Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Vượt qua điểm chết cuộc đời


S-curve là tên gọi của đường cong dùng để mô tả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sống con người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật mà đường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng với nguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chững lại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình:Sinh - lão - bệnh - tử. Với sản phẩm đó chính là quá trình đi từ pha Giới thiệu - Phát triển - Bão hòa - Thoái trào
Mọi sự vật hiện tượng đều bị cho phối bởi quy luật này. Đó là quy luật bất biến mà con người không thể thay đổi được, chỉ có thể thích ứng và tác động một phần nào đó. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có gặp gỡ và chia li, cũng có hợp rồi tan, cũng có hình thành phát triển rồi đi xuống. Đó là điều không thể tránh khỏi. Sự tác động của con người chỉ có thể nhằm kéo dài quá trình phát triển hay không để đường con đi xuống theo đúng chu kỳ của nó.
 Để tác động được vào một S-curve bất kỳ, chúng ta cần hiểu được cơ chế của nó. Tại thời điểm xuất phát, gia tốc tăng tiến sẽ tăng dần, gia tốc sẽ tăng mạnh nhất khi sự vật hiện tượng ở giải đoạn tăng tiến hay phát triển, đến một thời điểm nhất định, điểm còn cách đỉnh của S-Curve một đoạn, gia tốc bắt đầu giảm dần và giảm tới 0 trong giai đoạn chững lại của đường cong, sau đó gia tốc sẽ bắt đầu âm trong giai đoạn tụt dốc hay thoái trào. Trong mỗi đường cong S sẽ xuất hiện một điểm mà từ điểm đó sự tụt dốc bắt đầu và sẽ tụt dốc cho đến khi gia tốc bằng 0, lúc đó rất khó để có thể đẩy cho sự vật hiện tượng phát triển hay đứng dậy. Điểm đó được gọi là điểm chết.

Vậy điểm chết nằm ở đâu trong một S- curve, nguyên nhân dẫn tới đó là gì, làm thế nào để đối mặt với điểm chết đó và quan trọng nhất là làm sao để vượt qua điểm chết. Đó là vấn đề của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Nhưng chắc chắn rằng mọi thứ đều có giải pháp cho nó. "Nơi đâu có ý chí, nơi đó có con đường"

1. ĐIỂM CHẾT
Một phi công thực sự sẽ hiểu rất rõ về khái niệm "điểm chết". Đó là điểm mà khiến máy bay không thể nào cất cánh lên được và con đường của nó lúc ấy chỉ còn là đâm thẳng xuống đất. Để máy bay rơi vào điểm chết, người phi công tồi sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Nhìn vào minh họa (Hình vẽ) ta thấy đường cong S sẽ bắt đầu đi xuống sau giai đoạn bão hòa. Khi một sản phẩm, một sự kiện lên tới điểm bão hòa, sẽ là dấu hiệu thông báo rằng, sản phẩm và sự kiện đó sẽ tụt dốc và bắt đầu biến mất dần khỏi thế giới. Ở những điểm mà sau điểm đó là một sự đi xuống không thể cứu vãn, người ta gọi là điểm chết. Sau điểm chết đó là sự tụt dốc không phanh, sự tụt dốc có thể kéo con người ta đến tận cùng và không thể gượng dậy được. Đừng bao giờ để bản thân mình hay tổ chức mình rơi vào điểm chết, bạn sẽ mất đi cơ hội làm bất kỳ một điều gì khác như những phi công, khi rơi vào điểm chết, họ sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thông thường điểm chết sẽ rất gần với điểm đỉnh - điểm cao nhất của đường cong. Điểm chết sẽ nằm ở vùng bão hòa hay giai đoạn đường cong bị chững lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến