Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Lập luận điên rồ của Ban tổ chức Olympia 2012

Cuối ngày 27/6/2012, VTV đã chính thức lên tiếng về sự cố Olympia 2012. Đọc cái đoạn lập luận về câu hỏi sai trong trận chung kết Olympia 2012 của BTC Đường lên đỉnh Olympia (VTV3) mà không nhịn được cười.
lap luan dien ro cua vtv, ket luan chinh thuc vu olympia 2012
Toàn cảnh Phản hồi về sự cố Olympia của VTV. Ảnh chụp màn hình
lap luan dien ro cua vtv, ket luan chinh thuc vu olympia 2012
Cận cảnh đoạn "điên rồ" của BTC. Ảnh chụp màn hình
Liên quan đến câu hỏi ở phần thi Tăng tốc:

Ở phần thi Tăng tốc, theo Luật thi của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12, có 4 câu hỏi dạng tư duy logic, câu hỏi bằng hình ảnh với độ khó giảm dần và câu hỏi thứ nhất là một câu hỏi IQ.

Câu hỏi IQ tại cuộc thi Chung kết: “Cần bao nhiêu Mặt trời để cán cân thăng bằng?” với các dữ liệu dựa trên các hình vẽ là một câu hỏi chưa thật chặt chẽ.

Với câu hỏi này, 2 thí sinh là Thái Hoàng và Lê Phương cùng có đáp án C (6), thí sinh Ngọc Tĩnh có đáp án là D và Ngọc Khánh có đáp án là A.

Ở câu hỏi này, khi MC hỏi bạn Thái Hoàng về đáp án, bạn Thái Hoàng có giải thích: “Sau một loạt quy đổi, nói chung là nhân chia phân số rất lằng nhằng thì ta thấy là nếu thêm 6 mặt trời vào đây sẽ tương đương với số lượng sao bằng với bên kia”.

Theo cố vấn của chương trình, đáp án C (6) là chấp nhận được với cách tư duy:

Từ cân thứ nhất suy ra 1 ngôi sao = 1,5 mặt trời

Thay vào cân thứ hai suy ra 1 mặt trăng = 7/6 mặt trời

Suy ra: ở cân thứ ba, đĩa trái 1 mặt trăng + 3 ngôi sao = 7/6 + 4,5 mặt trời = 5,6666 mặt trời, xấp xỉ bằng 6. Áp dụng luật làm tròn số, đáp án C chấp nhận được. Bởi, một câu hỏi IQ có thể chấp nhận cách tư duy thực tế chứ không hoàn toàn lí thuyết như Toán học. Câu hỏi sẽ chặt chẽ nếu đầy đủ là “Cần khoảng bao nhiêu mặt trời để cân cân bằng?”.

Bạn đọc của MATHVN thấy thế nào? (Hãy để ý đến: "cân thăng bằng", "bao nhiêu mặt trời", "luật làm tròn số",...).


Xem lại: Sai sót nghiêm trọng trong Chung kết Olympia 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến