex để dò tìm lỗi chính tả, bạn phải theo dõi section cần đổi thành subsection ở chỗ nào, bạn phải xác định vị trí tương ứng để thêm nội dung B vào trước nội dung A,... Nếu file tex của bạn có nội dung "dài dằng dặc" thì bạn sẽ phải vất vả lắm đây. Bạn ước gì có thể double click chuột vào chỗ muốn chỉnh sửa trên file pdf thì nó nhảy đến vị trí tương ứng trong file tex. Điều bạn mơ ước đã được SumatraPDF đáp ứng. Thật vậy, tôi trình bày chi tiết cách cài đặt dưới đây đối với chương trình soạn thảo VieTex, bạn làm theo và sẽ mỉm cười hài lòng thôi.

Đầu tiên bạn tải về bộ cài đặt SumatraPDF (installer) tại link: http://blog.kowalczyk.info/software/sumatrapdf/downloadafter.html và tiến hành cài đặt bình thường như những chương trình khác.

Tiếp đến bạn mở VieTex --> Options --> Configuration --> Set Program chọn Sumatra view pdf và thay dòng lệnh
-reuse-instance -inverse-search "C:\vietex\vietex.exe\" %f -line:%l"
trong ô Paramaters thành
-reuse-instance -inverse-search "C:\vietex\vietex.exe \"%f\" -line:%l"
Bạn nhấn vào Apply và Ok để thực hiện sự thay đổi.



Bây giờ bạn biên dịch file tex thành file pdf, bạn đọc file pdf bằng chương trình SumatraPDF và double clicks vào một vị trí nào đó trên nội dung trong file pdf để cảm nhận sự tuyệt vời, happy. Chúc bạn thành công.

Cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Điển đã giải đáp tận tình. http://nhdien.wordpress.com

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

3 phần mềm kiểm tra chính tả miễn phí tốt nhất

Việc kiểm tra chính tả trong khi trình soạn thảo văn bản hoặc trình duyệt web là một vấn đề có thể khiến bạn đau đầu, mất rất nhiều thời gian và bất tiện. Nếu có một chương trình nào đó giúp bạn làm công việc này thì rất tuyệt vời. Dưới đây là ba phần mềm kiểm tra chính tả miễn phí tốt nhất bạn có thể lựa chọn:

1. TinySpell

TinySpell là tiện ích miễn phí gọn nhẹ giúp bạn phát hiện ra lỗi chính tả trong quá trình soạn thảo văn bản. TinySpell không chỉ hoạt động trên các chương trình soạn thảo văn bản thông thường như Word hay Notepad... mà có thể kiểm tra lỗi khi bạn gõ văn bản ở bất cứ đâu, như ở trong trình duyệt hay ở các chương trình khác.

Bạn cũng có thể tùy chỉnh tinySpell để hiển thị lời khuyên chỉnh sửa chính tả trong một văn bản bằng một màu nhất định, thời gian, kích cỡ, định dạng và phát ra một tiếng bíp nếu phát hiện lỗi chính tả. Khi bạn sao chép văn bản từ bất kỳ lĩnh vực, tinySpell sẽ phân tích đúng chính tả hay thêm các từ không có trong từ điển.

Trong khi đánh máy, bạn có thể mở một danh sách gợi ý từ với một phím tắt đơn giản trên bàn phím. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp các gợi ý để bạn có thể sửa lại lỗi chính tả trong trường hợp viết sai vì lý do quên từ.

Chương trình sẽ tự động hiển thị trong Windows systray bất cứ khi nào bạn khởi động máy tính.

Tải TinySpell về tại http://tinyspell.numerit.com

2. ieSpell

ieSpell là một tiện ích miễn phí tích hợp với trình duyệt web Internet Explorer, cho phép bạn kiểm tra chính tả trong các hộp nhập liệu của trang web. Bạn có thể sử dùng chương trình này để kiểm tra chính tả cho các e-mail hay các thông điệp gửi lên các diễn đàn... Ngay cả đối với những Website đã hỗ trợ chức năng kiểm tra chính tả (ví dụ như Yahoo! Mail).

Chương trình sẽ cài đặt một nút bấm mới lên thanh công cụ của Internet Explorer, sau khi đã nhập liệu trong các form xong, bạn chỉ việc nhấn chuột vào nút bấm này, một hộp thoại kiểm tra chính tả sẽ xuất hiện (tương tự như hộp thoại kiểm tra chính tả của MS Word). Bạn có thể thay thế các từ sai bằng những từ mà chương trình đề nghị, hoặc cũng có thể thêm các từ mới vào từ điển. ieSpell tương thích với hệ điều hành Windows 9x/ME/NT/2000/XP.

Tải ieSpell về tại: http://www.iespell.com

3. FreeSpell

FreeSpell là một chương trình kiểm tra chính tả làm việc trong bất kỳ môi trường Windows nào. Bạn có thể cấu hình FreeSpell để kiểm tra chính tả bằng cách kết hợp với phím nóng cụ thể nào đó.

Bạn phải lựa chọn văn bản trước khi bạn bắt đầu khởi động FreeSpell. Khi bạn nhấn phím nóng kiểm tra chính tả, một cửa sổ lệnh DOS sẽ mở ra với các văn bản, “nêu bật” những từ có thể sai chính tả và cung cấp các gợi ý chính tả. Khi kiểm tra chính tả đóng lại, chính tả của các từ ngữ bạn thay thế sẽ được tự động sửa chữa bên trong văn bản được lựa chọn.

Tải FreeSpell về tại: http://hcidesign.com/freespell

Thành Trăm (Theo Online-Tech-Tips)
Nguồn:
XHTT

Giáo viên THPT với vấn đề quản lý chất lượng quá trình dạy học

1. Vai trò của người giáo viên trong quản lý chất lượng dạy học

1.1. Một quan niệm đã trở thành truyền thống về vai trò của người giáo viên trong nhà trường: giáo viên (GV) chỉ là người có vai trò thực hiện các công việc giảng dạy, giáo dục học sinh, thực hiện các nhiệm vụ do các cấp quản lý (QL) trao phó. Họ luôn được coi là đối tượng QL (mà thực chất là đối tượng bị QL).

Quan niệm này vừa ảnh hưởng tới quá trình đào tạo đội ngũ GV, lại vừa ảnh hưỏng tới thực tiễn công tác của họ khi về làm việc trong mỗi nhà trường. Từ khi còn học trong trường sư phạm, người GV tương lai không có hoặc ít có cơ hội tiếp cận những kiến thức lý luận về khoa học QL. Sau khi tốt nghiệp sư phạm về trường phổ thông, người GV mặc nhiên được coi là “đối tượng quản lý”, mặc nhiên “bị” quản lý, theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, và tất nhiên họ coi mình chỉ có phận sự của người thừa hành và thực hiện, cố gắng và nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao. Ngày tháng qua, cọ sát với thực tiễn, họ càng ngày càng nhận ra rằng, vốn liếng lý luận dạy học, giáo dục nói chung và những tri thức giáo học pháp bộ môn rất thiết thực mà họ được học từ nhà trường sư phạm đã trở nên thiếu hụt và bất cập trước thực tế sinh động của đời sống nhà trường.

Điều được tiếp thu bài bản và hệ thống đã thế, huống chi những kiến thức và kỹ năng QL vốn là những điều họ chưa từng được học hoặc chỉ làm quen một cách hết sức sơ lược. Bởi vậy, sẽ trở thành khó khăn cho họ khi hàng ngày, họ phải đối mặt và làm những công việc với tư cách của nhà quản lý đích thực, có nghĩa, họ phải trực tiếp quản lý, điều hành những công việc khá phức tạp như: QL một lớp chủ nhiệm, QL tất cả những công việc liên quan tới hoạt động dạy học, đặc biệt là hoạt động dạy học trên lớp, rồi QL một buổi lao động hoặc một hoạt động tập thể của học sinh. Lâu dần, có kinh nghiệm hơn, họ lại được giao tổ chức và QL một đoàn thể, hoặc tổ chức một hoạt động có quy mô lớn hơn ở trong và ngoài nhà trường…

Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm mang tính truyền thống về vai trò của người GV, coi GV chỉ là GV, chỉ là đối tượng thụ động của sự QL, lãnh đạo, đã bộc lộ những bất cập. Bất cập này tạo ra những bất cập khác ảnh hưởng chẳng những tới quá trình đào tạo GV mà còn tới quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo chức cũng như quá trình bồi dưỡng GV .

1.2. Dạy học là chức trách quan trọng nhất của người GV, trong đó, lên lớp là hình thức dạy học cơ bản nhất, là đặc trưng nghề nghiệp của họ. Dạy học trên lớp thực sự là một quá trình. Nhìn một cách biện chứng, quá trình này, một mặt, xét dưới dạng tĩnh, được tạo nên bởi các thành tố cấu trúc như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học…và bao trùm là yếu tố tổ chức quản lý chất lượng cả quá trình…; các thành tố đó kết hợp chặt chẽ và quan hệ hữu cơ với nhau, thẩm thấu nhau trong mọi hoạt động của người dạy và người học; mặt khác, nhìn theo chiều vận động tuyến tính, quá trình đó đượcphân giải thành các khâu, các”công đoạn” theo thời gian như soạn bài – lên lớp – chấm bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh – rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học… Người GV khi tiến hành mỗi quá trình cần và phải biết quản lý và tổ chức quá trình đó theo một lịch trình nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả.

Những kết quả nghiên cứu lý luận dạy học cũng như thực tế đổi mới hoạt động dạy học ngày nay trong các nhà trường phổ thông đã khẳng định rằng: những năng lực tổ chức, điều hành, quản lý, hướng dẫn là những yêu cầu và năng lực được đòi hỏi ngày càng cao ở người giáo viên. Một giờ dạy thành công là giờ dạy mà người giáo viên phải thể hiện được các năng lực đó. Ngay cả quan niệm về một giáo viên giỏi, một giáo viên hiện đại giờ đây cũng khác trước. Sẽ không phải là người GV chỉ có tri thức uyên thâm sâu rộng với các kỹ năng truyền giảng trôi chảy, hấp dẫn để lên lớp thuyết trình, độc diễn, làm thay học trò. Thay thế hình mẫu GV truyền thống là một mẫu hình GV hiện đại. Bên cạnh tri thức sâu rộng, người GV ngày nay, khi chuẩn bị cho giờ lên lớp ở khâu soạn bài, nhất thiết phải giỏi thiết kế, lựa chọn, tổ chức sắp xếp nội dung kiến thức và hệ thống phương pháp dạy học sao cho vừa tuân thủ tính chặt chẽ và logic của tri thức khoa học, vừa đạt những yêu cầu sư phạm phù hợp với các quy luật dạy học và quy luật nhận thức của học sinh; khi dạy học trên lớp lại phải giỏi tổ chức, thiết kế các tình huống hoạt động giữa thày và trò, giỏi tổ chức, điều hành, hướng dẫn, khích lệ, động viên các hoạt động của học sinh một cách sinh động sao cho người học được làm việc tích cực, được nghĩ, được nói, được thể hiện khả năng và bản sắc riêng của mình, được tạo nhiều cơ hội nhằm phát triển việc học của họ. Tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ngày nay đòi hỏi người GV còn phải giỏi kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị, học liệu giáo dục hỗ trợ cho phương pháp dạy học của mình, giỏi tổ chức các hình thức, biện pháp kiểm tra nhằm nắm vững kết quả học tập, tu dưỡng, từ đó, đánh giá đúng chất lượng (CL) học tập của học sinh mình dạy, không những thế còn phải giỏi phát hiện những điểm mạnh, yếu trong cả việc dạy của mình cũng như việc học của trò để đề xuất những cải tiến và chương trình rèn luyện nhằm phát triển không ngừng phẩm chất cũng như năng lực sư phạm.

Như vậy, chỉ xét riêng một công việc mang bản sắc sư phạm đặc trưng của người GV là dạy học, đã thấy đậm “chất quản lý“. Có thể khẳng định rằng: chỉ khi nào người GV thực sự có tri thức và kỹ năng (thứ tri thức và kỹ năng dựa trên cơ sở được đào tạo một cách hệ thống) đểthực hiện vai trò chủ thể quản lý một cách hiệu quả thì khi đó, mới đảm bảo chất lượng công việc của mình. Từ đó, họ mới thực sự trở thành “lực lượng quyết định chất lượng giáo dục” của nhóm, tổ bộ môn, của từng cơ sở trường học, và rộng hơn, của cả nền giáo dục.

1.3. Hiện nay, tiếp theo Tiểu học và THCS, việc tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục THPT đã bắt đầu thực hiện đại trà. Về bản chất, đây là sự đổi mới tổng thể cả quá trình giáo dục (đương nhiên đó phải là sự đổi mới đồng bộ mọi yếu tố cấu thành quá trình ấy) chứ không phải chỉ đổi mới khâu nội dung giáo dục, thể hiện bằng việc thay mới sách giáo khoa. Tuy nhiên, một thực tế không thể không khẳng định là yếu tố quản lý chất lượng thực hiện quá trình giáo dục mới (trong đó quá trình dạy học luôn là trung tâm) của cả chủ thể QL nhà trường cũng như chủ thể QL trực tiếp quá trình này là người GV chưa đựợc quan tâm đồng bộ, chưa có hướng đổi mới rõ ràng và hiệu quả. Do đó, chất lượng và hiệu quả thực hiện chương trình mới tất yếu bị ảnh hưởng.

Phân tích như thế để thấy rằng: muốn làm tốt công việc chuyên môn của mình, muốn thực hiện hiệu quả việc đổi mới chương trình THPT, người GV rất cần phải có kiến thức và các kỹ năng quản lý chất lượng dạy học.

2. Nội dung và phương pháp QLCL quá trình dạy học trên lớp của người GV:

Kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi về nhữngphương thức QLCL hiện đại như ISO 9000 và Quản lý Chất lượng Tổng thể (Total Quality Management – TQM) và thử nghiệm ứng dụng vào đổi mới quản lý chất lượng quá trình dạy học tại 8 trường phổ thông bậc trung học ở Thái Bình, Hà Nội trong mấy năm qua, cho thấy: đó là những mô hình, phương pháp quản lý tiên tiến có thể học tập và vận dụng để giúp người GV quản lý tốt hơn chất lượng công việc dạy học của mình. Theo đó, người GV cần có kiến thức và kỹ năng thực hiện có hiệu quá 4 chức năng của QLCL: 1) P (plan): chức năng hoạch định và thiết kế quá trình dạy học, 2) D (do) chức năng tổ chức, điều hành, động viên, lôi cuốn HS thực hiện quá trình dạy học theo thiết kế; 3) C (check): chức năng kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng dạy và học và 4) A (action) chức năng tiến hành những tác động cải tiến và phát triển thường xuyên chất lượng các hoạt động sư phạm.

Lấy hoạt động dạy học trên lớp, một hình thức dạy học rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của cả quá trình dạy học làm ví dụ. Xét từ góc độ thực tiễn, có thể thấy rằng, công việc dạy học của người GV thực chất luôn rải ra thành một quá trình theo trục thời gian tuyến tính: soạn, giảng, chấm chữa bài và đánh giá học sinh. Quá trình này có thể phân giải thành các công đoạn bộ phận: các yếu tố đầu vào, các hoạt động nối nhau liên tiếp ở trong công đoạn quá trình và có các yếu tố đầu ra của chính quá trình đó. Tiếp cận các chức năng và phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000 và TQM và vận dụng phân tích quá trình dạy học nói trên, ta thấy:

- Khâu soạn bài thực chất là sự hoạch định các yếu tố đầu vào (plan input) của quá trình dạy học trên lớp.

- Khâu lên lớp bao gồm các hoạt động nối nhau liên tiếp của thày và trò theo bản thiết kế đã hoạch định từ công đoạn trước tương ứng với công đoạn thực hiện quá trình (Do process).

- Khâu cuối cùngkiểm soát các yếu tố đầu ra của quá trình dạy học, bao gồm: kiểm tra(Check), đánh giá (evaluate) chất lượng học tập của học sinh, rút kinh nghiệm, cải tiến (improve/make better) cho quá trình sau đó thực hiện được tốt hơn.

Ba khâu của quá trình ấy có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động và các nguồn lực (học liệu, thiết bị dạy học, môi trường dạy học…). Để quản lý được quá trình ấy, để thực sự làm chủ nó, đòi hỏi người GV phải có khả năng kiểm soát được nó ngay từ bước chuẩn bị đầu tiên tới bước cuối cùng.

Nếu tập trung vào quá trình dạy học trên lớp, người GV có thể QLCL quá trình dạy học do mình chủ đạo theo các nội dung và các bước tiến hành như sau:

2.1. Hoạch định chất lượng cho giờ lên lớp trong khâu soạn bài.

Về bản chất, đây là khâu thiết kế đầu vào cho quá trình dạy học, với yêu cầu đảm bảo 4 nội dung sau:

i) Xác định một cách cụ thể những mục tiêu cần đạt đến sau giờ học. Mục tiêu dạy học thực chất là dự kiến về kết quả cuối cùng cần đạt được, là hưưóng đích cho quá trình thực hiện. Có mục tiêu tổng quát của cả bài, bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu này đã được pháp lý hoá, mực thước hoá một cách khái quát nhất trong tài liệu giáo khoa. Lại có thể chia nhỏ mục tiêu tổng quát đó thành những mục tiêu bộ phận để dễ thực hiện. Những mục tiêu này thường tương ứng với các phần đơn vị nội dung dạy học trong bài, rất quan trong trong chỉ đạo hoạt động tác nghiệp của người GV. Tuy nhiên, trong thực tế, GV ít quan tâm đến loại mục tiêu này, có thể do GV thấy SGK, SGV không đề cập.

ii) Xác định những mức CL cho quá trình thực hiện. Có thể coi mức CL là những yêu cầu, những mong muốn đạt được phù hợp với trình độ và điều kiện của GV, của lớp học, của nhà trường đối với các yếu tố tham gia vào quá trình như nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức, việc hướng dẫn của người dạy về cách thức hoạt động để chiếm lính tri thức cho người học… Chẳng hạn: người GV đặt ra yêu cầu cho người học cần đạt tới mức chất lượng nào về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ; người dạy cần đạt những yêu cầu chất lượng nào về việc chọn lựa, sắp xếp và trình bày nội dung, về phương pháp hướng dẫn, tổ chức và điều kiển học sinh tiến hành các hoạt động nhận thức, về việc sử dụng, khai thác thiết bị và học liệu hỗ trợ dạy học …

iii) Dự kiến một cách rõ ràng quy trình tiến hành các hoạt động dạy học. Nội dung này đòi hỏi GV trả lời một cách rõ ràng các hoạt động dạy học trong tiến trình sẽ diễn biến như thế nào? được tổ chức theo trình tự nào, theo một quy trình tổng thể nào thì tối ưu; trong quy trình lớn ấy bao gồm bao nhiêu hoạt động là đủ, hoạt động nào là trọng yếu. Để thực hiện những hoạt động ấy, người dạy, người học cần tuân thủ tuần tự những bước đi nào, GV cần làm cho học sinh nắm được phương pháp, cách thức tiến hành công việc có chất lượng trong mỗi giờ ra sao…

iv) Tính đếm những điều kiện hỗ trợ cho các khâu trong quá trình theo một kế hoạch chặt chẽ và cách thức kiểm soátmột cách khoa học kết quả học tập của học sinh cũng như chất lượng giờ học. Chẳng hạn, ngoài hình thức dùng một bài kiểm tra ngắn (trắc nghiệm hay tự luận) còn có thể có cách nào hiệu quả để đo đếm được diễn biến chất lượng giờ học, chất lượng nắm kiến thức và việc hình thành kỹ năng ở học sinh? Có thể hỏi ý kiến học sinh (trong tư cách là khách hàng) về việc hiểu hay chưa hiểu một đơn vị kiến thức trọng tâm; đã làm được, có hứng thú khi làm hay là chưa làm được, chưa nắm được cách thức tiến hành một hoạt động thực hành để rèn kỹ năng…

Tất cả những nội dung trên phải được tường minh hóa, cụ thể hoá trong Bản thiết kế dạy học(thông thường gọi là bài soạn). Cách trình bày có thể dưới hình thức ngôn ngữ tuyến tính như cách soạn bài truyền thống, hoặc bằng các sơ đồ, lược đồ cho dễ nhìn, dễ hiểu, dễ theo dõi kiểm soát. Thiết kế này, sau khi được tổ, nhóm chuyên môn thẩm định và bổ sung, có thể thống nhất và được coi là một phương án tiến hành hợp lý mà chẳng những người thiết kế trực tiếp có thể đem ra thực hiện, mà GV khác cùng nhóm chuyên môn cũng có thể theo đó mà tiến hành một cách linh hoạt cho phù hợp với khả năng cá nhân và trình độ thực tiễn của lớp học. Về bản chất, đây là xác lập một loại chuẩn mực trong phạm vi nhà trường

Làm được như vậy là thực hiện bước thiết kế đầu vào cho chất lượng giờ học mà ISO 9000 đã đúc kết thành một quy tắc QL: “Hoạch định và viết ra những gì sẽ làm”. Như vậy cũng có nghĩa là khâu thiết kế đầu vào đã được kiểm soát theo đúng nguyên lý của khoa học quản lý chất lượng: kiểm soát từng khâu của quá trình.

2.2. Tổ chức và quản lý việc thực hiện chất lượng trong khâu dạy học trên lớp.

Theo ISO 9000, đây là khâu quản lý diễn biến của quá trình, cần tuân thủ nguyên tắc: “Làm đúng những gì đã hoạch định”. Điều đó có nghĩa là, trong diễn tiến của quá trình dạy học trên lớp, GV cần tuân thủ một cách linh hoạt quy trình và kế hoạch dạy học đã được dự tính, hoạch định trong thiết kế (bài soạn). Vận dụng tinh thần các nguyên tắc quản lý chất lượng, nhất lànguyên tắc quản lý theo quá trình, GV cần đảm bảo 3 vấn đề cốt yếu của việc quản lý chất lượng quá trình dạy học trên lớp.

i) GV thực hiện những quy trình dạy học tối ưu đã được hoạch định trong khâu thiết kế. Sự thực hiện này một mặt vừa mang tính tuân thủ, đảm bảo cho tiến trình tổ chức quá trình dạy học trên lớp trở nên có tính toán, chủ động, có định hướng rõ ràng, có sự kiểm soát để các hoạt động dạy và hoạt động học được “làm đúng ngay từ đầu” để có CL, tránh được sự tùy tiện, thụ động, thiếu kế hoạch; mặt khác, cần đảm bảo tính nghệ thuật của dạy học: linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với các tình huống dạy học diễn ra một cách thực tế và sinh động. Tuy nhiên, tính khoa học của quá trình dạy học vẫn là yếu tố cần được coi trọng hàng đầu trong hoạt động của người GV.

ii) GV thường xuyên hướng dẫn học sinh cách thức, phương pháp tiến hành các hoạt động học tập sao cho đạt hiệu quả cao, thông qua việc sử dụng các Phiếu hướng dẫn học tập nhằm làm cho mọi học sinh đều hiểu được cách thức thực hiện ccông việc học tập, từ đó có kỹ năng học tập đạt chất lượng cao. Điều này một mặt đảm bảo cho người GV thực hiện tốt vai trò hướng dẫn và cố vấn của mình, mặt khác nhằm trả lại đúng ý nghĩa của việc dạy học, bởi lẽ về bản chất, dạy học là dạy người khác, hướng dẫn người khác học cái gì và học như thế nào cho có hiệu quả.

iii) GV tổ chức có chất lượng các hoạt động học tập của HS và có cách thức, biện pháp theo dõi chất lượng tham gia các hoạt động học tập của tất cả HS trong quá trình học tập. Điều này đòi hỏi người GV không phải chỉ bằng lòng với một vài học sinh thường xuyên tích cực trả lời các câu hỏi của GV trong giờ mà thông qua việc tổ chức thực hiện các Phiếu học tập, Phiếu giao việc, làm cho tất cả học sinh ở các loại trình độ khác nhau đều phải thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng nhiều hình thức: nghĩ, nói, viết… dưới sự điều khiển của người thày; cũng thông qua hệ thống các phiếu giao việc đó mà GV kiểm sóat được mức độ và chất lượng làm việc của học sinh.

iv) GV sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lý – giao tiếp trong quá trình học tập nhằm động viên tinh thần, tư tưởng, cổ vũ, lôi cuốn HS tham gia vào giờ học trong bầu không khí sư phạm dân chủ, cởi mở; khích lệ sự đối thoại cũng như tinh thần cầu thị, học hỏi thày và bạn trong HS, coi trọng việc tổ chức các hình thức dạy học hợp tác, trong đó hoạt động nhóm được coi là môi trường dạy học có tính đa mục đích: vừa dạy kiến thức (học để biết), rèn các kỹ năng sống cốt lõi như kỹ năng cùng tham gia, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, thể hiện ý kiến, kỹ năng quản lý một tập thể nhóm người (học để làm)…,vừa hình thành trong HS những thái độ hợp tác tích cực với người khác, điều cần thiết cho sự hòa nhập vào cuộc sống công đồng sau này (học để cùng chung sống)

2.3.Một nguyên tắc quản lý chất lượng là kiểm tra ngay những việc đã làm xem có đúng với những gì đã hoạch định hay không. Điều đó có nghĩa, trong quá trình dạy học trên lớp, GV phải tổ chức và quản lý tốt việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời nắm được chất lượng học tập của học sinh trên lớp và chất lượng thực hiện những dự tính dạy học trong thiết kế bài học. Bằng nhiều biện pháp, cách thức như quan sát trong giờ học, yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các phiếu học tập, yêu cầu HS tái hiện, tổng hợp kiến thức, yêu cầu HS thực hành vận dụng…; qua đó, GV kịp thời nắm được chất lượng tham gia, chất lượng nắm nội dung bài học của HS một cách hiệu quả. Căn cứ để kiểm tra, kiểm sóat là các đơn vị mục tiêu về kiến thức, kỹ năng ứng với mỗi bộ phận của nội dung dạy học. Việc kiểm soát chất lượng học tập cần tận dụng và phân tich nhiều nguồn thông tin: qua kết quả làm bài kiểm tra, qua ý kiến nhận xét đánh giá của người dự giờ, giám định giờ học, qua ý kiến của người học và qua ý kiến tự phản ánh của người dạy. Đặc biệt, sự quan tâm tới ý kiến HS (khách hàng số một) về chất lượng giờ học là điều còn thiếu trong cách xem xét, đánh giá chất lượng dạy học lâu nay ở nhà trường của chúng ta.

2.4. Sử dụng các công cụ QLCL để cải tiến thường xuyên chất lượng dạy học.

QLCL hiện đại luôn coi trọng một nguyên tắc: mọi quyết định trong quá trình QL chất lượng luôn phải dựa trên các sự kiện thực tế đã được đo lường, kiểm soát một cách khoa học. Các công cụ QLCL hỗ trợ cho người GV trong việc đo đếm, nắm bắt diễn biến của CL dạy học, giáo dục của một giờ học, một giai đoạn học tập, một bộ môn, một lớp … Kiến thức và các kỹ năng sử dụng công cụ QLCL giúp cho việc kiểm soát quá trình được hiệu quả và thực tiễn, với những dữ kiện cụ thể, tường minh. Nó giúp cho người GV chẳng những nắm được một cách xác thực diễn biến của CL dạy học và giáo dục HS mà còn phân tích, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học bản thân đã tiến hành; chẳng những thấy được những khiếm khuyết và nguyên nhân mà còn tìm ra những biện pháp cải tiến, khắc phục và phòng ngừa những khiếm khuyết đó.

Hoạt động cải tiến chất lượng dạy học nhằm tạo ra những động lực thức đẩy chất lượng ngày một tốt hơn. Hoạt động này cần được duy trì đều đặn, thường xuyên hàng ngày, sau mỗi giờ học, bài học, trên cơ sở gắn liền sự nỗ lực của cá nhân với sự tham gia của nhóm chuyên môn. Nó rất phù hợp với các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học vốn là con đường nâng cao tay nghề sư phạm cho người GV và qua đó nâng cao chất lượng học tập cho người học trong mỗi nhà trường.

3. Một số kết luận:

R.Roysingh – một chuyên gia giáo dục của UNESCO từng khảng định: Chất lượng của một nền giáo dục không vượt quá tầm chất lượng những giáo viên làm việc cho nó. Thực vậy, chất lượng của một nền giáo dục tuỳ thuộc vào chất lượng dạy học, giáo dục của mỗi nhà trường. Nhưng CL của một nhà trường chỉ thực sự được đảm bảo khi đội ngũ GV thoát khỏi vai trò thụ động của người “bị quản lý” theo quan niệm thông thường để thực sự đóng vai trò chủ thể quản lý chất lượng trong mọi công việc, mọi hoạt động, mọi lĩnh vực trong nhà trường một cách chủ động và sáng tạo.

Muốn làm chủ phải có tri thức làm chủ. Tri thức về QLCL sẽ giúp mỗi người GV thực hiện một cách đúng nghĩa và đầy đủ vai trò làm chủ của mình. Những kiến thức và kỹ năng quản lý chất lượng các hoạt động dạy học đem đến cho người giáo viên những nhận thức mới, cách thức mới để hiểu và tự quản lý được công việc dạy học và giáo dục của chính mình cùng với bao công việc khác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động chuyên môn, yếu tố nền tảng của ngôi nhà chất lượng giáo dục. Mặt khác nữa, biết quản lý công việc, GV lại càng có thêm điều kiện để tham gia QLCL các hoạt động khác, khiến cho guồng máy nhà trường hoạt động có hiệu quả.

Bởi vậy, đã đến lúc cần quan niệm những kiến thức và kỹ năng QLCL là một nội dung phải được coi trọng trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo sư phạm và chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông THPT sắp tới ./.

Tài liệu tham khảo

  • 1. Rayja Roysingh. Nền giáo dục thế kỷ hai mươi mốt – những vấn đề của châu á – Thái Bình Dương. (Đỗ Thị Bình dịch). Viện Khoa học giáo dục. H-1994
  • 2. Nguyễn Trung Tín. Phạm Phương Hoa (biên dịch). Quản lý có hiệu quả theo phương pháp của Deming. NXB Thống kê. H-1996.
  • 3. Nguyễn Quang Toản. ISO 9000 và TQM – Thiết lập hệ thống quản lý tập trung vào chất lượng và hướng vào khách hàng. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- 2001.
  • 4. Phạm Quang Huân. Triết lý mới trong quản lý chất lượng giáo dục. T/c Thông tin Khoa học giáo dục. Viện CL và CT giáo dục, số 112/ 2004.
  • 5. Phạm Quang Huân. Tiếp cận ISO 9000 trong đổi mới quản lý giáo dục phổ thông ở nước ta. T/c Giáo dục, số 96/2004.
  • 6. Phạm Quang Huân. Vai trò chủ thể quản lý chất lượng giáo dục của giáo viên trong nhà trường. T/c Giáo dục. Số 140/2005

Phạm Quang Huân, Viện Nghiên cứu Sư phạm, ĐHSP Hà Nội

(Đã đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục – Viện CL-CTGD, Số 6/2006)

Nguồn: ioer.edu.vn

Bài đăng phổ biến