Chúng tôi gồm 9 chị em, là các số tự nhiên từ 1 đến 9, đang sống yên lành thì ...
... một ngày nọ, thằng số 0 xuất hiện. Chắc các bạn tưởng chúng tôi là cùng một mẹ, nhưng thực ra chín anh chị em chúng tôi sinh ra ở Ả Rập, còn thằng số 0 sinh sau đẻ muộn, quê quán hình như là Ấn Độ thì phải.
Ban đầu, chúng tôi thấy cái thằng tròn như quả dưa này cũng dễ thương. Nó cứ xách dấu cộng dấu trừ lăng xăng khắp nơi. Rồi nó lại nghĩ ra trò biến hình, nó đang đứng đằng trước, thoát cái, nó vòng ra đằng sau và hấp... bạn bỗng lớn lên gấp 10 lần. Đôi khi nó cũng nghịch quá trớn khi gọi mọi người đến xem siêu mẫu 50 tuổi chẳng hạn.
Nhưng tai họa thật sự bắt đầu khi cậu chủ học phép nhân và thằng số 0 lĩnh hội được cách xài dấu nhân. Hễ nó đứng cạnh ai là người đó biến thành số 0 y như nó. Cái dấu nhân trong tay nó biến thành một vũ khí khủng bố siêu hạng. Và thằng số 0 cũng rất nhanh, từ một đứa trẻ hay nghịch dại trở thành kẻ quy định luật chơi. Nếu có ai thử mở miệng phản đối sẽ có một số 0 nữa. Mọi người đều im như thóc dưới triều đại của số 0.
Người đưa chúng tôi thoát khỏi cảnh hiểm nghèo là số 8. Một buổi tối, trong lúc tất cả mọi người im lặng, đăm chiêu nghĩ tới ngày mai, thì số 8 thì thầm: "Em nghe nói, bên cặp của cậu chủ lớn học lớp 11 có hai anh Vô-Cùng-Lớn. Nghe nói họ có thể xơi tái số 0".
Chúng tôi dấy lên một hy vọng mong manh. Một buổi tối, tất cả bí mật kéo sang cặp cậu chủ lớn. Thoạt tiên, chúng tôi cứ ngỡ đó là hai sư phụ của số 8, bởi họ giống hệt số 8 nằm ngang. Hai anh có vũ khí là dấu + và dấu -. Các anh tự giới thiệu mình là những: Dương Vô Cùng và Âm Vô Cùng.
Không hiểu có kẻ nào chỉ điểm, thằng số 0 cũng lạch bạch chạy sang, nó xách theo một dấu nhân to tướng. Nó nhìn thấy hai anh Vô Cùng Lớn liền hăng tiết vịt xông đến và ngay lập tức ... biến mất. (*)
Anh Dương Vô Cùng cười lớn: "Ngoài trời còn có trời, ngoài số học còn có đại số. Chúng bây đừng tưởng làm loạn được với cái dấu nhân kia!". Anh Âm Vô Cùng nói tiếp: "Toán học mênh mông như trời. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, các em sẽ biết đến dấu chia. Nếu các số 0 sử dụng dấu chia này thì các em sẽ trở thành vô nghĩa. Khi chúng có ý định vùng lên tiếp, các em hãy nhớ rằng chỉ có hai con đường: hoặc là tuân theo chúng, hoặc là trở thành như chúng ta đây, những Vô - Cùng - Lớn.
P.S: (*): Người viết bài này quên mất rằng, trong trường số thực mở rộng, nếu số 0 xách theo dấu nhân thì hai anh Vô Cùng Lớn cũng biến thành số 0 y như nó!
Bài liên quan: Chuyện vui Toán học: Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8
Hỗ trợ giải toán - tin Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia - Ôn thi Đại học và Học sinh giỏi ... toan, toan online, giai toan tren mang, ioe toan, tin, đại ...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá...
-
[Cập nhật ngày 11/6/2012] 130 Đề thi thử vào lớp 10 năm học 2012 - 2013 (52 đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012, 40 đề thi thử của sở G...
-
If I were to awaken after having slept for a thousand years, my first question would be: Has the Riemann hypothesis been proven? - David Hil...
-
Trong bài viết trước, tôi có giới thiệu cuốn Bài tập Giải tích - Tập 1 của dịch giả Đoàn Chi. Đây là bản dịch một trong những cuốn sách bài...
-
Giới thiệu bạn đọc cấu trúc đề thi đại học từ Thầy Nguyễn Thượng Võ _ Giáo viên Luyện thi đại học tại hocmai:
-
Điều chưa từng xảy ra trong chương trình Rung chuông vàng đã trở thành sự thật khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (Đại học Y dược Huế ) và Nguyễn...
-
1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất ...
-
Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nh...
-
Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rấ...
-
Chúng ta bắt đầu bằng đề và đáp án câu 6b trong đề thi học kì 1, môn Toán 12 của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế (gọi là Bài toán 1 ). Cùng với bản...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét