Cho đến thời điểm hiện tại, pha lập công của Roberto Carlos vào ngày 3/6/1997 tại cúp Tứ hùng vẫn được liệt vào danh sách những bàn thắng kinh điển của bóng đá thế giới. Một cú sút phạt hoàn hảo, bóng đi rất căng theo hình vòng cung khiến Barthez chỉ còn biết đứng im như trời trồng.
Và phải mất 13 năm sau đó, một nhóm khoa học người Pháp mới có thể giải thích được pha ghi bàn hoàn hảo của cựu hậu vệ Real. Thậm chí, họ còn lập riêng ra một công thức toán học lấy tên là “phương trình Carlos”.
Video siêu phẩm của Roberto Carlos
“Quả bóng đó đã bay theo quỹ đạo quả chuối vượt qua hàng rào một cách một cách hoàn hảo. Nó đã đi đúng theo hướng mà Carlos đã tính toán từ trước bất kể ảnh hưởng của gió”, nhóm khoa học Pháp- Escuela Politécnica cho biết. “Nó như một sự sắp đặt của số phận. Một cú sút tuyệt vời vượt qua cả nguyên tắc thông thường của trọng lực, nhưng chắc chắn, đó không phải là một cú sút may mắn và Carlos hoàn toàn có thể thực hiện lại nó”.
“Anh ấy đã sút rất mạnh vào phần trên của trái bóng và kéo lê nó 1 khoảng, khi đó bóng sẽ đi theo đường xoắn ốc. Cú sút của Beckham cũng có độ xoáy rất lớn song nó khác hẳn với cú sút của Carlos”.
Để có thể giải thích rõ hơn về cú sút không tưởng của hậu vệ người Brazil, nhóm nhà khoa học này còn dùng súng bắn bảo nước với tốc độ tương đương với cú sút đó (khoảng 110 km/h) để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Sau khi trở thành nạn nhân của pha sút phạt hàng rào kinh điển đó, thủ thành Barthez cho biết: “Đó là một cú sút không thể tin được, tôi không nghĩ mình có thể chứng kiến nó một lần nữa”.
Trong khi đó, nhân vật chính của pha bóng đó cũng tỏ ra hết sức bất ngờ: “Tôi biết mình đã làm điều gì đó bất thường song không biết chính xác nó là cái gì”.
MathVn.Com (Theo Bongdaso)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét