Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Tùy biến môi trường định lý trong Latex với gói ntheorem

Khi soạn thảo tài liệu trong Latex, bạn có từng ao ước sẽ trình bày hệ thống các ví dụ, bài tập, nhận xét,... được đánh số tự động chưa? Chẳng hạn: Ví dụ 1, Ví dụ 2,...Bài tập 1, Bài tập 2,... Những ước mong đó sẽ được gói ntheorem đáp ứng cho bạn. Không những thế, gói ntheorem còn cho phép bạn tùy biến từ style, headerfont, bodyfont, symbol, separator, indent, numbering

Tải về tài liệu hướng dẫn do thầy Kỳ Anh biên dịch tại đây mediafire.com

File test.tex ở đây: mediafire.com

File test.pdf ở đây: mediafire.com






Môi trườngNội dungGiải thích
Ví dụ\theoremstyle{plain}





\theoremheaderfont{\bfseries}




\theorembodyfont{\normalfont}




\theoremseparator {.}




\renewtheorem{example}{Ví dụ}



Sử dụng phong cách plain để đánh số Ví dụ, chẳng hạn: Ví dụ 1, Ví dụ 2,...



In ra chữ "Ví dụ": đậm, thẳng đứng.



Nội dung của ví dụ được viết bằng chữ thẳng đứng.



Ngăn cách giữa Ví dụ và nội dung ví dụ bởi dấu chấm.



Lệnh này để trong file kết quả in ra chữ Ví dụ thay vì Example nếu ta để mặc định.
Chứng minh\theoremstyle{nonumberplain}






\theoremheaderfont{\itshape}




\theorembodyfont{\normalfont}




\theoremseparator {.}





\theoremsymbol{\ensuremath{_\blacksquare}}



\renewtheorem{proof}{Chứng minh}


Vì ta không cần phải đánh số Chứng minh 1, Chứng minh 2,... nên chọn "nonumberplain".



In ra chữ "Chứng minh": nghiêng.



Nội dung của Chứng minh được viết bằng chữ thường.



Ngăn cách giữa Chứng minh và nội dung bởi dấu chấm.



Dấu kết thúc chứng minh là ô vuông đen.



Lệnh này để trong file kết quả in ra chữ Chứng minh thay vì Proof nếu ta để mặc định.
Bài tập

\theoremstyle{plain}




\theoremheaderfont{\bfseries}




\theorembodyfont{\normalfont}




\theoremseparator {.}





\theoremsymbol{\NoEndMark}



\newtheorem{exercise}{Bài tập}




Dùng "plain" để đánh số Bài tập 1, Bài tập 2,...



In ra chữ "Bài tập": đứng, đậm.



Nội dung của Bài tập được viết bằng chữ thẳng đứng.



Ngăn cách giữa Bài tập và nội dung bài tập bởi dấu chấm.



Không có dấu kết thúc.



Môi trường exercise chưa được định nghĩa sẵn trong ntheorem. Do đó ta định nghĩa môi trường mới này bằng lệnh \newtheorem.




Cảm ơn thầy Kỳ Anh đã giải đáp tận tình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến