Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Đề thi Đại học năm 2011 sẽ không có phần riêng

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết này chỉ là dự thảo. Quyết định chính thức sẽ được Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành vào tháng 3/2011.
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhiều nội dung dự kiến thay đổi để lấy ý kiến các trường Đại học, Cao đẳng và các chuyên gia tuyển sinh trước khi chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011. Theo đó dự kiến kỳ thi ĐH và CĐ năm 2011 sẽ chung đợt, chung đề (không tách riêng kì thi Cao đẳng). Dap an De thi dai hoc nam 2011 khoi A, B, C, D

Chung đề nhưng điểm sàn riêng
Cụ thể, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, so với năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ của năm 2011 sẽ tăng từ 5%-7%, tuyển mới đào tạo thạc sĩ tăng 10%, tiến sĩ tăng 15%. Thay vì tổ chức thi riêng cho hệ CĐ thì năm 2011 sẽ tổ chức thi CĐ chung (chung đề, chung đợt) với hai đợt thi ĐH để tránh số lượng ảo khi thí sinh đăng ký dự thi cả ĐH và CĐ, giảm thiểu chi phí đi lại cho thí sinh cũng như đỡ tốn kém cho các trường trong khâu tổ chức.
  
Đề thi  Đại học năm 2011 sẽ không có phần riêng
Thí sinh làm thủ tục tuyển sinh ĐH, CĐ tại TPHCM năm 2010.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết nếu nhận được đồng thuận, kỳ thi ĐH và CĐ sẽ thi chung đợt và chung đề, tuy nhiên vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ. Một nội dung nữa là đề thi chỉ có phần chung chứ không có phần riêng, nội dung đề thi sẽ ra trong phần giao thoa kiến thức giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Bộ cũng dự kiến sẽ phát hành đồng thời những điều cần biết về tuyển sinh cả bản điện tử và bản giấy, bổ sung thêm cụm thi Sơn La và cụm thi Thái Nguyên, bỏ điều 33 của quy chế tuyển sinh hiện hành (về mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên và giữa khu vực kế tiếp...) bởi chất lượng đầu vào của các trường vận dụng thấp hơn so với các trường không được vận dụng.
Lưu học sinh nước ngoài 
được dự thi
Dự kiến năm 2011, các trường thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao (thi các khối H, M, T, R, S...) sẽ chịu trách nhiệm trong các khâu ra đề, tổ chức thi, coi thi, chấm thi, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Về đối tượng dự thi, Bộ GD-ĐT bổ sung đối tượng là lưu học sinh nước ngoài với điều kiện có đủ trình độ tiếng Việt để theo học, đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định...

Giảm quy mô hệ vừa làm vừa học

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết song song với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy trong mùa tuyển sinh 2011, chủ trương của bộ là giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH tốp đầu; giảm dần chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, mở rộng đào tạo sau ĐH.

Đối với việc tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH trong tất cả các khâu liên quan. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh đặc thù, thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở các khu công nghiệp tập trung, các vùng miền khó khăn.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh đối với những cơ sở giáo dục ĐH thành lập trước năm 2010 nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập; đôn đốc các trường thực hiện các cam kết trong đề án thành lập trường, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tập trung thanh, kiểm tra việc thẩm định hồ sơ thành lập trường, việc thực hiện thu, chi trong các trường ĐH, CĐ, quy chế thực hiện công khai.
Theo NLĐ/DT

Dựng thập giác đều bằng thước thẳng và compa

Trong bài viết trước, MathVn đã hướng dẫn cách dựng một ngũ giác đều. Bài viết này sẽ nêu các bước dựng một thập giác đều bằng thước thẳng và compa.
Dựng thập giác đều bằng thước thẳng và compa
Bước 1. Dựng ngũ giác đều ABCDE nội tiếp đường tròn (O) (Xem hướng dẫn chi tiết ở đây).
Bước 2. Lần lượt kẻ các đường thẳng đi qua mỗi đỉnh của ngũ giác đều ABCDE và tâm O của đường tròn. Các đường thẳng này cắt đường tròn lần lượt tại M, N, P, Q, R.
Bước 3. Nối AMBNCPDQER ta được một thập giác đều.
Dựng thập giác đều bằng thước thẳng và compa

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Thư viện Vật Lý

Hơi lạc điệu một xíu, nhưng trong bài này tôi vẫn muốn giới thiệu với bạn đọc một địa chỉ hay dành cho các bạn trẻ yêu thích Vật lý nói riêng và Khoa học cơ bản nói chung. Xin mới các bạn thử vào địa chỉ này để tìm các tài liệu chuyên sâu về Vật lý, không những thế, các bạn cũng có thể tìm ở đây các tài liệu về Toán học, ... rất bổ ích.

http://thuvienvatly.com/home/

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng

Bài viết này sẽ nêu các bước dựng NGŨ GIÁC ĐỀU bằng compa và thước thẳng. MathVn tạm thời chia thành 5 bước như sau:

Bước 1. Dựng đường tròn tâm O và 2 đường kính vuông góc AR và PQ (Lấy đường kính PQ, sau đó dùng compa và thước thẳng để dựng đường trung trực của đoạn PQ. Đường thẳng này cắt (O) tại A và R).
Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng
Bước 2. Dựng trung điểm M của đoạn PO. Sau đó dựng đường tròn tâm M bán kính MA, cắt PQ tại N.
Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng
Bước 3. Dựng đường tròn tâm A, bán kinh AN. Đường tròn này cắt (O) tại 2 điểm B, E.
Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng
Bước 4. Dựng đường tròn tâm B, bán kính BA, cắt (O) tại điểm khác A là C. Dựng đường tròn tâm E, bán kinh EA, cắt (O) tại điểm khác A là D.
Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng
Bước 5. Nối ABCDE ta được một ngũ giác đều.
Các bước dựng ngũ giác đều bằng compa và thước thẳng
MathVn.Com

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Chuyên đề Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ

Chuyên đề Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ - Tuyen tap cac chuyen de tu Tap chi Toan hoc va Tuoi tre.
Chuyên đề Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ
1. Các chuyên đề Luyên thi Đại học từ Toán học và Tuổi trẻ: Download
2. Chuyên đề Lượng giác từ Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ: Download
3. Các chuyên đề dành cho học sinh THCS từ TH&TT: Download
4. Các chuyên đề Đại số và Hình học từ Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ: Download
Xem thêm :
+ Tuyển chọn theo chuyên đề TH&TT - Quyển 3
+ Tuyển tập 5 năm Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ
+ Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ tháng 10, 9, 8, 7 năm 2010 
+ Đề thi thử Đại học từ Tạp chí Toán học tuổi trẻ

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Một vài hồi ức và suy nghĩ của cựu học sinh Đặng Hùng Thắng

Trích bài viết từ Website khối THPT chuyên ĐHSPHN

Đầu năm 1968 (ngay sau tết Mậu Thân) khi tôi vừa kết thúc học kỳ 1 lớp 8 chuyên Toán của tỉnh Hà Tây (tức lớp 10 bây giờ) thì nhận được giấy gọi vào học lớp chuyên Toán của ĐHSP Hà Nội.

I. QUÃNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA CỦA TÔI: TỪ NGÀY ẤY ĐẾN BÂY GIỜ
Đầu năm 1968 (ngay sau tết Mậu Thân) khi tôi vừa kết thúc học kỳ 1 lớp 8 chuyên Toán của tỉnh Hà Tây (tức lớp 10 bây giờ) thì nhận được giấy gọi vào học lớp chuyên Toán của ĐHSP Hà Nội. Thời đó, mới chỉ có các lớp chuyên Toán và hệ thống lớp chuyên Toán bao gồm hai cấp: lớp chuyên Toán của tỉnh và lớp chuyên Toán của Bộ. Thí sinh sau khi trúng tuyển vào lớp chuyên Toán của Bộ sẽ được phân về một trong hai lớp: một lớp tại ĐHTH Hà Nội, một lớp tại ĐHSP HN. Năm ấy, số thí sinh trúng tuyển vào lớp chuyên Toán của Bộ chỉ có 17 người nên Bộ chỉ mở có một lớp và đặt tại ĐHSP Hà Nội. Lớp chúng tôi, với số người ban đầu gồm đủ 17, đến khi ra trường chỉ còn 11. Trong ba năm học chuyên Toán ĐHSP Hà Nội, chúng tôi học tại thôn Viên Nội, một làng quê ven sông Đáy thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Một căn nhà lá ba gian nằm giữa cánh đồng, được ngăn đôi, một nửa làm lớp học, một nửa là chỗ ăn ở của bọn chúng tôi. Chúng tôi học rất vui rất say mê nhưng quả thực bụng lúc nào cũng đói. Một bữa cơm độn ngô vàng choé, sáu đứa một chậu cơm, đứa nào không ăn nhanh thì chỉ xới đuợc một bát là hết cơm. Một bữa là cục bột mỳ luộc rắn như đá, ném chó chó chết, phải cố mà nuốt. Thức ăn thì chẳng có gì, những ngày cơm có tý thịt mỡ, tý cá biển rẻ tiền tanh ngòm thì là những bữa đại tiệc.
Kỳ thi học sinh giỏi Toán miền Bắc lớp 10 (tức lớp 12 bây giờ) đã để lại cho tôi một kỷ niệm khó quên. Quên sao được cái giây phút chúng tôi tụ tập trong căn nhà lá bé nhỏ của thầy Nguyễn Công Quỳ, nghe thầy xúc động thông báo kết quả. Kỳ thi HSG Toán toàn miền Bắc năm đó không có giải nhất và giải nhì. Tôi được giải ba và là người đạt điểm cao nhất của kỳ thi. Trên toàn miền Bắc có 10 giải thì lớp tôi chiếm 8. Một thành công quá mức mong đợi. Năm trước, đội tuyển chuyên Toán ĐHSP ra quân lần đầu do không có kinh nghiệm và sự chuẩn bị cần thiết nên đã không giành được giải nào.
Chúng tôi ra trường vào tháng 5 năm 1970. Buổi liên hoan chia tay được tổ chức trên sân hợp tác xã, dưới ánh đền dầu. Thầy Ngô Thúc Lanh chủ nhiệm khoa Toán đã đến dự, chúc mừng và khen ngợi thành tích của lớp tôi. Tôi phấn khởi nhận được cuốn sổ học bạ với lời phê rất tốt của thầy chủ nhiệm Nguyễn Cao Sơn.
Chia tay các thầy cô và các bạn, từ biệt thôn Viên Nội, tôi trở về với gia đình ở Hà Nội và chờ đợi trong niềm hy vọng.Thực ra, lúc đó tất cả 10 bạn trong lớp tôi đã nhận được giấy triệu tập đi học nước ngoài nhưng các bạn chắc sợ tôi buồn nên giấu không cho tôi biết. Vào một ngày cuối tháng 6, tôi sốt ruột quá đến nhà bạn Lê Xuân Tài (lớp trưởng) ở 36 Hàng Khoai để hỏi tin tức. Tôi thấy cả lớp tôi đang tập trung ở đó để nghe ông Khanh, cán bộ phòng Tổ chức Trường ĐHSP Hà Nội, phổ biến cho các bạn những thủ tục cuối cùng cho việc lên đường du học vào tuần tới. Lúc đó tôi mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Tôi choáng váng về nhà như một người mất hồn. Tôi không hiểu tại sao và cũng không có ai cho biết lý do tại sao tôi lại bị đối xử nhu vậy. Gia đình tôi không phải thuộc thành phần xấu, không phải tư sản, địa chủ hay ngụy quân ngụy quyền gì. Bố tôi là một luật sư, du học ở Mỹ về với học vị Tiến sĩ Kinh tế ở Đại học Yale danh tiếng. Bố tôi lúc đó đang công tác tại Nxb Ngoại văn, phụ trách Ban tiếng Anh, sử dụng vốn tiếng Anh, tiếng Pháp rất giỏi của mình phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại cho đất nước.
Một tháng sau, tháng 7 năm 1970 diễn ra kỳ thi Đại học đầu tiên ở miền Bắc (với các khối thi A,B,C) sau bao nhiêu năm xét tuyển, không thi. Tôi nộp hồ sơ thi vào khoa Toán Trường ĐHTH Hà Nội với ước mơ theo nghề Toán. Ba môn thi của khối A (Toán, Lý, Hóa) tôi đều làm rất tốt, đặc biệt bài thi môn Toán của tôi sau đó đã được Bộ Đại học tuyển chọn cho in trong cuốn sách Tuyển tập những bài thi Đại học xuất sắc năm 1970. Nhưng tôi cứ chờ mãi, chờ hoài mà không thấy giấy gọi. Thời đó, thi cử đâu có công khai minh bạch như bây giờ. Người ta bảo tôi cứ đợi đấy vì hồ sơ của tôi chưa đủ. Mà họ cũng không cho biết là thiếu cái gì. Nhờ người quen hỏi dò mới biết hồ sơ tôi thiếu cái gọi là “giấy thẩm tra”! Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (thủ trưởng cơ quan bố tôi) quá bất bình đã gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ Đại học Tạ Quang Bửu rồi cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng (hai vị này đều rất yêu quý các học sinh giỏi Toán) để nhờ can thiệp. Hơn một năm sau, mãi đến tháng 11 năm 1971, do một bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng giáng xuống trường ĐHTH, tôi mới nhận được giấy triệu tập vào học khoa Toán. Rốt cuộc tôi cũng đã đặt chân vào cổng trường Đại học, dù rằng chậm hơn một năm so với các bạn cùng lứa.
Sau bốn năm rưỡi học tập, đầu năm 1976 tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp xuất sắc với nhan đềQuy tắc dừng tối ưu cho quá trình Markov, một đề tài thuộc Lý thuyết xác suất. Kết quả trong luận văn tốt nghiệp của tôi sau đó được đăng trên Tạp chí Toán học Việt Nam. Đó là công trình toán học được công bố đầu tiên của tôi! Tuy nhiên, còn chưa kịp ăn mừng, thì tôi nhận được tin sét đánh: Thi tốt nghiệp quốc gia môn Chính trị (Lịch sử Đảng) tôi được có ba điểm trong khi tôi đinh ninh rằng mình phải được ít nhất 7 điểm vì tôi rất thuộc bài, viết tới 6 trang giấy! Thế là tôi chưa thể tốt nghiệp đại học trong năm đó mà phải ở nhà chờ sang năm thi lại. Một năm rưỡi sau, tháng 8/1977, sau khi thi lại xong môn Chính trị, tôi mới được công nhận tốt nghiệp. Do phải thi lại Chính trị nên tôi chỉ được phép làm cán bộ nghiên cứu (với mức lương 60 đồng) chứ không được làm cán bộ giảng dạy (với mức lương 64 đồng) tại khoa Toán ĐHTH.
Cũng vào dịp đó, bên cạnh tiếp tục gửi người đi làm nghiên cứu sinh (NCS) tại Liên Xô và Đông Âu, Nhà nước ta bắt đầu triển khai việc đào tạo NCS trong nước. Những năm ấy, ở thời kỳ bao cấp, cuộc sống ở Việt Nam nghèo khổ hết sức khó khăn. Rất ít người chịu làm NCS trong nước vì nó quá vất vả, nghèo đói. Việc “đi Tây” mang lại cho người ta bao nhiêu thứ, vừa danh vừa lợi, cho nên người ta chờ đợi, tranh giành nhau quyết liệt vì một suất đi Tây. Biết thân phận mình là một công dân hạng “dưới”, tôi không mơ tưởng tới chuyện được đi làm NCS ở nước ngoài. Tôi nhiều lần viết đơn xin làm NCS trong nước và được Ban Chủ nhiệm khoa Toán ủng hộ, nhưng khi đưa lên đều bị Trường ĐHTH từ chối với câu trả lòi bằng văn bản rõ ràng: “Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường hiện chưa có chủ trương để anh Thắng làm NCS”.
Mặc dù thấy tương lai rất mù mịt, không có động lực nào (danh hay lợi) thúc đẩy, nhưng không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà tôi vẫn cứ dấn thân vào Toán, tự học, tự nghiên cứu Toán. Tôi cộng tác với TS. Nguyễn Duy Tiến trong ba năm (1979-1981), cho tới khi anh Tiến đi Ba Lan làm tiến sĩ khoa học. Hai anh em viết chung và công bố được 8 bài báo đăng ở các tạp chí có uy tín ở quốc tế trong thời gian đó. (Các đồng nghiệp sau này có nói cặp Tiến-Thắng là cặp bài trùng đầu tiên của nền Toán học Việt Nam). Sau đổi mới (1986), nhiều lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và văn hóa đã được cởi trói, một số các rào cản phi lý, nhẫn tâm về “chủ nghĩa lý lịch” được gỡ bỏ. Trong bối cảnh đó, năm 1988 tôi được phép bảo vệ tiến sĩ bằng các công trình của mình theo chế độ ngắn hạn, và sau đó bảo vệ tiến sĩ khoa học năm 1992 tại ĐHTH Hà Nội. Tôi được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1991. Lần ấy, người ta tổ chức gặp mặt các Giáo sư, Phó giáo sư mới được phong tại hội trường Ba Đình và tôi rất vui khi gặp lại người bạn cùng lớp chuyên Toán thuở nào, đó là anh Phạm Huy Điển.
Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tôi là chuyến đi trao đổi khoa học 6 tháng vào năm 1986 đáng ghi nhớ, tại Viện Toán của trường Đại học Tổng hợp Wroclaw (Balan). Giáo sư Urbanik, Viện trưởng, quan tâm đến các kết quả nghiên cứu của tôi nên đã gửi thư mời đích danh. Sau chuyến đi đó, tôi cũng tự liên hệ cho mình một số chuyến đi trao đổi khoa học khác nữa, và có thêm một số bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế chất lượng cao. Phần lớn các công trình Toán học của tôi được làm ra tại Việt Nam. Tôi chưa từng được Nhà nước ta ban cho một suất đi Tây nào, dù chỉ là ít ngày. Tóm lại tôi là một sản phẩm 100% “Made in Vietnam”, tự học là chính. Theo cách nói vui của một số người, tôi thuộc dòng toán học“quốc lủi” (mượn tên loại rượu dân dã do nhân dân tự nấu) tồn tại song song với dòng toán học “quốc doanh” (mượn tên dòng rượu chính thống do Nhà nước sản xuất, có nhãn mác hẳn hoi).
Giờ đây, nhìn lại đoạn trường long đong, lận đận của mình, tôi cũng cảm thấy đôi chút xót xa. Xót xa cho thân phận mình đã bị phân biệt đối xử một cách bất công. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy tự hào, vì mình đã không bị khuất phục trước hoàn cảnh, đã nỗ lực bền bỉ vươn lên để không bị chết chìm, đã biết vượt lên những điều kiện làm việc khó khăn ở trong nước để nghiên cứu và giảng dạy. Tôi đã dạy dỗ đào tạo được nhiều học sinh và sinh viên Việt Nam ở nhiều trình độ khác nhau về Toán, từ cấp THCS tới cấp tiến sĩ. Tôi không muốn oán giận ai, khi nhìn ra xung quanh mình tôi thấy biết bao người còn phải chịu đựng những điều oan trái, những đau thương mất mát to lớn hơn.
Tôi cũng lấy làm mừng vì đất nước chúng ta đã và đang đổi mới. Xã hội ta đã dân chủ, mimh bạch và văn minh hơn trước kia rất nhiều. Các bạn trẻ bây giờ không còn gặp phải những trắctrở tương tự như tôi. Nhưng cuộc sống không bao giờ là dễ dàngTrên bước đường của mình các bạn sẽ phải đương đầu với những khó khăn và thử thách thuộc loại khác. Lời khuyên tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là: Hãy kiên nhẫn tiến lên phía trước bằng đôi chân của chính mình, không cần bon chen, giành giật với ai. Sẵn sàng đương đầu với những lời từ chối, những sự thất bại, những vấp ngã. Điều quan trọng là: Không được nản lòng và hết hy vọng.

III. SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO LỚP CHUYÊN TOÁN VÀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN
Vào năm học 1965-1966 do đề nghị của Bộ Giáo dục và Hội Toán học, một lớp chuyên Toán đầu tiên của Bộ đã được thành lập đặt tại Trường ĐHTH Hà Nội. Các lớp chuyên Toán có mục tiêu là: “Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu Toán học, sớm đưa các em trở thành những nhà Toán học của Việt Nam”
Thời điểm đó của thế hệ học sinh chúng tôi, Toán học đã được tôn vinh quá mức. Chúng tôi chỉ được biết đến Toán, chỉ được bồi dưỡng thêm về Toán, được giáo dục rằng toán học là nhất, là ông hoàng của các khoa học khác. Các học sinh giỏi nhất, những tinh hoa của đất nước khi được cử đi học nước ngoài đều được phân học Toán lý thuyết (tô pô, đại số, hình vi phân…) rồi mới đến Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Kinh tế, Nông nghiệp, Luật…
Sau hơn 40 năm hiện nay các lớp chuyên Toán đã được thành lập ở nhiều trường đại học và ở tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy đa số các học sinh chuyên Toán đã không chọn Toán học làm nghề nghiệp của mình. Trong khi ta có rất nhiều học sinh giỏi Toán, thành tích thi Toán Quốc tế của VN được đánh giá cao thì đa số các em học sinh chuyên Toán lại không theo nghề Toán. Lực lượng Toán học ở Việt Nam đang mai một dần, lịm dần, lão hóa vì không có nguồn bổ sung sinh lực mới.
Rõ ràng các lớp chuyên Toán đã đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là: Mục tiêu của các lớp chuyên Toán cần phải thay đổi như thế nào?
Mọi người đều thừa nhận rằng môn Toán là môn trọng điểm ở trường phổ thông và cũng là môn bắt buộc ở hầu hết các trường đại học. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, trong xu thế tiến tới một xã hội thông tin thì vốn hiểu biết định lượng, cái văn hóa tính toán do giáo dục Toán học mang lại rất cần cho mọi lực lượng lao động về khoa học, công nghệ và quản lý. Bởi vậy chúng ta rất cần năng cao chất lượng dạy và học Toán ở trường phổ thông, rất cần có nhiều học sinh giỏi Toán. Tuy nhiên đối với hoàn cảnh kinh tế và xã hội ở nước ta, Toán học lý thuyết vẫn còn là một thứ xa xỉ. Các thành tựu của Toán học lý thuyết chỉ phục vụ cho sự phát triển nội tại của nó. Nó chưa thể đóng góp trực tiếp được gì nhiều cho sụ phát triển kinh tế và xã hội của VN. Có người chế diễu “Những điều mà dân Toán Lý thuyết làm là: tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề, rồi lại tự hoan hô. Mỗi chuỗi công đoạn “tự sướng”, ít có ích cho người khác”. Dĩ nhiên đây là một cách nhìn phiến diện, có phần cực đoan nhưng cũng đáng để ta suy nghĩ. Chính vì vậy chúng ta chỉ cần một số ít các nhà Toán học lý thuyết giỏi. Nhưng chúng ta lại cần có nhiều người có trình độ Toán cao, hiểu biết sâu sắc về Toán, làm việc ở các ngành bên ngoài Toán (khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý, tài chính..). Họ sẽ là những người biết dùng phương pháp toán học như một công cụ sắc bén giải quyết công việc của họ. Chính hệ thống các lớp chuyên Toán là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực để sản xuất ngày càng nhiều những người như thế.
Theo tôi, việc đa số các học sinh chuyên Toán của chúng ta hiện nay không chọn Toán học làm nghề nghiệp của mình là một điều đáng mừng hơn là đáng lo. Nếu tất cả những học sinh giỏi Toán của chúng ta đều đi học toán để trở thành các nhà Toán học lý thuyết thì đây là sự lãng phí vô cùng lớn cho đất nước còn nghèo khó của chúng ta. Chúng ta chỉ cần và chỉ nên thu hút một số rất ít những học sinh làm Toán lý thuyết mà thôi. (Đấy là nói về chiến lược quốc gia, còn đối với mỗi người thì hãy cứ làm cái gì mà mình say mê nhất và giỏi nhất.)
Từ các phân tích trên cho thấy rằng vẫn cần duy trì và nâng cao chất lượng việc dạy và học trong các lớp chuyên Toán, song mục tiêu của các lớp chuyên Toán nên chăng là: “Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh giỏi toán, chuẩn bị cho các em những năng lực và phẩm chất cần thiết để tương lai trở thành những chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực."
Một phương pháp truyền thống nhằm phát hiện và khuyến khích các học sinh giỏi toán là tổ chức các kỳ thi HSG Toán (hay thi Olympic Toán). Thi cử cạnh tranh lành mạnh luôn là một cách hay để mang lại các sản phẩm tốt. Lịch sử các cuộc thi HSG Toán đã có từ hơn 100 năm nay, bắt đầu từ cuộc thi năm 1894 ở Hungari. Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức các kỳ thi HSG Toán quốc gia hàng năm. Ở cấp quốc tế đã có các cuộc thi Olympic Toán khu vực (như cuộc thi Olympic Toán châu Á - Thái bình dương (APMO), Olympic Toán Nam Mỹ, Olympic Toán Bancăng). Lớn nhất là cuộc thi Olympic Toán Quốc tế (IMO) tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1959, đến nay đã có gần 100 nước tham gia.
Kỳ thi HSG Toán của nước ta được tổ chức lần đầu năm 1961 (gọi là thi HSG miền Bắc vì lúc ấy nước ta chưa thống nhất (ở miền Nam thì không tổ chức kỳ thi tương tự). Từ năm 1974 chúng ta đã cử đội tuyển học sinh Việt Nam dự thi IMO và liên tục đạt được thành tích cao, rất đáng tự hào. Sang năm 2007, nước ta vinh dự là nước đăng cai kỳ thi IMO lần thứ 48.
Thi Olympic Toán là một hoạt động ngoại khóa, một sân chơi bổ ích có tác dụng tích cực. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thi Olympic Toán là một minh chứng cho điều đó. Chắc chắn các cuộc thi này sẽ để lại một dấu ấn mạnh trong cuộc đời các em. Nhiều nhà toán học nổi tiếng vẫn nhớ về thành tích thi HSG của mình. Nhà Toán học L. Schwartz kể rằng khi nghe tin mình được giải thưởng Field ông không xúc động mạnh bằng hồi đi học nghe tin mình đoạt giải nhất thi Toán Quốc gia Pháp! Khát vọng giành chiến thắng, được vươn tới những chiến công, thậm chí cả sự hiếu thắng nữa, âu cũng là một nét đẹp của tuổi trẻ. Trong cuốn hồi ký của mình nhà toán học người Anh nổi tiếng G.H. Hardy đã tâm sự:“Tôi không nhớ khi là một học sinh tôi ham mê môn toán vì lẽ gì. Tôi học giỏi Toán để vượt qua xuất sắc các kỳ thi, để giành được các phần thưởng và học bổng. Tôi muốn thắng các bạn cùng lứa trong một môn học được coi là rất khó”.
Mặt khác, cũng cần thấy được sự khác nhau giữa thi Olympic Toán và công việc nghiên cứu Toán học. Thi HSG Toán mang tính chất dáng dấp của một cuộc thi thể thao trí tuệ. Nó đòi hỏi thí sinh, trong một khoảng thời gian hạn chế, trong một hoàn cảnh hoàn toàn cô lập (không tham khảo sách vở, không trao đổi với ai) trước một bài toán lạ không quen thuộc, phải tìm ra con đường đi đúng đắn, tránh đâm vào ngõ cụt vì thời gian hạn chế không cho phép anh “thử và sai” nhiều lần. Vì thế năng lực và nhạy cảm Toán học của thí sinh là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Muốn có thành tích cao các em dứt khoát cần được tập huấn, luyện thi. Cũng như trong thể thao đỉnh cao, đấu trường Olympic không phải là nơi gặp gỡ của các nhà tài tử nghiệp dư. Các đỉnh cao thành tích đã và đang được thiết lập bởi một cơ chế chuyên nghiệp, nhà nghề.
Trong khi đó, việc nghiên cứu Toán học không được tiến hành trong phòng thi. Công việc nghiên cứu Toán đòi hỏi một tố chất khác, một sức sáng tạo mới để tấn công các bài toán còn chưa có lời giải, để đề xuất và giải quyết các bài toán mới, có ý nghĩa. Để thành công, ngoài một năng khiếu, nhà nghiên cứu Toán còn cần nhiều thứ hơn. Phải có sự khôn ngoan trong việc chọn hướng nghiên cứu. Phải có sự quyết tâm, lòng tin vào lời giải cuối cùng của vấn đề mình đang theo đuổi. Phải có sự nhẫn nại biết “Lật đi lật lại bài toán ấy hàng trăm lần với một nhiệt tình thuở ban đầu”. Phải có một môi trường học thuật tốt…
Mặc dù có sự tương quan mạnh giữa thành tích thi HSG và thành công về sau của các nhà Toán (nhiều giải thưởng Field là cựu IMO, gần đây nhất là Periman, 2006) nhưng năng khiếu toán học, một đối tượng rất phức tạp, không thể và cũng không nên chỉ đo bằng một thước đo duy nhất bằng cách thi truyền thống HSG như trên. Thực tế ở VN cũng như trên thế giới cho thấy, có nhiều nhà Toán xuất sắc nhưng không có thành tích thi HSG trong thời đi học THPT. Mặc dù họ rất có năng khiếu nhưng họ lại không thành công trong những cuộc thách đố Toán học có tính thể thao. Họ suy nghĩ không nhanh nhưng lại rất sâu sắc. Thành thử việc họ không thành công trong các kỳ thi HSG rất có thể sẽ khiến họ chán nản và cho rằng mình không nên theo nghề Toán. Nhà toán học người Nga nổi tiếng P.S. Alecxangdrov có nói rằng nếu như thời học sinh mà ông tham gia thi HSG Toán thì có lẽ ông đã không trở thành nhà toán học. Do đó, thiết nghĩ các nhà giáo dục Toán học cần nghiên cứu bổ sung thêm các hình thức thi khác để phát hiện và khuyến khích các tài năng trẻ về Toán.
Vài nét về tác giả
: ĐẶNG HÙNG THẮNG, nguyên học sinh khối Phổ thông Chuyên ĐHSP Hà Nội (khóa 2). Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (1976), trở thành giảng viên Khoa Toán từ năm 1977. Bảo vệ luận án Tiến sĩ (PTS cũ) năm 1988 và luận án TSKH năm 1992. Được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991 và làm Chủ nhiệm Bộ môn Xác suất – Thống kê từ năm 2001.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Cấu trúc toán học qua các bài toán - Phần 1

Bàn về Cấu trúc số
Một cách sơ bộ, chúng ta đều hiểu rằng, việc phát minh ra hệ thống số (số tự nhiên, phân số - số hữu tỉ, số thực, số phức, hay là việc phân loại số đại số, số siêu việt, ...) là một trong những thành tựu quan trọng nhất của khoa học. Hồi còn học phổ thông, tôi thường hay ngẫm nghĩ về cấu trúc số trong các bài toán phổ thông để định hướng lời giải, đặc biệt là các bài toán được giải theo phương pháp Đặt ẩn số phụ.

Bài toán 01 : GPT sqrt(1 + sqrt(1-x^2)) = x(1 + 2.sqrt(1-x^2))
Nhận xét
- Bài toán này về cấu trúc số, chúng ta cần để ý 2 dạng cấu trúc đặc biệt là căn bậc 2 và căn bậc 4, vì nó có các hàm sqrt, và sqrt(sqrt). 
- Lại để ý, nếu bài toán này có nghiệm, nghiệm phải là các số dạng số đại số, dạng căn bậc 1, căn bậc 2, hoặc căn bậc 4, chứ không thể là căn bậc khác. Như vậy ta cứ để ý và khử căn bậc 4 là lẹ nhất.
- Khử căn thức, đặt a^2 = 1-x^2, dễ thấy 0 <= a <= 1. Ta có sqrt(1 + |a|) = x(1 + 2|a|).
- Khử căn thức, đặt tiếp b^2 = 1 + |a| => |a| = b^2 - 1, ta có |b| = x + 2x(b^2 - 1) = 2b^2x - x = x(2.b^2 - 1) => x = 2|b| - 1/|b|.
- xét hàm f(t) = 2t - 1/t, t >= 1. Hàm giảm, trong khi f(t) = t là hàm tăng, suy ra pt có nghiệm duy nhất t = 1/2.
Bài này thì hơi dài dòng, nhưng quy trình khử căn thức như vậy là dễ hiểu.




Những cuốn sách yêu thích - Phần 1

Tối nay rảnh rỗi, ngồi ngẫm nghĩ xíu về Toán học phổ thông - niềm đam mê xưa vẫn còn và muốn chia sẻ một chút gì đó những suy nghĩ cá nhân dành cho các bạn trẻ yêu thích toán học. Chẳng qua là chiều nay online nói chuyện vẩn vơ với cô bé cùng quê, ký ức về tuổi học trò với những năm tháng không quên về Toán học phổ thông bỗng dưng trỗi dậy, dù gì thì ngày xưa ấy tôi vẫn là một cậu học trò đam mê toán học ... (he he, muốn tán tỉnh cô bé ấy :P).

Phần 1 - Tôi giới thiệu các cuốn sách rèn luyện tư duy mà tôi yêu thích, nó góp phần hình thành tính cách cá nhân và dẫn dắt tôi những suy nghĩ và phương pháp học tập.

1. Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu Toán học - [GS. TSKH Nguyễn Cảnh Toàn].
Cuốn sách này lần đầu tiên tôi tìm được ở Đà Nẵng, trong đống sách Giảm giá của Nhà sách Đà Nẵng (gần sông Hàn). Lúc đó tôi còn đang học lớp 10, tình cờ đi mua sách cùng với anh trai (ĐH BK Đà Nẵng), tìm được cuốn này mừng quá về khoe tùm lum. Đến khi tốt nghiệp đại học, tôi đã tặng cuốn sách này cho thầy Huỳnh Duy Thủy - Bố của Huỳnh Anh Vũ (Vô địch Olympia). Chắc cuốn sách này vẫn còn ở nhà thầy, em nào học ở Trường Tăng Bạt Hổ - Hoài Nhơn - Bình Định thì có thể mượn thầy để đọc thêm.
Nội dung của cuốn sách dẫn dắt và gợi mở tôi khá nhiều suy nghĩ về khám phá và phát minh khoa học (đặc biệt là toán học), ngày ấy tôi nghĩ rằng Phát minh phải là một cái gì đó rất lơn lao, nhưng khi đọc kỹ bài viết về Đi tìm số phức tôi lại thấy rằng giữa khám phá và phát minh chỉ cách nhau chừng gang tấc, và trong chừng mực nào đó cái mà thiên hạ cho là khám phá nhỏ thì đối với bản thân mỗi người  lại là một phát minh lớn hoặc giả là một khám phá vĩ đại.
Hãy hiểu đúng hơn về khám phá và phát minh khoa học, đó là một quá trình rèn luyện của bản thân, đi tìm những kiến thức mà hiện thời chúng ta chưa biết. Hãy để tôi lấy một vài ví dụ minh chứng cho tình yêu toán học của tôi sau khi đọc xong cuốn sách này :
Đi tìm lượng giác - Tôi đã từng hì hục cả tháng trời để chứng minh tất cả các công thức lượng giác bằng cách đi từ các khái niệm của hình học phẳng và một vài lý thuyết về sin, cos được học từ hồi cấp 2. Kết quả là tôi chứng minh được khá nhiều công thức, sau đó lại ngồi nghiền ngẫm sách giáo khoa 11 để xem lại người ta đi như thế nào.
Trong quá trình đi tìm các công thức lượng giác, tôi lại rẽ nhánh sang các hệ thức lượng trong tam giác và mối liên hệ giữa các đại lượng trong tam giác, tôi dùng lý thuyết về lượng giác để soi lại các khái niệm và định lý về hình học phẳng và các bất đẳng thức hình học, ngày ấy tôi soạn khá nhiều chuyên đề, mỗi chuyên đề là một cuốn sổ, phong cách này tôi bắt chước theo Toán học tuổi trẻ.
Bất đẳng thức - Tôi rành và giỏi nhất là món này, ngày ấy tôi mua khá nhiều sách của các tác giả nổi tiếng, GS Nguyễn Văn Mậu, GS Phan Huy Khải, GS Phan Đức Chính, .... Học theo kiểu khám phá, tôi quan trọng là tư duy, nên tôi tập hợp rất nhiều sách để xem các GS nổi tiếng họ suy nghĩ gì cho từng lớp bài toán. Tôi nghiền ngẫm khá nhiều bài tập và lời giải của các thầy và ngẫm nghĩ tại sao họ giải như thế, ... cuối cùng cũng khám phá ra một vài điều nho nhỏ và các định lý quan trọng. Thi HSG cấp tỉnh tôi cũng có xíu kết quả, không uổng công ngâm cứu.

Thời phổ thông, học toán với tôi là một hành trình khám phá, và thói quen này bắt nguồn từ tập sách của GS Nguyễn Cảnh Toàn và Bộ sách của GS Polya (Tập 1 : Giải một bài toán như thế nào ?; Tập 2 : Sáng tạo toán học; Tập 3 : Toán học và những suy luận có lý). Tôi cho rằng thói quen tìm tòi và khám phá này cần được phát huy, và cho đến nay, nó giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi - CIO của một Ngân hàng.

2. Giải một bài toán như thế nào ? Sáng tạo toán học - Toán học và những suy luận có lý - [Polya]
Nếu như cuốn sách của GS Nguyễn Cảnh Toàn gợi mở cho tôi hướng tư duy tích cực, thì các cuốn sách của GS Polya mới là các cuốn sách có ý nghĩa nhất cho niềm đam mê Toán học và lòng tin vào năng lực cá nhân. Tôi đến với bộ sách này khá tình cờ, tôi đi nhà sách Khai Trí - Bồng Sơn, thấy cuốn Giải một bài toán như thế nào, lạ lạ và cũng tò mò xem tác giả nước ngoài họ viết gì nên mua về đọc. Cuốn sách này cho tôi cảm xúc toán học, đặc biệt tôi tự vấn lại các bài tập chuyên toán cấp I, cấp II, thấy khá hay. Phổ thông tôi có đi học thêm toán, thầy Ngô Thanh Tân, tôi hay trao đổi với thầy về các suy nghĩ toán học (mặc dù phổ thông tôi rất ngây ngô), cũng như hay mày mò giải các bài tập khó. Tôi có nói với thầy về sách của Polya, thầy nói thầy cũng có 02 cuốn, Sáng tạo toán học và Suy luận có lý. He he, thế là tôi mượn liền.
Đọc cuốn Sáng tạo toán học trong một tuần liền, ngấu nghiên như sợ vuột mất cảm xúc (nếu mà yêu ai có cảm xúc như thế này chắc cưới luôn quá :D). Thằng bạn thân - Dương Văn Kiệm lên nhà chơi, đọc một vài chương, nó thấy hay, ôm đi photo.
Cuốn Toán học và những suy luận có lý, lại càng cuốn hút khi nó dẫn dắt vào rất nhiều bài toán cụ thể, là những phát minh của các nhà khoa học nổi tiếng mà tôi hết sức ngưỡng mộ - Euler. Tôi đọc cuốn sách này và thả vào nó những suy tư liên tục về các phương pháp toán học, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đặc biệt hóa, ...
Những cuốn sách này một thời không quên, là hành trang, là tư duy, là niềm đam mê, là động lực, ... là tất cả những gì đã giúp tôi bước qua tuổi thơ với rất nhiều kỷ niệm và tình yêu Toán học.

3. 30 năm Toán học tuổi trẻ - Tạp chí Toán học tuổi trẻ
Cuốn sách này là bộ sưu tập khổng lồ về kiến thức toán học phổ thông, là một trong những cuốn sách tham khảo mà tôi yêu thích nhất, tôi đọc nó nhiều lần, nhiều bài, nhiều suy nghĩ và nhiều lần thử viết tiếp các bài viết toán học cho các vấn đề gợi mở.
Nếu như những cuốn sách trên hướng dẫn cho tôi những cảm xúc và tư duy khám phá, thì cuốn 30 năm Toán học tuổi trẻ lại là cơ hội để tôi kiểm chứng những gì tôi ngẫm nghĩ được. Nói về cuốn sách này, tôi không biết bắt đầu từ đâu, tốt nhất tôi để bạn đọc tự khám phá.
Trong số rất nhiều các bài viết, tôi nhớ nhất bài viết của GS Hoàng Tụy về bài toán tối ưu dựa trên phương trình nghiệm nguyên, lần đầu tiên tôi suy nghĩ nhiều hơn về toán học ứng dụng.


(Còn nữa, viết tiếp sau)

Đây là list các phần sách vở cần đọc, tham khảo tại nguồn mathscope.org.
I) Về toán tổ hợp ở trường phổ thông, có mấy chuyên đề chính
1) Phép đếm (PP song ánh, PP quỹ đạo, PP hàm sinh, PP quan hệ đệ quy, Nguyên lý bao hàm và loại trừ)
2) Logic và Các PP chứng minh (Quy nạp, Bất biến-tô màu, Phản chứng, Nguyên lý cực hạn, Nguyên lý Dirichlet).
3) Lý thuyết đồ thị

Cũng chẳng có định lý gì đặc biệt cả đâu.

Các bạn có thể tham khảo một số cuốn sách sau
1) Nguyễn Hữu Điển (có 1, 2 cuốn gì đó, trong đó có cuốn nguyên lý Dirichlet)
2) Đặng Huy Ruận (7 phương pháp giải bài toán logic)
3) Nguyễn Văn Mậu chủ biên (Chuyên đề chọn lọc Tổ hợp và Toán rời rạc)
4) Arthur Engel (Problem Solving Strategies --> có Ebook)
5) Titu Andreescu (10X problems in Combinatorics --> có Ebook)
II) "Sách cấp 3 về số học thì bạn tham khảo những cuốn sau

1. Bài giảng số học của Đặng Hùng Thắng và ...
2. ? Số học ? Hà Huy Khoái
3. Các chuyên đề số học chọn lọc (Nguyễn Văn Mậu, Trần Nam Dũng, Đặng Huy Ruận, Đặng Hùng Thắng)
4. Những vấn đề và các bài toán số học nâng cao, Nguyễn Văn Nho
5. 10X bài toán số học của Titu Andreescu

Sách hình thì nên đọc sách của các thầy Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Đăng Phất, Đoàn Quỳnh. Bộ sách của Prasolov và của Sharyghin.

Sách đại số thì tốt nhất vẫn là bộ sách của Phan Đức Chính, Lê Đình Thịnh, Phạm Tấn Dương. Thầy Chính có cuốn Bất đẳng thức và 101 bài toán chọn lọc. Đa thức có cuốn sách Đa thức của thầy Lê Hoành Phò. Phương trình hàm có cuốn sách của Titu và Iuri Boreico, của Ấn Độ, của Pháp (animath.fr) và của Nguyễn Trọng Tuấn. Cuốn sách của thầy Mậu thì hơi lệch về một dạng PTH, khó đọc hơn. Bất đẳng thức thì có sách của Phạm Kim Hùng.

Đặc biệt tôi recommend các cuốn sách tổng quan về PP như sau

1) 3 cuốn sách của Polya: Toán học và những suy luận có lý, Sáng tạo toán học, giải bài toán như thế nào.
2) Cuốn Problems solving strategies của Arthur Engel

Ngoài ra có 1 số bộ sách tốt
1) Bộ sách do thầy Mậu chủ biên: Sách biên tập chưa được tốt nên hơi khó đọc, nhưng cũng có những phần bổ ích.
2) Bộ sách do thầy Lê Hoành Phò chủ biên (NXB Giáo dục tại ĐN)
3) Bộ sách củ Titu và các đồng nghiệp

Recommend chung:

Nên học cơ bản rồi tự học qua việc giải toán. Đừng giỏi do chỉ đọc nhiều mà không tự học và nghiên cứu."
III) Về giải tích thì có thể tham khảo các tài liệu sau
1) Sách giáo khoa 11, 12 nâng cao
2) Giải tích 1 - Giáo trình và 300 bài tập có lời giải của Jean-Marie Monier (NXBGD 1999)
3) Giải tích một biến của các GS Phan Quốc Khánh, Dương Minh Đức
4) Chuyên đề chọn lọc dãy số và áp dụng (Nguyễn Văn Mậu chủ biên)
5) Olympic Toán sinh viên của Trần Lưu Cường, Huỳnh Bá Lân
6) Đề thi Putnam, Berkeley Math Circle
7) Sadovnhichi et al: Olympic Toán sinh viên (tiếng Nga)

Đính kèm là một số tài liệu về giải tích do TS Dũng biên soạn.
1) Các định lý cơ bản của giải tích
2) Giải tích và các bài toán cực trị

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Về bài "Bản đồ tư duy" trên tạp chí THTT số 400 (10-2010)

Tạp chí Toán học Tuổi trẻ số 400 có bài viết của Trần Đình Châu (Bộ GD-ĐT) và Đặng Thu Thủy (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) nhan đề: "Thiết kế bản đồ tư duy giúp học sinh tự học và tập dượt nghiên cứu Toán học".
Thứ nhất, thực ra trong bài viết đó, bản đồ tư duy chỉ giúp học sinh hệ thống và ghi nhớ kiến thức tốt hơn mà thôi, chẳng thấy "tập dượt nghiên cứu Toán học" ở đâu cả.
Thứ hai, các bản đồ tưu duy mà ông Châu và bà Thủy vẽ không đảm bảo nguyên tắc của một sơ đồ tư duy. Vì theo Tony Buzan: "Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo". Ấy thế mà các bản đồ trong tạp chí quá đơn điệu về màu sắc (Hình 2 chỉ có "một màu xanh xanh", Hình 3 thì độc đáo hơn với "một màu đen đen").
Thứ ba, với Hình 3 các tác giả còn vẽ bằng tay và viết những chữ nguệch ngoạc lên trên. Một tạp chí lớn như THTT mà cho in những hình vẽ xấu xí như vậy? (Đi xuống quá nhiều về hình thức trình bày).
Các bạn hãy xem qua 2 "bản đồ tưu duy" đã đăng trên THTT số 400 (tháng 10/2010)...
So do tu duy tony buzan
... và xem sơ đồ tư duy (ứng với Hình 2) mà MathVn.Com đã vẽ lại (click vào hình vẽ để xem ảnh ngang)
phan mem ve so do tu duy
Hình 3 cũng có thể thiết kế tương tự để trực quan sinh động hơn.

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Mô hình trường học sáng tạo của Microsoft

KHÁI NIỆM TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO

Trường học sáng tạo là một mô hình trường học do Microsoft đề xướng, nhằm thúc đẩy các quốc gia chưa cho điều kiện phát triển giáo dục có thêm mô hình để tham khảo trong quá trình xây dựng nhà trường tiên tiến và hiện đại.
Mo hinh truong hoc sang tao cua microsoft
Trường học sáng tạo theo mô hình của Microsoft đảm bảo sự kết hợp hài hòa của các thành phần chính trong và ngoài nhà trường. Mô hình Trường học sáng tạo thúc đẩy các thành phần trên kết hợp hài hòa tạo nên một khối thống nhất, hiệu quả trong việc thực hiện những yêu cầu của nhà trường trong thế kỷ 21:
  1. Đào tạo học sinh tương lai đáp ứng nhu cầu hội nhập toàn cầu, có hiểu biết và kỹ năng công nghệ tốt phục vụ học tập và công việc trong tương lai.
  2. Tạo điều kiện để giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan hệ giao tiếp tốt với cộng đồng giáo viên trong và ngoài nước, cũng như với học sinh và phụ huynh.
  3. Tạo môi trường quan hệ giao tiếp tốt với phụ huynh, học sinh và xã hội trên căn bản tận dụng phương tiện CNTT và truyền thông để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
  4. Công khai mọi thông tin về các hoạt động của trường cho xã hội thông qua website của trường để xã hội biết, hiểu và đồng thuận với các chủ trương của nhà trường.
TIÊU CHÍ CỦA TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO

1. Ban lãnh đạo nhà trường:
a. Sự thay đổi về tư duy và đổi mới giáo dục
  • Khuyến khích, tạo điều kiện và duy trì các giờ học có sự ứng dụng CNTT.
  • Tổ chức các buổi đào tạo cho giáo viên trong trường về phương pháp giảng dạy mới
  • Nhân rộng mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong cộng đồng nhà trường.
  • Đưa vào áp dụng một số giáo trình mới để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh (VD: Live@edu)
b. Tăng cường giao lưu và chia sẻ với cộng đồng
  • Tích cực tham gia Innovative Schools Network.
  • Xây dựng hệ thống thông tin và quản lý trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả liên lạc và hợp tác giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, và phụ huynh.
  • Tích cực tham gia các hội thảo của Sở và/hoặc Phòng Giáo dục để phổ biến các bài học kinh nghiệm từ thành công của trường mình.
2. Giáo viên:
  • Chủ động áp dụng phương pháp giảng dạy mới với sự tích hợp CNTT.
  • Tích cực tham gia mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong nhà trường.
  • Tích cực tham gia diễn đàn Giáo viên sáng tạo Việt Nam và toàn cầu.
  • Tích cực tham gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo của Microsoft.
3. Học sinh:
  • Chủ động sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường.
  • Tham gia tích cực các cuộc thi sáng tạo dành học sinh.
4. Cơ sở vật chất
  • Điều kiện lớp học đảm bảo việc ứng dụng CNTT hiệu quả.
  • Ít nhất 1 phòng máy đủ tiêu chuẩn, kết nối internet để giáo viên và học sinh có thể truy cập thông tin và học tập mọi lúc, mọi nơi.
Xem thêm các vấn đề liên quan đến MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO CỦA MICROSOFT ở file này: Download

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Trí thông minh của người Việt so với thế giới

Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì "sản phẩm trí tuệ" tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra "sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). 
Lý thuyết giỏi nhưng làm... không giỏi
Tôi xin kể lại một câu chuyện như một kỷ niệm nhỏ của mình. Cách đây hơn 40 năm, tôi được cử đi làm thực tập sinh khoa học (sau đại học) ở Tiệp khắc. Do "ăn theo" ông thầy, tôi được "ghé tên" vào mấy bản báo cáo ở Hội nghị quốc tế chuyên ngành đôi ba lần và được đi dự cùng ông. ĐSQ biết chuyện này, và trong một Hội nghị các sinh viên tiên tiến, tôi được ông Bí thư thứ nhất (đã mất từ lâu) báo tin tôi được báo cáo điển hình tại "Hội nghị những lưu học sinh tiến tiến" tại Tiệp.
Song bản báo cáo phải viết trước để ông thông qua (hồi đó cẩn thận lắm, không được phát biểu tự do). Trong báo cáo tôi có kể lại chuyện của mình và rút kinh nghiệm, đại khái là chúng ta có thể học giỏi nhưng sau khi ra trường làm không giỏi như họ. Cùng một công việc, họ thường có suy nghĩ và cách giải quyết "sáng" hơn mình, độc đáo hơn mình. Có thể mình "bí" nhưng họ vẫn tìm được lối ra.
Lúc tôi sắp lên đường đến hội nghị (cách khoảng 500 km) thì nhận được hồi âm "Quan điểm sai, đầy tinh thần tự ti dân tộc. Cậu không phải đi họp nữa". Tôi bị ám ảnh khá lâu vì "quan điểm sai lầm" của minh...
Sau khi hết hạn thực tập, tôi về nước (năm 1971), lúc qua Matxcơva may mắn được ở cùng phòng với nhà thơ Lưu Trọng Lư, trên chuyến tàu hoả từ Liên Xô về Việt Nam. Những ngày trên đường, 2 bác cháu nói chuyện với nhau khá nhiều. Khi tôi mang chuyện này ra hỏi, ông hoàn toàn đồng ý. Ông bảo đó cũng là điều ông rút ra từ bản thân mình và các bạn bè thời Pháp.
Chẳng có gì lạ vì cái học của mình, ngày xưa thì tầm chương trích cú, sau này thì học "gạo", lấy chăm chỉ, cần cù làm chính nên học "giỏi" là đương nhiên. Sự học là như vậy. Khi ra làm việc, phải chủ động, sáng tạo, phải quyết đoán, cái "yếu" của mình mới thể hiện. Ý kiến đó sau này tôi cũng được giáo sư Nguyễn Thạc Cát (đã mất năm 2002) chia sẻ.
Trí thông minh của người Việt so với thế giới
Giỏi lý thuyết nhưng không giỏi thực hành

Tôi có thể nêu một thí dụ nữa. Anh N.M.N bạn tôi làm ở ngành Địa chất. Một buổi ngồi chuyện trò với nhau, anh tâm sự: Hồi học ở Liên Xô những năm 60, mình học cùng nhóm với thằng S.V - người Nga - và thường xuyên phải giúp nó học và làm bài tập. Tốt nghiệp mình bằng đỏ, nó bằng thường. Hơn 10 năm sau, nó sang Việt Nam làm chuyên gia, mình được phân công làm việc cùng với nó. Lúc đầu, cũng bực: "Chuyên gia gì mày. Mày còn nhớ những lúc tao làm bài hộ mày chứ !". Nhưng dần dần, mình ngày càng "sợ" nó. Nó nhận định và giải quyết những chuyện chuyên môn ở mức mình không phải người tranh cãi với nó nữa mà chỉ đóng vai trò... phiên dịch cho nó mà thôi. Chuyện! Nó ra công tác với đầy đủ điều kiện làm việc, lại bám được một "sư phụ" cực giỏi, kinh nghiệm đầy mình để học hỏi, trong khi ở cái đội thăm dò của mình, mình là... trùm.
Biết bao nhiêu lý do để có hiện tượng "học giỏi nhưng làm không giỏi của "ta" và "tây". Từ cách dạy, cách học ở trường phổ thông, không gợi mở, không khuyến khích sáng tạo đến thiếu điều kiện làm việc khi ra trường để phát triển... Việc học giỏi nhưng làm không giỏi lắm khiến người Việt mình dường như đến một lúc nào đó không "bật" được nữa, có muôn ngàn lý do...
"Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời"
Một dân tộc không thông minh không thể tồn tại và phát triển trải qua 4000 năm với biết bao nhiêu sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Một dân tộc đã thắng được ba cường quốc mạnh hơn mình và trình độ phát triển cao hơn mình là một sự thông minh tuyệt vời. Song nội dung của bài này chỉ giới hạn sự thông minh trong những sáng tạo khoa học công nghệ như chúng ta thường quan niệm.
Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá "biết mình biết người"? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm "trí tuệ VN" chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
Nói thông minh nhiều hay ít cứ phải có dẫn chứng cụ thể. "Sản phẩm của sự thông minh" đối với những người lao động trí óc là những công trình nghiên cứu và hiệu quả của chúng mang lại. Điều quan trọng nữa là cần có sự so sánh để hiểu chúng ta có bao nhiêu "sản phẩm" loại này và những nước xung quanh có bao nhiêu. Sản phẩm đầu tiên là số công trình nghiên cứu và triển khai - nói lên bức tranh về sự thông minh của nhân loại - lên tới hàng triệu bài báo mỗi năm, được công bố trên khoảng 9.000 tạp chí chuyên môn có uy tín quốc tế. Tôi xin nhắc lại các số liệu mà tôi ghi lại cách đây nhiều năm (Trần Minh Tiến, trên tờ Tia Sáng 2-2004).
Không dám dẫn ra bất cứ một nước trung bình nào, tác giả chỉ so sánh 3 nước vào thời điểm năm 1973 có điểm xuất phát gần như nhau là Thái Lan, Singapore và Việt Nam, thì đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học của ta chỉ bằng của Thái Lan và Singapore năm 1980. Còn hiện nay, Thái nhiều hơn ta đến 5 lần, Singapore nhiều hơn ta 12,5 lần.
Một số liệu khác còn "gây sốc" hơn: Trong 30 năm qua, số lượng các bài báo về y- sinh học của VN được công bố trên các tạp chí quốc tế trên dưới 300 bài, thì của Malaysia - 2.100 bài (gấp 7 lần), Thái Lan- 5.210 bài (gấp 14 lần), Singapore khoảng 7.000 bài (gấp 23 lần).
Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì "sản phẩm trí tuệ" tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra "sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). Một con số thật nghiệt ngã!!!. Số liệu này là của trước đây 5 năm. Hiện nay, khoảng cách về các số liệu trên ngắn lại, giữ nguyên hay dài hơn, tôi chưa có thời gian tìm hiểu, song dù sao thì sự chênh lệch cũng vẫn quá lớn.
Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá "biết mình biết người"? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm "trí tuệ VN" chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
Tiêu chuẩn thứ 2 mang tính thực dụng hơn, là các bằng sáng chế phát minh đăng ký trên trường quốc tế. Đây là những con số tổng kết của năm 2009 của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, mà VN là thành viên, thậm chí còn được khen ngợi là "thành viên hoạt động hiệu quả", và cũng xin được chỉ trích những nước trong khu vực.
Kết quả có thể khiến một người tự trọng "đỏ bừng mặt": Năm 2009, Singapore đăng ký 493 bằng phát minh, trong tổng số bằng của họ trong kho tàng phát minh của nhân loại (cũng tính đến hết năm 2009) là 4.959 bằng, của Malaysia tương ứng là 181 và 1.298, của Thái Lan là 39 và 519, của Philippin là 25 và 379, của Indonesia là 18 và 253, của Việt Nam là...2 và 14. Đọc những con số ấy, người Việt nào chẳng thấy rưng rưng, "cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời".
Trí thông minh của người Việt so với thế giới
Cũng có thể mình có những phát minh gì còn "giữ lại để dùng" mà chưa công bố với thế giới chăng?
Tại sao sản phẩm trí tuệ của Việt Nam ít như vậy? Một đội ngũ hùng hậu với gần 2 triệu người làm KHCN, hàng vạn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, gần 2.000 GS, gần 6.000 Phó GS và hàng triệu cử nhân, kỹ sư, trung cấp kỹ thuật mà trong một năm chỉ đăng ký được có 2 phát minh được quốc tế chấp nhận thôi sao?
Bản báo về phát minh sáng chế của Canada có ghi chú: Số phát minh sáng chế hàng năm tuy phản ảnh một chỉ số sáng tạo nhưng đôi khi có thể không chính xác (đọc đến đây, tôi hy vọng có "lý do chính đáng" để yên tâm). Họ cho biết đó là những phát minh lớn, giá trị kinh tế cao song người ta không đăng ký, sợ bị lộ một bí quyết sản xuất lớn, làm nên sản phẩm đặc trưng chỉ mình mới có, các nước khác phải phụ thuộc vào mình.
Rất có thể như vậy, nhưng tôi chưa nghĩ ra là "bí quyết" gì khiến ta không đăng ký ?
Cũng có thể mình có những phát minh gì còn "giữ lại để dùng" mà chưa công bố với thế giới chăng?
Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, "tự ti dân tộc" và đồng thời nguồn thông tin tiếp cận chắc chắn còn hạn chế. Rất mong được sự phản biện, trao đổi lại của bạn đọc, để từ việc tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, chúng ta có những giải pháp khẳng định có tính thuyết phục về trí thông minh của người Việt?

MathVn.Com (Theo Tuần Việt Nam)

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Người Việt thông minh đến đâu?

Thật khó phán xét trí thông minh của một người, chưa muốn suy rộng ra sự thông minh của cả một cộng đồng, một chủng tộc, một dân tộc. Bởi thông minh có thể có rất nhiều loại.

Thông minh và những khái niệm khác biệt
Xưa kia, trong những câu chuyện kể, các thần đồng ở nước ta được coi là thông minh xuất chúng qua những câu ứng đối, "xuất khẩu thành thi" và nhất là đối ngay được một vế đối đặt ra ("xuất đối dị, đối đối nam" mà!), kể cả những câu đối bằng chữ Hán phức tạp bao gồm cả chiết tự, điển tích...
Cách kiểm tra ấy tuy không tính thành điểm cụ thể nhưng có thể coi là kiểu xác định IQ của ta. Nhiều sự nghiệp của một danh nhân chúng ta chẳng biết được gì hơn, ngoài khoảng một chục đôi câu đối "để đời". Điều này cũng tương tự với việc đo chỉ số IQ ở chỗ là so sánh sự phát triển trí tuệ vượt trội của những người cùng lứa tuổi (IQ vốn là thương số thông minh, xác định tỷ số giữa tuổi trí tuệ và tuổi sinh học).
Cũng theo truyền thuyết này, nhiều "thần đồng" giỏi ứng đối ấy thường là những vị đỗ đầu (tức Trạng nguyên) trong cuộc thi tuyển của Triều đình, thậm chí ngay khi còn ở lứa tuổi thiếu niên, mới 13, 14 tuổi đã "cưỡi cổ" thiên hạ.
Người Việt thông minh đến đâu?
Trạng Lường Lương Thế Vinh
Thông minh đôi khi có thể đánh giá qua sự nhanh trí giải quyết một vần đề cụ thể. Có thể lấy Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441-1495) làm ví dụ. Từ hồi nhỏ, ông đã tìm được cách đổ nước để lấy quả bưởi trong hố lên, sau này khi đã là Trạng, nổi tiếng cả ở Trung Quốc, đã giải những bài toán kiểu "cân voi", "xác định chiều dày một tờ giấy" theo thách đố của sứ Tàu (mà những bài toán kiểu này chắc các em lớp 3, lớp 4 ngày nay cũng nghĩ ra ngay)...
Theo sử liệu, ông là tác giả của tác phẩm là "Đại thành toán pháp", được nói đến như sách giáo khoa cho các sĩ tử suốt mấy trăm năm (?). Nhưng bản thảo đã thất truyền khiến ta không thể bíết đó có phải những phát minh về Toán học (hoặc chỉ là những tổng kết) và ở mức độ nào trong lịch sử Toán học thế giới.
Cùng năm sinh với Lương Thế Vinh, còn có Vũ Hữu, được vua Lê Thánh Tông khen là "Thần toán", viết cuốn "Lập thành toán pháp" cũng thất truyền, nói về cách đo tính ruộng đất rất phổ biến trong toàn quốc.
Hiểu "thế nào là thông minh" khác nhau khá nhiều từ Đông sang Tây. Khoa học hiện đại dù bộ môn Thần kinh học rất phát triển: Đo điện não đồ, quét não, chụp não, xác định tốc độ truyền dẫn thần kinh, rồi khám phá bản đồ gen để biết tập hợp những nhóm ADN nào liên quan đến khả năng gì... vẫn chẳng thể cho ta một câu trả lời rõ ràng, thuyết phục.
Những tranh luận xung quanh trí thông minh đã, đang và sẽ tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực nữa, song dù chưa có những nhất trí, người ta vẫn tuyển chọn, bồi dưỡng và thu hút được nhân tài với những thành công đáng kể và thu được những hiệu quả xã hội lớn.


9 kiểu thông minh và "những nhà bác học ngốc nghếch"
Theo phân loại của Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner (Hoa Kỳ) được nhiều người thừa nhận (và thường gọi là thuyết đa thông minh - theory of multiple intelligences), có ít nhất 7 kiểu thông minh (thông minh về lời nói, ngôn ngữ; thông minh về logic, toán học; thông minh về thị giác, không gian; thông minh về âm nhạc; thông minh về cơ thể, cử chỉ; thông minh về xã hội, giao tiếp; thông minh về nội tâm). Sau này, người ta còn bổ sung thêm hai kiểu thông minh nữa là trí thông minh thiên nhiên và trí thông minh sinh tồn.
Cách phân chia như vậy dường như không có sự phân biệt giữa 2 khái niệm "thông minh" và "năng khiếu". Mà theo cách hiểu thông thường một số dạng thông minh mà Gardner nói đến chỉ là năng khiếu mà thôi.
Vả chăng, trong ngôn ngữ học, đôi khi không có những từ ngữ đối chiếu hoàn toàn tương đương nên nếu đi sâu hơn nữa sẽ không tránh khỏi những tranh luận kéo dài.
Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim (viết năm 1919, cách đây gần một thế kỷ) đã nhận xét: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính xấu lẫn tính tốt. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, lễ, nghĩa, trí tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác, nhạo chế".
Nếu quả thực về đàng trí tuệ, nếu "trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, ..., sàng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức", thì đó mới chỉ là những lợi điểm có thế phát huy ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Học hành để tích luỹ kiến thức, dùng cho giai đoạn chủ yếu của cuộc đời là làm việc, gây dựng sự nghiệp, nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội. Chính tại giai đoạn chủ yếu này, trí thông minh thể hiện rõ nét và phát huy.
Lại còn những trường hợp những người bị tự kỷ (autisme) khó mà đánh giá là người thông minh mà ngược lại (theo cách nghĩ thông thường) nhưng lại trở thành những danh họa, những nhạc công tuyệt với, chỉ nghe một bản giao hưởng một lần là nhớ hoặc từ trên máy bay, bay ngang qua một thành phố lớn, trở về có thể vẽ lại từng vị trí, hình dáng các công trình kiến trúc hoàn toàn chính xác. Hiện tượng đó, các nhà tâm lý gọi là "hội chứng các nhà bác học ngốc nghếch". Nhà phát minh thiên tài của nhân loại (tất nhiên, một đầu óc sáng tạo khủng khiếp) là Edison thuở nhỏ chẳng bị đuổi học vì "không có khả năng học tập" đó sao? Rồi Einstein thuở nhỏ nghe nói cũng bị tự kỷ.
Mỗi kiểu thông minh theo phân loại trên có những phẩm chất và khả năng cơ bản, có thể có hoặc không liên hệ với nhau. Mỗi kiểu có một vùng khác nhau trên não bộ phụ trách (?) và đều có thể cải tạo, phát huy.
Cách phân loại ấy có thể giải thích thoả đáng vì sao một người học hành rất dở nhưng lại thành công trong kinh doanh hoặc trên chính trường. Vì sao một thiên tài toán học đầy đủ các bằng cấp, danh hiệu, giải thưởng, song khi đặt vào vị trí lãnh đạo một viện Toán lại để cho cơ quan bí bét, rối beng.
Người ta đã từng vận dụng cách phân loại này để hướng nghiệp cho học sinh, nhằm sắp xếp "người nào việc ấy", "dụng nhân như dụng mộc", "hạn chế sở đoản, phát huy sở trường" làm lợi cho bản thân người lao động, tăng hiệu quả phục vụ xã hội.
Cũng như vậy, để tuyển những người hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ như hoạt động khoa học chẳng hạn, cần lựa chọn những người nổi trội về trí thông minh logic, sáng tạo... Đó là những người có khả năng tiếp thu những kiến thức mới nhanh, nhạy cảm, chính xác và có khả năng tự tìm ra những kiến thức mới (khả năng khai phá) trong từng vấn đề cụ thể, và trí thông minh theo cách hiểu thông thường thuộc loại này.
Người Việt thông minh đến đâu?
Albert Einstein

Hiện tượng thông minh của người Do Thái
Nếu trí thông minh có tính cá nhân, thì chủng tộc, cộng đồng và cả một dân tộc có vai trò gì không? Nói cách khác, có chủng tộc nào có trí thông minh vượt trội không? Khẳng định điều này rất dễ rơi vào "thuyết ưu sinh" của chủ nghĩa quốc xã Đức.
Năm 1994, tác phẩm "Đường cong hình quả chuông" của hai tác giả Herrstein và Muray, trên cơ sở phân tích chỉ số IQ đã rút ra một loạt kết luận khi áp dụng vào xã hội, không những chỉ gây tiếng vang rộng rãi trong giới khoa học mà còn bị phản ứng gay gắt của quần chúng đối với nó. Thậm chí các tác giả còn bị lên án là "phân biệt chủng tộc" khi đề cập đến trí thông minh của các cộng đồng trong một xã hội.
Nếu quả thật trí thông minh bị tách rời khỏi chủng tộc, tại sao khi GS Ngô Bảo Châu được giải Toán học Fields tầm cỡ lớn của quốc tế, từ các lãnh đạo cao cấp đến báo chí đều nói "điều đó chứng tỏ "trí tuệ của dân tộc Việt Nam" không hề thua kém"?
Lại nữa, trong cuộc tranh luận của Quốc hội, liệu có nên đường sắt cao tốc không, một vị đại biểu nói "những nước có chỉ số IQ cao đều làm đường sắt cao tốc". Nói như vậy có hàm ý trí thông minh có gắn với dân tộc hay không? Chắc chắn là có hàm ý ấy.
Những thống kê về tỷ lệ các giải thưởng quốc tế như giải Nobel, giải Fields... mà người "gốc Do Thái" sở hữu, những nhân vật gốc Do Thái đứng đầu các ngành văn học, nghệ thuật và cả chính trường nữa buộc ta phải suy nghĩ đến sự liên quan giữa trí thông minh và chủng tộc.
Song từ thông minh đi đến thành công thì còn phải đòi hỏi nhiều điều kiện nữa, bao gồm cái tạm gọi là "nội lực" (phẩm chất cá nhân) và "ngoại lực" (môi trường và diều kiện làm việc).
Tuy nhiên, không thể nói dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào vì thế giới phát triển không đồng đều vì khoảng cách giữa các nước quá chênh lệch và ngày càng chênh lệch, khiến chẳng bao giờ mọi người được bình đẳng về điều kiện sống và làm việc.
Người Việt thông minh đến đâu?
Từ thông minh đi đến thành công thì còn phải đòi hỏi nhiều điều kiện

Người Việt Nam có thông minh không ? 

"Người Việt Nam rất thông minh, cần cù lao động", "đất nước ta rừng vàng biển bạc, ruộng đất phì nhiêu, tài nguyên đa dạng và phong phú"... Đó là những điều chúng ta được dạy dỗ từ khi bắt đầu cắp sách đến trường, được nói đến trong những cuốn sách giáo khoa dùng cho học sinh và tự giới thiệu ra nước ngoài.
Tuy vậy cũng có những quyển sách viết dè dặt hơn. Chẳng hạn Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim (viết năm 1919, cách đây gần một thế kỷ) đã nhận xét: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính xấu lẫn tính tốt. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, lễ, nghĩa, trí tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác, nhạo chế".
Nếu quả thực về đàng trí tuệ, nếu "trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, ..., sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức", thì đó mới chỉ là những lợi điểm có thế phát huy ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Học hành để tích luỹ kiến thức, dùng cho giai đoạn chủ yếu của cuộc đời là làm việc, gây dựng sự nghiệp, nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội. Chính tại giai đoạn chủ yếu này, trí thông minh thể hiện rõ nét và phát huy.
Bằng sự trải nghiệm của một người đã làm công tác nghiên cứu khoa học ở tuổi ngoài 70 và cố gắng khách quan, không e ngại ý kiến của mình có thể đụng chạm, tôi xin đưa ra một nhận định cá nhân. Đó là: Người Việt chỉ thông minh vừa phải mà không thuộc loại thật xuất sắc.

MathVn.Com (Theo Tuần Việt Nam)

Tạp chí Toán học Tuổi trẻ tháng 10/2010 (số 400)

tap-chi-toan-hoc-tuoi-tre-thang-10-2010-so 400.JPG
Tạp chí Toán học Tuổi trẻ tháng 10/2010 (số 400) có một số bài viết đáng chú ý sau:
Phan Mạnh Hà - Tính giá trị của biểu thức nhiều biến có điều kiện
Phạm Văn Hùng - Một số lưu ý khi giải hệ phương trình
Trước cổng trường ĐH - Đề thi thử vào Đại học số 1
Kiều Đình Minh - Cách giải một số dạng toán giới hạn dãy số đặc biệt
Trần Đình Châu - Thiết kế bản đồ tư duy cho học sinh nghiên cứu Toán học.
Download tap chi Toan hoc Tuoi tre so 400 thang 10 2010

Cảm ơn bạn ToanDHSP đã cung cấp link download ở bài viết này (MathVn.Com  đã save sang link mới).
Xem thêm: Tạp chí THTT tháng 7,8,9 (số 397, 398, 399)

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Chứng minh bất đẳng thức Nesbitt bằng 45 cách

Đã đăng: 20 cách chứng minh BĐT Nesbit: Phần cuối, Tuyển tập
45 cách chứng minh bất đẳng thức Nesbitt
Ngay sau khi bài viết 20 cách chứng minh BĐT Nesbitt được đăng tải, một bạn đọc đã gửi cho MathVn.Com tập tài liệu có nhiều cách giải hơn, được soạn thảo đẹp hơn. Trong đó trình bày 45 cách chứng minh bất đẳng thức Nesbitt quen thuộc. Mỗi cách đều có một vẻ đẹp riêng.
Download 45 cach chung minh bat dang thuc Nesbitt

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Bài tập Hình học sơ cấp

Bài tập Hình học sơ cấp - tập tài liệu được soạn thảo bởi Huỳnh Văn Thơ và được gửi đến MathVn.Com bởi Trịnh Tiến Dũng martinolusio@gmail.com, gồm các phần sau:
Bai tap hinh hoc so cap
Download ở đây: Download

Vì sao không có giải Nobel Toán học?

Alfred Bernhard Nobel (21/10/1833 – 10/12/1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người có hơn 350 phát minh trong đó nổi bật nhất là thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.
Vì sao không có giải Nobel Toán học?
Giải thưởng Nobel là giải thưởng vô cùng danh giá. Trước khi mất đi, Nobel đã để lại 94% tài sản của mình (khoảng 235 triệu USD/250 triệu USD – con số đã được điều chỉnh theo lạm phát) để làm giải thưởng về các lĩnh vực : Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Được quản lý bởi quỹ Nobel, cho tới nay tài sản để lại của Nobel đã được sinh sôi nảy nở lên tới hơn 500 triệu USD. Mỗi người khi được trao giải Nobel sẽ được nhận một huy chương bằng vàng thật, bằng chứng nhận và số tiền trên 1 triệu USD. Nhận giải có thể là một cá nhân hoặc nhóm không quá 3 người.
Câu hỏi được đặt ra từ lâu nay là tại sao Nobel lại không trao giải cho các thành tựu nghiên cứu Toán học? Lời đồn thổi dễ thấy nhất ở khắp mọi nơi là do vợ/vợ sắp cưới/người yêu của ông đã bỏ ông đi theo một nhà toán học danh tiếng, do vậy Nobel cảm thấy bị xúc phạm và không trao giải thưởng cho môn Toán (trong khi lại trao giải cho Lý, Hóa).
Thực sự thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh được điều này. Trong cuộc đời của Alfred Nobel, có 3 người phụ nữ đặc biệt. Người đầu tiên là Alexandra, người đã từ chối lời cầu hôn của Nobel. Thư ký của Nobel, Bertha Kinsky là người phụ nữ thứ 2 nhưng cô này đã quyết định cưới người yêu cũ của mình. Sau đám cưới, Kinsky và Nobel vẫn giữ quan hệ rất tốt. Người thứ 3, người phụ nữ đã có quan hệ với Nobel tới 18 năm qua thư từ và chỉ là thư từ là bà Sophie Hess. Kết thúc cuộc đời, Nobel không hề kết hôn với bất cứ người phụ nữ nào. Cả 3 người phụ nữ này đều chẳng liên quan tới bất cứ một nhà toán học nào như lời đồn thổi.
Lý do mà Nobel không trao giải cho môn Toán có lẽ là vì ông chẳng quan tâm tới môn này, hay rõ hơn là vì ông chỉ trao giải cho những bộ môn/lĩnh vực mà ông quan tâm. Vật lý và Hóa học là hai bộ môn Nobel nghiên cứu rất nhiều, Văn học thì là sở thích của ông. Y học cũng là một ngành mà Nobel nhìn nhận sẽ giúp ích được cho thế giới sau này rất nhiều. Giải thưởng Nobel về Hòa bình là do bà Kinsky, một trong 3 người phụ nữ của Nobel đề xuất với ông bởi lúc đó Nobel được coi là người giúp tạo ra chiến tranh ở khắp nơi (do bằng sáng chế về thuốc nổ của ông) và giải thưởng về Hòa bình sẽ làm thay đổi nhận thức của mọi người về ông.
Trên thực tế, rất nhiều người nhìn nhận giải thưởng Fields (mà giáo sư Ngô Bảo Châu mới vinh dự nhận được gần đây) là giải thưởng thay thế cho giải Nobel Toán học. Tuy nhiên, quan niệm này không thật chính xác bởi giải Fields chỉ được trao 4 năm một lần (trong khi giải Nobel trao 1 năm một lần), số tiền thưởng của giải Fields chỉ là 15.000 USD (so với giải Nobel là 1 triệu USD) và giải Fields thường không trao cho một thành tựu nghiên cứu xuất sắc đơn lẻ mà trao cho cả quá trình nghiên cứu xuất sắc. Đương nhiên, giải Fields vẫn là một giải thưởng cực kỳ danh giá về Toán học nhưng nói một cách chính xác thì giải Abel do vua Nauy chủ trì với giải thưởng lên tới 1 triệu USD và người được giải được chọn bởi 5 nhà toán học có uy tín trên thế giới mới là giải thưởng tương đương với giải Nobel.
MathVn.Com (Theo Baomoi)

20 cách chứng minh bất đẳng thức Nesbitt (tuyển tập)

Tuyển tập 20 cách chứng minh bất dẳng thức Nesbitt
Bất đẳng thức Nesbitt
Loạt bài 20 cách chứng minh bất đẳng thức Nesbitt đã được chúng tôi đăng cách đây khá lâu (Xem Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5; Phần 6Phần cuối). Một số bài trong đó các công thức Toán không hiển thi được. Vì vậy, tuyển tập 20 cách chứng minh bđt Nesbitt ra đời. (Một ai đó copy trên www.mathvn.com rồi dán vào word, sau đó convert sang pdf).
Download 20 cach chung minh cho bat dang thuc Nesbitt

Bài đăng phổ biến