Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Tài liệu ôn thi Đại học môn Toán khối A, B, D năm 2010 (theo cấu trúc đề thi)

Bài viết này sẽ cung cấp các tài liệu ôn thi Đại học môn Toán khối A, B, D theo cấu trúc đề thi năm 2010.
Tài liệu ôn thi Đại học môn Toán khối A, B, D năm 2010 (theo cấu trúc đề thi)
I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (7 điểm)
    Câu I (2 điểm):
    -Hàm bậc 3, bậc 4 và các vấn đề liên quan: Download
    -Hàm phân thức hữu tỉ và các vấn đề liên quan: Download
    -Các vấn đề về cực trị, tiếp tuyến, hàm bậc 4, hàm phân thức, ...: Download 
    Câu II (2 điểm):
    - Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số (kể cả mũ và logarit)
    - Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
    Các vấn đề của câu II đã được nêu ở đây: Download

    Câu III (1 điểm):
    - Tìm giới hạn. Download
    - Tìm nguyên hàm, tính tích phân; Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay. Download (Trần Sĩ Tùng)Download (Phạm Kim Chung)
    Câu IV (1 điểm):
    Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
    Download ở đây
    Câu V (1 điểm): Bài toán tổng hợp (Câu này thì khó đoán, nhưng theo đề thi các năm trước thì thường là câu bất đẳng thức, GTLN, GTNN)

    II. Phần riêng (3 điểm)
    Câu VI.a (2 điểm): Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian:
    - Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
    - Đường tròn, elip, mặt cầu.
    - Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
    - Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
    Download ở đây (HH phẳng)  và ở đây (HHKG)
    Câu VII.a (1 điểm):
    - Các dạng toán về số phức. Download
    - Tổ hợp, xác suất, thống kê. Download
    - Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số. Download

    Các câu VIb, VIIb có nội dung tương tự các câu VIa, VIIa. Vì thời gian có hạn nên tôi không thể tổng hợp hết các chuyên đề luyện thi. Để có các chuyên đề khác, bạn có thể search (ô tìm kiếm bên góc phải) hoặc vào mục Chuyên đề Toán để tìm.

    Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

    Toán học cao cấp - Nguyễn Đình Trí (2 tập)

    Toán học cao cấp - Nguyễn Đình Trí (2 tập)
    Bộ sách Toán học cao cấp của GS Nguyễn Đình Trí gồm 2 tập.
    Tập 1 bao gồm các nội dung về: Tập hợp và ánh xạ; Số thực và số phức; Hàm số một biến; Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân; Các định lý về giá trị trung bình và ứng dụng; Định thức-ma trận; Hệ phương trình tuyến tính; Không gian vectơ; Phép tính tích phân của hàm số một biến.
    Tập 2 bao gồm các nội dung về: Hàm số nhiều biến số; Tích phân kép; Tích phân đường; Chuỗi; Phương trình vi phân.
    Bộ sách đang được sử dụng rộng rãi trong sinh viên các ngành KHTN và kĩ thuật.
    Download tập 1: Link . Download tập 2: Link

    Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

    Chuyện thầy Đỗ Việt Khoa và kết cục ... mất dạy

    Kết cục… mất dạy của thầy Đỗ Việt Khoa là hệ quả tất yếu từ một kiểu lối dựng anh hùng của báo chí.
    Thay do viet khoa - nguoi duong thoi mat day
    Thầy giáo Đỗ Việt Khoa trong chương trình “Người đương thời” cách đây vài năm

    Câu chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa lại nóng trên báo chí. Thầy Khoa định nghỉ dạy. Báo chí như thể bị sốc. Như thể vụt mất một… tượng đài chống tiêu cực mà chính họ vừa dựng lên.

    Cũng cảm thông cho báo chí. Bởi trong một xã hội toàn người câm thì việc dám nói của thầy Khoa quả là một của hiếm để tuyên truyền.

    Nhưng báo chí đã thổi quá đà. Cứ mỗi ngày, mỗi sáng là hàng chục bài dựng chân dung thầy như một người hùng. Từ một… ông giáo làng, hình ảnh thầy Khoa ngày một vụt lớn như thể một tượng đài chống tiêu cực.

    Cả nước biết thầy.

    Rồi thầy thành “người đường thời”. Ngồi ghế “người đương thời”, thầy nói như vĩ nhân!

    Thế nên, cái kết cục… mất dạy (giã từ nghề giáo) của thầy bây giờ là điều không quá bất ngờ (xin lỗi thầy Đỗ Việt Khoa, tôi dùng lối chơi chữ này không nhằm nhạo báng thầy, mà để nói tới một bi kịch đáng nhạo báng khác trong lối thổi anh hùng của báo chí và trong bản chất của một nền giáo dục vốn sẵn khá nhiều điều… mất dạy- giáo dục phản giáo dục!).

    Đó là cái “tội” của báo chí. Bi kịch của thầy Khoa phần lớn do sự thổi dựng của báo chí. Hệ quả tất yếu của một kiểu lối dựng anh hùng trong thời buổi khan hiếm những tấm gương điển hình “người tốt việc tốt”.

    Nếu bình tĩnh và chừng mực hơn, có thể báo chí và thầy Khoa sẽ góp phần kéo cái đích của việc “đấu tranh” đến gần hơn, chứ không phải vô tình lại đẩy nó… vời xa như bây giờ.

    Về phần thầy Khoa. Tôi tôn trọng việc làm của thầy, đặc biệt là trong một môi trường mà hầu như tất thảy ai cũng chọn cách câm lặng. Nhưng tôi cũng ngộ như thầy Văn Như Cương: Hình như thầy Khoa không bình thường?

    Không dám nói nhiều. Nhưng tôi giật mình khi nghe những phát biểu của thầy trên báo, trên truyền hình. Càng hốt hoảng và… bật cười khi nghe tin thầy ứng cử Đại biểu Quốc hội.

    Mặt khác, cứ có cảm giác thầy Khoa luôn nghĩ mình rất gần gũi thầy Nhân Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng). Hình như trước khi quyết định giã từ nghề giáo, thầy Khoa cũng đã chủ động bắn tin đến thầy Nhân Phó Thủ tướng và ông Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo ?

    Ngay từ khi chuyện thầy Khoa mới nóng, tôi đã viết những dòng này:

    Chuyện thầy giáo Khoa một mình ngáng gậy chống… trời làm om cả nước. Dư luận đồng tình, dân chúng ngợi khen. Nhưng không ít (nếu không muốn nói là quá nhiều) đồng nghiệp của thầy, những giáo viên đang đứng trên bục giảng lại cười khỉa thầy là "thằng điếc". Tôi nghe nhiều lắm. Và vì thế đến giờ, dẫu ủng hộ quyết định tự ứng cử Quốc hội của thầy, nhưng tôi không dám tin vào khả năng trúng cử. Và hồi đó, phải đợi lâu lắm, khi sự việc inh ỏm cả nước, khi tính mạng thầy và cả gia đình có nguy cơ bị đe dọa…. Lúc đó ông Bộ trưởng mới tiền hộ hậu ủng đẫn đoàn quan chức có đủ nhà báo, truyền hình về thăm thầy để… quay phim chụp ảnh. Dường như sau chuyến thăm ấy, ông Bộ trưởng có vẻ được điểm, phiếu có vẻ… tăng. Có lẽ cũng chính vì thế mà cái phong trào "chống tiêu cực" trong giáo dục nhân chuyện thầy Khoa được thổi lên mấy tháng rồi lại… bình yên! Nực cười đến độ lãnh đạo nhà trường nọ yêu cầu các thầy cô phải nộp bản báo cáo thành tích "chống bệnh thành tích và chống tiêu cực" đúng hạn, nếu không sẽ bị trừ điểm… thi đua!

    Chuyện thầy Khoa, ngay từ lúc đầu đã được nhân điển hình để dồn phiếu cho một chuyện khác, một phong trào khác.

    Báo chí không ngộ ra. Thầy Khoa không ngộ ra. Và cả một đội ngũ đông đảo những người ủng hộ thầy Khoa cũng đã không ngộ ra điều này.

    Nhiều cái ngộ quá, cộng với công nghệ thổi dựng của báo chí khiến thầy Khoa như người hùng trên mây.

    Đó là bi kịch từ chuyện ngộ ở chính thầy Khoa.

    Về phía nhà trường. Tất nhiên không ai gật đầu đồng ý trước kiểu lối thi cử và giáo dục hiện lộ trong những đoạn clip của thầy Khoa. Nhưng có ai, khi nào thử đặt mình đứng về phía những người thầy khác của trường Vân Tảo?

    Nhiều người bảo: mình không làm gì sai thì không mắc gì phải sợ. Đúng. Nhưng có ai, có người thầy nào chịu nổi khi lúc nào, ngày nào cũng có người cặp kè cái máy ghi âm, theo dõi từng bước chân để phục thu tất tật những gì mình chuẩn bị nói? Một ngày hai ngày còn cố im chịu được. Nhưng mãi mãi quanh năm suốt tháng như thế thì… không nổi đóa lên mới là lạ!

    Vì thế, tôi đồng với cách nghĩ của giáo sư Văn Như Cương khi lắc đầu không nhận thầy Khoa, cho dù trước đó ông đã hứa (Đọc thêm bài trên Vietnamnet vào ngày 23/05/2010: Lời hứa của hiệu trưởng danh tiếng với thầy Khoa đã tắt). Giả như tôi là hiệu trưởng như giáo sư Cương, tôi cũng lắc đầu nói không với thầy Khoa.

    Bi kịch của thầy Khoa - âu cũng chính là bi kịch của nền giáo dục!

    (Theo Trương Duy Nhất Blog)

    Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

    Tỉ lệ chọi chi tiết các ngành ở ĐH Đà Nẵng 2010

    I. Tỉ lệ chọi của trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng (2010):
    Cơ khí chế tạo 1/3,55 (240 CT/852 HS); Điện kỹ thuật 1/5,68 (250 CT/1.420 HS); Điện tử viễn thông 1/4,53 (240 CT/1.087 HS); Xây dựng dân dụng và công nghiệp 1/7,65 (240 CT/1.837 HS); Xây dựng công trình thủy 1/0,68 (120 CT/80 HS); Xây dựng cầu đường 1/10,58 (240 CT/2.538 HS).
    Công nghệ nhiệt - điện lạnh 1/2,55 (60 CT/153 HS); Cơ khí động lực 1/3,2 (110 CT/352 HS); Công nghệ thông tin 1/8,35 (240 CT/2.004 HS); Sư phạm kỹ thuật điện - điện tử 1/0,98 (60 CT/59 HS); Cơ - Điện tử 1/3,33 (120 CT/400 HS); Công nghệ môi trường 1/4,58 (50 CT/229 HS); Vật liệu và cấu kiện xây dựng 1/0,48 (60 CT/29 HS); Tin học xây dựng 1/1 (60 CT/60 HS); Kỹ thuật tàu thủy 1/1,35 (60 CT/81 HS); Kỹ thuật năng lượng và môi trường 1/0,70 (60 CT/42 HS); Quản lý môi trường 1/4,16 (50 CT/208 HS); Công nghệ hóa thực phẩm 1/4,44 (100 CT/444 HS); Công nghệ chế biến dầu và khí 1/4,43 (60 CT/266 HS); Công nghệ vật liệu 1/0,49 (120 CT/59 HS); Công nghệ sinh học 1/3,43 (60 CT/206 HS); Kinh tế xây dựng và quản lý dự án 1/9,48 (120 CT/1.137 HS); Kiến trúc 1/7,58 (120 CT/910 HS).

    II. Tỉ lệ chọi của ĐH Đà Nẵng ở phân hiệu Kon Tum (2010):
    Kinh tế xây dựng và quản lý dự án 1/2,43 (195 CT/473 HS ); Quản trị kinh doanh 1/2,63 (65 CT/171 HS); Tài chính doanh nghiệp 1/1,71 (65 CT/111 HS).

    III. Tỉ lệ chọi của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (2010)
    Kế toán: 1/11,3 (230 CT/2.604 HS); Kiểm toán 1/6,06 (80 CT/485 HS); Quản trị kinh doanh tổng quát 1/7,93 (180 CT/1.427 HS); Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ 1/8,99 (140 CT/1.259 HS); Quản trị kinh doanh thương mại 1/11,56 (100 CT/1.156 HS); Quản trị kinh doanh quốc tế 1/3,89 (130 CT/506 HS); Quản trị kinh doanh marketing 1/8,04 (100 CT/804 HS); Quản trị tài chính 1/8,56 (100 CT/8,56 HS); Quản trị nhân lực 1/1,61 (80 CT/129 HS); Kinh tế phát triển 1/1,86 (95 CT/177 HS); Kinh tế lao động 0,14 (50 CT/7 HS); Kinh tế và quản lý công 1/0,54 (50 CT/27 HS); Kinh tế chính trị 1/0,78 (40 CT/31 HS); Thống kê - Tin học 1/0,30 (50 CT/15 HS); Tin học quản lý 1/1,18 (CT 60/71 HS); Ngân hàng 1/9,26 (180 CT/1.666 HS); Tài chính doanh nghiệp 1/6 (125 CT/750 HS); Luật học 1/2,78 (50 CT/139 HS).


    IV. Tỉ lệ chọi của trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng (2010):
    Ti le choi cua dh da nang, ty le choi dai hoc da nang 2010
    SP Toán 1/7,52 (50 CT/376 HS); SP Vật lý 1/12,78 (50 CT/639 HS); CN Toán - Tin 1/3,05 (100 CT/305 HS); CN Công nghệ thông tin 1/2,76 (150 CT/414 HS); SP Tin 1/2,50 (50 CT/125 HS); CN Vật lý 1/1,94 (50 CT/97 HS); SP Hóa học 1/5,82 (50 CT/291 HS); CN Hóa học 1/1,54 (50 CT/77 HS); CN Hóa dược 1/3,18 (50 CT/159 HS); CN Khoa học môi trường 1/5,54 (50 CT/277 HS); SP Sinh học 1/24,06 (50 CT/1.203 HS); CN Sinh - Môi trường 1/25,04 (50 CT/1.252 HS); Giáo dục chính trị 1/4,02 (50 CT/201 HS); SP Ngữ văn 1/14 (50 CT/700 HS); SP Lịch sử 1/7,44 (50 CT/372 HS); SP Địa lý 14,92 (50 CT/746 HS); CN Văn học 1/1,73 (50 CT/746 HS); CN Tâm lý học 1/1,9 (50 CT/95 HS); CN Địa lý 1/2,98 (50 CT/149 HS); Việt Nam học 1/2,26 (50 CT/313 HS); Văn hóa học 1/0,92 (50 CT/46 HS); CN Báo chí 1/7,04 (50 CT/352 HS); Giáo dục tiểu học 1/19,96 (100 CT/1.996 HS ); Giáo dục đặc biệt 1/0,7 (50 CT/35 HS); Giáo dục mầm non 1/9,63 (100 CT/963 HS); SP Âm nhạc 1/0,06 (50 CT/3 HS); GD thể chất - giáo dục quốc phòng 1/5,26 (50 CT/263 HS).

    V. Tỉ lệ chọi của trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng (2010):
    SP Tiếng Anh 1/6,39 (70 CT/447 HS); SP Tiếng Anh bậc tiểu học 1/4,46 (35 CT/156 HS); SP Tiếng Pháp 1/0,11 (35 CT/4 HS); SP Tiếng Trung 1/0,31 (35 CT/11 HS); CN Tiếng Anh 1/5,44 (400 CT/2.175 HS); CN Tiếng Anh thương mại 1/4,19 (140 CT/586 HS); CN Tiếng Nga 1/0,14 (35 CT/5 HS); CN Tiếng Pháp 1/0,8 (35 CT/28 HS); CN Tiếng Pháp du lịch 1/0,51 (35 CT/18 HS); CN Tiếng Trung 1/3,82 (105 CT/401 HS); CN Tiếng Trung thương mại 1/2,21 (70 CT/155 HS); CN Tiếng Nhật 1/6,93 (70 CT/485 HS); CN Tiếng Hàn Quốc 1/7,69 (35 CT/269 HS); CN Tiếng Thái Lan 1/0,31 (35 CT/11 HS); CN Quốc tế học 2,83 (100 CT/283 HS); SP Tiếng Pháp 1/0,26 (35 CT/9 HS); CN Tiếng Pháp 1/0,54 (35 CT/19 HS); CN Tiếng Pháp du lịch 1/0,63 (35 CT/22 HS); SP Tiếng Trung 1/0,03 (35 CT/1 HS); CN Tiếng Trung 1/0,08 (105 CT/8 HS ); CN Tiếng Trung thương mại 1/0,04 (70 CT/3 HS).

    Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

    Thư giãn trước các kỳ thi 2010

    Thầy giáo hỏi học sinh:
    - Em nào cho tôi biết vì sao Nguyễn Trãi chỉ viết Cáo Bình Ngô mà không viết Cáo Bình Minh?
    - Thưa thầy, nếu viết Cáo Bình Minh thì Nguyễn Trãi e ngại thế hệ sau sẽ có người hiểu lầm là một bài cáo miêu tả buổi bình minh ạ.
    *
    * *
    Một người ở xa đưa con ra Hà Nội dự kỳ thi đại học 2010. Khi về, ông nói chuyện với mấy người hàng xóm:
    - Ở trên ấy, người ta sính dùng đồ Tây ghê lắm. Ngay đến cái hồ ở ngay trong nước mình thôi, của mình rành rành nhé, thế mà người ta cũng gọi là Hồ Tây cơ đấy.
    *
    * *
    Cô giáo nói với Hip-teen Sin-ja:
    - Mới vào học được mấy ngày tại sao em không tả con chó để cô biết lực học của em thế nào?
    - Cô ơi! Em đang cố viết về nó nhưng nó lại chạy mất.
    *
    * *
    Trong một cuộc thi người đẹp năm 2010, Ban giám khảo hỏi một thí sinh: - Em hiểu thế nào về câu “một túp lều tranh hai trái tim vàng”?
    - Thưa Ban giám khảo, nếu có một túp lều tranh và hai quả tim vàng thì em sẽ rất hạnh phúc. Hai quả tim kia, một quả bán đi để mua đất, xây nhà, quả còn lại thì để mua xe, làm vốn ạ.
    - !!!
    *
    * *
    Con trai hỏi bố:
    - Bố ơi, con chán làm bài tập về nhà lắm rồi!
    - Thôi nào con trai, có ai chết vì làm bài tập đâu nào!
    - Nhưng con không muốn là trường hợp đầu tiên.
    *
    * *
    Bố dặn con:
    - Phải đi học, có được bằng cấp thì mới đi làm kiếm được tiền.
    - Nhưng bố lại nói với mấy anh thi trượt là: “Cứ có tiền là khắc có bằng” là sao ạ? Có phải định lý đảo luôn luôn đúng?
    *
    * *
    Bố của Hip-teen Sin-ja lo lắng nói với thầy hiệu trưởng:
    - Tôi muốn thầy ngăn không cho con tôi chơi cá độ nữa. Tôi không biết nó học ở đâu nữa mà hồi hè nó toàn chơi trò này.
    - Hãy để nó cho tôi.
    Một tuần sau thầy hiệu trưởng gọi cho phụ huynh:
    - Tôi nghĩ rằng tôi đã cho cậu ta một bài học đắt giá.
    - Thầy làm như thế nào? - Ông bố hỏi.
    - À tôi thấy trò ấy đang nhìn vào bộ râu của tôi và nói: “Con cá bộ râu của thầy là bộ râu giả”. Tôi liền nói: “Bao nhiêu tiền?”, và trò ấy trả lời là “5 bảng Anh”.
    Ông bố tò mò:
    - Điều gì xảy ra?
    - Thì trò ấy đã kéo râu của tôi, một bộ râu thật. Tôi buộc cậu ta phải trả 5 bảng Anh. Nó ắt phải được một bài học đắt giá.
    - Ôi, chết rồi. Thằng Hip-teen Sin-ja đã cá cược 10 bảng Anh với tôi rằng nó sẽ được thầy cho phép kéo râu của thầy.
    - Hả?!

      *
      * *
    Bà mẹ chấn chỉnh cậu con trai học lớp 2:
    - Sao mỗi lần bố ra ngoài con đều nhìn vào cái khẩu trang của bố chằm chằm thế?
    - Tại tuần trước về quê con thấy ông dặn bố là “đừng để miếng thịt nó bịt lấy miệng”. Nên con kiểm tra xem bố có dùng khẩu trang bằng thịt thật không ấy mà.
    - ?!!
    *
    * *
    Trong giờ học hóa, cô giáo hỏi cả lớp:
    - Em nào có thể cho một ví dụ về phản ứng dây chuyền?
    - Thưa cô, ví dụ như đầu năm, trường đòi học phí, hội phụ huynh đòi tiền sổ vàng, mẹ em bèn đòi bố đưa hết cả sổ lương, còn bố em lại phải về quê đòi ông bà bán gấp đất, đưa tiền để bố em giữ ạ.
    - !!!
    *
    * *
    Chị mắng em trai:
    - Mày đi học áo quần bẩn thế này mà cũng mặc à?
    - Thế chị có giặt cho em đâu mà sạch.
    - Mày muốn sạch thì phải tự giặt đi chứ. Thế đến lớp bạn mày không nói gì à?
    - Có chứ, chúng nó nói: Thế mày không có chị à?
    - ?!
    *
    * *
    Giáo viên nam hỏi đồng nghiệp:
    - Anh đang làm gì đó?
    - Đang lập lộ trình cho bao tử...
    - Chuyện gì lạ vậy?
    - Vì lương giáo viên hiện không đủ. Nhưng để giải quyết vấn đề này thì cần phải có lộ trình tăng lương... Nên tôi phải lập lộ trình cho bao tử song hành với lộ trình tăng lương từ nay cho đến đó...
    - !!!
    *
    * *
    Một thí sinh đem “phao” vào phòng thi và liên tiếp bị bắt bài đến 4 lần. Khác như các lần trước, không đợi thí sinh này tiếp tục sử dụng tài liệu, giám thị tiến lại gần và đưa tay trước mặt cậu thí sinh:
    - Nếu không muốn bị đình chỉ thi, hãy nộp bản thứ 5 ra đây.
    Thí sinh ngỡ ngàng:
    - Sao cô biết ạ!
    - Thì trên bản photo của em có ghi “photo 5 bản” là gì?
    *
    * *
    Cô giáo hỏi một em bé ở nhà trẻ:
    - Các con nghĩ ai thông minh hơn, con người hay động vật?
    Một em bé nói:
    - Động vật ạ!
    - Tại sao vậy con?
    - Vì khi con nói với con chó nó luôn hiểu, nhưng khi nó nói với con thì con chả hiểu gì.

    (Cười 24h)

    Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

    Tỷ lệ chọi các ngành ở Đại học Huế năm 2010

    Tỷ lệ chọi các ngành ở Đại học Huế năm 2010
    Mấy eng xứ Quảng ra thi / Thấy o gái Huế chân đi không rời
    Đại học Huế vừa chính thức công bố tỷ lệ “chọi” vào các trường thành viên năm 2010. Theo đó, ngành Điều dưỡng thuộc ĐH Y dược là ngành học có tỷ lệ "chọi" cao nhất: 1/32,78.

    Hai ngành có tỷ lệ “chọi” trên mức 1/20 là ngành giáo dục tiểu học - ĐH Sư phạm (1/28,83) và ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - ĐH Nông lâm (1/25,64).
    Tỷ lệ chọi các ngành ở Đại học Huế năm 2010
    Trường ĐHSP Huế
    Nhiều ngành khác có tỷ lệ “chọi” cao là Kỹ thuật Y học (1/18,54) và Y tế công cộng (1/15,23) thuộc ĐH Y dược; Khoa học môi trường (1/18,48), Công nghệ sinh học (1/13,80) và Điện tử Viễn thông (1/10,56) thuộc ĐH Khoa học; Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản (1/14,5), Lâm nghiệp (1/13,84), Nuôi trồng thủy sản (1/11,05) thuộc ĐH Nông lâm; Kế toán (1/14,3) và Quản trị kinh doanh (1/13,05) thuộc ĐH Kinh tế.

    Một số ngành học mới vẫn còn giữ tỷ lệ “chọi” ở mức trung bình như Du lịch học (1/7,9), Hệ thống thông tin kinh tế (1/5,1), Công tác xã hội (1/6,33).

    Đặc biệt nhất, có một số ngành chắc chắn “thi là đậu” với điều kiện không có điểm “chết” như Tiếng Nga - ĐH Ngoại ngữ (1/0,55), Chế biến lâm sản - ĐH Nông lâm (1/0,98), Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ - Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị (1/0,17), Hán Nôm (1/0,7) và Ngôn ngữ (1/0,28) thuộc ĐH Khoa học.

    Tỉ lệ chọi chi tiết các ngành ở đây

    Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

    7 video xúc động về sự giản dị của Bác Hồ

    19/05/2010, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ vĩ đại, các bạn hãy cùng mathvn.com xem lại những khoảnh khắc xúc động về sự giản dị của Người. Ngay khi là Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn có phong thái giản dị, gần gũi đến thân thuộc. Phong thái đó chỉ có ở Hồ Chí Minh mà không có ở bất cứ vị nguyên thủ nào khác trên thế giới.
    7 video xúc động về sự giản dị của Bác Hồ
    Bác Hồ kính yêu của con
    1. Bác Hồ thăm ruộng

    Bác Hồ đi thăm ruộng lúa, hỏi thăm tình hình đời sống bà con nông dân chỉ như người cha già đi xa về thăm quê. Cũng không tiệc tùng đình đám, sự chia sẻ, hỏi han của Bác bên chiếc chõng tre, vài củ khoai luộc cùng đám trẻ thơ.
    2. Ngồi đất trò chuyện với người dân tộc tại Quê hương thứ hai - Pắc Bó

    Giữa rừng đại ngàn Pắc Bó, người về thăm lại chốn xưa vẫn giản dị, gần gũi như này nào dù bây giờ Người là Chủ tịch nước Việt Nam, đứng đầu chính phủ của một quốc gia dân chủ cộng hòa đầu tiên tại Đông Nam Á - một trong những quốc gia XHCN đầu tiên trên thế giới.
    3. Cùng luyện tập võ nghệ với chiến sĩ

    Hiếm có vị nguyên thủ quốc gia nào có những khoảnh khắc này như Hồ Chủ tịch. Đằng sau những sách lược sâu sắc liên quan đến vận mệnh của một dân tộc, một quốc gia, Người lại vận áo nâu quần vải đi quyền, vẫn thư thái, dẻo dai như một bậc trí giả hào hoa. Chỉ khác là ở đây, bậc trí giả ấy giản dị, gần gũi đến lạ thường.
     4. Khi đã là Chủ tịch nước, người vẫn giữ thói quen lao động của một lão nông

    Ngay trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, Người vẫn dành một khoảng đất để trồng cây, nuôi cá. Sau mỗi ngày lao động mệt nhọc, người lại vác cuốc lao động như những "lão nông tri điền" thực thụ.
    5. Các chiến sĩ Miền Nam vuốt râu Bác Hồ

    Hình ảnh này thân thương hơn, vượt lên trên lãnh tụ gặp gỡ, động viên những cá nhân xuất sắc. Nó gần gũi như một người cháu nhỏ ngồi trong lòng người ông, âu yếm và đòi kể chuyện.
    6. Bịt nòng pháo trên tàu chiến Pháp

    Khi được mời lên thăm chiếc tàu chiến hiện đại nhất của Pháp thời đó, Người đã có một hành động rất hy hữu: Xem xét khẩu thần công và lấy tay bịt miệng nó lại. 
    Khoảnh khắc ấy được báo giới phương Tây ghi lại và ngay lập tức xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo lớn.
    Đơn giản, Người là đại diện của một dân tộc yêu hòa bình và đang trong chuyến công tác để khép lại chiến tranh giữa 2 đất nước Việt - Pháp.
    7. Khiêu vũ với các em thiếu nhi quốc tế:

     "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng?"
    Với Bác Hồ, thiếu nhi lúc nào cũng là đối tượng được yêu thương, chăm sóc. Không chỉ bằng lời nói, chính sách, Bác luôn thể hiện tình yêu quý bằng sự hòa đồng với các em như một người cha, một người ông gần gũi.
    (Theo DailyInfo)

    Tài liệu luyện thi câu II ở đề thi Đại học 2010

    1. Đầu tiên là tập tài liệu luyện thi câu II ở đề thi Đại học 2010 được biên soạn bởi thầy Nguyễn Tất ThuĐồng Nai. Bao gồm các vấn đề về:
    - Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số
    - Công thức lượng giác, phương trình lượng giác
    và sẽ chiếm 2/10 tổng số điểm của toàn bài thi vào Đại học.
    Tải về theo link ở đây: Download . Do trong file này, thầy NTT chưa tuyển tập các phương trình, bpt mũ và logarit nên cần download thêm ở đây: Pt, bất pt mũ và logarit
    2. Tiếp theo là một bộ tài liệu khác cũng được biên soạn theo các chủ đề của câu II, gồm 3 file: - Pt, bất pt, hệ pt đại số - Pt lượng giác, công thức lượng giác - Pt, bất phương trình siêu việt: Download

    Ngoài ra cần xem thêm :
    - Các chuyên đề ĐS&GT luyện thi đại học các năm trước
    - Các chuyên đề về Tổ hợp, xác suất, thống kê ltđh năm 2010

    Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

    Tỉ lệ chọi của các trường Đại học ở Tp. HCM năm 2010

    Tỉ lệ chọi của các trường Đại học ở Tp. HCM năm 2010
    Tỉ lệ “chọi” Đại học 2010 của các trường ở Tp. HCM

    Trường
    Hồ sơ đăng ký
    Chỉ tiêu
    Tỉ lệ “chọi”
    ĐHQG TP.HCM gồm
    - Trường ĐH Bách khoa
    - Trường ĐH Công nghệ thông tin
    - Trường ĐH Kinh tế - Luật
    - Trường ĐH Quốc tế
    - Trường ĐH Khoa học tự nhiên
    - Trường ĐH KHXH và Nhân văn
    - Khoa Y

    10.337
     2.247
    12.467
     2.880
    20.093
    12.725
    1.350

    3.750
     660
    1.550
     800
    2.750
    2.800
    100

    1/2,76
    1/3,4
    1/8,04
     1/3,6
    1/7,3
    1/4,54
    1/13,5
    Học viện Hàng không Việt Nam
    3.165
    600
    1/6,03
    ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM



    ĐH Tài chính Marketing
    36.000 
    2.300 
     1/15,8
    ĐH DL Ngoại ngữ -Tin học TP.HCM



    ĐH Công nghệ Sài Gòn



    ĐH Hoa Sen



    ĐH Tôn Đức Thắng
     28.549
    3.210
     1/8,9
    ĐH dân lập Văn Hiến



    ĐH dân lập Văn Lang



    ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
    17.766
    2.500
    1/7,1
    ĐH Công nghiệp TP.HCM



    ĐH Kinh tế TP.HCM
    25.000
    4.000
    1/6,25
    ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM



    ĐH Kiến trúc TP.HCM
    7.601
    1.200
    1/6,33
    ĐH Luật TP.HCM
     10.826
     1.700
     1/6,37
    ĐH Mở TP.HCM
     34.000
     4.250
     1/8
    ĐH Mỹ thuật TP.HCM



    ĐH Nông lâm TP.HCM
    43.000
    4.800
     1/8,95
    ĐH Ngân hàng TP.HCM
     15.724
     2.000
    1/7,86
    Nhạc viện TP.HCM



    ĐH Sài Gòn
    44.267
    2.300
    1/19,24
    ĐH Sư phạm TP.HCM
    12.823
    3.100
    1/ 4,13
    ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM



    ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM



    ĐH TDTT TP.HCM



    ĐH Quốc tế Sài Gòn



    ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    2.814
    470
    1/5,99
    ĐH Văn hóa TP.HCM
    2.066 
     1.300
    1/1,6 
    ĐH Y Dược TP.HCM



    ĐH dân lập Hồng Bàng



    ĐH Công nghệ Thông tin Gia định





    Và dưới đây là tỉ lệ chọi 2010 của các ngành thuộc ĐHQG TP.HCM (ĐH Bách khoa, ĐH KH Tự nhiên, ĐH KH XH&NV, ĐH Kinh tế - Luật)

    Trường, ngành
    Chỉ tiêu
    Số lượng
    ÐKDT
    Tỉ lệ “chọi”
    Trường ÐH Bách khoa - ÐHQG TP.HCM
    3.750
    10.337
    1/2,76
    - Công nghệ thông tin
    330
    943
    1/2,86
    - Ðiện - Ðiện tử
    650
    1.367
    1/2,1
    - Cơ khí - Cơ điện tử
    500
    1.092
    1/2,1
    - Công nghệ dệt may
    70
    123
    1/1,76
    - Công nghệ hóa - Thực phẩm - Sinh học
    410
    1.025
    1/2,5
    - Xây dựng
    520
    2.482
    1/4,77
    - Kiến trúc dân dụng và công nghiệp
    40
    269
    1/6,73
    - Kỹ thuật địa chất - Dầu khí
    150
    649
    1/4,33
    - Quản lý công nghiệp
    160
    511
    1/3,19
    - Kỹ thuật và quản lý môi trường
    160
    429
    1/2,68
    - Kỹ thuật giao thông
    160
    373
    1/2,33
    - Kỹ thuật hệ thống Công nghiệp
    80
    127
    1/1,59
    - Công nghệ Vật liệu
    200
    310
    1/1,55
    - Trắc địa - Ðịa chính
    90
    207
    1/2,3
    - Vật liệu và cấu kiện Xây dựng
    80
    153
    1/1,91
    - Vật lý kỹ thuật - Cơ kỹ thuật
    150
    277
    1/1,85
    Trường ÐH Khoa học tự nhiên - ÐHQG TP.HCM
    2.750
    20.093
    1/7,3
    - Toán-Tin học (Giải tích, Ðại số, Giải tích số, Tin học ứng dụng, Toán kinh tế, Thống kê, Toán cơ, Phương pháp toán trong tin học)
    300
    638
    1/2,13
    - Vật lý (VL lý thuyết, VL chất rắn, VL điện tử, VL ứng dụng, VL hạt nhân, VL trái đất, Vật lý - Tin học, Vật lý Môi trường)
    250
    480
    1/1,92
    - Ðiện tử viễn thông (Ðiện tử Nano, Máy tính & Mạng, Viễn thông, Ðiện tử y sinh)
    200
    697
    1/3,49
    - Hải dương học - Khí tượng - Thủy văn (Hải dương học Vật lý, Hải dương học Toán Tin, Hải dương học Hóa Sinh, Hải dương học Kỹ thuật Kinh tế, Khí tượng và thủy văn)
    100
    648
    1/6,48
    - Nhóm ngành Công nghệ Thông tin (Mạng máy tính & Viễn thông; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin)
    550
    2.183
    1/3,97
    - Hóa học (Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lý)
    250
    615
    1/2,46
    - Ðịa chất (Ðịa chất dầu khí, Ðịa chất công trình - Thủy văn, Ðiều tra khoáng sản, Ðịa chất Môi trường)
    150
    1.876
    1/12,5
    - Khoa học Môi trường (Khoa học Môi trường, Tài nguyên Môi trường, Quản lý Môi trường, Tin học Môi trường, Môi trường & Tài nguyên biển)
    150
    2.190
    1/14,6
    - Công nghệ Môi trường
    120
    2.822
    1/23,5
    - Khoa học vật liệu (Vật liệu màng mỏng, Vật liệu Polyme)
    180
    515
    1/2,86
    - Sinh học (Tài nguyên Môi trường, SH thực vật, SH động vật, Vi sinh sinh hóa)
    300
    2.177
    1/7,26
    - Công nghệ Sinh học (Sinh học y dược, CNSH nông nghiệp, CNSH Môi trường, CNSH công nghiệp, Sinh tin học)
    200
    5.218
    1/26,1
    Trường ÐH KH xã hội và nhân văn - ÐHQG TP.HCM
    2.800
    12.725
    1/4,54
    - Văn học và Ngôn ngữ
    200
    628
    1/3,14
    - Báo chí và Truyền thông
    130
    1.505
    1/11,58
    - Lịch sử
    170
    337
    1/1,99
    - Nhân học
    60
    70
    1/1,17
    - Triết học
    120
    170
    1/1,42
    - Ðịa lý
    130
    468
    1/3,6
    - Xã hội học
    180
    732
    1/4,1
    - Ðông phương học
    140
    625
    1/4,46
    - Thư viện thông tin
    120
    269
    1/2,24
    - Giáo dục
    120
    189
    1/1,58
    - Lưu trữ học
    60
    90
    1/1,5
    - Văn hóa học
    70
    148
    1/2,1
    - Công tác xã hội
    70
    351
    1/5
    - Tâm lý học
    70
    1.195
    1/17,1
    - Ðô thị học
    70
    248
    1/3,54
    - Du lịch
    90
    1.005
    1/11,2
    - Nhật Bản học
    90
    350
    1/3,89
    - Hàn Quốc học
    90
    323
    1/3,59
    - Ngữ văn Anh
    270
    1.390
    1/5,15
    - Song ngữ Nga - Anh
    70
    140
    1/2
    - Ngữ văn Pháp
    90
    130
    1/1,44
    - Ngữ văn Trung Quốc
    130
    252
    1/1,94
    - Ngữ văn Ðức
    50
    55
    1/1,1
    - Quan hệ Quốc tế
    160
    837
    1/5,23
    - Ngữ văn Tây Ban Nha
    50
    61
    1/1,22
    Trường ÐH Kinh tế - Luật (ÐHQG TP.HCM)
    1.550
    12.467
    1/8,04
    - Kinh tế học
    90
    751
    1/8,34
    - Kinh tế đối ngoại
    230
    1.251
    1/5,43
    - Kinh tế và quản lý công
    90
    411
    1/4,57
    - Tài chính - ngân hàng
    230
    4.404
    1/19,15
    - Kế toán - kiểm toán
    230
    1.206
    1/5,2
    - Hệ thống thông tin quản lý
    90
    179
    1/1,98
    - Quản trị kinh doanh
    230
    1.823
    1/7,92
    - Luật kinh doanh
    90
    845
    1/9,38
    - Luật thương mại quốc tế
    90
    503
    1/5,59
    - Luật dân sự
    90
    176
    1/1,96
    - Luật tài chính - ngân hàng - chứng khoán
    90
    743
    1/8,26
    Trường ÐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM
    660
    2.247
    1/3,4
    - Khoa học máy tính
    120
    252
    1/2,1
    - Kỹ thuật máy tính
    120
    360
    1/3
    - Kỹ thuật phần mềm
    150
    795
    1/5,3
    - Hệ thống thông tin
    120
    180
    1/1,5
    - Mạng máy tính và truyền thông
    150
    660
    1/4,4


    Bài đăng phổ biến