Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Bí quyết đạt điểm cao môn Toán, Lý, Hoá (thi ĐH khối A)

Cuối tuần này, thí sinh (TS) sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ. Dưới đây là những gợi ý ôn tập từ các giáo viên nhiều kinh nghiệm nhằm giúp TS tự tin hơn khi làm bài. 
 
Môn Toán: Thực hiện nguyên lý “3 Đ”
Nguyên lý này được cô đọng và theo thứ tự: "Đúng - Đủ - Đẹp".
Đúng chiến lược làm bài: Thực hiện theo chiến thuật: "Hết nạc vạc đến xương", tức là câu quen thuộc hoặc dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu khó thì bỏ qua, không làm ra hoặc làm sai thì nguy cơ trượt ĐH không lớn (bạn chỉ thua rất ít người làm được câu khó), nhưng nếu câu dễ mà không giải được, làm sai, làm không đến nơi đến chốn thì bạn rất dễ trượt (vì bạn sẽ thua hàng vạn người làm được câu dễ). Đúng đáp số: Nếu bài làm có đáp số đúng, bố cục ổn thì giáo viên chấm lần 1 có thể cho điểm tối đa và đánh ký hiệu để dễ thống nhất điểm với giáo viên chấm lần 2. Nếu đáp số sai thì thường giáo viên sẽ tìm điểm sai gần nhất để chấm cho nhanh. Vì vậy đúng đáp số là rất quan trọng, thậm chí có nhiều người lập luận chưa chính xác nhưng vẫn được điểm tối đa. Đúng chương trình SGK: Làm đúng đáp số nhưng bạn phải dùng kiến thức đã học trong chương trình SGK. Đúng thời gian: Có nhiều TS không biết phân bố thời gian, trình bày quá cẩn thận dẫn đến có câu đã giải xong trên giấy nháp nhưng hết thời gian để viết vào bài thi. Cũng có nhiều TS làm bài nhanh nhưng không xem lại bài kỹ nên bị mất điểm đáng tiếc.
Đủ các câu hỏi: TS cần điều tiết thời gian để làm hết các câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, tránh tốn quá nhiều thời gian cho một câu hỏi để không còn giờ suy nghĩ câu khác. Trình bày đầy đủ: Do thang điểm chi tiết đến 0,25 nên những bài có lập luận đầy đủ sẽ dễ đạt điểm tối đa. 
Tìm lời giải đẹp: Khi gặp một bài toán, bạn cần ưu tiên cách giải cơ bản để xử lý nhanh mà không nên loay hoay mất thời gian tìm cách giải đẹp. Tuy nhiên ở một số bài toán đẳng cấp lại cần đến lối giải thông minh, ngắn gọn. Trình bày đẹp: Mặc dù trong môn Toán yếu tố đẹp bị xem nhẹ hơn rất nhiều so với yếu tố đúng, nhưng nếu 2 bài thi có nội dung tương tự nhau thì bài trình bày đẹp dễ được điểm cao hơn từ 0,5 đến 1 điểm.
Trần Phương, Giảng viên môn Toán, Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng

Môn Vật lý: Ôn nhanh các kiến thức trọng điểm
Thời gian này, học sinh (HS) cần nhanh chóng tóm tắt, tổng hợp lại một cách hệ thống phần lý thuyết và rèn luyện thật kỹ các dạng bài tập cơ bản trong SGK. Trong quá trình ôn tập, cần bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT vì nội dung đề thi sẽ xoay quanh những vấn đề nêu trong cấu trúc này.
Đối với câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết, đề thi sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà HS do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn: khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện; các hiện tượng tán sắc, giao thoa ánh sáng, hiện tượng quang điện, quang dẫn, hiện tượng phóng xạ...
Sau đó, HS nên bắt đầu việc luyện giải các bài tập tự luận ở các dạng cơ bản theo từng chủ đề.
Khi làm bài, TS cần đọc kỹ phần dẫn của câu hỏi, tránh các "bẫy" gây nhiễu. Không được bỏ sót từ nào của phần dẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời. Cân nhắc để chọn đúng phương án trả lời. Chú ý tới các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”... Đọc tất cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và không đọc các phương án tiếp theo. Phải biết tạm bỏ qua những câu "rắc rối", để chuyển sang làm những câu khác "dễ hơn", rồi quay lại làm những câu đó sau. Không bỏ sót hoặc để trống bất kỳ câu nào. Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên quyết đoán nhanh phương án trả lời cho tất cả các câu, nhưng cũng đừng bỏ qua "quy luật xác suất" trong việc chọn phương án trả lời trắc nghiệm.
Giáo viên Nguyễn Đức Hiệp Trưởng dự án Giáo dục trực tuyến mạng Việt Nam 

Môn Hóa: Đề thi phần lớn là những câu hỏi cần suy luận
Về mặt kiến thức thì TS cần bám sát tài liệu hướng dẫn cấu trúc đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT ấn hành. Nhìn chung, kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12, nhưng do tính logic của vấn đề kiến thức nên các phần kiến thức lớp 10 và 11 cũng được đề cập. Các câu hỏi ra trong đề thi ĐH phần lớn là những câu hỏi cần có những suy luận nhất định.
Trước tiên, TS phải nắm vững các kiến thức về hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ. Kiến thức về tính chất của các chất như tính chất hóa học, tính chất vật lý... Đặc biệt cần phải nắm thêm các trường trường hợp riêng của một số chất vượt ngoài quy luật chung như: a-xít foocmic có tính ô-xy hóa...
Trong khi làm bài thi, TS cần chú trọng một số lưu ý nhất định.
Lưu ý đầu tiên là hãy đọc kỹ đề, quan sát đáp án để định hướng thu hẹp hướng giải. Không nên vừa đọc đề đã tiến hành tính toán hoặc giải bài toán, có nhiều bài toán chỉ sử dụng đầu đề thôi thì kết quả có thể quá nhiều, do đó TS nên đọc thêm các đáp án để hạn chế các kết quả. Ví dụ: Đề thi khối A - 2009, mã đề 175, câu 11 (bài này nếu chỉ có đầu bài thì chúng ta không biết hai este no hay không no và đơn chức hay đa chức nhưng khi nhìn vào các phương án trả lời chỉ có este no đơn chức nên bài giải trở nên dễ dàng)...
Lưu ý thứ 2 là cần sử dụng các phương pháp tính nhanh. Các bài toán thường sử dụng một số phương pháp tính nhanh để tiết kiệm thời gian như phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp tính theo phương trình ion và phương pháp bảo toàn nguyên tố. Ví dụ: Đề khối B, mã đề 148, câu 10 có cách giải là: Với điều kiện thu được một muối và hỗn hợp ancol kế tiếp, chúng ta suy ra este no là hai chất kế tiếp, từ đó chúng ta loại trừ các đáp án A và C. Chúng ta chỉ cần tìm chỉ số trung bình của carbon, thì tìm được đáp án.
Lưu ý thứ 3 là đối với một số bài toán có sự tham gia của chất điện phân, chúng ta có thể tính theo phương trình ion. Ví dụ:  Đề khối B, mã đề 148, câu 6.
Lưu ý thứ 4 là thứ tự phản ứng hoặc xem xét các phản ứng thứ cấp, phản ứng ẩn chỉ xuất hiện sau các phép tính. Ví dụ: Đề khối A, mã đề 175, câu 5.
Lưu ý thứ 5 là có những bài toán không cần tính công thức cụ thể mà chỉ cần nhận xét nhanh dựa vào tính chất và số liệu, từ đó loại trừ dần các đáp án. Ví dụ: Đề khối A, mã đề 175, câu 27.
Lưu ý thứ 6 là chúng ta có thể thiết lập sơ đồ quá trình phản ứng để dễ dàng cho việc tính toán được nhanh và chính xác, dễ kiểm tra kết quả. Ví dụ: Đề khối B, mã đề 148, câu 20.
Lưu ý thứ 7: Có thể suy diễn nhanh dựa trên các kết quả của các đáp án và kết hợp với điều kiện đầu bài. Ví dụ câu 11, cầu 15, mã đề 148, đề thi khối B năm 2009.
Tiến sĩ Trương Minh Lương Giảng viên khoa Hóa - ĐH Sư phạm Hà Nội
(Theo TNO)

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

Đề thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội từ 1994 - 2010

Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT của thủ đô Hà Nội từ 1994 - 2010. (Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội năm 2010, Môn Toán được thi vào 22/6). Download bộ đề này ở đây: tải về
Lời giải chi tiết của đề thi năm 2010 (tức vào lớp 10 năm học 2010-2011) ở Hà Nội xem ở đây: link xem và download.
Đã đăng: Đề tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT nổi tiếng trong cả nước.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Giải đề thi môn Toán tuyển sinh vào lớp 10 năm 2010 tại Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT trong toàn quốc vừa diễn ra vào tuần vừa rồi (21 - 26/6/2010). Bài viết này sẽ giới thiệu đề thi và lời giải môn Toán tuyển sinh vào lớp 10 năm 2010 tại Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng.
Download 3 đề thi (của Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng) và lời giải chi tiết tại đây: Download

Xem thêm:
-Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội từ 1994-2010
-Bộ đề thi vào lớp 10 của các trường THPT nổi tiếng

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Bộ đề thi thử đại học có đáp án 2010 mới nhất (4+4+4)

de thi dai hoc mon toan 2010
1. 4 đề thi thử đại học môn Toán có đáp án từ hocmai. Tuyển tập gồm 25 trang với đề thi và lời giải chi tiết. Download bo de thi thu dai hoc mon toan 2010: tải về
2. 4 đề thi thử đại học môn Toán có đáp án từ khối chuyên Toán ĐHSP Hà Nội 2010 (theo cấu trúc đề thi năm 2010): tải về
3. 4 đề thi thử đại học môn Toán có đáp án từ Đại học Vinh 2010 (theo cấu trúc đề thi năm 2010): tải về

Đã đăng:
- 35 đề thi thử đại học môn Toán 2010 có đáp án: Download
- 13 đề thi thử đại học môn Toán 2010 có đáp án: Download
- Tài liệu luyện thi môn Toán các khối A,B,D theo cấu trúc đề thi 2010: Download

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2010 toàn quốc và vị thứ của 63 tỉnh thành

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 toàn quốc và  vị thứ của 63 tỉnh thành - ti le do tot nghiep THPT nam 2010 toan quoc va vi thu 63 tinh thanh.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2010 toàn quốc và 63 tỉnh thành - ti le do tot nghiep THPT nam 2010 toan quoc va 63 tinh thanh.
Đề thi không quá khó đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao.
 
>>> Click vào đây để xem điểm thi tốt nghiệp THPT 2010 miễn phí
 
Năm nay (2010) chứng kiến sự “bứt phá” ngoạn mục của các tỉnh miền núi và các địa phương lâu nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Điển hình nhất là sự nhảy vọt của tỉnh Sơn La khi tăng 52,36% đối với hệ THPT và tăng 68.75% đối với hệ GDTX. Thứ hạng của Sơn La từ vị trí cuối bảng năm 2009 (vị trí 63) thì năm nay nhảy lên vị trí 36.
Không chỉ riêng Sơn La nhiều tỉnh miền núi khác cũng gây ấn tượng trong bảng xếp hạng: Yên Bái từ vị trí thứ 52 lên vị trí 12, tăng lên đúng 50 bậc; Hòa Bình từ 38 nhảy lên vị trí thứ 25…
Là địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng với truyền thống hiếu học nên Hà Tĩnh cũng tạo đột biết lớn khi từ vị trí xếp hạng thứ 50 năm 2009 nhảy vọt lên vị trí 14.
Bảng thống kê cũng cho thấy sự tụt hạng “khó tin” của Hà Nội và TPHCM. Từ vị trí số 4 năm 2009, TPHCM tụt xuống hạng thứ 28. Hà Nội thì từ vị trí 12 tụt xuống vị trí 27. Sụt giảm nhất vẫn là Lâm Đồng khi đang từ vị trí thứ 7 tụt xuống vị trí thứ 38… Mặc dù thứ hạng chênh lệch nhưng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp giữa các địa phương ở top 30 bám khá sát nhau (độ chênh lệnh lớn nhất chưa đến 6%)
Ở hệ THPT, Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế đất học khi vẫn quán quân, Hà Nam và Thái Bình tiếp tục giữ được vị trí của năm 2009 khi xếp hạng 2 và 3. Kế tiếp đến là Phú Thọ (tăng 7 bậc), Bắc Ninh vẫn giữ nguyên vị trí thứ 5. Cuối bảng xếp hạng là Ninh Thuận, trên Ninh Thuận một bậc là Bắc Kạn. Thừa Thiên Huế xếp hạng 18, tăng một bậc so với năm 2009.
Kết quả thống kế cho thấy cả nước chỉ có 4 địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp giảm hơn so với năm 2009. Giảm mạnh nhất là Bến Tre (7,42%), kế đến là Trà Vinh (4,11).
Hệ GDTX chứng kiến sự đổi hạng Hải Dương và Thái Bình. Từ hạng 2 ở năm 2009, Hải Dương đã nhảy vọt lên dẫn đầu với tỉ lệ đỗ 98,48% và đẩy Thái Bình xuống vị trí thứ 5. Xếp sau Hải Dương là Quảng Ninh (tăng 3 bậc). Ấn tượng nhất là Hà Giang từ vị trí thứ 25 năm 2009 nhảy vọt lên vị trí số 4 (tỉ lệ đỗ tăng 59,68%).
Đáng chú ý ở hệ GXTD là có đến 27 đơn vị có tỉ lệ đỗ tăng hơn 30% so với năm 2009. Chỉ có Tiền Giang và Long An là có giảm nhẹ so với năm trước.
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2010 của cả nước đạt khoảng 90,2%, tăng gần 7% so với năm 2009. Độ tăng bình quân đối với hệ THPT trong cả nước là + 9,77. Trong khi đó ở hệ giáo dục thường xuyên thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cả nước đạt khoảng 60,2% tăng gần 21% so với năm 2009. Độ tăng bình quân đối với hệ Bổ túc THPT là + 27,43.

Dưới đây là thống kê của báo Dân trí, con số chính xác sẽ được Bộ GD-ĐT thống kê và công bố trong một vài ngày tới. (Đơn vị tính: %)

Vị thứ
Tỉnh, thành phố
Hệ THPT
Tăng/
giảm
Hệ BT THPT
Tăng/ giảm
2009
2010
2009
2010
2009
2010
1
1
Nam Định
98.26
99.78
1.52
72.91
97.2
24.29
2
2
Hà Nam
97.43
99.69
2.26
55.04
96.5
41.46
3
3
Thái Bình
96.66
99.68
3.02
89.76
97.4
7.64
4
28
TP HCM
94.57
94.59
0.02
45.06
57.76
12.7
5
5
Bắc Ninh
94.15
99.28
5.13
67.14
96.82
29.68
6
8
Hải Phòng
93.66
98.86
5.2
70.84
94.16
23.32
7
31
Lâm Đồng
93.38
92.95
-0.43
44
53.58
9.58
8
6
Hải Dương
91.56
99.28
7.72
88.05
98.48
10.43
9
11
Ninh Bình
91.1
98.58
7.48
55.51
95.22
39.71
10
10
Quảng Ninh
90.75
98.64
7.89
71.82
98.29
26.47
11
4
Phú Thọ
89.99
99.52
9.53
42.17
92.54
50.37
12
27
Hà Nội
89.84
94.63
4.79
48.46
84.42
35.96
13
19
Đà Nẵng
89.74
96.68
6.94
33
55.29
22.29
14
29
Bình Định
88.48
93.9
5.42
10.56
49.11
38.55
15
16
Bắc Giang
88.04
97.8
9.76
62.67
93.8
31.13
16
13
Nghệ An
87.35
98
10.65
41.17
83.3
42.13
17
44
Tiền Giang
86.9
87
0.1
23.06
21
-2.06
18
7
Hưng Yên
86.66
99.25
12.59
61.6
97.81
36.21
19
18
T.T. Huế
86.29
96.81
10.52
32.37
86.87
54.5
20
9
Thanh Hoá
86.28
98.68
12.4
50
94.22
44.22
21
43
Long An
86.13
87.16
1.03
37.54
31.94
-5.6
22
17
Kon Tum
85.73
96.92
11.19
4.18
34.73
30.55
23
30
Lạng Sơn
85.07
93.76
8.69
49.54
79.7
30.16
24
33
Lai Châu
84.79
92.14
7.35
33.09
56.86
23.77
25
34
Thái Nguyên
84.59
92.1
7.51
27.5
59.3
31.8
26
32
Vũng Tàu
84.57
92.58
8.01
17.98
36.48
18.5
27
26
Quảng Nam
84.47
94.85
10.38
15.58
54.63
39.05
28
23
Vĩnh Phúc
83.91
96.1
12.19
49.26
88.68
39.42
29
22
Quảng Trị
82.77
96.18
13.41
62.85
90.43
27.58
30
55
Trà Vinh
82.56
78.45
-4.11
25
34.76
9.76
31
39
Cà Mau
82.25
90.01
7.76
18.34
44.46
26.12
32
35
Bình Phước
82.19
92.04
9.85
21.95
51.48
29.53
33
50
Bình Thuận
81.73
83.2
1.47
16.77
28.02
11.25
34
15
Khánh Hoà
81.64
97.99
16.35
16.04
72.45
56.41
35
20
Tuyên Quang
81.48
96.43
14.95
41.24
85.11
43.87
36
51
Lào Cai
81.01
82.81
1.8
29.57
49.41
19.84
37
48
Vĩnh Long
80.93
83.5
2.57
19.54
50
30.46
38
25
Hòa Bình
80.84
95.37
14.53
61.37
95.5
34.13
39
60
Bến Tre
79.71
72.29
-7.42
27.37
33.36
5.99
40
37
Đồng Nai
79.63
91.35
11.72
21.94
46.78
24.84
41
38
Quảng Bình
79.25
91
11.75
51.22
82
30.78
42
42
Bình Dương
77.89
87.75
9.86
16.44
29.57
13.13
43
46
Cần Thơ
77.42
86
8.58
10.28
15.71
5.43
44
56
Đắk Nông
76.09
78.2
2.11
37.67
57.14
19.47
45
24
Hà Giang
75.9
95.56
19.66
38.61
98.29
59.68
46
49
Gia Lai
75.84
83.21
7.37
5.91
24.33
18.42
47
52
An Giang
75.2
81
5.8
11.7
25
13.3
48
61
Điện Biên
73.32
71
-2.32
21.58
22.73
1.15
49
21
Quảng Ngãi
73.16
96.2
23.04
18.04
73.5
55.46
50
14
Hà Tĩnh
73.09
98
24.91
21.6
77
55.4
51
47
Bạc Liêu
73.08
85.35
12.27
12.73
36.42
23.69
52
54
Tây Ninh
72.78
79.13
6.35
17.63
19.26
1.63
53
12
Yên Bái
72.74
98.51
25.77
41.53
92.17
50.64
54
57
Đắc Lắc
69.11
78.11
9
10.93
38.15
27.22
55
63
Ninh Thuận
68.53
69.14
0.61
12.12
13.01
0.89
56
45
Phú Yên
64.6
86.41
21.81
3.77
28.38
24.61
57
40
Cao Bằng
64.24
89.65
25.41
20.24
69.68
49.44
58
58
Sóc Trăng
63.59
75
11.41
3.91
16
12.09
59
53
Đồng Tháp
63.08
80.82
17.74
8.97
31.94
22.97
60
41
Hậu Giang
61.95
88.66
26.71
4.65
29.63
24.98
61
62
Bắc Kạn
60.95
70
9.05
19.58
50
30.42
62
59
Kiên Giang
59.38
74.2
14.82
7.17
19.72
12.55
63
36
Sơn La
39.07
91.43
52.36
6.58
75.33
68.75
Toàn quốc
83.82
90.2
9.77
39.6
60.2
27.43
Theo Dân Trí

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Lương giáo viên 2010 - liệu cơm gắp mắm

Thầy Văn Như Cương
Thầy Văn Như Cương
Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi  Bộ GD&ĐT  tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”.  Tuy vậy, có người tin, có người không tin…

Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đồng. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đồng.  

Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…

Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!

Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng...  Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một nhà giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:


Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể  ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 15 ngàn, buổi tối 15 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 35 ngàn, một tháng vị chi là  1.050.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.

Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.

Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là  “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một giáo viên cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở. 

Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì  cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể  xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Urugoay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai.  Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, kem đánh răng…

Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.

Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.

Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.

Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.

Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.

Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ  với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.

Với cách phân bổ quỹ luơng như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…

Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…

Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”. 

Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.
 
Thầy Văn Như Cương (đăng trên Beenet)

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2010: Mừng và lo

>>> Click vào đây để xem điểm thi tốt nghiệp THPT 2010 miễn phí

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2010: Mừng và lo - đó là cảm nhận của tôi khi chứng kiến những con số cao ngất ngưỡng.
Sớm hơn dự kiến, chiều tối ngày 16/6, Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế đã công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và GDTX năm 2010. Theo đó, khối THPT có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 97,85% (không kể thí sinh tự do) và 96,81% (kể cả thí sinh tự do). Trong đó, tỉ lệ tốt nghiệp loại giỏi đạt 0,84%, xếp loại khá là 9,01%.

Có 6 trường có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%, gồm: Trường THPT chuyên Quốc Học, khối chuyên Trường ĐHKH Huế, THPT Nguyễn Huệ, Trường THCS và THPT Hà Trung, khối chuyên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế và THPT Cao Thắng. Tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất là Trường THPT Hương Lâm (65,69%) và Trường THCS&THPT Hồng Vân (71,83%). Cả hai trường này đều thuộc huyện miền núi A Lưới.

Trong khi đó, tỉ lệ tốt nghiệp khối giáo dục thường xuyên là 73,22% (trừ thí sinh tự do) và 56,87% (kể cả thí sinh tự do).

Đạt được kết quả như vậy, tôi cảm thấy mừng vì hầu hết con em chúng ta đã có niềm vui. Mừng cho các em một thì mừng cho các bậc phu huynh mười. Giờ đây họ có thể thở phào nhẹ nhõm sau một thời gian dài đợi chờ căng thẳng.

Tại sao lại lo? Không biết quý vị thế nào chứ tôi thật sự lo lắng. Lo vì sang năm không biết phải dạy dỗ thế nào. Các em thế hệ sau sẽ vin vào lí do "đi thi là đậu hết" để mà chủ quan, lười học và bỏ qua mọi lời cảnh báo của thầy cô. Lo vì cái chỉ tiêu phấn đấu "năm sau phải cao hơn năm trước". Lo cho các em vừa vượt qua kì thi không bằng chính sức lực của mình sẽ ảo tưởng về khả năng của bản thân, dẫn đến sự phát triển lệch lạc của nhân cách... Và trên tất cả lí do đó, tôi lo căn bệnh thành tích sau 3 năm "điều trị" (có thuyên giảm) bây giờ lại tái bùng phát và có thể giết chết cả một nền giáo dục.

Đúng là "ăn no lo xa".
-------------------------------------------------------------
Còn đây là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và GDTX của cả nước và bảng xếp hạng 63 tỉnh thành: chi tiết.

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Danh bạ website của 63 Sở Giáo dục - Đào tạo trong cả nước

Danh bạ website của 63 Sở Giáo dục - Đào tạo trong cả nước - danh ba web cua 63 so giao duc va dao tao trong ca nuoc. Đây là tuyển tập đầy đủ nhất 63 trang web của 63 Sở GD-ĐT tất cả tỉnh thành trong cả nước (khi chưa gộp Hà Nội với Hà Tây, con số này là 64).

Download cuốn danh bạ này tại đây (PDF file, 35KB): Download

Sự cố OLYMPIA 10: Không huỷ kết quả của trận chung kết

Sự cố OLYMPIA 10: Không huỷ kết quả của trận chung kết - đó là khẳng định của "phó tổng" Trần Đăng Tuấn sau khi cấp dưới Lại Văn Sâm tuyên bố không ai phải chịu thiệt thòi.
Ngay sau khi vòng chung kết cuộc thi Olympia 2010 kết thúc, nhiều ý kiến thắc mắc về câu trả lời cuối cùng (tiếng Anh) của Phan Minh Đức đã được gửi đến VTV và các báo. Theo đó, Phan Minh Đức đã đánh vần sai plumper thay vì từ đúng là plumber (thợ sửa ống nước). Chúng tôi đã liên hệ với ban tổ chức để làm rõ vấn đề.


Sự cố OLYMPIA 10: Không huỷ kết quả của trận chung kết

. Trong lần chung kết năm trước, có hai lần câu trả lời của thí sinh khác đáp án ban cố vấn đã đưa ra tư vấn và được xem là câu trả lời cuối cùng. Tại sao ý kiến của ban cố vấn tiếng Anh lại không phải là quyết định chính thức?

+ Ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam: Vì đây là câu trả lời gián tiếp thông qua đoạn ghi hình chứ không phải là câu trả lời trực tiếp tại trường quay. Nếu hôm đó có cố vấn tại chỗ thì đã không xảy ra sự cố này. Trong những năm đầu, chúng tôi có chuyên gia tiếng Anh trực tiếp đặt câu hỏi tại trường quay nên không xảy ra sự cố gì. Sau đó, chúng tôi thực hiện đặt câu hỏi qua băng hình cũng không có sự cố gì... Chắc chắn chúng tôi sẽ tìm giải pháp để khắc phục cho những cuộc thi năm sau.

. Rốt cục sẽ bảo lưu kết quả hay tổ chức thi lại, thưa ông?

+ Xét luật chơi, câu trả lời của Đức hoàn toàn đúng. Câu trả lời đầu tiên của em Đức đã phát âm tương đối đúng. Nếu bắt buộc phải phát âm đúng hoàn toàn thì sẽ rất nhiều người gặp khó khăn. Thứ hai, câu trả lời chỉ được công nhận trong 10 giây đầu tiên, những diễn giải phía sau không có giá trị. Thứ ba, do MC không nghe rõ mới bảo em đánh vần. Luật chơi không quy định đánh vần. Xét trên những luận chứng trên, Đức đã trả lời đúng và chúng tôi quyết không tổ chức thi lại.

Tuy nhiên, về tình, chúng tôi vẫn thấy chưa thỏa đáng. Đây là một cuộc thi giúp các em có điều kiện phát huy tài năng chứ không phải là cuộc thi để tìm ra nhà vô địch. Chúng tôi sẽ cùng các em ngồi lại để tìm ra giải pháp tốt nhất.

. Sau sự cố này, VTV sẽ có điều chỉnh gì trong luật chơi ở những năm sau?

+ Chúng tôi sẽ luật hóa hết các quy định với tất cả lĩnh vực chứ không riêng gì tiếng Anh. Riêng đối với môn tiếng Anh thì chỉ cần nghe hiểu và trả lời chứ không đánh vần. Và MC chỉ ghi nhận câu trả lời đầu tiên chứ không căn vặn gì thêm.

. Xin cảm ơn ông.

(Theo PL TpHCM)

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Xem điểm thi tốt nghiệp THPT 2010 miễn phí

Xem điểm thi tốt nghiệp THPT 2010 và GDTX 2010 - tra cuu, xem diem thi tot nghiep thpt 2010 va GDTX 2010 - tại các trang web của Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh.
Theo Bộ GD và ĐT, ngày 18/6/2010 là hạn cuối để các tỉnh thành công bố điểm thi tốt nghiệp THPT và GDTX 2010. Hôm qua, tỉnh Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên làm được việc này. Theo đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của tỉnh Thái Nguyên đạt 92,1%, hệ GDTX là 59,3%, cao hơn so với tỉ lệ đỗ năm 2009. (Bệnh thành tích đã thực sự quay lại?).
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Nguyên, trong sáu môn thi, điểm trên trung bình cao nhất là môn Toán, đạt 85%, Văn 74,6%, Địa 73,2%, Hóa 84,3%, Sử 84,5%, tiếng Nga và tiếng Pháp đều đạt 100%. Thấp nhất là tiếng Anh, chỉ đạt khoảng 50%.
Để xem điểm thi tốt nghiệp THPT miễn phí (không phải mất từ 3.000 đến 15.000đ để nhắn tin lên một số tổng đài) các em hãy vào trang web của Sở GD và ĐT của tỉnh mình rồi vào mục kết quả thi/xem điểm thi để tra cứu. Danh sách website của 64 sở Giáo dục-Đào tạo ở đây: DOWNLOAD

Đối với học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế, trang web xem điểm thi tốt nghiệp THPT 2010 miễn phí tại đây: XEM (hãy nhập tên bạn vào ô hiện ra).

Phản ứng của nhà Đài sau sự cố Olympia 10

Phản ứng của nhà Đài (VTV3) sau sự cố Olympia 10 - sự cố một người Hà Nội (Phan Minh Đức, trường Hanoi - Ams) giành chức vô địch đầy tranh cãi! (Scandal 1: Olympia của người Hà Nội; Scandal 2: Rung chuông vàng; Scandal 3: Chung kết Olympia 9 có 5 thí sinh tham dự).
Ta sẽ bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa những người Hà Nội trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 10:
Đức: Câu trả lời của em là “pờ lăm bờ”(chúng tôi tạm phiên âm cách đọc)
Tùng Chi: Câu trả lời của bạn là gì ạ?
Đức: Pờ lăm pờ.
Tùng Chi: Bạn có thể đánh vần câu trả lời của bạn được không ạ?
Đức: pi-el-iu-em-pi-i-a (plumper). (Nghe rất giống chữ “p” nên tạm viết như vậy)
Tùng Chi: Chậm hơn một chút được không ạ?
Đức: P-L-U-M-P-E-R.
Tùng Chi: Câu trả lời của bạn Minh Đức là: plumper. Bạn đã hiểu câu hỏi này là như thế nào?
Đức: Thầy giáo trong đoạn băng đã gặp vấn đề với căn hộ của mình. Nước chảy lênh láng khắp nơi, và giờ đây cần gọi một người để sửa, gọi ai ạ?
Tùng Chi: Và thế là chúng ta phải gọi ai ạ?
Đức: Gọi người sửa ống nước ạ.
Tùng Chi: Theo tiếng Việt thì chúng ta phải hiểu như vậy. Chúng ta phải gọi thợ sửa ống nước để chữa hiện tượng nước chảy lênh láng trong nhà. Bạn Đức thân mến, nếu như bạn trả lời đúng câu hỏi này thì chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà vô địch Olympia năm thứ 10. Còn nếu trả lời sai, bạn sẽ bị trừ đi 15 điểm và chúng ta sẽ có một phần thi câu hỏi phụ. Chúng tôi đã chuẩn bị câu hỏi phụ cho cuộc thi chung kết ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi sẽ không phải dùng đến nó. Chúc mừng bạn Phan Minh Đức đến từ Trường THPT Hà Nội- Amsterdam. 
Cuộc đối thoại trên xảy ra sau khi thí sinh Thanh Tùng trả lời sai câu hỏi tiếng Anh trong phần thi về đích: “Hello, my name’s Tom. I have a problem with my flat. So I have to call somebody to come to fix the water. Who will I have to call?" và Minh Đức đã có cơ hội.

Vấn đề ở đây là nếu tiêu chí của chương trình là câu trả lời tiếng Anh đòi hỏi phải phát âm đúng mới tính điểm thì rõ ràng Minh Đức và MC Tùng Chi đã phát âm không chuẩn. Chữ “plumber” phải đọc chữ “b” câm (tức là “pờ lăm mờ”). Nếu tiêu chí của chương trình chỉ cần đọc ra các chữ cái của từ cần trả lời thì khán giả vẫn thắc mắc về cách đọc âm “b” và “p” của thí sinh và MC.
Một điều thật đáng tiếc, lẽ ra giám khảo tiếng Anh ngồi ở dưới cần phát hiện và xử lý kịp thời tình huống này, tránh sự tranh cãi không đáng có ở một chương trình quan trọng.
Và đáng nói hơn, đây lại là câu hỏi mang tính quyết định ai thắng, thua trong số 2 thí sinh đang áp sát kết quả. Theo như MC Tùng Chi nói, nếu trả lời sai, Đức sẽ bị trừ 15 điểm. Khi đó, việc chọn ngôi nhất nhì giữa Minh Đức và Đức Hiếu sẽ phải phân định bằng câu hỏi phụ.

Khá nhanh chóng hồi âm thắc mắc của độc giả sau phản ánh "Đỉnh Olympia lần thứ 10 có phải huỷ kết quả?", vào lúc 12h trưa nay, 14/6, trang thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu những thông tin của ban tổ chức và ý kiến của Lại Văn Sâm, Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3).

Mô tả ảnh.
Phan Minh Đức với câu trả lời tiếng Anh ở phần thi về đích

Câu hỏi tiếng Anh trong phần thi Về đích ở trận chung kết Olympia năm thứ 10, do Trung tâm  Apollo gửi sang như sau: “Hello, my name’s Tom. I have a problem with my flat. So I have to call somebody to come to fix the water. Who will I have to call?"
Đáp án: “Plumber"
Đây là phần thi của thí sinh Thanh Tùng, và câu trả lời của Thanh Tùng là “river”, là sai, Phan Minh Đức đã bấm chuông xin trả lời và trả lời là “plumber” nhưng khi đánh vần, Minh Đức lại đánh vần là “plumper”.
Ngay khi cuộc thi kết thúc và nhận được ý kiến từ khán giả xem chương trình, bà Bùi Thu Thủy, Phó Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế, đã cùng cố vấn tiếng Anh của chương trình, Thomas William Billinge, quốc tịch Anh, giáo viên Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam xem lại băng của trận chung kết.
Thomas William Billinge, cũng chính là người đã đưa ra câu hỏi tiếng Anh trong chương trình, khẳng định câu trả lời của Phan Minh Đức là đúng và phần phát âm của em là chấp nhận được, bởi việc phát âm như vậy là thường thấy với người châu Á, và ông cũng đã rất nhiều lần nhận thấy một điều tương tự ở Thái Lan và Việt Nam.

Mô tả ảnh.
Bà Bùi Thu Thủy cùng Thomas William Billinge xem lại băng của trận chung kết Olympia năm thứ 10.
“Bạn thí sinh đã hiểu rõ câu hỏi và đã trả lời câu hỏi đúng ngay lần đầu tiên. Có một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm, bạn ấy đã nói [’plʌmbə] thay vì  [’plʌmə], nhưng đây là một điều rất thường thấy với người châu Á và tôi đã nhận thấy mọi người phát âm như vậy rất nhiều lần ở Thái Lan và ở Việt Nam. Nếu bạn ấy là một học sinh của tôi mà phát âm từ này theo cách này, tôi sẽ luôn luôn đồng ý là câu trả lời đúng. Việc yêu cầu học sinh đánh vần không phải là một phần của câu hỏi, mà do người dẫn chương trình đưa ra. Vì vậy, mặc dù bạn thí sinh đã mắc lỗi khi đánh vần từng chữ cái của từ này, sẽ thật không công bằng khi không cho điểm chỉ vì việc này, vì tôi đã không yêu cầu học sinh phải đánh vần.
Người dẫn chương trình đã nhắc lại từ này với thí sinh với cách phát âm bị sai, nhưng trong điều kiện thi căng thẳng, bạn thí sinh đã khẳng định là đó là câu trả lời của bạn ấy. Tuy nhiên, với điều kiện thi căng thẳng như vậy, thì ai cũng sẽ nói như vậy. Trong một trường quay ồn ào, cũng là tự nhiên khi người dẫn chương trình yêu cầu sự rõ ràng, điều này không thể hiện là người dẫn không đúng. Vì vậy, với tư cách là một chuyên gia về tiếng Anh tại Apollo, tôi khẳng định là bạn thí sinh đã trả lời câu hỏi một cách chính xác”, thầy Thomas William Billinge nhấn mạnh.

Lại Văn Sâm: Sẽ không để thí sinh chịu thiệt

Ông Lại Văn Sâm, Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3) nhấn mạnh rất cầu thị và lắng nghe ý kiến đóng góp từ khán giả cũng như của chuyên gia.
Theo ông, sẽ có những giải pháp hợp tình hợp lý để không có em thí sinh nào chịu thiệt thòi ở cuộc thi này.
“Sau khi nghe ý kiến của các bên và xem xét trên tinh thần cầu thị, do "Đường lên đỉnh Olympia" là một cuộc thi trên nhiều lĩnh vực nên rất dễ xảy ra thắc mắc, chắc chắn chúng tôi sẽ có giải pháp để không em thí sinh nào phải chịu thiệt thòi. Ý kiến của chuyên gia tiếng Anh là một kênh thông tin rất quan trọng và chúng tôi vẫn tiếp tục tìm thêm những giải pháp hợp tình hợp lý”.

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Bệnh thành tích có thể tái bùng phát vào năm nay

Bệnh thành tích có thể tái bùng phát vào năm nay (2010) - bài viết của bạn đọc Thanh Bình đăng trên báo Dân Trí.
Ba kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây, mỗi năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có một số cải tiến về các khâu tổ chức thi, chấm thi, giám sát, thanh tra...Tuy nhiên mùa thi năm nay e rằng bệnh thành tích lại tái phát.
Những nỗ lực cải tiến của Bộ và toàn ngành giáo dục đã thu được kết quả bước đầu khả quan, tạo cho kỳ thi có nề nếp, nghiêm túc; những biểu hiện lộn xộn, tiêu cực lớn, phổ biến trước đây đã được chấn chỉnh. Tuy nhiên, công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm 2010 có một số điểm mới mà chính những điều đó có thể dẫn tới nguy cơ quay trở lại kiểu thi tốt nghiệp THPT đầy rẫy tiêu cực, bất ổn như những năm trước 2006.

Là một người trong cuộc, đã có hàng chục năm làm công tác thi, thanh thi, chấm thi tốt nghiệp THPT, tôi xin nêu rõ những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp hiện nay và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp xử lý, khắc phục.

1- Năm nay, Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai cách tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo cụm trường, giống như năm ngoái. Một số trường ở nơi xa xôi, đi lại khó khăn thì được tổ chức thi riêng, với sự đồng ý của Bộ. Thực tế mỗi tỉnh thành chí ít cũng có đến mười mấy cụm thi, vài chục hội đồng thi. Tuy là tập trung về thành phố, thị xã, thị trấn nơi có điều kiện tốt hơn để tổ chức thi nhưng thực ra vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ .Do vậy, các cụm thi, hội đồng thi khó kiểm soát kịp thời và khó đạt được sự nghiêm túc, đồng bộ. Phải tiến tới, mỗi tỉnh chỉ có từ 1 đến 3 Cụm thi, với 5, 7 hội đồng thi, tất cả đều tập trung, dồn hết về trung tâm tỉnh lị. Tất nhiên, di chuyển xa là có khó khăn cho việc đi lại, ăn ở của nhiều thí sinh. Nhưng muốn có được sự chính xác, công bằng, nghiêm túc, đồng bộ của kết quả kì thi Tốt nghiệp THPT thì không thể làm khác.

2- Lực lượng thanh tra uỷ quyền của Bộ GD & ĐT năm nay về số lượng giảm đáng kể so với năm ngoái, từ 9000 người xuống còn 600 người. Cách thức hoạt động của thanh tra Bộ cũng khác, không còn cắm chốt ở các hội đồng thi, công việc này trao cho thanh tra của các Sở giáo dục, thanh tra Bộ chỉ đi lưu động, giám sát, thanh tra đột xuất mà thôi. Giải thích về thay đổi này, ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT trải qua 3 năm thực hiện cuộc vận động hai không và đạt nhiều chuyển biến tích cực, mọi việc đi vào nề nếp. Hơn nữa, những năm qua trong một hội đồng thi cùng một lúc có hai lực lượng thanh tra và đó là điều không cần thiết.Tại hội thảo, có ý kiến cho rằng, tinh giản lực lượng thanh tra ủy quyền là nới lỏng vai trò giám sát của Bộ đối với kỳ thi. Ông Hưởng nói: “Kỳ thi nghiêm túc hay không là phải từ giám thị, thí sinh, cán bộ lãnh đạo hội đồng. Không nên coi thanh tra là người quyết định việc nghiêm túc của kỳ thi”.

Theo tôi, việc giảm số lượng thanh tra của Bộ trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, đáng lo hơn là đáng mừng. Vì thực tế cho thấy, chỉ có kỳ thi tốt nghiệp năm 2007, năm đầu tiên thực hiện chủ trương hai không, là nề nếp, nghiêm túc, lúc đó thanh tra Bộ có uy, giám thị, thí sinh còn nể, còn sợ. Còn hai năm nay, nhất là năm vừa rồi, mặc dù lực lượng thanh tra được tăng cường nhiều hơn nhưng "liều thuốc" thanh tra ở nhiều hội đồng đã bị " nhờn", thậm chí có nơi bị tê liệt. Những biểu hiện tiêu cực của thí sinh và giám thị trong thi cử, ở nhiều địa phương, hội đồng thi không phải ít, có điều họ tìm cách dấu đi... khi báo cáo lên trên, nói với báo chí thôi. Nay, giao cho thanh tra của các Sở giáo dục cắm chốt, chịu trách nhiệm chính, chẳng khác nào com chấm com, vì thanh tra Sở đều là người nhà ta cả. Mấy ai lại đi bắt, xử lý quân mình? Bắt và xử lý nghĩa là làm xấu mặt lãnh đạo, ngành giáo dục địa phương, còn gì nữa. Trước đây, có hai lực lượng thanh tra Bộ và thanh tra Sở cùng cắm chốt, vừa phối hợp vừa dè chừng, giữ thế lẫn nhau, không bên nào dám chủ quan... Còn nay, thanh tra Bộ, chỉ đi thanh tra đột xuất, giống như những năm trước đây thì có ăn thua gì. Mỗi hội đồng thi, giỏi lắm đến “cưỡi ngựa xem hoa” được vài ba vòng, chừng 10 đến 20 phút là cùng. Đi rồi, mọi việc đâu vào đó. Đồng ý rằng, kỳ thi nghiêm túc hay không còn phụ thuộc nhiều vào giám thị, lãnh đạo hội đồng thi. Nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm giám thị, lãnh đạo hội đồng thi thực sự có ý thức, trách nhiệm, làm việc đồng bộ, công tâm, không “gà” này, “vịt” kia, không có biểu hiện chạy theo bệnh thành tích....?
Tôi dám khẳng định rằng, không còn thanh tra Bộ cắm chốt nữa, hội đồng thi - chỉ đều là "người nhà" hết - thì nguy cơ biến kỳ thi tốt nghiệp THPT có những chuyển biến tích cực 3 năm nay, sẽ trở về thời kỳ bát nháo, tệ hại như trước đây là rất cao. Vì cái lề lối xấu... đã ăn sâu, bám chặt vào từng thầy cô giáo, ngành giáo dục từ lâu rồi, nay từ bỏ nó, đoạn tuyệt nó không dễ, cần có biện pháp, lực lượng để chế ngự, điều chỉnh dần dần. Thời điểm hiện nay chưa đủ chín muồi để bỏ thanh tra Bộ cắm chốt tại các Hội đồng thi. Hô hào, kêu gọi về ý thức này nọ đối với giám thị, lãnh đạo hội đồng thi của địa phương xem ra còn xa vời lắm. Kỳ thi tốt nghiệp THPT không có thanh tra Bộ cắm chốt , cũng chẳng khác nào như tham gia giao thông ở ta không có cảnh sát giao thông, thì ý thức tham gia giao thông của nhiều người sẽ như thế nào, chúng ta biết cả.

3- Cái đáng sợ, đáng lo nữa là thái độ, tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tại địa phương, gồm lãnh đạo sở, các trường và giáo viên... tham gia trong kì thi. Lực lượng này rất hùng hậu, có nghiêm túc và công bằng hay không ..đều do lực lượng này mà ra cả. Bao nhiêu kỳ thi tốt nghiệp THPT đã qua, chúng tôi không hiểu vìo sao Bộ Giáo dục lại quá tin tưởng và giao toàn bộ khâu tổ chức kì thi cho Sở giáo dục, các lãnh đạo ( hiệu trưởng, hiệu phó), các thầy cô giáo các trường trong nội bộ của các địa phương? Vì, trong thực tế, họ vẫn còn nặng tư tưởng o bế “con em mình”, “địa phương mình”, rồi “căn bệnh” sính thành tích vẫn còn âm ỉ nay lại có cơ hội bùng phát: “mình làm nghiêm túc thì thiệt cho học sinh mình, còn ở hội đồng thi khác chắc gì họ đã làm nghiêm túc như mình”. Hai, ba năm qua, kì thi tốt nghiệp chưa phản ánh đúng thực chất... là do tâm lí, tư tưởng, suy nghĩ trên chi phối. Vì vậy, không nên để lãnh đạo hội đồng thi và tất cả giám thị trong tỉnh coi học sinh trong tỉnh, trong địa phương mình (do lâu nay có rất nhiều tiêu cực đã xảy ra, nào quen biết, nào gửi gắm, nào bà con, em cháu của mình, nào chúng ta cùng giúp lẫn nhau...). Cho nên, chỉ có cách chuyển đổi, hoán đổi toàn bộ lãnh đạo hội đồng và giám thị tỉnh này sang tỉnh khác, có vậy mới đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc, hạn chế đến mức thấp nhất những "quan hệ" ...của những thầy cô trong cùng địa phương đã quá " quen mặt". Tuy có tốn kém khi di chuyển đi xa, nhưng để cho kì thi đạt được mục đích đề ra thì dù có tốn kém về tài chính đến đâu, chúng ta vẫn phải làm.

4- Chấm các môn trắc nghiệm khách quan bằng máy quét nên tiếp tục giao cho sở tại từng tỉnh làm. Nhưng qui trình chấm và khâu giám sát, thanh tra cần được tăng cường hơn, để ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh, đừng nghĩ rằng mọi cái đã giao cho máy làm là an toàn, đảm bảo. Chấm chéo các môn tự luận như năm vừa rồi, nhìn chung là tốt, việc đánh giá, cho điểm của giám khảo là khách quan, chính xác. Kết quả chấm thanh tra lại của Bộ cho thấy điều đó. Yếu tố châm chước, nhẹ nhàng cho học sinh tỉnh mình như nhiều năm trước đó không còn nữa. Nhưng tính đồng bộ trong đánh giá chưa cao, vì các hội đồng chấm bị chia nhỏ ra từng tỉnh, tỉnh này chấm tỉnh khác. Để khắc phục hạn chế này, theo tôi, Bộ nên gom về một số cụm chấm, có thể tập trung về 10 cụm chấm chẳng hạn. Tất nhiên, việc ăn ở, đi lại của giám khảo sẽ vất vả và tốn kém hơn. Khâu thảo luận ở các tổ chấm rất quan trọng, các tổ trưởng chấm ở mỗi bộ môn phải có tiếng nói thống nhất trong cách hướng dẫn chấm cho tất cả giám khảo môn đó. Mỗi anh một kiểu, anh thì bám chặt theo đáp án chấm, anh thì chấm thoáng, cho điểm dễ dàng, là không đồng bộ, đều tay. Hướng dẫn chấm hay chấm chung 10 bài, cũng chỉ là những cái chung nhất thôi. Còn thực tế, bài làm của thí sinh thì rất đa dạng, không bài nào giống bài nào. Nếu chọn phải những giám khảo không có kinh nghiệm, chuyên môn hạn chế thì làm sao chấm cho đúng, cho chuẩn được. Cho nên khâu chọn giám khảo chấm cũng hết sức quan trọng. Các sở phải chọn được những thầy cô có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm, đã và đang dạy lớp cuối cấp.

(Thanh Bình, bạn đọc của Dân Trí)

Theo ý kiến của PGS Văn Như Cương, năm nay tỉ lệ tốt nghiệp sẽ rất cao bởi "tôi đồ rằng thế nào Bộ GD-ĐT cũng phải chỉ đạo ra đề thi như thế nào để tránh gây sốc và để có một kết quả tương đối đẹp khi hoàn thành cuộc vận động “hai không”". Hơn thế, với tình trạng coi thi có phần lỏng lẽo như phản ánh của một số em ở phần commnets của các bài Đáp án đề thi tốt nghiệp năm 2010 thì năm nay sẽ là năm trở về số mo (trở lại tình trạng như trước khi phát động chống bệnh thành tích trong thi cử).

Bài đăng phổ biến