Nhân dịp đầu năm 2009, MathVn.Com xin gửi đến bạn đọc chùm bài viết về Lịch và Toán. Ta sẽ bắt đầu với lịch của phương Tây và đôi điều thú vị về nó.
Một chút về lịch sử
Lịch Julius do hoàng đế Julius Caesar đưa ra vào năm 45 trước Công nguyên. Lịch Julius chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Vì vậy theo lịch Julius thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày cho nên lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây.
Để bù vào sự khác biệt này thì cứ 400 năm ta sẽ bỏ bớt đi 3 ngày năm nhuận. Cho đến năm 1582, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, lịch lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia chẵn cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004, ...) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia chẵn cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia chẵn cho 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700 1800 và 1900 chia chẵn cho 4 nhưng không chia chẵn cho 400 nên không phải là năm nhuận, ...). Lịch đã sửa mang tên lịch Gregory và được áp dụng cho đến bây giờ.
Một quy luật thú vị.
Lấy lịch của một tháng bất kì. Bạn hãy chọn bốn ngày sao cho nó tạo thành một ô vuông (như ô màu đỏ ở hình trên). Hãy cho tôi biết tổng của 4 ngày đó và tôi sẽ trả lời được các ngày mà bạn đã chọn.
Chẳng hạn, tổng của chúng là 104 (như trên) thì kết quả là 22.
Quy luật của nó là gì?
Gọi số đầu tiên là n. Khi đó số bên cạnh nó là n + 1 số phía dưới nó là n + 7 và số còn lại n + 8. Tính tổng 4 số này, n + n + 1 + n + 7 + n + 8=4n+16. Khi bạn đã biết tổng là S thì việc giải một phương trình bậc nhất đơn giản sẽ cho ra kết quả.
(Còn tiếp...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét