
Kéo điểm M đặt lên đường tròn C. Khi đó so sánh độ dài đoạn thẳng IM với bán kính r của đường tròn? Từ đó hãy cho biết điều kiện cần và đủ để điểm M nằm trên đường tròn tâm I bán kính r?
Tổng quát. Điểm M(x,y) thuộc đường tròn tâm I(a, b) bán kính r khi và chỉ khi
IM=r \Leftrightarrow IM^2=r^2 \Leftrightarrow (x-a)^2+(y-b)^2=r^2
Phương trình (x-a)^2+(y-b)^2=r^2\quad (1) được gọi là phương trình đường tròn tâm I(a,b) bán kính r.
Ví dụ 1. Viết phương trình đường tròn có tâm I(1; -2) và bán kính r=2?
Trả lời.
Di chuyển điểm I sao cho tọa độ của điểm I là (1;-2). Khi đó xem phương trình tương ứng của đường tròn ở bên trái khung hình ở trên để biết đáp án.
Chú ý. Tổng quát. Điểm M(x,y) thuộc đường tròn tâm I(a, b) bán kính r khi và chỉ khi
IM=r \Leftrightarrow IM^2=r^2 \Leftrightarrow (x-a)^2+(y-b)^2=r^2
Phương trình (x-a)^2+(y-b)^2=r^2\quad (1) được gọi là phương trình đường tròn tâm I(a,b) bán kính r.
Ví dụ 1. Viết phương trình đường tròn có tâm I(1; -2) và bán kính r=2?
Trả lời.
Di chuyển điểm I sao cho tọa độ của điểm I là (1;-2). Khi đó xem phương trình tương ứng của đường tròn ở bên trái khung hình ở trên để biết đáp án.
+ Phương trình (1)\Leftrightarrow x^2+y^2-2ax-2by+c=0 \quad (2), trong đó c=a^2+b^2-r^2. Như vậy, ngoài dạng (1) ta có thể viết phương trình đường tròn dưới dạng (2). Nếu đường tròn có phương trình là x^2+y^2-2ax-2by+c=0 thì nó có tâm I(a, b) và bán kính r=\sqrt{a^2+b^2-c}.
+ Để viết được phương trình đường tròn ta phải tìm được tọa độ tâm I và bán kính r.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét