Ngày 18/03/2010 giải thưởng thiên niên kỷ đầu tiên của Viện Toán Clay đã được trao cho Giáo sư Grigoriy Perelman ở St. Petersburg, Nga với việc giải quyết được Giải thuyết Poincaré.
Đã một lần từ chối nhận giải thưởng danh giá
Cách đây 7 năm, nhà Toán học người Nga mang tên Grigori Perelman đã khiến giới khoa học giật mình khi tuyên bố chứng minh được giả thuyết Poincaré, một trong những định lý quan trọng nhất chưa được làm sáng tỏ. Với kết quả này, ông được trao giải thưởng Fields năm 2006 nhưng ông đã từ chối không nhận. Sau sự kiện đó, Perelman quay về St.Petersburg và sống biệt lập với thế giới bên ngoài.
Năm nay, Grigoriy Perelman được trao một giải thưởng danh giá khác. Giải thưởng đã được ông James Carlson, Chủ tịch của Viện Clay công bố vào thứ 5, ngày 18/3. Đây là lần đầu tiên giải thưởng Thiên niên kỷ, trị giá 1 triệu đô la được trao. Giải thưởng này được Viện Toán học Clay thiết lập năm 2000 để trao cho ai làm sáng tỏ được một trong 7 bài toán của thiên niên kỷ thứ 2.
Liệu Perelman có nhận giải này hay không?
Trong một lá thư điện tử, tiến sĩ Carlson xác nhận đã liên lạc được với tiến sĩ Perelman. “Chắc chắn ông ấy sẽ trả lời cho tôi biết” - tiến sĩ Carlson cho biết và ông từ chối cung cấp thêm điều gì khác.
Giả thuyết Poincaré là bài toán trung tâm của lý thuyết Topo (topology), được nêu lên năm 1904 bởi nhà Toán học người Pháp Henri Poincaré. Nội dung cơ bản của giả thuyết này cho rằng bất kì một không gian ba chiều nào không có lỗ hổng là một hình cầu. Đây là vấn đề nhiều nhà Toán học lỗi lạc đã phải mất nhiều năm tìm hiểu.
Năm 2003, khi đang là nhà nghiên cứu ở Viện Toán học Steklov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (St. Petersburg), tiến sĩ Perelman đăng 3 bản phác thảo trên internet tóm tắt việc chứng minh giả thuyết Poincare. Ba bản phác thảo này thu hút được nhiều sự quan tâm. Sau một chuyến du lịch tốc hành đến Mỹ, tiến sĩ Perelman quay lại Nga và dần dần không trả lời thư điện tử, thậm chí ngưng đăng bài tại Steklov.
Các nhóm chuyên gia toán học đã bắt tay vào kiểm tra công trình phức tạp với các bản thảo hàng trăm trang của Perelman và công nhận rằng tiến sĩ Perelman đã đúng.
Ngày 8 và 9/6 năm nay, Viện Clay sẽ tổ chức hội nghị để vinh danh người đã chứng minh giả thuyết Poincaré tại Paris.
Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét